SKKN: Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết Ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học ở lớp 4 đạt hiệu quả
lượt xem 128
download
Bản thân mỗi giáo viên nếu biết thiết kế và giảng dạy những tiết học của lớp 4 có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS khối 4 nói riêng và HS tiểu học nói chung. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết UDCNTT vào các môn học ở lớp 4 đạt hiệu quả”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết Ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học ở lớp 4 đạt hiệu quả
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIẢNG DẠY TIẾT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÁC MÔN HỌC Ở LỚP 4 ĐẠT HIỆU QUẢ
- Kính gửi: - Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm phòng GD&ĐT Định Quán. - Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm sở GD&ĐT Đồng Nai. - Họ và tên: Phạm Thị Hồng. - Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 44. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu rõ:“Đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học.”. Vì thế để thực hiện tốt đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đạt kết quả, việc ứng dụng CNTT vào dạy học có một vai trò tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức học tập. Năm học 2008-2009 được chọn là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học”. Trong những năm gần đây thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, phòng GD&ĐT Định Quán nói chung và trường TH Nguyễn Đình Chiểu nói riêng đã có ngày càng nhiều GV biết áp dụng CNTT vào dạy học. Nhưng bản thân tôi và nhiều GV khác gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế vì chưa biết cách sưu tầm các thông tin, tài liệu, hình ảnh và chưa có kĩ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế dẫn đến các tiết dạy có UDCNTT còn sơ sài, đơn điệu chỉ mang tính hình thức, đối phó. Vì thế HS chưa thực sự hứng thú, không phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo trong các tiết học đó. Vì thế hiệu quả của các tiết học có UDCNTT chưa cao. Qua quá trình tìm tòi, học hỏi về kĩ năng thiết kế và sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và qua thực tế giảng dạy ở trường, qua các đợt hội giảng, chuyên đề các cấp. Tôi đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Từ những lí do trên mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài cho SKKN (Sáng kiến kinh nghiệm) của mình là “Một số kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT đạt hiệu quả”. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT, của BGH nhà trường. - Bản thân GV tiếp tục áp dụng kinh nhiệm của năm học trước vào thực tế cho năm học này và phát huy được những ưu điểm đồng thời thấy được những mặt còn hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào tiết học. - Bản thân GV yêu thích và tự tìm tòi, học hỏi cách thiết kế giáo án điện tử. - Đa số HS đều thích thú, tiếp thu bài khá tốt khi học một tiết học ứng dụng CNTT. 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất nhà trường chưa đầy đủ, còn thiếu phòng dành riêng cho việc dạy học giáo án điện tử.
- - Kĩ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử của GV chưa nhiều. 3. Số liệu thống kê: Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện một số tiết dạy ở các môn học như: Tiếng Việt, Lịch Sử, Địa Lí, Khoa Học, Đạo Đức…..có UDCNTT một cách đơn giản, sơ sài. Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với 23 HS lớp tôi như sau: 1. Em cảm thấy thế nào khi được học bằng chương trình PowerPoint: a) Rất thích thú. b) Không thích lắm. c) Bình thường. 2. Học xong tiết học bằng chương trình PowerPoint, em tiếp thu bài học: a) Rất nhanh, dễ hiểu, khắc sâu kiến thức. b) Dễ hiểu bài hơn tiết học truyền thống. c) Bình thường như tiết học truyền thống. 3. Qua tiết học có ứng dụng CNTT em thấy: a) Tiết học lôi cuốn, sinh động và hấp dẫn. b) Tiết học lôi cuốn nhưng chưa sinh động. c) Bình thường như tiết học truyền thống. 4. Em có thích học thường xuyên bằng chương trình PowerPoint: a) Rất thích. b) Không thích lắm. c) Bình thường. BẢNG THỐNG KÊ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HS: Câu Chọn a Chọn b Chọn c 1 3 em (13%) 10 em (43,5%) 10 em (43,5%) 2 2 em (8,7%) 12 em (52,2%) 9 em (31,1%) 3 5 em (21,3%) 9 em (31,1%) 9 em (31,1%) 4 4 em (17,4%) 8 em (34,8%) 11em (47,8%) III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Ngày 30/9/2008 Bộ GD&ĐT có chỉ thị số 55/2008 CT-BGDĐT về việc: “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu CNTT đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Để con người Việt Nam nhanh chóng tiếp cận nền khoa học hiện đại tiên tiến của thế giới và để mỗi HS nắm bắt được kho tàng kiến thức của nhân loại thì việc ứng dụng CNTT là một điều hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là việc thiết kế và thực hiện giảng dạy những tiết giáo án điện tử đạt hiệu quả. Đối với HS lớp 4 nói riêng và HS tiểu học nói riêng thì việc hình thành kiến thức bằng phương pháp trực quan sinh động sẽ đem lại hiệu quả cao. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho HS lớp 4 nói riêng và HS tiểu học nói chung là một điều cần thiết và hết sức quan trọng. Với sự phát triển của CNTT như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho GV ứng dụng chương trình PowerPoint vào việc thiết kế giáo án điện tử. Trong thực tế hiện nay, một số GV thiết kế và giảng dạy tiết học Ứng dụng CNTT còn mang tính hình thức, sơ sài,
- GV chưa chú trọng khai thác hết những lợi thế và hiệu quả mà một tiết dạy bằng CNTT có thể mang lại. Quá trình lĩnh hội kiến thức của HS là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Vì vậy mỗi GV cần phải quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT đạt hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức đó là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a) Xây dựng nội dung của đề tài. Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, đem lại hiệu quả khá cao. Song để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy thì việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với người GV là khâu thiết kế và thực dạy trên lớp. Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định rõ yêu cầu của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, tiếp đến là xây dựng hoạt động cụ thể trong tiết dạy. Để HS nắm được kiến thức trọng tâm của bài trong từng hoạt động tôi tìm những hình ảnh minh họa, đoạn video …để minh họa cho kiến thức đó. Trong năm học đầu khi UDCNTT trong dạy học tôi chưa biết khai thác hết những lợi thế và hiệu quả mà một tiết dạy có UDCNTT có thể mang lại. Từ thực tế trên tôi đã rút ra một những giải pháp giúp mình thiết kế một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao như sau: b) Về cách thiết kế. - GV phải có kiến thức cơ bản về trình độ tin học, có kĩ năng sử dụng máy tính, soạn thảo văn bản. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint ( để thiết kế bài giảng). - GV phải có tư duy sáng tạo, nhạy bén và tính thẫm mĩ. Đặc biệt GV cần có niềm say mê với việc thiết kế, biết khai thác các tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với yêu cầu của bài dạy. Trước đây khi dạy tôi chỉ sử dụng những hình ảnh trong SGK, nhưng qua kinh nghiệm có được tôi đã lên mạng chọn lọc những hình ảnh liên quan đến nội dung bài học giúp HS hiểu rõ hơn nội dung bài học. + Ví dụ 1: Môn Địa Lí lớp 4: bài “Biển, đảo và quần đảo”. Tôi đã khai thác rất nhiều hình ảnh về biển đảo, quần đảo trên mạng, lựa chọn nhiều hình ảnh đẹp, mang tính chất điển hình cho các vùng miền như: Vùng biển phía Bắc tôi chọn hình ảnh quần đảo Cát Bà, Miền Trung là đảo Phú Quý (Bình Thuận), vùng biển phía Nam là đảo Phú Quốc. Quần đảo Cát Bà Đảo Phú Quý
- + Ví dụ 2: Với môn Tập Đọc bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy, ngoài hình ảnh minh họa trong SGK, tôi đã lên mạng tìm hiểu và chọn hình ảnh minh họa chú bé Ga- vrốt và cung cấp thông tin để giới thiệu thêm về nhân vật chính trong bài cho HS hiểu rõ hơn. Hình ảnh minh họa chú bé Ga-vrốt trong bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy. - Đối với HS tiểu học GV không nên lạm dụng nhiều hình động, âm thanh trong một Slide. Chỉ tạo hiệu ứng âm thanh khi thực sự cần thiết vì hiệu ứng âm thanh chỉ là công cụ giúp GV làm rõ thêm thông tin chứ không thay GV thể hiện thông tin. - Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Không nên sử dụng hình nền quá sặc sỡ, màu mè trong các Slide có nội dung bài học. - Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI- Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. - Về size chữ: Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một Slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được. - GV phải biết cách truy cập Internet và thu nhận các nguồn tư liệu trên mạng một cách có chọn lọc. Tuy nhiên không phải hình ảnh nào lấy từ mạng Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta, GV phải biết cách xử lý màu sắc, cắt xén hình ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lí. + Ví dụ 1: Khi soạn môn tập đọc bài: Ăng – co Vát, GV có thể lên mạng tìm được nhiều hình ảnh khác nhau về Ăng – co Vát nhưng chỉ nên chọn hình ảnh về khu đền chính, Ăng –co Vát lúc hoàng hôn và lược đồ chỉ vị trí của Ăng –co Vát.
- Khu đền chính của Ăng-co Vát + Ví dụ 2: Khi thiết kế môn Tập Đọc, bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy. Để phần giới thiệu bài hấp dẫn hơn tôi dùng phần mềm Sound Forge để cắt một đoạn của bài hát: Anh Kim Đồng ( khoảng 20 giây) cho HS nghe và yêu cầu HS kể một số tấm gương thiếu niên dũng cảm trong chiến đấu của nước ta. Sau đó GV liên hệ giới thiệu đến chú bé Ga-vrốt là một thiếu niên liên lạc người Pháp dũng cảm trong chiến đấu. - Biết sử dụng cơ bản các phần mềm biên tập hình ảnh, âm thanh, video như: Paint (để chỉnh sửa hình ảnh), Sound Forge ( thu và chỉnh sửa âm thanh), window movie maker, free Studio (để cắt các đoạn phim) hay phần mềm FastStone Capture để chụp hình, quay phim màn hình máy tính …Biết sử dụng máy chụp hình kĩ thật số, máy scaner, bút trình chiếu. + Ví dụ 1: Trong tiết dạy HĐNGLL, về chủ đề “Bảo vệ môi trường” tôi đã dùng máy chụp hình KTS chụp một số cảnh HS đang tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như: Nhặt rác, trồng và chăm sóc cây xanh…để minh họa cho bài dạy của mình. Hình ảnh được chụp bằng máy chụp hình KTS để minh họa cho bài dạy. + Ví dụ 2: Khi dạy môn Khoa Học bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. Tôi đã quay một đoạn phim ngắn minh họa cho HS thấy khi 2 soong thức ăn đang nấu sôi trên bếp, 1 soong ta có thể dùng tay nhấc xuống, còn 1 soong ta phải dùng khăn lót tay nhấc xuống. Qua đoạn phim minh họa HS sẽ giải thích được soong thứ nhất có lớp nhựa bao quanh quai nồi, đó là vật cách nhiệt nên ta nhấc bằng tay không thấy nóng, soong thứ hai do không có vật cách nhiệt nên ta phải dùng khăn lót tay để nhấc nồi xuống. Từ đoạn phim minh họa đó HS sẽ khắc sâu kiến thức hơn.
- Hình ảnh chụp từ đoạn phim minh họa cho bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt. - Trong một Slide không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng, GV phải biết lựa chọn cách xuất hiện hiệu ứng phù hợp với yêu cầu của nội dung bài trong từng Slide, có thể chọn cách xuất hiện theo chế độ On click, With Previous, After Previous và tốc độ hiệu ứng phù hợp. Đặc biệt tùy theo yêu cầu của từng nội dung bài học GV có thể linh động, sáng tạo kết hợp thêm với hiệu ứng Until End of Slide (xuất hiện hiệu ứng liên tục trong 1 Slide) nhằm làm nổi bật mảng kiến thức quan trọng của bài dạy. Bên cạnh đó GV có thể kết hợp hiệu ứng xuất hiện (Entrance) với hiệu ứng thoát (Exit) cho một số hoạt động phù hợp trong tiết dạy làm cho nội dung bài học nổi bật hơn, HS sẽ nhớ và nắm nội dung bài tốt hơn. + Ví dụ 1: Đối với môn Khoa Học (Lớp 4), bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm, Để HS hiểu được vì sao các mạch nước ngầm, nước từ giếng khoan lại bị nhiễm bẩn tôi lấy hình ảnh các mũi tên từ AutoSapes chọn hiệu ứng xuất hiện liên tục trong 1 Slide theo đường thẳng HS sẽ dễ hiểu và nắm bài tốt hơn. Những mũi tên màu xanh và đỏ, GV chọn hiệu ứng xuất hiện liên tục, để HS thấy được nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm vào mạch nước ngầm. Ví dụ 2: Khi dạy môn Luyện từ và câu, bài: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi- trò chơi. Bài tập 1: Khi cho HS quan sát 6 tranh vẽ trong SGK được phóng to trên màn hình, yêu cầu HS nêu tên các đồ chơi, trò chơi có trong hình. Sau đó GV chốt ý bằng cách thiết kế các mũi tên với hiệu ứng xuất hiện (Entrance) và hiệu ứng thoát (Exit) chỉ lại các đồ chơi, trò chơi cho HS quan sát trên màn hình.
- Những mũi tên màu vàng được thiết kế bằng hiệu ứng xuất hiện kết hợp hiệu ứng thoát. Về hình ảnh: Cần chèn hình ảnh vào những nội dung cần thiết để qua hình ảnh đó HS có thể khắc sâu kiến thức một cách chủ động, GV cũng không nên quá lạm dụng hình ảnh vào các Slide bởi vì nó có thể tạo hiệu ứng ngược. + Ví dụ 1: Đối với môn Khoa Học (Lớp 4), bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. GV phải sưu tầm được những hình ảnh về nguồn nước bị ô nhiễm ở địa phương trên mạng Internet như: Nguồn nước bị ô nhiễm ở sông La Ngà do nước thải của công ty men Mauri, sông Thị Vải do nước thải của công ty Vedan hay GV có thể dùng máy chụp hình để chụp một số đoạn sông, suối, mương nước tại nơi HS ở. Qua những hình ảnh này, HS có thể hiểu rõ hơn về tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó các em sẽ nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở địa phương mình. Nước sông La Ngà bị ô nhiễm Mương thoát nước bị ô nhiễm + Ví dụ 2: Khi dạy môn Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch- Thám hiểm.
- Đối với bài tập 2: Trò chơi Du lịch trên sông, tôi chọn lọc những hình ảnh đẹp, mang đặc trưng của một số con sông như: Sông Hồng, sông Đáy, sông Tiền, sông Hậu, sông Lam…minh họa cho HS khắc sâu kiến thức bài. Với sông Hồng tôi chọn hình ảnh con sông Hồng có nước sông màu đỏ để HS hiểu được vì sao sông đó tên gọi là sông Hồng, và sông Hồng có màu đỏ là do phù sa bồi đắp. Với sông Lam, tôi chọn hình ảnh con sông Lam có nước màu xanh lam, … Sông Hồng sông Lam - Về trình bày nội dung trên nền hình: Không nên sử dụng quá nhiều chữ trong một Slide, giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. - Đối với môn Lịch Sử và Địa Lí khi GV đưa bản đồ, lược đồ chỉ vị trí địa lí vv…hay mô phỏng các trận đánh Lịch sử, tôi thiết kế các mũi tên bằng hiệu ứng động để chỉ vị trí hay hướng tấn công, rút lui của quân ta, quân địch. Đồng thời GV có thể thiết kế thêm đoàn quân di chuyển, như vậy sẽ tạo ra sự hấp dẫn giúp HS tiếp thu bài dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn. + Ví dụ 1: Khi dạy bài Chiến thắng Chi Lăng ( Môn: Lịch sử lớp 4 ) Tôi đã thiết kế các mũi tên chỉ hướng rút lui va tấn công của quân ta hay quân địch, đồng thời thiết kế thêm đoàn quân di chuyển để HS khắc sâu kiến thức hơn. GV thiết kế bằng hiệu ứng động + Ví dụ 2: Khi thiết kế bài: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong ( Lịch Sử lớp 4) Phần ranh giới ở Đàng Trong mà nhà Nguyễn khai phá được khi chiếu lược đồ lên màn hình GV nên thiết kế hiệu ứng động cho phần ranh giới này.
- GV thiết kế bằng hiệu ứng động - Tùy theo từng môn học và nội dung từng bài dạy tôi có thể sử dụng đoạn phim, hình ảnh cây cối, con vật, tư liệu thời sự hay trò chơi vào các hoạt động thích hợp. + VD1: Khi dạy tiết HĐNGLL chủ điểm tháng 5 là: Bác Hồ kính yêu. Tôi cho HS xem một đoạn phim tư liệu ngắn về Bác Hồ và sau đó tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ kì diệu để tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin chính xác như ta mong muốn. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cuối cùng, GV lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau. Khi GV thiết kế được một tiết giáo án điện tử theo những yêu cầu như trên thì mỗi GV sẽ cảm thấy tự tin hơn khi lên lớp, không khí lớp học sẽ diễn ra sôi nổi, sinh động. HS sẽ hứng thú và dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập. c) Về cách trình chiếu: Song song với việc thiết kế một tiết giáo án điện tử có chất lượng thì quá trình trình chiếu và giảng dạy cũng vô cùng quan trọng. Nếu như một giáo án được thiết kế công phu, hoàn hảo mà trong quá trình giảng dạy GV không phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn khéo léo giữa phương pháp truyền thống và hiện đại trong các hoạt động dạy học thì hiệu quả tiết học sẽ không như mong muốn. Vì vậy việc chuẩn bị cho khâu trình chiếu trước và trong khi dạy cũng góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả tiết học. Bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và giảng dạy tiết học ứng dụng CNTT như sau: - GV nên đặt tất cả các hình ảnh, tư liệu, phim, các file nhạc, cả bài giảng PowerPoint vào một thư mục rồi đóng gói. Khi copy nên copy cả thư mục để các đoạn phim, nhạc hiển thị khi copy vào máy tính khác. - Trước khi trình chiếu GV nên cho chạy “thô” giáo án kiểm tra lại lần cuối để xem các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, font chữ có đạt được hiệu quả cao nhất hay không? Nội dung bài dạy đã cung cấp kiến thức cho HS và thời gian cho từng hoạt động đã phù hợp chưa.
- - Để tạo nên hiệu quả, khi sử dụng các đoạn phim câm, sơ đồ, bản đồ…lời nói của GV phải đi liền với các hiệu ứng để cho kênh âm thanh và kênh hình ảnh luôn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. - Khi giáo viên trình chiếu Power Point thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu hơn. - Để hạn chế việc GV phải tiếp xúc với máy tính nhiều thì nên sử dụng bút trình chiếu để có thể có thể chủ động chuyển Slide từ xa. Đồng thời vừa có đèn laser để chỉ khoanh vùng những điểm cần nhấn mạnh trên màn hình. - Khi sử dụng hình ảnh trực quan: GV nêu vấn đề trước khi cho HS xem phim hoặc sơ đồ, bản đồ…trên cơ sở đó HS có thể khai thác và tự rút ra kết luận. Nếu làm ngược lại thì những tư liệu mà GV đưa ra chỉ mang tính chất minh họa, không đem lại hiệu quả cho bài học. + Ví dụ 1: Với môn Địa Lí, bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Khi cho HS quan sát lược đồ và chỉ vị trí các đồng bằng miền Trung từ Bắc xuống Nam, tôi khoanh vùng vị trí của các đồng bằng trên và thiết kế bằng hiệu ứng động cho HS dễ quan sát. GV thiết kế bằng hiệu ứng động. - Phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. - Khi viết bảng, tên bài học, các đề mục và các ý trọng tâm phải được giữ lại ở tất cả các slide. Tuy nhiên, ở những slide trình bày các câu hỏi thảo luận, các ví dụ, bài tập... giáo viên có thể linh hoạt bỏ qua phần đó. - GV không nên lạm dụng vào việc chạy chữ trên màn hình trong khi có thể sử dụng bằng hình thức viết bảng hoặc nói. Màu chữ trong bài phải phù hợp theo tên bài, tiêu đề, ý nhấn mạnh... Một điều chắc chắn nữa là giáo viên sau khi soạn xong bài dạy của mình phải thuộc “Kịch bản” mà mình đã xây dựng. - Trong quá trình sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, có nhiều GV quên đi kiến thức sách giáo khoa, có thể thiếu đi một nội dung nào đó của bài học. Vì thế GV có thể in một bản lí thuyết chung gồm các Slide cho từng bài học, trong đó có đầy đủ kiến thức, nội dung bài giảng và có sự phân bố thời gian hợp lí. GV vừa dạy và nhìn vào đó nên quá trình giảng bài và trình diễn giáo án điện tử trên lớp đầy đủ và chính xác hơn, không thiếu nội dung bài dạy.
- - GV phải biết kết hợp hài hòa giữa phương pháp hiện đại và truyền thống như khi trình chiếu GV không nên phụ thuộc vào máy chiếu, cần phải kết hợp các bảng phụ để minh họa hay bảng con, bảng trống cho HS thảo luận, làm bài tập hoặc phiếu giao việc cho HS ...Thời gian còn lại GV quan sát lớp và giảng mở rộng để HS nắm sâu hơn nội dung bài. Tùy theo môn học và nội dung từng bài dạy GV có thể viết trên bảng đen các nội dung chính của bài. Đối với phân môn tập đọc, GV cần phải viết bảng đen phần luyện đọc, tìm hiểu bài và nội dung chính của bài học chứ không nên thiết kế sẵn và chiếu trên màn hình vì những từ ngữ phần luyện đọc phụ thuộc vào cách đọc bài của HS. Trên màn hình GV chỉ nên thể hiện hình ảnh minh họa cho bài học, tóm tắt ý từng đoạn và đoạn văn hay câu văn cần đọc diễn cảm. - Đối với những phần GV không trình chiếu mà giảng giải, chốt ý hay mở rộng thì trên màn hình nên để slide trắng (đối với những bài học có tóm tắt ý trên bảng đen); hay để nội dung tóm tắt của bài chứ không nên để những hình ảnh khác làm phân tán sự chú ý của HS. - Khi trình chiếu, GV trình bày tất cả những gì mình nói và viết đều đem vào Slide, thì đây là một điều hoàn toàn sai lầm. GV chỉ nên trình chiếu những nội dung chính từng phần của bài dạy, phần kết luận, chốt ý của GV không nên trình chiếu lên Slide. - Trong trường hợp máy chiếu phải đặt qúa gần màn chiếu (do đặc điểm của phòng học đó) lúc đó, nếu đã tăng độ Zoom của máy chiếu hết cỡ mà màn hình vẫn chưa lớn như mong muốn thì GV phải biết cách hạ độ phân giải của máy tính xuống để cho màn hình lớn thêm, bằng cách: lick phải vào Desktop (màn hình) chọn Properties, xuất hiện bảng Display Properties, chọn thẻ Settings rồi hạ độ phân giải tại mục Screen resolution, xong chọn Apply và OK ( Hình 1). Hình 1. - Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không là tất cả mà chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV truyền đạt kiến thức, nó không thể thay thế sự chủ đạo của GV trên lớp được, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần thiết. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt HS tham gia tích cực bài giảng như thế nào và kết quả là phải xem HS lĩnh hội được tri thức bao nhiêu. IV. KẾT QUẢ:
- Qua hơn hai năm tìm hiểu, học hỏi, áp dụng vào thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm: Thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT vào các môn học lớp 4 đạt hiệu quả”. Bản thân tôi nhận thấy HS rất hứng thú với các tiết học có ứng dụng CNTT. Các em đã thực sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, HS phát biểu nhiều hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn, các em tiếp thu bài tốt hơn. Đến cuối năm học vừa qua, sau khi tôi áp dụng kinh nghiệm của mình qua nhiều tiết học cho 23 HS lớp tôi vào các môn học và bài học phù hợp. Tôi đã thực hiện lại cuộc khảo sát và được kết quả như sau: BẢNG THỐNG KÊ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HS: Câu Chọn a Chọn b Chọn c 1 21 em (91,3%) 2 em (8,7%) / 2 20 em (87%) 3 em (13%) / 3 20 em (87%) 3 em (13%) / 4 23 em (100%) / / - Song song với việc HS hứng thú, tiếp thu bài tốt trong các tiết học có UDCNTT thì chất lượng của HS lớp tôi được nâng cao rõ rệt cụ thể như sau: NĂM HỌC GV chưa có kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT GV có kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT vào dạy học. vào dạy học. MÔN 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012 (sĩ số: 24) (sĩ số: 23) (sĩ số: 23) (sĩ số: 23) Giỏi Khá TB Y Giỏi Khá TB Y Giỏi Khá TB Y Giỏi Khá TB Y T. 5 8 9 2 6 9 7 1 8 8 7 / 10 9 4 / Việt 20,8 33,3 37,5 8,3 25 37,5 29,2 4,3 34,8 34,8 30,4 43,5 39,1 17,4 Kh. 5 11 9 / 7 9 7 / 9 10 4 / 12 9 2 / Học 20,8 45,8 37,5 29,2 39,1 29,2 39,1 43,5 17,4 52,2 39,1 8,6 L.Sử- 4 8 12 / 6 9 8 / 8 11 4 / 11 10 2 Đ. Lí 16,7 33,3 50 25 39,1 34,8 34,8 47,8 17,4 47,8 43,5 8,6 - Từ hiệu quả đạt được qua SKKN của mình, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm với các thành viên trong khối qua các buổi sinh hoạt tổ khối và đã được các thành viên khối tôi áp dụng có hiệu quả. Đồng thời SKKN của tôi được BGH nhà trường triển khai, nhân rộng cho các khối lớp còn lại. Trong năm học qua đã có một số tiết dạy có ứng dụng CNTT của các khối lớp đạt hiệu quả khá cao. Đối với bản thân tôi, sau mỗi lần thiết kế và thực dạy thành công một tiết học bằng giáo án điện tử, tôi cảm thấy tự tin, hứng thú và đam mê hơn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Qua đó GV có thể nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ trong dạy học. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để cho việc thiết kế và giảng dạy các môn học lớp 4 có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau: - Không phải bài học nào, kiến thức nào cũng làm được giáo án điện tử. Vì vậy GV phải xây dựng kế hoạch lựa chọn bài phù hợp trong từng môn học ở cả năm
- học. Từ đó GV có thể định hướng và có ý tưởng cho việc thiết kế từng bài học. Không phải tiết nào cũng cần có giáo án điện tử mà lãng quên đi giáo án truyền thống. GV phải dựa vào lí luận, phương pháp và những quy tắc kĩ thuật nhất định thì mới có thể thiết kế và giảng dạy một tiết học có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao. - Trong một tiết học GV phải biết ứng dụng CNTT đúng lúc, khoa học vào các hoạt động của tiết học. - GV cần phải đặt ra tình huống xử lí trước các sự cố như: Mất điện, máy hỏng, trôi hình, mất âm thanh…. - Cần chỉnh mức âm lượng vừa đủ trong phòng nghe, tránh trường hợp âm thanh chỉnh qúa lớn làm ảnh hưởng đến những lớp bên cạnh. - Việc kết nối các thiết bị với nhau phải gọn gàng, khoa học, tránh tình trạng vướng víu làm ảnh hưởng đến các hoạt động dạy và học của thầy và trò. VI. KẾT LUẬN: Thực hiện theo sự chỉ đạo của các cấp về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trong những năm học vừa qua mặc dù cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn nhưng tôi đã thiết kế và giảng dạy được nhiều tiết học có ứng dụng CNTT để giảng dạy, dự thi GV dạy giỏi cấp huyện và làm chuyên đề cấp trường, cấp cụm đạt hiệu quả khá cao. Đầu năm học 2010 - 2011 tôi được BGH nhà trường phân công lên chuyên đề hướng dẫn GV toàn trường cách thiết kế một giáo án bằng chương trình PowerPoint đạt hiệu quả. Qua những kinh nghiệm thực tiễn bản thân tôi cảm nhận được sức mạnh to lớn của việc ứng dụng CNTT vào dạy học nếu GV có sự sáng tạo, chịu khó tìm tòi và chọn lọc các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì chắc chắn hiệu quả tiết học sẽ như mong muốn. Giáo án điện tử chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên. Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy- trò chứ không phải giao tiếp máy- người. Dẫu biết rằng đối với thiết kế bài dạy trên máy vi tính, GV thường ngại nhất là khâu kĩ thuật. Nhưng tôi nghĩ rằng, giờ học mà có sử dụng phương pháp trình chiếu với cách thiết kế khá hoàn hảo thì sẽ tạo ra không khí khác hẳn so với những tiết giáo án điện tử soạn sơ sài, chiếu lệ. GV cần lưu ý rằng việc thiết kế bài dạy trên máy vi tính chỉ là một trong những phương pháp nhằm đi đến mục tiêu bài học, nó chưa phải là phương pháp tối ưu nhất mà GV cần phải biết phối hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp, hình thức khác nhau trong một tiết học nhằm tránh đi sự nhàm chán cho HS. Như vậy sau mỗi bài học HS sẽ cảm thấy thú vị, mới mẻ, hấp dẫn và lôi cuốn HS. Từ đó nâng cao được hiệu quả giờ dạy của GV và nâng cao được chất lượng học tập của HS mà không bị sai lệch mục tiêu bài dạy. Tôi tin rằng bản thân mỗi giáo viên nếu biết thiết kế và giảng dạy những tiết học của lớp 4 có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS khối 4 nói riêng và HS tiểu học nói chung. VII. KIẾN NGHỊ: - Nhà trường cần tổ chức một số buổi hướng dẫn GV về cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án bằng chương trình PowerPoint để mỗi GV có thể tự thiết kế giáo án cho mình.
- - BGH nhà trường cần trang bị thêm một số máy móc hỗ trợ cho việc dạy giáo án điện tử như: Lap top, bút trình chiếu, máy phát điện, màn hình LCD, máy chụp hình KTS… - BGH nhà trường cần bố trí một phòng riêng chuyên dạy bằng giáo án điện tử để đỡ mất thời gian chuẩn bị cho GV. Trên đây là là toàn bộ đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về kinh nghiệm:“Thiết kế và giảng dạy tiết ứng dụng CNTT vào các môn học ở lớp 4 đạt hiệu quả?”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng thẩm định các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Bài giảng PowerPoint của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh - 2008. - Tự học nhanh PowerPoint 2003-2007- NXB Văn Hóa TT. - Chỉ thị số 55/2008 ngày 30/9/2008 CT-BGDĐT về việc: “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012”. XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết Phạm Thị Hồng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý Tài chính – Tổ chức nhân sự trường học
12 p | 728 | 103
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc phục những sai lầm thường gặp khi giải toán lớp 5- phần Số học
23 p | 633 | 100
-
SKKN: Một số kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1
11 p | 1146 | 77
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm ở trường Tiểu học
22 p | 747 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
18 p | 679 | 62
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy môn Địa Lý
7 p | 253 | 56
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng phần mềm Adobe Presenter 10 trong thiết kế bài giảng điện tử e-Learning
38 p | 428 | 42
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên
11 p | 201 | 31
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy và học có hiệu quả, giúp học sinh tự tin trong học tập cho học sinh lớp 5
13 p | 158 | 16
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử
17 p | 298 | 14
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9
24 p | 355 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1
27 p | 100 | 10
-
Báo cáo SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 có khả năng giải tốt các bài toán có lời văn
7 p | 277 | 10
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy từ vựng hiệu quả trong khối lớp 3 trường TH Nguyễn Viết Xuân
20 p | 72 | 7
-
SKKN: Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử
26 p | 119 | 5
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí tại trường PTDTNT THCS Krông Ana
24 p | 56 | 3
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
29 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn