intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

145
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8” làm vấn đề nghiên cứu để giúp các em học sinh tham khảo và tự rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn Hóa học một cách tự tin và hứng thú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:  Phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục là một   công việc có tính chất thời sự và thường xuyên. Để có kết quả ngày càng cao  chất lượng dạy học và giáo dục là việc làm suốt đời của thầy cô giáo. Để  làm  được công việc to lớn và khó khăn này giáo viên phải đi sâu nghiên cứu những vấn   đề về  nội dung ­ kiến thức khoa học cơ  bản, những phương pháp, những hình  thức tổ chức dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo cho  học sinh. Ở  trường THCS, môn Hoá là một trong những môn học cơ  bản trong  giảng dạy hoá học, các dạng phương trình hoá học là một phương tiện rất cần thiết  giúp học sinh nắm vững nhớ  lâu các kiến thức cơ  bản, mở  rộng và đào sâu   những nội dung đã được trang bị. Nhờ đó học sinh được hoàn thiện kiến thức   đồng thời phát triển trí thông minh, sáng tạo, rèn luyện được tính kiên nhẫn,   những kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nhận thức và tư  duy phát triển hơn. Thông  qua rèn luyện kỹ  năng lập phương trình giúp giáo viên đánh giá kết quả  học  tập của học sinh từ đó phân loại học sinh và có kế  hoạch sát với đối tượng.   Ở  lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học mới là môn Hoá  học, vì thế có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất là  khi tự mình lập một và đúng các phương trình hoá học để giải tốt các bài toán  hoá học.                               Trang: 1
  2. Qua thực tế  giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ  số  thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương trình hoá học là  một nội dung khó đối với học sinh lớp 8. Với những lý do trên, tôi chọn đề  tài sáng kiến kinh nghiệm:  “Một số  kỹ năng cần thiết khi lập một phương trình hóa học lớp 8” làm vấn đề  nghiên cứu để  giúp các em học sinh tham khảo và tự  rèn luyện cho mình  những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn Hóa học một cách   tự tin và hứng thú.  2.  Phạm vi áp dụng, điểm mới trong sáng kiến: 2.1. Phạm vi áp dụng. Hóa học là môn học thực nghiệp kết hợp lý thuyết. Thực tế  việc giúp   học sinh nắm cách lập phương trình hóa học giải quyết các bài toán hóa học   đối với học sinh lớp 8 còn gặp nhiều khó khăn vì đây là môn học mà học sinh  mới tiếp cận. Qua quá trình dạy học tôi thấy: chất lượng đối tượng học sinh   ở  đây chưa đồng đều, có nhiều em học sinh còn yếu, lúng túng về  cách lập   phương trình hóa học . Trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay,   là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn   học sinh giúp học sinh nắm cách lập phương trình hóa học. Từ  đó đưa ra  phương pháp giải thích hợp giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đề  tài này,  tính khả thi áp dụng không những cho học sinh lớp 8, mà còn áp dụng cho học   sinh lớp 9, bồi dưỡng học sinh giỏi hay lên THPT sau này. 2.2. Điểm mới của đề tài. Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số  kỹ  năng vận dụng các kiến thức đó để lập đúng các phương trình hoá học.  Tìm hiểu một số  phương pháp giúp học sinh lập đúng các phương trình  hoá học. Trên cơ sở  đó đề xuất một số  ý kiến trong việc giúp học sinh lập đúng   các phương trình hoá học.                              Trang: 2
  3. II: NỘI DUNG 1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài. Tôi được phân công giảng dạy bộ  môn Hoá lớp 8 và lớp 9  ở  trường   THCS nơi tôi công tác. Nhìn chung hầu hết học sinh  ở  đây là con gia đình  nông dân, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, các em ngoài giờ  học trên lớp  ở  nhà còn phụ  giúp gia đình nên thời gian đầu tư  cho việc học  còn ít, nhiều em khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức còn chậm dẫn đến  việc học tập bộ môn Hoá của các em còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, qua quan sát, trò chuyện và điều tra tình hình về  sự  lĩnh hội  kiến thức về  kỹ  năng lập một phương trình hoá học của học sinh  ở  trường  THCS nơi tôi công tác, tôi thấy: Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập một phương trình hoá học một cách   mơ hồ. Kỹ năng lập một phương trình hoá học của nhiều học sinh còn kém, các   em chọn các hệ  số  thiếu chính xác. Đa số  các em còn lúng túng không biết   phải bắt đầu cân bằng từ nguyên tố nào trước. Cũng qua điều tra và trò chuyện với nhiều giáo viên đang giảng dạy bộ  môn Hoá học khác, tôi đã biết được một số  nguyên nhân đưa đến việc học  sinh không cân bằng được một phương trình hoá học. Vì vậy, tôi đưa ra các  kết luận do các nguyên nhân chung sau: Thứ  nhất, do học sinh không chú ý vào tiết dạy:   Đa số  những học  sinh này thuộc loại những học sinh học yếu ­ kém. Trong giờ  học môn Hoá  chẳng thấy thích thú gì cả, vì thấy học môn Hoá quá khó, thầy giáo hướng  dẫn cách cân bằng nhanh quá các em không tiếp thu kịp, từ  đó thấy chán  không muốn học. Thứ  hai,  do học sinh thiếu điều kiện học tập:  Đa số  học sinh loại  này do điều kiện gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình (như trông                               Trang: 3
  4. em, cắt cỏ, chăn bò,…) có ít thời gian học và tìm hiểu, nên khi đến lớp chưa   có đủ cơ sở để lĩnh hội kiến thức mới. Thứ  ba, do học sinh thấy mình không có năng lực: Đa số  những em  này thấy việc cân bằng phương trình hoá học quá khó khăn, khi cân bằng lại  không chính xác, điều này vẫn thường xuyên xảy ra làm cho các em chán nản,  mất tự tin cho rằng mình không có năng lực học bộ môn Hoá. Chất lượng đại trà khảo sát qua các năm trước khi thực hiện đề tài  . T.số điểm cho  HS lập đúng  HS lập sai  T.số HS  Năm học phần lập  PTHH PTHH cả khóa PTHH SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 2012­2013 112 3 57 50,9 55 49,1 2013­2014 93 3 52 55,9 41 44,1 2014­2015 77 3 43 55,8 34 44,2 2. Các phương pháp chung, cụ thể. 2.1. Phương pháp chung.    Như  những nguyên nhân đã nêu trên, để  góp phần nâng cao chất lượng  dạy và học bộ môn hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho  học sinh lập đúng các phương trình hoá học. Muốn vậy trong quá trình giảng  dạy giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc   ba bước  lập  phương trình hoá học, cụ thể. Khi thực hi ện gi ảng d ạy bài 16  “Ph ươ ng trình hóa học” :  ở  bài này  giáo viên ch ủ  y ếu h ướ ng d ẫn cho h ọc sinh l ập các phươ ng trình hóa họ c   đơ n gi ản. Hướ ng d ẫn h ọc sinh th ực hi ện l ập ph ươ ng trình hóa họ c theo  ba bướ c nh ư sách giáo khoa : Bước 1:   Viết sơ  đồ  của phản  ứng “ − − ”: gồm công thức hóa học  của các chất phản ứng và sản phẩm.                              Trang: 4
  5. Bước 2:  Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích  hợp đặt trước các công thức. Bước 3:   Viết phương trình hoá học:  thay dấu “ − − ” bằng dấu “ ”. ­ Ví dụ 1:  Lập ph ương trình hóa học cho sơ đồ  phản ứng sau:                         H 2    +    O 2    ­­­>  H 2O + Giáo viên cho học sinh nh ận xét số  nguyên tử  của mỗi nguyên tố   ở  2 vế  của sơ  đồ  phản  ứng, sau đó hướ ng dẫn học sinh chọn h ệ  s ố  2 đặ t   trướ c công thức hóa học H2O để cho số nguyên tử oxi ở 2 v ế b ằng nhau:                         H 2    +    O 2    ­­­>  2H 2O Tiếp theo chọn h ệ  số  2 đặt trướ c công thức hóa học H 2  để  cho số  nguyên tử hiđro ở 2 vế bằng nhau. + Viết thành phươ ng trình hóa học:         2H 2    +    O 2      2H2O Lưu ý: Mấy điều cần nhớ khi lập phương trình hoá học: ­ Viết sơ  đồ  phản  ứng: Không được viết thiếu chất, viết sai công thức   hoá học. Để viết đúng công thức hoá học, phải nhớ hoá trị nguyên tử và nhóm  nguyên tử. ­  Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ  số  nguyên tử  trong các công thức hoá học. ­ Phương trình hóa học biểu thị  sự  biến đổi chất này thành chất khác,   khác với phương trình toán học biểu thị  sự  bằng nhau giữa hai v ế. Do  đó   không được hoán đổi hai vế  của phương trình hóa học như  phương trình  toán học. 2.2. Phương pháp cụ thể. Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phương  pháp lập đúng các phương trình hoá học phù hợp với trình độ  nhận thức của   các em để  các em học tốt hơn môn Hoá học, qua kinh nghiệm thực tế  giảng   dạy tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:                               Trang: 5
  6. Phương pháp thứ nhất:    Lập phương trình hoá học bằng phương pháp chẵn – lẻ. Ví dụ 1:    Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: to Fe  +  O                   Fe O 2 −− 2 3 to −− Bước 1:   Viết sơ đồ của phản ứng:  Fe  +  O2                  Fe 2O3 Bước 2:   Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: ­ Cả Fe và O đều có số nguyên tử không bằng nhau. ­ Bắt đầu từ  nguyên tố  O có nhiều nguyên tử  hơn. Trước hết phải làm  chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3. ­ Tiếp đó đặt hệ số 3 trước O2 và 4 trước Fe. Như vậy cả hai bên đều có  6 O và 4 Fe.  Bước 3:  Viết phương trình hoá học: to       4Fe  +   3O2               2Fe2O3 Ví dụ 2:    Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: to KClO3                KCl  +  O −− 2 to Bước 1:   Viết sơ đồ của phản ứng:  KClO3−                KCl  +  O − 2 Bước 2:   Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: ­ K, Cl có số nguyên tử bằng nhau. ­ O có số nguyên tử không bằng nhau, một bên là 3, bên kia là 2. ­ Bắt đầu từ  nguyên tố  O có nhiều nguyên tử  hơn. Trước hết phải làm  chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức KClO3. ­ Tiếp đó đặt hệ số 3 trước O2 và 2 trước KCl. Như vậy cả hai bên đều  có 6 O, 2K và 2Cl.  Bước 3:  Viết phương trình hoá học: to       2KClO3                2KCl  +  3O2                              Trang: 6
  7. Lưu ý:   Trong trường hợp phân tử có 3 loại nguyên tố thì thường số  nguyên tử  của 2 loại nguyên tố  kết hợp thành một nhóm nguyên tử, ta  coi cả nhóm tương đương với một nguyên tố. Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: Ví dụ 3:    K  +  H2O     − −     KOH    +  H2 Bước 1:  Viết sơ đồ của phản ứng:  K  +  H2O     − −     KOH    +  H2 Bước 2:  Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: ­ K, O có số nguyên tử bằng nhau. ­ H có số nguyên tử không bằng nhau, một bên là 2, bên kia là 3. ­ Bắt đầu từ H, đặt 2 trước KOH để làm chẵn số nguyên tử H. ­ Tiếp đó đặt 2 trước K và 2 trước H 2O. Kiểm tra lại số nguyên tử  hai  bên đã bằng nhau. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 2K  +  2H2O           2KOH    +  H2 Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: Ví dụ 4:    Al   +   H2SO4      − −     Al2(SO4)3  +   H2 Bước 1:  Viết sơ đồ  của phản ứng:  Al   +   H2SO4   − −   Al2(SO4)3  +  H2 Bước 2:  Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: ­ Nhóm SO4 tương đương như một nguyên tố. ­ Vậy nhóm SO4 có nhiều nhất và lại không bằng nhau  ở hai vế, nên ta  cân bằng trước. Bắt đầu từ nhóm SO4. ­ Đặt hệ số  3 trước phân tử  H2SO4  để làm cho số  nguyên tử  của nhóm  SO4 ở hai vế bằng nhau. ­ Đặt hệ  số  3 trước H2 và 2 trước Al. Kiểm tra lại số  nguyên tử   ở  hai  bên đã bằng nhau.                              Trang: 7
  8. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 2Al   +  3H2SO4      Al2(SO4)3   +   3H2 Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: Ví dụ 5:     KOH   +  Fe2(SO4)3      − −     Fe(OH)3  +   K2SO4 Bước 1:  Viết sơ đồ của phản ứng:  KOH   +  Fe2(SO4)3   − −  Fe(OH)3  +   K2SO4 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: ­ Ta coi nhóm SO4 và nhóm OH mỗi nhóm tương đương như một nguyên   tố. ­ Vậy nhóm SO4 và OH có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế,  nên ta cân bằng trước.  ­ Đặt hệ số  3 trước K2SO4  và KOH để làm cho số nguyên tử của nhóm  SO4 và nhóm OH ở hai vế phương trình bằng nhau. 3KOH   +  Fe2(SO4)3      − −     Fe(OH)3  +   3K2SO4      ­ Tiếp đó cân bằng số nguyên tử Na, vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2  trước NaOH 2   3KOH   +  Fe2(SO4)3      − −     Fe(OH)3  +   3K2SO4 ­ Tiếp đó cân bằng số  nhóm OH vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2  trước Fe(OH)3 6KOH   +  Fe2(SO4)3      − −     2Fe(OH)3  +   3K2SO4 Kiểm tra lại số nguyên tử và nhóm nguyên tử hai bên đã bằng nhau. Bước 3:   Viết phương trình hoá học: 6KOH   +  Fe2(SO4)3         2Fe(OH)3  +   3K2SO4 Nhận xét chung về phương pháp:  ­ Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đa  số các phương trình hoá học.  ­ Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương   trình phức tạp.                              Trang: 8
  9. ­ Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh. Phương pháp thứ thứ hai: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp đại số. Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này  ta cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1:   Đặt hệ  số  cân bằng các chữ  a, b, c, d,…đứng trước các chất  trong phản ứng. Bước 2:  ­ Lập phương trình theo nguyên lý bảo toàn nguyên tố 2 vế. ­ Chọn ẩn số bất kì = 1. Rồi giải nghiệm các ẩn số đó. ­ Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên. Bước 3:  Viết phương trình hoá học. Ví dụ 1:   Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau: P2O5    +   H2O    −−   H3PO4 Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng: aP2O5    +   bH2O    −−   cH3PO4 Bước 2: ­ Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau: P :  2a  =  c (1) O :  5a + b = 4c (2) H :  2b = 3c (3) 1 3 ­ Chọn c = 1. Từ (1)   a = 2 .  Từ (3)   b =  2 ­ Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 1; b = 3; c = 2 Bước 3: Viết phương trình hoá học: P2O5    +   3H2O      2H3PO4  Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau: Ví dụ 2:    −−to Al  +  O2                  Al 2O3                              Trang: 9
  10. Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng: to         aAl  +  bO2                  cAl −− 2O3 Bước 2: ­ Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau: Al :  a  =  2c (1) O :  2b = 3c (2) ­ Chọn c = 1. Từ (1)   a = 2 3 Từ (2)   b =  2  ­ Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 4; b = 3; c = 2 Bước 3: Viết phương trình hoá học: to                                          4Al  +  3O2                  2Al2O3 L  ập phương trình hoá học của phản ứng: Ví dụ 3: Na  +   H2O     −−     NaOH  +  H2 Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d đứng trước các chất trong phản ứng:         aNa  +   bH2O     −−     cNaOH  +  dH2 Bước 2: ­ Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau: Na :  a  =  c (1) H :  2b = c + 2d (2) O :  b = c (3) ­ Chọn c = 1. Từ (1)   a = 1 . Từ (3)   b = 1 1 Thế (1, 3) và (2)   d =  2 ­ Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 2; b = 2; c = 2; d = 1 Bước 3: Viết phương trình hoá học: 2Na  +   2H2O         2NaOH  +  H2                              Trang: 10
  11. Nhận xét chung về phương pháp:  ­ Vận dụng phương pháp này học sinh sẽ áp dụng dễ dàng với hầu hết  các phương trình hoá học đặc biệt với các phản ứng phức tạp. ­ Tuy nhiên, việc giải phương trình đại số  khá phức tạp, khó khăn nên  phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những học sinh khá – giỏi. Phương pháp thứ ba: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp hệ số thập phân Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này  ta cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chọn các hệ  số  là số  nguyên hay phân số  đặt trước các công  thức  hoá học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau.  Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu. Bước 3: Viết phương trình hoá học. Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:  Ví dụ 1:     to P   +   O2               P 2O5 −− Bước 1:  ­ Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử  O, còn ở vế trái có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O .  5 ­ Chọn hệ  số  2 đặt vào trước P hệ  số    vào trước O2 để  cân bằng số  2 nguyên tử của các nguyên tố. 5 to −− 2P  +  O2             P 2O5 2 Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử  mẫu, ta được: to 4P  +  5O               2P O 2 −− 2 5 Bước 3: Viết phương trình hoá học. 4P  +  5O2      to         2P2O5     ập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:  Ví dụ 2:L                              Trang: 11 to Al2O3                Al  +  O −− 2
  12. Bước 1:      ­ Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1 nguyên tử Al và 2 nguyên tử  O, còn ở vế trái có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O .  3 ­ Chọn hệ  số  2 đặt vào trước Al và     vào trước O2  để  cân bằng số  2 nguyên tử của các nguyên tố. to 3 −− Al2O3                   2Al  +   O2 2 Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử  mẫu, ta được: to                                             2Al2O3                4Al  +  3O −− 2 Bước 3: Viết phương trình hoá học. 2Al2O3    to     4Al  +  3O2 Nhận xét chung về phương pháp:  ­ Vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn – lẻ, học   sinh sẽ áp dụng hiệu quả với các phương trình hoá học đơn giản. ­Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương  trình phức tạp. Phương pháp thứ tư: Lập phương trình hóa học bằng phương pháp dùng bội số  chung  nhỏ nhất Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này  ta cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1:   Xác định bội số  chung nhỏ  nhất của các chỉ  số  nguyên tố  đó  trong  công thức hoá học.  Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số trong từng   công thức hoá học để được các hệ số. Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại. Bước 3:  Viết phương trình hoá học.                              Trang: 12
  13. Chú ý:  Thường bắt đầu từ  nguyên tố  nào có số  nguyên tử  nhiều và  không bằng nhau ở 2 vế phương trình. Ví dụ 1:  Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:  to Bước 1:   Fe +  O2              Fe −− 2O3 ­ O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế. ­ Ta chọn nguyên tố  oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của   hai chỉ số 2 và 3 là 6.  Bước 2:   ­ Ta lấy 6 : 3 = 2   đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3.  ­ Ta lấy 6 : 2 = 3   đặt hệ số 3 trước công thức O2 ta được: to Fe   +  3O2             2Fe −− 2O3 ­ Tiếp theo, ta đặt hệ số 4 trước Fe, ta được:  to 4Fe   +  3O             2Fe O 2 −− 2 3 Bước 3:  Viết phương trình hoá học:  to 4Fe   +  3O2              2Fe2O3 Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:  to                               P  +  O2                P −− 2O5 Bước 1:  ­ O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế. ­ Ta chọn nguyên tố  oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của   hai chỉ số 2 và 5 là 10.  Bước 2:      ­ Ta lấy 10 : 5 = 2   đặt hệ số 2 trước công thức P2O5. ­ Ta lấy 10 : 2 = 5   đặt hệ số 5 trước công thức O2 ta được: to P  +  5O              2P O 2 −− 2 5 ­ Tiếp theo, ta cân bằng P: Đặt hệ số 4 trước P, ta được:  to −−                              Trang: 13
  14. 4P  +  5O2            2P2O5 Bước 3: Viết phương trình hoá học:  to 4P    +  5O2              2P 2O5 Nhận xét chung về phương pháp:  ­ Phương pháp này áp dụng hiệu quả  với những phương trình hoá học  đơn giản. ­ Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương   trình phức tạp. 2.3 Ch ất l ượ ng, hi ệu qu ả c ủa đề  tài: Khi áp d ụng kinh nghi ệm rèn kĩ năng lập m ột ph ươ ng trình hóa họ c  đã nâng cao đượ c ch ất l ượ ng  giáo dụ c đạ i trà mà đố i vớ i giáo dụ c mũi  nhọn cũng đượ c nâng cao. Cụ th ể khi áp dụ ng  kinh nghi ệm vào quá trình  giảng dạy Hóa họ c cho học sinh kh ối 8 trong ba năm họ c 2012 ­2013,   2013­ 2014 và 2014 – 2015 t ại tr ườ ng THCS n ơi tôi công tác có tiến bộ  rỏ  r ệt và đã đạ t kết qu ả như sau: ­ Kết quả chất lượng đại trà: T.số  T.số điểm  HS lập đúng  HS lập sai PTHH Năm học HS cả  cho phần  PTHH khóa lập PTHH SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 2012­2013 112 3 72 64,3 40 35,7 2013­2014 93 3 65 69,9 28 30.1 2014­2015 77 3 56 72,7 21 27,3 2.4. Khả năng áp dụng:  Thời gian áp dụ ng ho ặc th ử nghi ệm có hiệu quả :  Áp d ụng th ử  nghi ệm  ở  kh ối 8 năm họ c 2012 ­ 2013, 2013 ­ 2014,   2014 ­ 2015. So với phươ ng pháp dạ y học tr ướ c đây, sau khi áp dụ ng nhữ ng gi ải  pháp trong sáng ki ến kinh nghi ệm b ản thân tôi nhận thấy đã đem lạ i mộ t                               Trang: 14
  15. số  hi ệu qu ả  nh ư  mong mu ốn. Tr ướ c  đây, trong gi ờ  hóa họ c rất ít họ c  sinh tham gia phát bi ểu xây dựng bài khi có  bài tập liên quan  đế n lậ p  phươ ng trình hóa học, các em ng ồi nghe th ụ  độ ng. Dạ y học theo nh ững   giải pháp mớ i các em tham gia xây dự ng bài sôi nổ i, tự  tin khi vi ết s ơ  đồ  phản  ứng và lậ p m ột ph ươ ng trình hóa họ c, vì đã nắ m vữ ng kí hiệ u hóa   họ c, hóa tr ị  các nguyên tố , nhóm nguyên tử , phân biệt đượ c kim loại v ới   phi kim và đặ c bi ệt n ắm d ượ c qui lu ật ch ọn h ệ  s ố  cân bằ ng... Nế u áp  dụ ng nh ững gi ải pháp này trong gi ảng d ạy ch ắc ch ắn s ẽ  c ải thi ện đượ c  ch ất  lượ ng h ọc hóa họ c củ a h ọc sinh trong giai  đoạ n hiệ n  nay và sau  này. Khả năng áp dụ ng ở đơ n vị  hoặ c trong ngành. Kinh nghi ệm này đã đượ c áp dụ ng trong thực t ế  gi ảng d ạy c ủa b ản   thân trong nhi ều năm qua và thực t ế  cho th ấy k ết qu ả  gi ảng d ạy t ừng   bướ c nâng lên đáng kể, ch ất l ượ ng các bài kiểm tra tăng dầ n, kết quả  họ c sinh gi ỏi d ượ c nâng cao rõ rệt. Từ  đó tôi đã chia sẽ  vớ i đồ ng nghiệ p   trong nhóm b ộ  môn của tr ườ ng. Trong th ời gian t ới nhóm bộ  môn Hóa  họ c của tr ườ ng s ẽ  áp dụ ng rộng rãi các giả i pháp này để  góp phầ n nâng   ch ất lượ ng gi ảng d ạy trong Nhà trườ ng. Vớ i ch ươ ng trình hóa họ c THCS, các giải pháp trên có khả  năng áp  dụ ng r ộng rãi cho các bài có liên quan đế n phươ ng trình hóa họ c trong   các tr ườ ng h ợp sau: ­ Gi ảng d ạy bài mớ i ở trên lớ p. ­ Phụ đạ o họ c sinh y ếu, kém. ­  Các ti ết dạy tăng thêm cho học sinh đạ i trà. ­ Bồi d ưỡ ng h ọc sinh gi ỏi l ớp 8. III:   KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa:                              Trang: 15
  16. Khi   áp   d ụng   các   phươ ng   pháp   lậ p   mộ t   phươ ng   trình   hóa   họ c   vào  dạy học hóa họ c l ớp 8, h ọc sinh n ắm đượ c kiế n thứ c chắc hơn, nh ớ  lâu   hơ n và có tính hệ th ống. V ới các họ c sinh  y ếu, trung bình không còn khó  khăn khi l ập ph ươ ng trình hóa họ c  ở  các phả n  ứng đơ n giả n; và từ  các   phươ ng pháp lập ph ươ ng trình hóa họ c họ c sinh c ủng c ố  đượ c các kiế n   thức v ề  nguyên tử , nguyên tố , phân tử , hóa trị  củ a nguyên tố , phân loại   các ch ất và tính ch ất hóa họ c của các chấ t. Các em không còn cả m thấ y  khó khăn khi ph ải h ọc b ộ  môn hóa họ c. Nh ờ  các bướ c lập một ph ươ ng  trình   hóa   h ọc   giúp   các   em   tự   tin   h ơn   khi   th ực   hi ện   bài   toán   tính   theo   phươ ng trình hóa học. Đố i vớ i những h ọc sinh gi ỏi đượ c bồ i dưỡ ng để  dự  thi các cấp đề u hoàn thành tố t bài tậ p lập ph ươ ng trình hóa họ c củ a  các ph ản  ứng oxi hóa – kh ử  khó, vận dụng linh ho ạt gi ữa lí thuyết hóa  họ c v ới các phươ ng pháp giải các bài toán dự a vào phươ ng trình hóa họ c  trong nh ững tr ườ ng h ợp c ụ  th ể. Th ực t ế  cho th ấy  đã có sự  thay đổ i rõ  r ệt v ề  phía giáo viên và họ c sinh. Giáo viên ki ến th ức đượ c nâng cao rõ   r ệt, t ự  tin khi h ướ ng d ẫn h ọc sinh l ập m ột ph ươ ng trình hóa họ c, còn   họ c sinh thì ch ất lượ ng đượ c nâng lên rõ rệ t, tỉ  l ệ  h ọc sinh khá giỏ i và  trung bình tăng, số h ọc sinh y ếu kém giả m dần. Trên đây chỉ  giới thiệu một số  phương pháp lập phương trình hoá học  điển hình mà học sinh thường gặp phải trong quá trình học bộ môn hoá ở cấp  THCS Trong suốt thời gian viết đề tài tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng   dạy trên lớp để  kiểm nghiệm đề  tài và ngược lại. Trước tiên cần giúp học   sinh nắm vững một cách có hệ  thống về  cách cân bằng PTHH. Sau đó từng  bước nâng dần kĩ năng, tập dượt cho các em lập các phương trình hoá học từ  đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình luyện tập các em dần dần khắc phục  các sai lầm của mình khi gặp phải. Học sinh sẽ  bắt đầu cảm nhận được   niềm vui khi tự  mình lập được phương trình hoá học. Những học sinh khá                               Trang: 16
  17. giỏi môn Hoá hứng thú tìm đến với các phương trình khó, những học sinh yếu   cũng tự tin hơn khi lập các phương trình cơ bản. Kết quả kiểm tra khả năng  lập phương trình hoá học của học sinh cũng được nâng dần. Tóm lại: Đề  tài này chỉ  nêu một vài phương pháp khắc phục, tuy còn rất nhiều  phương pháp hơn nữa, nhưng vì thời gian và khả  năng có hạn nên tôi không  thể  đưa ra được nhiều phương pháp hơn nữa. Cuối cùng cũng rất mong sự  đóng góp chân thành và thẳng thắn của quý đồng nghiệp để  tôi có thể  sửa   chữa bổ  sung nhằm nâng cao hiệu quả  dạy học, đó là nguồn động viên và   kinh nghiệm quý báu để  giúp bản thân tôi trong quá trình giảng dạy sau này  được tốt hơn.  3.2. Đề xuất, kiến nghị:: Ngành giáo dục cũng cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ  dùng  dạy học được đầy đủ, kịp thời để  tạo điều kiện cho giáo viên được giảng   dạy tốt hơn. Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các  lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học  phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt cho từng đối tượng học sinh  để giúp các em học bộ môn Hoá được tốt hơn. Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ  động, chú ý rèn luyện  phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn !                                Trang: 17
  18.  XẾP LOẠI CỦA BAN HĐKH TRƯỜNG                                                                                                                                                         Hiệu Trưởng                                                                        Nguyễn Ngọc Phưởng                              Trang: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2