MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.......................................................................................................<br />
<br />
1<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU <br />
<br />
...............................................................................<br />
<br />
2<br />
I. Đặt vấn đề <br />
<br />
.............................................................................................<br />
<br />
2<br />
II. Mục tiêu của đề tài: <br />
<br />
..............................................................................<br />
<br />
3<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
<br />
...........................................................<br />
<br />
3<br />
I.Cơ sở lí luận <br />
<br />
............................................................................................<br />
<br />
3<br />
II. Thực trạng <br />
<br />
..............................................................................................<br />
<br />
4<br />
III. Giải pháp, biện pháp <br />
<br />
............................................................................<br />
<br />
7<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
<br />
.......................................................................<br />
<br />
17<br />
V. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
......................................................<br />
<br />
17<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
<br />
.......................................................<br />
<br />
18<br />
I. Kết luận <br />
<br />
................................................................................................<br />
<br />
18<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
..............................................................................<br />
<br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề <br />
Hiện nay, tình hình tai nạn giao thông vẫn đang có nhiều diễn biến phức <br />
tạp, số người tử vong vì tai nạn giao thông cao, trong đó có tới 30% trong độ tuổi <br />
trẻ em. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông chủ yếu xuất phát từ người lớn <br />
nhưng một phần cũng do các em nhỏ chưa có nhiều hiểu biết các quy định <br />
ATGT và trở thành nạn nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. <br />
Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, tuyên truyền ATGT cho <br />
học sinh tiểu học là một trong những vấn đề bức thiết cần được thực hiện <br />
thường xuyên, liên tục, góp phần mang lại sự an toàn cho các em, xây dựng ý <br />
thức chấp hành luật giao thông và dần hình thành những thói quen tốt cho học <br />
sinh ngay từ khi còn nhỏ.<br />
Nhà nước đã có những chế tài, điều luật, những nghị định nhằm hướng <br />
nhân dân thực hiện tốt luật An toàn giao thông, đồng thời răn đe, xử phạt những <br />
hành vi vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên việc vi phạm luật giao thông vẫn xảy <br />
ra như cơm bữa hàng ngày. Hầu hết nhân dân ta chưa có thói quen và ý thức <br />
chấp hành luật giao thông. Ngoài ra sự hiểu biết về luật giao thông cũng còn hạn <br />
chế. Việc phổ biến luật giao thông đã được tiến hành nhưng người dân chưa coi <br />
trọng điều đó. Phần lớn là do ý thức của người dân về An toàn giao thông kém. <br />
Việc hình thành thói quen và ý thức chấp hành đúng luật lệ về giao thông đường <br />
bộ không phải một sớm, một chiều là có thể thực hiện được ngay. Vì vậy ngay <br />
từ bây giờ cần phải tiến hành giáo dục ý thức, thói quen chấp hành luật giao <br />
thông cho học sinh tiểu học – những tờ giấy trắng đang cần được vẽ những nét <br />
đúng đắn để về lâu về dài việc chấp hành luật giao thông đường bộ trở thành ý <br />
thức, thói quen tốt không thể không thực hiện trong mọi tầng lớp chủ nhân <br />
tương lai của đất nước Việt Nam ta.<br />
Để thực hiện được mục tiêu đó thì đội ngũ giáo viên tiểu học không thể <br />
thực hiện việc giáo dục An toàn giao thông một cách khắt khe, áp đặt học sinh <br />
phải thế này, thế kia mà cần phải kiên trì, gần gũi tìm hiểu học sinh, phụ huynh <br />
từ đó giáo dục các em qua những kinh nghiệm thực tế để hình thành ý thức và thói <br />
quen chấp hành tốt luật giao thông ở học sinh.<br />
Học sinh khối năm là khối lớp lớn nhất trong trường tiểu học, là đối tượng <br />
có thể tiếp thu kiến thức để thực hành có hiệu quả nhất những kĩ năng, thói quen <br />
và hành vi đúng trong việc chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Trong hai năm <br />
học 2016 2017, 2017 2018, tôi lần lượt dạy 2 lớp 5A ở điểm trường chính của <br />
trường Tiểu học Dray Sáp. Tôi đã thực hiện dạy lồng ghép giáo dục An toàn giao <br />
thông cho học sinh. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân, tìm ra <br />
2<br />
được những biện pháp và hình thức dạy học tích cực giúp các em yêu thích khi <br />
học các bài về giáo dục An toàn giao thông. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số <br />
kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5 tại trường <br />
TH Dray Sap” với đối tượng nghiên cứu và áp dụng là học sinh 2 lớp 5A năm học <br />
2016 2017 và năm học 2017 2018 trường tiểu học Dray Sáp Huyện Krông Ana <br />
Đăk lăk.<br />
II. Mục tiêu của đề tài:<br />
Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học An toàn giao thông ở học <br />
sinh khối 5 Trường Tiểu học Dray Sáp.<br />
Tìm ra những biện pháp và hình thức dạy học thích hợp nhằm hình thành ý <br />
thức và thói quen chấp hành tốt luật lệ giao thông ở học sinh khối lớp 5.<br />
Chọn lọc, sáng tạo một số hình thức dạy học tích cực để giảng dạy An <br />
toàn giao thông .<br />
Nêu những giải pháp trong việc giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh <br />
khối lớp 5.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I.Cơ sở lí luận <br />
Hiện nay An toàn giao thông là một vấn đề cấp bách, quan trọng được tất <br />
cả các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, đặc biệt là ở thời <br />
điểm này khi chúng ta đang ở trong “ Thập kỉ hành động vì An toàn giao thông <br />
đường bộ 2011 2020”<br />
Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông cho biết ở <br />
nước ta trung bình một năm xảy ra gần 40000 vụ tai nạn giao thông, trong đó có <br />
không ít vụ tai nạn giao thông có liên quan đến đối tượng học sinh; trung bình <br />
mỗi năm có khoảng 10000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó có không ít <br />
người đang ở lứa tuổi học sinh. Con số này làm cho bất kì ai nhìn thấy cũng <br />
không khỏi đau lòng, đồng thời nó cũng cho thấy Việt Nam là một trong những <br />
quốc gia có tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới.<br />
Thực tế đau lòng đó đã làm cho vấn đề An toàn giao thông trở thành một <br />
vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Đây là một vấn nạn, một bài toán khó mà <br />
mặc dù trong nhiều năm qua chúng ta đã cố gắng hết sức để tìm ra lời giải <br />
nhưng vẫn chưa đi được đến cái đích cuối cùng. <br />
Đối với các em học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học ý thức khi tham gia <br />
giao thông còn hạn chế, hiểu biết về luật an toàn giao thông chưa nhiều. Hằng <br />
<br />
3<br />
ngày các em tham gia giao thông khi đến trường, khi đi chơi một cách tự do trong <br />
khi điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông còn nhiều hạn chế: đường xá chật <br />
hẹp, nhiều ổ gà thậm chí ổ voi, phương tiện tham gia giao thông có nhiều loại <br />
có khả năng gây nguy hiểm cho các em, … . Với sự hiểu biết về luật giao thông <br />
hạn chế như vậy các em có thể vi phạm luật giao thông một cách vô ý. Việc đó <br />
có thể dẫn đến tai nạn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng của các em – <br />
những chủ nhân tương lai của đất nước, làm cho gia đình không yên tâm khi cho <br />
các em tham gia giao thông và trở thành mối quan ngại cho toàn xã hội.<br />
Vì vậy việc đưa An toàn giao thông vào giảng dạy trong nhà trường đặc <br />
biệt là nhà trường tiểu học là một vấn đề cấp thiết được sự ủng hộ của đội ngũ <br />
giáo viên và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh. Thực hiện chỉ thị của Thủ <br />
tướng chính phủ và Bộ Giáo Dục và Đào tạo cùng với cơ quan chức năng đưa <br />
nội dung giáo dục pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học từ năm <br />
2001đến nay. <br />
Như vậy xã hội đã nhận định việc giáo dục an toàn giao thông cho học <br />
sinh tiểu học là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Việc này giúp cho các em tự <br />
bảo vệ an toàn cho bản thân mình kéo theo đó là bảo vệ niềm vui, niềm hạnh <br />
phúc của cha mẹ, của gia đình từ đó đem lại niềm vui, sự an tâm cho toàn xã hội.<br />
II. Thực trạng<br />
Trong hai năm 2016 2017, 2017 2018, tôi chủ nhiệm 2 lớp 5A ở điểm <br />
trường chính của trường Tiểu học Dray Sáp. Trong năm học 2016 – 2017, khi <br />
dạy đến tiết An toàn giao thông, tôi nhận thấy hầu hết các em không có hứng <br />
thú học, kiến thức về An toàn giao thông của các em ở các lớp trước chưa nắm <br />
được. Cho nên, tôi cho các em làm thử một bài khảo sát với hình thức và nội <br />
dung phiếu như sau: <br />
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng:<br />
Tình huống 1: <br />
Khi tham gia giao thông trên đường bộ, gặp đèn đỏ các em phải :<br />
A. Đi chậm lại B. Dừng lại C. Tiếp tục đi<br />
Tình huống 2:<br />
Đang tham gia giao thông trên đường bộ, muốn qua đường các em cần <br />
phải:<br />
A. Qua thật nhanh <br />
B. Quan sát đường trước khi qua<br />
<br />
4<br />
C . Cả hai ý đều đúng<br />
Tình huống 3: <br />
Khi gặp biển báo hiệu “cổng trường” cắm ở nơi đang có sữa chữa <br />
đường, làm đường, làm cầu, các em cần phải điều khiển xe như thế nào? <br />
A. Điều khiển xe cẩn thận để đề phòng tai nạn<br />
B. Điều khiển xe cùng với sự can thiệp của người lớn<br />
C. Cố gắng điều khiển thật nhanh để qua đoạn đó<br />
Tình huống 4: <br />
Gặp biển báo nguy hiểm, em cần phải làm gì?<br />
A. Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia giao thông an toàn <br />
B. Căn cứ vào nội dung biển báo của biển để đề phòng tai nạn có thể xảy <br />
ra<br />
C. Nhắc nhở mọi người đi cẩn thận <br />
Tình huống 5: <br />
Đường phố không bảo đảm an toàn giao thông là:<br />
A. Đường có biển báo hiệu giao thông<br />
B. Đi qua vòng xuyến có nhiều ngã đường<br />
C. Đường có đèn chiếu sáng, có vỉa hè rộng<br />
Tình huống 6: <br />
Khi tham gia giao thông , người đi xe đạp cần phải đi như thế nào?<br />
A. Đi cả hai bên lề trái, lề phải của đường đều được<br />
B. Phải đi bên phải của lề đường<br />
C. Cả hai ý đều đúng.<br />
Tình huống 7: <br />
Hiện nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều, nguyên nhân chính là do:<br />
A. Do trời mưa, đường sá chật hẹp<br />
B. Có nhiều phương tiện cùng lúc tham gia giao thông trên đường<br />
C. Do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của luật <br />
giao thông đường bộ.<br />
<br />
5<br />
Kết quả thu thập được như sau: <br />
Lớp<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA<br />
Năm học TSHS<br />
Đúng Tỉ lệ % Sai Tỉ lệ %<br />
20162017 5A 32 15 38,46% 17 61,54%<br />
<br />
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: <br />
Kiến thức về an toàn giao thông của các em chưa được tốt, số lượng học <br />
sinh trả lời sai đang còn nhiều. <br />
Bên cạnh đó giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một <br />
nội dung tuy có vẻ đơn giản nhưng rất khó dạy vì người giáo viên ngoài việc <br />
dạy học cho học sinh còn cần phải thuộc những điều luật quy định, mặt khác <br />
còn cần làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn là có được ý thức, thói <br />
quen, hành vi đúng khi tham gia giao thông.<br />
Thực tế cho thấy: nội dung của bài học về An toàn giao thông rất khô <br />
khan, đơn điệu và dễ gây nhàm chán, giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc dạy các <br />
bài qua tranh, ảnh minh hoạ.<br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học có nhưng còn rất hạn chế, việc thực hiện <br />
qua sa bàn lại càng khó khăn vì thực tế trường, lớp chưa đủ điều kiện về cơ sở <br />
vật chất, hơn nữa việc thực hiện qua sa bàn cũng rất khó khăn đối với những <br />
giáo viên “không chuyên” . Vì thế, nếu giáo viên chỉ dạy một cách máy móc, áp <br />
đặt thì hiệu quả tiết học sẽ không cao, dẫn đến học sinh không khắc sâu được <br />
những kiến thức cần thiết và khó hình thành kỹ năng, ý thức, hành vi.<br />
Học sinh không mấy thích học An toàn giao thông chỉ học thuộc lòng <br />
những gì giáo viên cho ghi chép do đó các em chưa có khả năng vận dụng các <br />
kiến thức đã học vào thực tế.<br />
Một thực tế cần nói đến nữa là việc đầu tư về thiết bị, đồ dùng dạy học <br />
của nhà trường, các ngành có liên quan cho việc giảng dạy An toàn giao thông <br />
còn ít, bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em <br />
mình. Có nhiều phụ huynh “khoán trắng” việc giáo dục con em mình cho nhà <br />
trường kể cả việc dạy chữ và dạy làm người. Tất nhiên nhà trường là nơi để <br />
dạy dỗ, giáo dục các em nhưng cũng cần có sự hợp tác của gia đình, của xã hội <br />
đặc biệt trong việc giảng dạy An toàn giao thông cũng cần phát huy tối đa mô <br />
hình giáo dục hợp tác Nhà trường – Gia đình – Xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Địa phương nơi các em ở là thôn buôn tương đối xa xôi nên việc tiếp cận <br />
với vấn đề giao thông còn hạn chế. Hơn nữa đa số các em là con nhà nông còn <br />
nhiều khó khăn về kinh tế, ngoài giờ học còn phải phụ giúp cha mẹ làm việc <br />
nhà nên thời gian để dành cho việc học còn ít đặc biệt là thời gian dành để học <br />
An toàn giao thông – chỉ học ở lớp là chủ yếu.<br />
Một số giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc hình thành <br />
ý thức, thói quen tốt trong khi tham gia giao thông cho học sinh trong cuộc sống <br />
hàng ngày nên sự quan tâm ở đây còn rất hạn chế. <br />
Từ thực tế trên cho thấy, trong thời gian giảng dạy với quan tâm làm sao <br />
cho học trò của mình hằng ngày đến trường bình yên, khoẻ mạnh để vui chơi và <br />
học hành. Đồng thời khích lệ các em cảm thấy hứng thú khi học những bài học <br />
về An toàn giao thông. Giúp các em có những kiến thức và kĩ năng cơ bản để tự <br />
mình rèn luyện và ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. <br />
III. Giải pháp, biện pháp <br />
1. Thiết kế nhiều hình thức dạy học tích cực <br />
Chương trình An toàn giao thông từ lớp 1 dến lớp 5 có nội dung đi từ đơn <br />
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó tuỳ theo sự nhận thức của trẻ, có những nội <br />
dung trùng lặp ở các khối lớp nhằm khắc sâu thêm và tăng cường các kỹ năng <br />
cho các em.<br />
Và tôi xác định: Học sinh khối lớp 5 là khối lớp lớn nhất trong trường tiểu <br />
học, là đối tượng có thể tiếp thu kiến thức để thực hành có hiệu quả nhất <br />
những kỹ năng, thói quen và hành vi đúng trong việc chấp hành tốt Luật giao <br />
thông đường bộ. <br />
Mỗi bài dạy, tôi đều tổ chức cho học sinh học tập với nhiều hình thức <br />
khác nhau, căn cứ vào đặc điểm tình hình học sinh của lớp, của địa bàn dân cư, <br />
những con đường mà các em thường qua lại, đồng thời dựa vào mục tiêu từng <br />
bài dạy để lựa chọn phương pháp truyền đạt cho phù hợp, sáng tạo những hình <br />
thức dạy học phong phú, hấp dẫn, đồng thời có tính khả thi, nhằm mục đích:<br />
Giúp cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những quy định của <br />
Luật giao thông đường bộ, để phòng tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn <br />
tính mạng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.<br />
Dạy cho học sinh một số kỹ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao <br />
thông, nhất là để hình thành ý thức, thói quen chấp hành tốt Luật giao thông <br />
đường bộ.<br />
<br />
<br />
7<br />
Hướng dẫn học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên <br />
đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn con đường đi đảm bảo an <br />
toàn.<br />
Đặc biệt lấy việc hình thành kỹ năng, ý thức hành vi đúng làm cơ bản.<br />
Qua những năm giảng dạy tiết An toàn giao thông tôi đã cùng trao đổi với <br />
các đồng nghiệp trong trường để đúc rút ra những hình thức dạy học theo tôi là <br />
tích cực và trong năm học 2017 – 2018 tôi đã thực hiện trong từng bài dạy như <br />
sau:<br />
<br />
TÊN BÀI PHẦN HÌNH THỨC ÁP DỤNG MỤC ĐÍCH<br />
THỂ <br />
HIỆN<br />
<br />
1.BIỂN Khắc sâu Trò chơi hái hoa dân chủ: Hiểu biết về sự <br />
BÁO HIỆU nội dung Giáo viên làm 4 bông hoa, mỗi bông cần thiết của <br />
GIAO biển báo hoa là tên một bài thơ về các nhóm các biển báo.<br />
THÔNG biển báo (4 nhóm) mà các em đã Học sinh nhớ <br />
ĐƯỜNG được học hồi lớp 4. và giải thích <br />
BỘ<br />
Tổ nào hái được bông hoa có tên bài được các biển <br />
nào thì sẽ đọc bài thơ ấy. báo đã học và <br />
ôn lại các biển <br />
Ví dụ: báo qua các bài <br />
Tổ 2 hái được bông hoa có nội dung: thơ đã học hồi <br />
“Biển báo cấm” sẽ đọc bài: lớp 4.<br />
Này biển báo cấm phải trông Hiểu được tác <br />
dụng điều <br />
Hình tròn viền đỏ, trắng trong kẻ <br />
khiển giao <br />
hình.<br />
thông của <br />
Bốn sáu biển báo rành rành những biển báo <br />
Các đường báo cấm vẽ tranh rõ mới.<br />
ràng…<br />
Lưu ý : Nếu tổ nào không đọc được <br />
sẽ có tổ khác bổ sung. Giáo viên <br />
chấm điểm công khai và có khen <br />
Củng cố thưởng kịp thời… <br />
bài học: Trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng”<br />
<br />
<br />
8<br />
+ Chia lớp thành 2 đội chơi:<br />
+ Nhận diện các biển báo: <br />
Một đội mô tả hình dáng bằng lời, <br />
một đội trả lời nội dung, ý nghĩa các <br />
biển báo đó và ngược lại…<br />
<br />
2. ĐI XE Phần Giáo viên sáng tác một bài thơ, đọc <br />
Sau khi học <br />
ĐẠP AN củng cố cho học sinh nghe một lượt, sau đó xong bài sẽ <br />
TOÀN bài học. tổ chức cho học sinh chép vào “sổ hình thành được <br />
TRÊN tay” đã chuẩn bị từ trước rồi thi đọc <br />
ý thức, kỹ năng <br />
ĐƯỜNG diễn cảm. đi xe đạp an <br />
Tổ nào có nhiều bạn thuộc sẽ được toàn và có thói <br />
thưởng quà. quen chấp hành <br />
tốt luật.<br />
Ví dụ: <br />
Mỗi khi đi xe đạp<br />
Xin em chớ coi thường<br />
Phải đi đúng phần đường<br />
Về phía bên tay phải<br />
Qua ngã ba ngã bảy<br />
Phải theo tín hiệu đèn<br />
Nếu muốn rẽ sang đường<br />
Thì phải đi chậm lại<br />
Quan sát xe phải, trái<br />
Rồi giơ tay xin đường<br />
Em luôn phải nhớ rằng<br />
An toàn là bạn tốt.<br />
<br />
3.ĐƯỜNG Thực Trắc nghiệm: Học sinh biết <br />
AN TOÀN hành về Học sinh chuẩn bị bảng con. được những <br />
GIAO đường điều kiện an <br />
THÔNG phố an Giáo viên sử dụng dạy trên máy toàn và chưa an <br />
toàn chiếu + Đưa ra các bài tập trắc toàn của các <br />
nghiệm những điều kiện an toàn và con đường để <br />
chưa an toàn trên những con đường <br />
9<br />
theo phương án (A, B, C,D) để học lựa chọn con <br />
sinh lựa chọn và điền vào bảng con. đường đi cho <br />
Ví dụ: phù hợp.<br />
<br />
Khi tan học bước ra cổng trường em <br />
thấy một chiếc xe máy cày đang dần <br />
tiến đến chỗ em (đường chật hẹp) <br />
em sẽ:<br />
A) Nép sát vào lề đường chờ máy <br />
cày đi qua rồi mới đi<br />
B) Cứ đi rồi máy cày sẽ tránh mình <br />
Học sinh sẽ phải lựa chọn phương <br />
án A<br />
Sau khi HS có đáp án, giáo viên yêu <br />
cầu học sinh giải đáp sự lựa chọn <br />
của mình. Các em học sinh khác có <br />
quyền nhận xét, bổ sung<br />
GV chốt lại ý kiến đúng nhất.<br />
Qua đó đồng thời cũng giáo dục cho <br />
HS có ý thức để tránh tai nạn khi đi <br />
trên con đường này.<br />
<br />
4.TAI NẠN Tìm hiểu Hồi tưởng: Học sinh hiểu <br />
GIAO nguyên Mỗi em học sinh chuẩn bị một câu được những <br />
THÔNG nhân gây chuyện về an toàn giao thông do em nguyên nhân <br />
ra tai nạn chứng kiến hoặc do người khác kể khác nhau dẫn <br />
giao thông lại đến tai nạn giao <br />
thông.<br />
Sưu tầm các mẫu chuyện qua sách <br />
báo, truyền thanh, truyền hình ,…để Gây ấn tượng <br />
kể trước lớp . cho học sinh về <br />
sự nguy hiểm <br />
Sau mỗi câu chuyện, giáo viên cùng của tai nạn giao <br />
học sinh phân tích để tìm hiểu thông.<br />
nguyên nhân gây ra tai nạn…<br />
Trò chơi giúp <br />
Thực Trò chơi thử nghiệm tốc độ trên rèn luyện kỹ <br />
hành làm sân trường. năng biết làm <br />
chủ tốc độ<br />
10<br />
+ Giáo viên chọn và cử 1 em đi bộ, 1 chủ tốc độ, ý <br />
em chạy bộ. Giáo viên hô: “Khởi thức chấp hành <br />
hành” cả 2 em cùng xuất phát về luật lệ giao <br />
phía trước, bất ngờ giáo viên hô : thông.<br />
“dừng lại”, 2 em phải dừng lại ngay. <br />
Giáo viên phân tích cho học sinh <br />
nhận thấy em chạy, khi nghe lệnh <br />
vẫn chưa dừng ngay được mà cần có <br />
khoảng thời gian.<br />
Điều đó chứng tỏ:<br />
Khi đi xe máy, xe đạp, cần đi đúng <br />
tốc độ cho phép. Không phóng nhanh <br />
vượt ẩu để xử lý kịp các tình huống <br />
có thể xảy ra trên đường đi.<br />
Giáo viên sáng tác mẫu thơ để học <br />
sinh chép vào “sổ tay”<br />
Ai ơi nhắc nhở nhau cùng<br />
Ra đường chú ý đề phòng hiểm <br />
nguy.<br />
Giao thông, tai nạn bất kỳ<br />
Phải đi đúng luật ta thì nhớ cho.<br />
(Giáo viên tổ chức cho HS học thuộc <br />
để thực hiện cho tốt luật giao thông <br />
đường bộ).<br />
<br />
5.AN Kết thúc Thi sáng tác thơ và vẽ tranh có nội Rèn kỹ năng <br />
TOÀN bài học dung tuyên truyền về an toàn giao tuyên truyền <br />
GIAO thông (Giáo viên dặn học sinh chuẩn và thuyết <br />
THÔNG bị từ tiết học trước). phục quần <br />
ĐƯỜNG Dựa theo mẫu của giáo viên và giáo chúng chấp <br />
BỘ viên gợi ý các em có thể sáng tác bài hành tốt luật <br />
thơ ngắn dựa vào phần ghi nhớ của lệ giao thông <br />
bài học. đượng bộ.<br />
<br />
Những bài hay sẽ được đọc vào buổi <br />
chào cờ hay sinh hoạt lớp cuối tuần.<br />
<br />
11<br />
Về vẽ tranh cũng vậy….<br />
Trò chơi sắm vai<br />
Kịch bản:<br />
(Trang 41, tài liệu ATGT, Sách giáo <br />
viên).<br />
Đây là trò chơi “ Xử lý tình huống <br />
nguy hiểm”.<br />
Có 2 nhân vật đóng vai, sau tiểu <br />
phẩm, lớp phân tích tình huống và <br />
tìm ra giải pháp hợp lý để thuyết <br />
phục các bạn cùng thực hiện.<br />
<br />
2. Sưu tầm một số bài thơ, bài vè về An toàn giao thông <br />
Tôi tích cực sưu tầm các bài vè, bài thơ về An toàn giao thông đọc cho các <br />
em nghe trong các tiết học và yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay để học thuộc <br />
và vận dụng, đồng thời tuyên truyền người thân và gia đình cùng thực hiện tốt. <br />
Vè và thơ thường có vần điệu sẽ giúp cho học sinh dễ nhớ và thích học. Một số <br />
bài vè và bài thơ mà tôi đã dạy cho học sinh là : <br />
+ Bài vè về Nghị định 32 của chính phủ về thực hiện đội mũ bảo hiểm <br />
đối với người tham gia giao thông <br />
Ve vẻ vè ve<br />
Nghe vè tôi nhé<br />
Giờ đây tôi kể<br />
Tai nạn giao thông<br />
Nước ta người đông<br />
Phố phường chật hẹp<br />
Xe thì đông nghẹt<br />
Học luật chưa nghiêm<br />
Tai nạn thường xuyên<br />
Bao nhiêu người chết<br />
Đau thương chưa hết<br />
Trên những tuyến đường<br />
12<br />
Trước tình hình trên<br />
Đảng và Chính phủ<br />
Ban hành đầy đủ<br />
Một nghị định hay<br />
Toàn dân thấy ngay<br />
Một điều thiết thực<br />
Từ nay bắt buộc<br />
Mọi người đi xe<br />
Xin hãy nhớ ghi<br />
Đội mũ bảo hiểm<br />
Mọi điều đơn giản<br />
Để bảo vệ mình<br />
Lịch sự văn minh<br />
An toàn xã hội<br />
Rồi ngày đó tới<br />
Chẳng thể ai quên<br />
Ra phố mà xem<br />
Xe qua nườm nượp<br />
Chao ôi tuyệt đẹp<br />
Bảo hiểm đội đầu<br />
Màu sắc đua nhau<br />
Đỏ xanh vàng tím<br />
Giờ mũ bảo hiểm<br />
Là bạn của ta<br />
Hạnh phúc muôn nhà<br />
Cùng nhau nhắn nhủ<br />
Hoan hô Chính phủ<br />
Có nghị định hay<br />
Toàn dân từ nay<br />
13<br />
Thực hành nghiêm túc.<br />
+ Bài thơ về các biển báo giao thông : <br />
Lái xe trên đường giao thông<br />
Không thuộc biển báo là không an toàn.<br />
Biển tam giác sơn màu vàng<br />
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.<br />
Biển tròn vành đỏ nói gì?<br />
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.<br />
Mũi tên dù chỉ hướng nào<br />
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.<br />
Biển chữ nhật sơn màu xanh<br />
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.<br />
Trên đường quốc lộ phẳng lì<br />
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.<br />
Đi vào thì sẽ làm sao?<br />
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.<br />
Đi gần hay đi đường xa<br />
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.<br />
+ Bài thơ Qua đường <br />
Qua đường xem trước, ngó sau<br />
Ngã ba, ngã bảy, đường tàu giảm ga<br />
Đèn đỏ, chớ có vượt qua<br />
Rượu bia quá chén, cấm mà lái xe<br />
Lòng đường, phân cách, vỉa hè<br />
Làm chủ tốc độ, nhường xe ngược chiều<br />
“Văn hóa giao thông” cần nhiều<br />
Cùng nhau thể hiện, vạn điều bình an<br />
3. Xây dựng một số bài tập trắc nghiệm <br />
<br />
<br />
14<br />
Sau mỗi bài học tôi thường cho các em làm một số bài tập trắc nghiệm <br />
nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cho các em. Bài tập còn đưa ra một số tình <br />
huống về an toàn giao thông để nhắc nhở các em chọn cách xử lý sao cho đúng <br />
và từ đó có ý thức hiện tốt an toàn giao thông.<br />
Một số dạng bài tập trắc nghiệm mà tôi đã cho các em thường làm đó là:<br />
Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an <br />
toàn, gây nguy hiểm?<br />
A. Đi qua đường cùng người lớn.<br />
B. Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.<br />
C. Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.<br />
Câu 2: Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều <br />
gì?<br />
A. Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi.<br />
B. Nhờ người lớn dẫn qua đường.<br />
C. Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đương bên phải<br />
Câu 3: Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, <br />
em sẽ làm gì?<br />
A. Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.<br />
B. Vui chơi cùng các bạn.<br />
C. Vẫn đi bình thường như không có việc gì xảy ra.<br />
Câu 4: Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi <br />
thế nào cho an toàn?<br />
A. Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.<br />
B. Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.<br />
C. Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.<br />
Câu 5. Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì?<br />
A. Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn<br />
B. Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy. <br />
C. Cả hai ý trên <br />
Câu 6. Quy định nào để đảm bảo an toàn trên đường đi?<br />
A. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.<br />
15<br />
B. Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép.<br />
C. Đi xe máy che ô, buông thả hai tay.<br />
Câu 7. Khi gặp biển báo nguy hiểm, chúng ta phải:<br />
A. Phải căn cứ vào nội dung báo hiệu để đề phòng nguy hiểm có thể xảy <br />
ra.<br />
B. Cho là không quan trọng.<br />
C. Phải căn cứ vào nội dung báo hiệu để đề phòng và nhắc nhở mọi <br />
người đặc biệt chú ý để đề phòng nguy hiểm.<br />
Câu 8. Học sinh lứa tuổi nào thì được đi xe đạp?<br />
A. 10 tuổi B. 11 tuổi C. 12 tuổi<br />
Câu 9. Khi đi xe đạp chúng ta phải:<br />
A. Đi trên vỉa hè bên phải hoặc bên trái gì cũng được<br />
B. Đi trên phần đường dành cho người đi xe đạp ở bên tay phải, muốn rẽ <br />
phải hay trái phải quan sát 2 bên đường, đi chậm lại và không quên giơ tay xin <br />
đường.<br />
C. Đi bất cứ phần nào của đường nếu thấy ít người, xe qua lại.<br />
Câu 10. Đường phố đảm bảo ATGT phải có những điều kiện: <br />
A. Đường thẳng, rộng, có rải nhựa hoặc bê tông. Vỉa hè thông thoáng, có <br />
giải phân cách và vạch qua đường dành cho người đi bộ. <br />
B. Đường có đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, đường sắt cắt ngang và <br />
có rào chắn.<br />
C. Cả hai ý trên đều đúng.<br />
Câu 11. Khi đi học hay đi chơi các em phải:<br />
A. Lựa chọn con đường đi đảm bảo an toàn để phòng tránh tai nạn.<br />
B. Chọn con đường ngắn nhất để đi cho nhanh, nguy hiểm cũng được.<br />
C. Cả hai ý trên đều đúng.<br />
Câu 12. Tai nạn xảy ra là do nguyên nhân: <br />
A. Do người tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, do <br />
đường xá và các loại phương tiện giao thông không đủ điều kiện an toàn.<br />
B. Do yếu tố thời tiết và địa hình.<br />
<br />
<br />
16<br />
C. Cả 2 ý trên , nhưng do con người quyết định nhiều hơn.<br />
Câu 13. Khi điều khiển 1 phương tiện giao thông ta phải:<br />
A. Đảm bảo tốc độ hợp lý, không phóng nhanh, vượt ẩu.<br />
B. Cứ phóng nhanh nếu không gặp cảnh sát giao thông.<br />
Câu 14. Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và <br />
mỗi công dân cần phải làm gì?<br />
A.Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ. <br />
B. Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường.<br />
C. Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường.<br />
D. Thực hiện tất cả các điều trên.<br />
Câu 15. Khi em đang đi bộ trên đường, có người quen mời em đi xe máy <br />
mà em và người đó đều không đội mũ bảo hiểm, em sẽ làm gì?<br />
A.Lên xe ngồi luôn, vì đi bộ mệt<br />
B.Cảm ơn họ vì đã mời ngồi xe nhưng nhất định không lên xe vì em không <br />
đội mũ bảo hiểm.<br />
C. Lên xe ngồi và dặn họ đi chậm, quan sát cảnh sát giao thông sợ bị phạt <br />
vì cả hai người không đội mũ bảo hiểm.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Tôi đã linh hoạt sử dụng nhiều hình thức dạy học tích cực nhằm khơi <br />
gợi sự hứng thứ, tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức của các em. <br />
Đọc cho các em nhiều bài vè, bài thơ vừa tự sáng tác, vừa sưu tầm về <br />
luật An toàn giao thông để các em chép vào sổ tay, yêu cầu các em học thuộc và <br />
tổ chức cho các em nắm bắt dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua đó các em sẽ <br />
nhớ lâu và có ý thức thực hiện tốt khi tham gia giao thông.<br />
Nhiều em đã chủ động tìm kiếm kiến thức về các luật giao thông, chú <br />
trọng tìm hiểu luật giao thông đường bộ. Các em đã chia sẽ sự hiểu biết của <br />
mình với bạn bè và cô giáo thông qua các mẫu chuyện mà các em đã sưu tầm <br />
được, thông qua tranh ảnh mà các em vẽ.<br />
V. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm <br />
Từ khi áp dụng các phương pháp với các hình thức dạy học nói trên, kết <br />
hợp với phương pháp giáo trình của Bộ, bản thân tôi với những cố gắng đã đạt <br />
được những kết quả như sau:<br />
<br />
17<br />
Học sinh yêu thích và hăng hái học các bài học về an toàn giao thông và các <br />
em tham gia các trò chơi một cách chủ động, tích cực.<br />
Qua thơ, nhạc và những trò chơi được áp dụng trong bài đã hình thành <br />
được kỹ năng, thói quen và hành vi ứng xử tốt.<br />
Qua các bài dạy về An toàn giao thông, giáo dục các em có ý thức trách <br />
nhiệm đối với cộng đồng xã hội, đồng thời bồi dưỡng được tình cảm yêu <br />
thương gắn bó giữa con người với con người.<br />
Xử lý được các tình huống khi tham gia giao thông trên đường và có thể sơ <br />
cứu được những trường hợp bị tai nạn.<br />
Đặc biệt từ đầu năm học cho đến nay, chưa có trường hợp em nào bị tai <br />
nạn giao thông.<br />
Tất cả những kết quả trên đây phần nào cho thấy việc giảng dạy An toàn <br />
giao thông theo hướng tích cực là rất cần thiết để hình thành được ý thức, thói <br />
quen cũng như hành vi chấp hành đúng luật lệ giao thông.<br />
Sau khi cho học sinh lớp làm các bài trắc nghiệm, kết quả đạt được như <br />
sau:<br />
Lớp TSH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA<br />
Năm học <br />
S đúng Tỉ lệ % sai Tỉ lệ %<br />
2017 2018 5A 26 19 73.1% 7 26,9%<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận <br />
Như ta đã biết con người là tài sản vô giá nhất của nhân loại, tính mạng <br />
con người được đề cao hơn tất cả và mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia <br />
đình có yên vui, ấm êm thì xã hội mới tốt đẹp được.<br />
Hiện nay xã hội ta đang có những biến đổi mới với nền kinh tế mở cửa, <br />
giao lưu hội nhập, kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế phát triển mạnh, có <br />
thể tiến tới sánh vai với các cường quốc năm châu thì con người, gia đình và xã <br />
hội cũng biến đổi theo dưới nhiều hình thức.<br />
Chúng ta cứ mải lo miếng cơm manh áo, mải mê chạy theo đồng tiền <br />
nhưng đã bao giờ chúng ta nghĩ đến những mối nguy hiểm đang rình rập bất cứ <br />
ai, có thể gieo xuống bất cứ gia đình nào nếu như chúng ta thiếu sự hiểu biết, <br />
cộng với sự chủ quan và coi thường pháp luật. <br />
<br />
<br />
18<br />
Vì vậy công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh khối 5 là công <br />
tác quan trọng mà đội ngũ giáo viên cũng như toàn xã hội cần lưu ý và quan tâm. <br />
Đây là một phân môn đóng vai trò hết sức quan trọng, then chốt hàng đầu trong <br />
sự nghiệp trăm năm trồng người.<br />
Tuy nhiên việc giáo dục An toàn giao thông cho học sinh là một vấn đề <br />
không phải trong một sớm một chiều là thực hiện được mà người làm công tác <br />
này cần phải biết phối hợp liên kết đối với các cơ quan chức năng, những đơn vị <br />
tham gia rèn luyện cho trẻ từ từ đi vào khuôn khổ và thói quen hành vi nhất định <br />
để việc giáo dục An toàn giao thông cho các em ngày được nâng cao hơn. Góp <br />
phần đem lại sự an lành, niềm vui và hạnh phúc cho mọi nhà.<br />
Qua đây tôi cũng mong muốn rằng tất cả các đồng chí giáo viên chúng ta <br />
hãy cùng nhau tích cực thực hiện tốt luật giao thông và giảng dạy có hiệu quả <br />
môn học này để các em có kiến thức vững chắc về luật giao thông nói chung và <br />
luật giao thông đường bộ nói riêng.<br />
Từ bài học trong sách giáo khoa sẽ cho các em được cuộc sống tươi đẹp <br />
trong đời như câu nói:<br />
“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi trong giảng dạy về An <br />
toàn giao thông theo hướng tích cực. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của <br />
các đồng chí, đồng nghiệp để việc giảng dạy An toàn giao thông trong trường <br />
học được sinh động và đạt được hiệu quả cao hơn nữa./.<br />
Dray Sáp, ngày 24 tháng 4 năm 2019<br />
Người thực hiện <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Liễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
.......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
`<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Mai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Giáo dục An toàn giao thông lớp 3 (Sách học sinh)<br />
2. Giáo dục An toàn giao thông lớp 4 (Sách học sinh)<br />
3. Giáo dục An toàn giao thông lớp 5 (Sách học sinh)<br />
4. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy An toàn giao thông lớp 3 (Sách giáo viên)<br />
5. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy An toàn giao thông lớp 4 (Sách giáo viên)<br />
6. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy An toàn giao thông lớp 5 (Sách giáo viên) <br />
7. Báo An Ninh<br />
8. Báo Công An<br />
9. Báo Pháp Luật<br />
10. Tập san chuyên đề Giáo dục Tiểu học <br />
(Tập 14 Nhà xuất bản Giáo dục Năm 2004)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />