M ột s ốbi ện pháp rèn luy ện k ỹn ăng v ẽcho tr ẻ5-6 tu ổi trong tr ườ<br />
n g M ầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Mỗi người chúng ta điều mang cho mình một cá tính, sở thích riêng <br />
biệt không ai giống ai, có những người từ bé đã phát triển tốt về mọi mặt trí <br />
tuệ cũng như thể chất. Bên cạnh đó, không thiếu những người có được mặt <br />
này và thiếu sót những mặt kia, khiến cho những người có trách nhiệm như <br />
thầy cô, cha mẹ không khỏi những ngày tháng băn khoăn.<br />
Vì thế, để tìm ra những biện pháp giáo dục đúng đắn cho trẻ có phần <br />
yếu kém này là một điều hết sức quan trọng. Hơn nữa, nếu là con vật, thì nó <br />
chỉ sống theo bản năng nhưng đối với con người là một cá thể độc đáo, riêng <br />
biệt nó hoàn toàn khác nhau. Do đó cần tìm hiểu từng đặc điểm riêng của <br />
từng trẻ, để biết cách giáo dục trẻ sao cho nhân cách trẻ được phát triển một <br />
cách toàn diện.<br />
Từ đó “ Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó <br />
là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người". Vì vậy tạo hình là <br />
một trong những hoạt động quan trọng trong bậc học mầm non. Nó có tác <br />
dụng to lớn trong việc giáo dục phát triển toàn diện hình thành nhân cách cho <br />
trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ. Đặc biệt giúp cho trẻ có một trí <br />
óc tưởng tượng, sáng tạo, trên cơ sở đó nhằm phát triển tư duy trừu tượng <br />
cho trẻ.<br />
Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình bao gồm có vẽ, nặn, cắt, xé <br />
dán. Nhưng trên trang viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đi sâu vào việc <br />
những biện pháp rèn kỹ năng tạo hình vẽ cho những trẻ yếu ở lứa tuổi 56.<br />
Trong trường Mầm non hoạt động tạo hình “ Vẽ” giúp trẻ thể hiện <br />
những cảm xúc ấn tượng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung <br />
quanh bằng đường nét hình dáng màu sắc trên mặt phẳng của tờ giấy. Qua vẽ <br />
phát triển ở trẻ khả năng độc lập sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú góp <br />
phần bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành những tình yêu đối với cái đẹp, <br />
với vẻ đẹp thiên nhiên, với cuộc sống con người và với nghệ thuật. Ở lúa <br />
tuổi này, trẻ bắt đầu hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình <br />
dạng. Trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh đường nét để vẽ nhiều <br />
loại hình học có quan hệ gần gũi với nhau. Từ cơ sở thực tiễn, tôi thấy rằng <br />
các biện pháp dạy chưa phong phú, chưa đa dạng, giáo viên nắm bắt các biện <br />
pháp chưa có hiệu quả dẫn đến kết quả đạt được ở trẻ không cao.<br />
Trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh xảy ra nhiều mâu <br />
thuẩn: Như mâu thuẩn giữa yêu cầu với kết quả thực tế của trẻ. Có nghĩa là <br />
kết quả đạt được không như yêu cầu mong muốn hoặc yêu cầu quá cao so <br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 1<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
với kết quả mà trẻ thực hiện được.<br />
Vì vậy để giải quyết mâu thuẩn đó đòi hỏi người giáo viên phải có <br />
những biện pháp linh hoạt thích hợp để rèn kỹ năng vẽ cho trẻ đặc biệt ở <br />
những trẻ còn yếu trong bộ môn này. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài <br />
nghiên kứu này.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ tình <br />
cảm của trẻ và là con đường nhận thức nhằm: <br />
Thông qua vẽ phát triển sự nhạy cảm, những cảm xúc, tình cảm thẩm <br />
mĩ, có nhu cầu làm ra cái đẹp là những điều rất cần thiết cho cuộc sống của <br />
trẻ trong xã hội.<br />
Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng vẽ ở cơ sở ban đầu tạo <br />
nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo.<br />
Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ và lòng tự tin và khả năng cảm <br />
nhận về giá trị của mình.<br />
Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia <br />
nhập vào cộng đồng xã hội. Từ đó cho cho ta những kết quả: Trẻ có khả năng <br />
cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Hình thành ở <br />
trẻ lòng mong muốn và khả nưng thể hiện vẻ đẹp của các sự vạt hiện tượng <br />
trong cuộc sống xung quanh, để qua đó mà biểu lộ thái độ, tình cảm của mình <br />
qua tác phẩm nghệ thuật, và ở đây là chính là trong bài vẽ của mình.<br />
Trẻ em như “tờ giấy trắng”, do đó muốn cho trẻ phát triển một cách <br />
toàn diện, vững chắc thì trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người <br />
giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ về: Đức – Trí – Nhân – Thể Mỹ. Vì <br />
vậy để thực hiện tốt nhiêm vụ của mình thì người giáo viên nói chung và bản <br />
thân tôi nói riêng phải tích cực chủ động, sáng tạo, tìm ra những phương pháp, <br />
biện pháp phù hợp để dìu dắt học sinh có hiệu quả. Tạo nền tảng tốt cho các <br />
cháu sau này. Và từ đó tôi đã rút ra những nhiệm vụ cơ bản của đề tài như <br />
sau:<br />
Hình thành khả năng nhận thức thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ trước vẻ <br />
đẹp của thế giới xung quanh.<br />
Giúp trẻ có điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ , cảm xúc, tình cảm của <br />
mình đối với những gì được trẻ thể hiện trong quá trình vẽ.<br />
Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng tạo, biểu cảm theo ý <br />
đồ, sáng kiến theo bản thân, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động vẽ <br />
một cách độc lập.<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 2<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra biện pháp tổ<br />
chức phương pháp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sao Mai làm<br />
quen với những kĩ năng vẽ, tạo hình một cách tốt hơn, dễ dàng hơn khi t ổ<br />
chức “Xây dựng một tiết dạy tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.<br />
4 . Giới hạn phạm vi nghiên cứu :<br />
Đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tạo hình ở những trẻ 56 <br />
tuổi trong trường Mầm Non Sao Mai.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:<br />
Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong<br />
chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là<br />
một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân<br />
đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo<br />
dục trẻ phát triển toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì<br />
hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó g ắn<br />
liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua<br />
hoạt động tạo hình đêm đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc<br />
chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Đọc sách báo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.<br />
Dự giờ quan sát hoạt động của cô, xem tretreen tiết học vẽ, ghi chép <br />
lại các hoạt độngcủa cô và trẻ.<br />
Đọc kế hoạch, đọc giáo án của người dạy.<br />
Trao đổi với giáo viên, với ban giám hiệu nhà trường.<br />
Khảo sát mức độ nắm bắt của trẻ.<br />
Tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp hình thành kỷ năng vẽ <br />
ở trẻ.<br />
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên <br />
cứu...<br />
II.Phần nội dung:<br />
1 . Cơ sở lí luận :<br />
Quan điểm của Đảng ta ngày càng quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo<br />
dục. Đổi mới mạnh mẽ giáo dục Mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 3<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc<br />
chương trình giáo dục và sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, c ơ b ản, phù<br />
hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể. Thực hiện nghiêm túc ch ương<br />
trình phổ cập giáo dục Mầm non.<br />
Như Nghị Quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng<br />
(Khoá VIII) đã nêu: “Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất l ượng<br />
giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Là một<br />
giáo viên mầm non tôi đã trải qua một quá trình nghiên c ứu tìm tòi, tích c ực<br />
học hỏi và vận dụng một số biện pháp để giúp trẻ học t ốt môn tạo hình, l ứa<br />
tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi.<br />
Theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng: Sự phát triển con <br />
người thông qua quá trình kế thừa mang tính xã hội, các tính chất tâm lý, các <br />
năng lực tâm lý đặc trưng cho con người, qua quá trình lĩnh hội của cá thể <br />
nền văn hóa vật chất, tinh thần được đúc kết trong lịch sử xã hội loài người... <br />
Như vậy hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động mang tính xã hội, mang <br />
bản chất xã hội rõ riệt.<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính <br />
sáng tạo. Cách tổ chức dạy hoạt động tạo hình cho trẻ tích hợp thêm các hoạt <br />
động phù hợp với nội dung bài dạy và gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia <br />
học tập. Đồng thời hình thành ở trẻ những kỹ năng kỹ xảo như kỹ năng cầm <br />
bút vẽ, kỹ năng vẽ những đường nét cơ bản, kỹ năng sử dụng màu sắc và vẽ. <br />
Qua đó trẻ vẽ được những sản phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng <br />
những hình tượng nghệ thuật, trẻ thấy mình được tự thể hiện và là một hoạ <br />
sĩ tý hon. Và mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề để tìm cách vận dụng<br />
phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ làm quen v ới ho ạt<br />
động tạo hình đạt kết quả cao.<br />
2. Thực trạng :<br />
* Thuận lợi :<br />
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài thì tôi có được những thuận lợi<br />
sau:<br />
Đã năm năm liền tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn. Tôi đã đúc<br />
rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn tạo hình và đây<br />
cũng chính là môn dạy mà tôi yêu thích.<br />
- Trường nằm ngay ở trục chính của con đường giao thông trong<br />
phường, thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ huynh.<br />
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục. 100% giáo viên<br />
có trình độ trung cấp trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 4<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
học hỏi kinh nghiệm.<br />
- Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và<br />
học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây c ảnh góp<br />
phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể<br />
hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.<br />
Trường luôn cập nhật thông tin nhanh với những thông tin đổi mới qua <br />
các lớp tập huấn, chuyên đề, mạng lưới công nghệ thông tin.<br />
Lớp học rộng, thoáng mát dễ tạo góc mở.<br />
Trẻ đi học tương đối đều.<br />
*Khó khăn.<br />
Bên cạnh những thuận lợi thì cung cũng gặp những khó khăn sau:<br />
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn tr ẻ.<br />
Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho r ằng<br />
việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.<br />
- Về chất lượng trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều, trong khi thể hiện ý<br />
tưởng của mình một số cháu còn nhút nhát<br />
Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của trẻ, xem nhẹ việc <br />
học của bậc mầm non.<br />
3 .Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp :<br />
a . Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:<br />
Sử dụng các giải pháp, biện pháp nhằm giúp trẻ :<br />
Hình thành cho trẻ kiến thức trình tự các thao tác trong quá trình hoạt <br />
động, khả năng nhận thức thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ trước vẻ đẹp của thế <br />
giới xung quang.<br />
Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, trẻ sáng tạo hơn. Giúp trẻ <br />
có điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ, cảm xúc, tình cảm của mình đối với <br />
những gì được trẻ thể hiện trong quá trình vẽ.<br />
Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng tạo, biểu cảm theo ý <br />
đồ, sáng kiến theo bản thân, biết giải quyết các vấn đề trong hoạt động vẽ <br />
một cách độc lập.<br />
Khi vận dụng những giải pháp biện pháp này nhằm mang lại hiệu quả: <br />
Về khả năng hoạt động tạo hình của trẻ nói chung và hoạt động vẽ nói riêng. <br />
Trẻ tiến bộ một cách vượt bậc, trẻ sáng tạo hơn, vẽ chi tiết cụ thể hơn, <br />
cách trưng bay bố cục hợp lý, tô màu đúng phù hợp. Nội dung và cách thức <br />
thực hiện giải pháp.<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 5<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
b.Nội dung và cách thực hiện giải pháp.<br />
* Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học.<br />
Môi trường lớp học đẹp sẽ tạo gây hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt <br />
động tại lớp. Tôi tạo môi trường lớp học với các góc mở, trưng bày các sản <br />
phẩm của trẻ chủ yếu là sản phẩm tạo hình.<br />
Trong góc tạo hình, tôi nhận thấy tạo hình là một môn nghệ thuật luôn <br />
được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận <br />
cảm xúc.Trong góc tạo hình tôi chia thành các góc nhỏ như: Góc nặn, góc vẽ, <br />
góc xé dán, góc trang trí… Cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các <br />
cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, <br />
tô màu, nặn, cắt dán, in...<br />
Hàng ngày tôi cho trẻ lựa chọn các phương tiện để thể hiện tuỳ theo ý <br />
muốn, qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản.Trẻ được vẽ <br />
cắt dán bằng trí <br />
tưởng tượng của chính mình, nặn những đồ vật bằng đất nặn. Qua đó trẻ <br />
thấy tự hào với sản phẩm của chính mình tạo ra và tự hào về sản phẩm đó.<br />
Thông qua các hoạt động tạo hình trẻ có những kỹ năng như: Nhận <br />
thức, giao tiếp, xã hội, vận động tinh, vận động thô. <br />
Đối với những trẻ còn yếu về bộ môn tạo hình và đặc biệt là các kỹ <br />
năng vẽ, trong các hoạt động như hoạt động góc tôi thường xuyên để ý và bồi <br />
dưỡng trẻ , tôi thường chú ý hướng trẻ vào các chủ điểm đang học . Ví dụ: <br />
khi dạy chủ điểm “ Tết và mùa xuân” tôi tạo quang cảnh của ngày tết như có <br />
hoa, có bánh, có nhiều tranh ảnh phong phú..... tôi gợi hỏi để trẻ phát huy tư <br />
duy đồng thời tôi hướng dẫn mẫu cho trẻ quan sát. Tập cho trẻ vẽ từ từ, vẽ <br />
từ nét cơ bản đến nét phức tạp, vẽ từ dể đến khó. Ngày hôm nay tôi cho trẻ <br />
chơi tại góc này, ngày mai tôi cho trẻ chơi tại các góc khác nhau, đồng thời tôi <br />
gây hứng thú kích thích tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát huy về năng khiếu .<br />
Không những chỉ cho trẻ hoạt động tại các góc mở mà để tránh nhàm <br />
chán cho trẻ. Tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, ví dụ như khi <br />
trẻ chưa biết cầm bút vẽ được bông hoa , tôi cho trẻ dùng bột màu vẽ bằng <br />
các ngón tay.Tôi kích thích động viên trẻ “ Con vẽ đẹp quá” ,trẻ thấy tin <br />
tưởng và ngày càng cố gắng để vẽ cho đẹp hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 6<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Biện pháp 2: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.<br />
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo <br />
nghệ thuật.Trong các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non, người giáo viên <br />
thấy luôn cần phải kết hợp giữa các bộ môn với nhau, nhất là đối với bộ môn <br />
tạo hình.<br />
Nhận thấy việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi có một tầm quan trọng đặc <br />
biệt đối với trẻ yếu về bộ môn tạo hình và ở đây là kỹ năng vẽ, tôi đặt ra kế <br />
hoạch và thường xuyên kết hợp với các hoạt động khác như hoạt động ngoài <br />
trời, hoạt động góc, hoạt động chiều và kết hợp với các bộ môn học trong các <br />
hoạt động nối tiếp...<br />
Ví dụ khi dạy trẻ giờ làm quen với văn học bài thơ “ Cô dạy con” hoạt <br />
động nối tiếp tôi cho trẻ vẽ về các phương tiện giao thông, với những trẻ <br />
yếu tôi hướng dẫn kỹ và qua tâm tới trẻ nhiều hơn.<br />
Hay trong giờ tìm hiểu môi trường xung quanh “về luật lệ giao <br />
thông” ,tôi cho trẻ vẽ về đèn giao thông.Trẻ còn yếu tôi gợi hỏi cho trẻ biết <br />
“Đèn giao thông có dạng hình gì con nhỉ? có màu gì ? khi cầm bút vẽ con làm <br />
như thế nào?”.....<br />
Từ sự quan tâm của giáo viên và việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi đã giúp <br />
cho trẻ tự tin hơn trong học tập .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 7<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Biện pháp 3: Tuyên truyền với phụ huynh.<br />
Nắm được tình hình học tập của trẻ thông qua các hoạt động học tập <br />
tại trường, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học <br />
tập của trẻ. Đối với những trẻ yếu tôi gợi ý cho phụ huynh cách thực hiện <br />
hướng dẫn trẻ tại nhà như không nên gò ép trẻ, mà thường xuyên cho trẻ <br />
được làm quen với các dụng cụ học tạo hình như đất nặn, bút màu , giấy <br />
vẽ....Khuyến khích động viên trẻ để giúp trẻ hưng phấn và tạo ra nhiều sản <br />
phẩm đẹp.Tôn trọng ý chí của trẻ.<br />
Để tuyên truyền sâu rộng tôi tạo góc tuyên truyền sản phẩm của trẻ <br />
ngoài cửa và trao đổi để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em <br />
họ mà có biện pháp kết hợp cùng cô giáo.<br />
Từ những trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và phụ huynh học sinh <br />
mà có sự kết hợp dạy trẻ cùng tiến bộ.<br />
* Biện pháp 4: Sử dụng loại tiết trong hoạt động tạo hình.<br />
* Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không<br />
thể thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng ở<br />
trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình<br />
thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mĩ và nét độc đáo của các sự vật, hiện<br />
tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải<br />
đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình<br />
mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác tuy<br />
nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng thú tạo hình của trẻ.<br />
* Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang<br />
tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 8<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối<br />
tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, và tạo sản phẩm theo ấn tượng<br />
của trẻ, củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương<br />
thức tạo hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc.<br />
Thông qua đó nó sẽ phát trển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Hình<br />
thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế tôi chỉ là người gợi ý<br />
và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính.<br />
* Hoạt động tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động<br />
tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình<br />
thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ đôi lúc sự định hình<br />
chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn<br />
chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự<br />
chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã<br />
được trãi nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách<br />
tự nhiên.<br />
Bên cạnh những định hướng, những phương pháp giúp trẻ học tốt môn t ạo<br />
hình, thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên<br />
kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm mà trẻ làm ra, hay đối với<br />
những trẻ chưa làm tốt hay chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một<br />
lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn n ữa trong giờ ho ạt động lần sau.<br />
Việc nhận xét sản phẩm của giáo viên đối với sản phẩm của trẻ cũng rất<br />
quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào<br />
lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá tác phẩm<br />
nghệ thuật trên bản thân trẻ. Biết rõ điều đó trong các giờ tạo hình tôi luôn<br />
biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những hạn<br />
chế còn trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng bản thân c ủa<br />
mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, trong các giờ hoạt động tôi<br />
luôn đặt những câu hỏi như " Con thấy thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con<br />
lại thích sản phẩm đó nhất? Để làm nên sản phẩm này thì con phải làm nh ư<br />
thế nào?" để hình thành ở trẻ những tiền đề đánh giá, nhận xét sản phẩm.<br />
Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm của trẻ cũng cần phải chính xác, phù h ợp<br />
với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với tác phẩm<br />
nghệ thuật của mình. Khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ tôi luôn căn c ứ<br />
vào các điểm sau:<br />
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi: Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ<br />
khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì<br />
chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì.<br />
+ Bên cạnh đặc điểm tâm sinh lý thì cần phải dựa vào mục tiêu đặt ra<br />
trong giờ hoạt động cũng rất quan trọng. Không nên quá ôm đồm quá nhiều<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 9<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
mục tiêu trong 1 giờ hoạt động quá mà cần đưa ra những mục tiêu phù hợp và<br />
từ đó dựa vào những mục tiêu đó để đánh giá cái gì trẻ đã đạt được và chưa<br />
đạt được.<br />
+ Dựa vào nội dung của hoạt động tạo hình để đánh giá năng l ực c ủa<br />
trẻ, cũng như sự tiến bộ dần của quá trình từ đầu năm học cho đến cuối năm<br />
để thấy được sự chuyển biến rõ rệt ở khả năng tạo hình trên trẻ.<br />
Khi nhận xét việc khen chê cũng phải khéo léo, lời lẽ nhận xét sản<br />
phẩm phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải<br />
nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo tình thú vị của trẻ,<br />
phải chỉ cho trẻ thấy sự gống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu t ả và<br />
giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động. Bằng lời nói<br />
của mình tôi rèn luyện cho trẻ khả năng nhận xét kết quả hoạt động c ủa trẻ,<br />
nhận ra những thiếu sót và có hướng sửa chữa những thiếu sót ấy.<br />
Cùng với những hoạt động chung hằng ngày hay hoạt động mọi lúc<br />
mọi nơi, thì ngoài ra trong trường cũng tổ ch ức các hoạtt động phong trào vui<br />
chơi, đón lễ hội, thông qua đó trẻ được quan sát cách trang trí, vẽ đẹp của các<br />
ngày lễ hội, hay cuộc thi vẽ tranh trong trường để từ đó tôi tìm hi ểu được<br />
năng khiếu của mỗi trẻ từ đó có hướng bồi dưỡng kịp thời. Ngoài ra, hằng<br />
ngày tôi cũng có 1 cuốn sỗ nhật ký hằng ngày để theo dõi trẻ t ừ đó phát hi ện<br />
ra năng khiếu ở mỗi trẻ để bồi dưỡng thêm.<br />
VD: Cháu Bảo Ngân có khả năng vẽ và tô màu, tuy nhiên cháu vẽ và tô<br />
cẩn thận cho nên sản phẩm của cháu hoàn thành chậm. Từ đó tôi có h ướng<br />
giúp cháu nâng dần mức độ tiến hành nhanh hơn bằng những mẹo nhỏ như<br />
khi tô màu nếu trên bức tranh có nhiều chỗ cần tô mãng màu đó thì s ẽ tô cho<br />
hết màu đó xong đổi lấy màu kác và tiếp tục tô như thế.<br />
Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành<br />
phần không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát<br />
triển một cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp hài hoà gi ữa nhà tr ường và<br />
gia đình cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng được tiến bộ hơn và<br />
phát triển năng lực hơn khi được rèn luyện thường xuyên và đồng b ộ. Ở các<br />
buổi họp phụ huynh cũng như những lần đón- trả trẻ tôi cũng đã trao đỗi với<br />
phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng của trẻ và tầm quan tr ọng<br />
của bộ môn tạo hình đối với trẻ cho phụ huynh thấy rõ, để từ đó có hướng<br />
phối hợp cùng nhà trường giúp trẻ học tốt hơn bằng cách mua sắm các sách<br />
tô màu, vẽ, bút màu, đất nặn... để luyện tập thêm cho trẻ trong th ời gian ở<br />
nhà.<br />
* Biện pháp 5: Dạy tạo hình thông qua các môn học khác:<br />
Ví dụ: - Môn làm quen với toán: Cho trẻ vẽ tô màu trang trí hình vuông<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 10<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
và hình chữ nhật. - Môn làm quen với môi trường xung quanh: Ví dụ cho trẻ<br />
vẽ các con vật, các loại quả hay các phương tiện giao thông, và người thân<br />
trong gia đình,… - Môn văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “cây dừa” cho<br />
trẻ vẽ cây dừa. - Môn làm quen với chữ cái. Ví dụ: tr ẻ tô màu vào ch ữ in<br />
rỗng, vào vở tập tô. - Học tạo hình mọi lúc, mọi nơi Trẻ được làm quen với<br />
môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ<br />
nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên<br />
nền. Ví dụ: trẻ dùng phấn để vẽ cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà<br />
trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để<br />
làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình. + Giờ sinh hoạt chiều: Ví dụ: tôi cho<br />
trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ nh ững con v ật đó. + ở các<br />
hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi dậy vẽ, nặn, xé, dán. Góc nghệ<br />
thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ Ngôi<br />
nhà của bé”. Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp tôi th ường gợi ý cho tr ẻ t ạo hình ở<br />
nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ,<br />
hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, n ặn<br />
theo mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà<br />
trẻ đã được làm quen ở lớp.<br />
Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình: Ngoài<br />
việc giảng dạy trong giờ hoạt động tạo hình, tôi còn thường xuyên chia<br />
nhóm các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi<br />
nơi.<br />
Ví dụ 1: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và g ợi ý<br />
cho trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví du 2: Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên<br />
trẻ vẽ về những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ. Những<br />
trẻ khá, giỏi tôi gợi, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy tính sáng tạo. Ví du:<br />
Trẻ đang vẽ ô tô gợi hỏi “Con sẽ vẽ ô tô chạy ở đâu?” Đường đồng bằng hay<br />
miền núi, các ngã tư đường có gì, trên bầu trời có gì? để trẻ có th ể t ưởng<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 11<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
tượng một cách sáng tạo trong khi thực hiện vẽ.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Các giải pháp, biện pháp này nó có mối quan hệ biện chứng cho nhau, <br />
không thể thiếu được trong quá trình hình thành kỹ năng vẽ ở trẻ, biện pháp <br />
này hổ trợ cho biện pháp kia thúc đẩy nhau tạo nên kết quả của trẻ.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :<br />
<br />
Nhóm Số Nội dung khảo Giỏi Khá Trung Yếu<br />
khảo sát trẻ sát bình<br />
<br />
Nhóm 30 Khả năng quan 2 8 10 10<br />
chưa thực sát, phân tích mẫu. (6.6%) (26,6%) (33.3%) (33.3%)<br />
hiện đề tài<br />
Kỹ năng cầm bút 5 8 10 7<br />
vẽ và tô màu. (16,6%) (26,6%) (33,3%) (23,3%)<br />
<br />
Cách sắp xếp bố 2 7 11 10<br />
cục tranh phù hợp. (6.6%) (23,3%) (36,6%) (33.3%)<br />
<br />
Nhóm đã 30 Khả năng quan 6 14 9 1<br />
thực hiện sát, phân tích mẫu. (20%) (46,6%) (30%) (3.3%)<br />
đề tài<br />
Kỹ năng cầm bút 15 10 5 0<br />
vẽ và tô màu. (50 %) (33,3%) (16,6%)<br />
<br />
Cách sắp xếp bố 15 10 5 0<br />
cục tranh phù hợp. (50 %) (33,3%) (16,6%)<br />
<br />
Nhìn vào bảng kết quả đạt cho chúng ta thấy kết quả lúc chưa thực <br />
hiện đề tài và lúc đã thực hiện đề tài rồi. Giữa hai kết quả đó có sự khác biệt <br />
rỏ riệt. Điều đó chứng minh rằng : áp dụng các biện pháp phù hợp đúng lúc <br />
sẽ cho ta kết quả vượt bậc. <br />
Từ những biện pháp rèn trẻ học còn yếu về bộ môn tạo hình và ở đây <br />
là vẽ tại lớp học, đã mang lại nhiều giá trị cho việc dạy và học của cô và trò. <br />
Cô thì nắm vững phưong pháp bộ môn và hình thức mới trong việc cung cấp <br />
kiến thức cho học sinh. Biết vận dụng biện pháp phù hợp và xử lý tình <br />
huốnglinh hoạt hơn. Học sinh thì hứng thú tập trung hơn, kết quả khảo <br />
nghiệm cao hơn.<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 12<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu:<br />
Qua thời gian thực hiện tôi thấy các cháu có sự tiến bộ rõ rệt. Những <br />
cháu khi chuyển từ trường khác về còn chưa biết về vẽ hiện nay đã biết vẽ <br />
và đặt tên cho sản phẩm của mình, những cháu chưa biết bố cục bức tranh, tô <br />
màu cho phù hợp hiện nay đã có sự tiến bộ rõ rệt.<br />
Kết quả đạt được như sau:<br />
<br />
Số trẻ Trẻ đạt yêu cầu Trẻ không đạt yêu cầu<br />
<br />
Đầu năm 16 trẻ = 53.33 % 14 trẻ = 46,66 %<br />
<br />
Cuối học kỳ I 29 trẻ = 96,7 % 1 trẻ = 3.3%<br />
<br />
* Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài:<br />
Sau những biện pháp mà tôi đã đầu tư nghiên cứu và đã áp dụng thực hiện <br />
từ đầu năm học cho tới nay về các kỹ năng vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn, kết quả <br />
tăng lên rõ riệt. Đó là điều làm cho bản thân tôi thấy phấn khởi, yêu nghề, <br />
mến trẻ nhiều hơn, giúp cho tôi có nhiều nghị lực trong công tác, đó là những <br />
giá trị khoa học mà khi tôi thục hiện đề tài đã mang lại, trẻ hứng thú hơn, biết <br />
sáng tạo trong thể hiện tác phẩm của mình. Các bậc phụ huynh có tầm nhìn <br />
khác hẳn, biết quan tâm đến việc học của con em mình, và xem việc học của <br />
bậc mần non cũng không kém phần quan trọng như các bậc học khác. Từ đây <br />
quan niệm “người giáo viên mần non” trong ánh mắt của những người cha, <br />
người mẹ có phần kính trọng và thân thiện hơn.<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận:<br />
Với những biện pháp và nội dung mà tôi đề ra đã giúp cho tôi xác định <br />
được mục tiêu và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng vẽ cho những trẻ ở <br />
lứa tuổi 56. Nó giúp trẻ thấy mạnh dạn, tự tin rất nhiều khi các sản phẩm <br />
tạo ra được cô giáo và người lớn đánh giá. Qua đó trẻ thấy yêu thích khi tới <br />
lớp học. Cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn.<br />
2. Kiến nghị :<br />
Nhà trường có kế hoạch cụ thể tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban <br />
ngành đoàn thể đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí xây dựng lớp học, sân chơi <br />
phù hợp với hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng cho trẻ <br />
với quy mô mở.<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 13<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
Trang bị đồ dùng dạy học phục vụ đầy đủ cho cô và trẻ.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc thực hiện <br />
chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tại trường mẫu giáo, rất mong có sự tham <br />
gia đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng <br />
thực hiện được tốt hơn .<br />
<br />
<br />
Xin trân thành cảm ơn. <br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Thục Oanh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
(Đã ký)<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Nhẫn<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 14<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản<br />
<br />
1 1.Bộ giáo dục & đào tạo- Sưu tầm Nhà xuất bản Giáo<br />
Chương trình giáo dục dục.<br />
mầm non hướng dẫn kĩ<br />
năng tạo hình- TPHCM<br />
-2009<br />
<br />
2 Những bài SKKN hay bậc Sưu tầm Trong các bài<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 15<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
học Mầm non giảng.<br />
<br />
3 Các kĩ năng vẽ gấp, xé. Sưu tầm Trên Itetner.<br />
dán,nặn.<br />
<br />
<br />
4 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Sưu tầm NXBĐHQG-Hà<br />
mầm non Nội -1997<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 16<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu:.................................................................................................... 1<br />
1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................. 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:....................................................................... 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 2<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:......................................................................... 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :................................................................................3<br />
II.Phần nội dung:.................................................................................................. 3<br />
1. Cơ sở lí luận :................................................................................................... 3<br />
2. Thực trạng :...................................................................................................... 4<br />
3.Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp :..........................................5<br />
III. Kết luận, kiến nghị.......................................................................................11<br />
1.Kết luận:.......................................................................................................... 11<br />
2.Kiến nghị :........................................................................................................11<br />
Tài liệu tham khảo..............................................................................................13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 17<br />
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Sao Mai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Hồ Thị Thục Oanh 18<br />