Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN <br />
DẠY KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH <br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
<br />
<br />
Thuộc bộ môn hoặc lĩnh vực: Quản lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh<br />
Chức danh: Hiệu trưởng<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học<br />
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 1<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Đọc thành tiếng là một kỹ năng thiết yếu trong phân môn tập đọc. Đối <br />
với các trường chỉ dạy hoàn toàn học sinh người Kinh thì kỹ năng này hầu <br />
như không cần phải chú ý nhiều bởi đây là một kỹ năng hoàn toàn tự nhiên. <br />
Học sinh học phân môn Tập đọc ở trường tiểu học khi bắt đầu bước vào lớp <br />
Một trong khi các em đã có một số vốn từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và <br />
khả năng đọc thành tiếng tương đối tốt. Vì thế việc dạy cho các em đọc thành <br />
tiếng vô cùng đơn giản.<br />
Nhưng đối với các em học sinh người dân tộc Êđê thì kỹ năng đọc <br />
thành tiếng là một kỹ năng quan trọng mà các cô phải là người vất vả rèn giũa <br />
từ lớp Một đến hết bậc Tiểu học.<br />
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng hiện tại có 59,6% học sinh dân tộc <br />
thiểu số. Hầu hết học sinh dân tộc thiểu số ở đây là người dân tộc Êđê. <br />
Người Êđê ở buôn ÊCăm là dân gốc sống ở cao Nguyên từ lâu đời. Thế hệ <br />
ông bà các em nhiều người không biết tiếng Kinh, thế hệ bố mẹ các em biết <br />
nói tiếng Kinh nhưng một số không biết đọc, không biết viết. Vì thế, vốn <br />
tiếng Việt của các em khi vào lớp Một rất hạn chế.<br />
Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ để học sinh <br />
chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo <br />
dục. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy <br />
học, chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự <br />
hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến <br />
những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của bậc học Tiểu học.<br />
Thực tế nhiều năm làm công tác quản lý ở trường tôi đã rất trăn trở về <br />
kỹ năng đọc của học sinh mình. Tất cả các em học sinh người Êđê từ khối lớp <br />
Một đến khối lớp Năm đều có kỹ năng đọc hạn chế. Bên cạnh đó, do đòi hỏi <br />
của xu hướng, của yêu cầu đa dạng về môn học và các hoạt động trong nhà <br />
trường, nên môn Tiếng Việt mặc dù đã được ưu tiên nhưng vẫn không đáp <br />
ứng được yêu cầu thích đáng về thời gian để giáo viên dạy và để các em được <br />
học.<br />
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học được xác định là môn công cụ. Các <br />
em phải học được môn Tiếng Việt thì mới học được các môn học khác. Trong <br />
môn Tiếng Việt thì có rất nhiều phân môn các em cần học, cần được trang bị <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 2<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
nhưng trong đó, tôi quan tâm trước hết là phân môn Tập đọc. Môn Tập đọc <br />
Nhằm trang bị và phát triển cho các em các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng <br />
Việt. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đọc, nhằm từng bước giúp học <br />
sinh làm chủ được ngôn ngữ tiếng Việt để học tập trong nhà trường và giao <br />
tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong môi trường xã hội <br />
thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi các em. Tập đọc góp phần cùng các <br />
môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản cho học sinh tiểu học, cung <br />
cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người... Từ đó bồi <br />
dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, yêu lẽ <br />
phải và sự công bằng. Có ý thức nói đúng, đọc đúng, nghe đúng tiếng Việt. <br />
“Đọc” trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học. Đọc là kĩ năng sẽ <br />
giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ ngôn ngữ. Chúng giúp học sinh phát <br />
hiện và ghi nhớ rất nhiều câu nói, nhiều từ vựng. <br />
Trong kỹ năng đọc thì có đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm,.. <br />
nhưng với học sinh trường mình, điều tôi cần nhất đó là kỹ năng đọc thành <br />
tiếng. Bởi lẽ, trong các kỹ năng trên thì kỹ năng đọc thành tiếng là kỹ năng cơ <br />
bản nhất đối với các em.<br />
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng đối với một số trường tất nhiên sẽ là <br />
không quan trọng bỡi lẽ đa số học sinh đã đọc tốt, có cần chăng thì chỉ quan <br />
tâm cho việc rèn học sinh cách cảm thụ văn bản, cách đọc sao cho hay, diễn <br />
cảm các văn bản đó nhưng đối với thực tế học sinh trường mình công tác, đây <br />
là một vấn đề to lớn mà bản thân tôi thấy cần phải giải quyết, cần có kế <br />
hoạch và phương pháp đồng bộ để giúp giáo viên giải quyết bài toán khó, giải <br />
quyết một thực tế là học sinh đứng lên đọc bài mà cô và bạn không nghe, <br />
không hiểu được văn bản.<br />
Với học sinh mình, môn Tiếng Việt là môn phải ưu tiên, phân môn tập <br />
đọc là phân môn phải ưu tiên, kỹ năng đọc là kỹ năng phải ưu tiên nhưng bản <br />
thân tôi chọn một kỹ năng mà tôi thấy quan trọng nhất, cần thiết nhất cho các <br />
em đó là kỹ năng Đọc thành tiếng.<br />
Quan nhiều năm chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, tôi đã rút ra <br />
nhiều kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện dần trong công tác quản lý hoạt <br />
động dạy học của mình đặc biệt là hoạt động dạy các kỹ năng đọc thành <br />
tiếng cho học sinh. Vì thế, lần này tôi chọn nội dung đọc thành tiếng cho học <br />
sinh để làm bài viết trao đổi kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp với <br />
đề tài Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số trường TH Đinh Tiên Hoàng.<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 3<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: <br />
Đọc thành tiếng là một kỹ năng cần thiết, kỹ năng công cụ để các em học <br />
môn Tiếng Việt. Các biện pháp, giải pháp sau đây nhằm giúp người dạy giải <br />
quyết được những khó khăn trong hoạt động dạy đọc cho các em nhất là hoạt <br />
động đọc thành tiếng. Đó là giải quyết khó khăn trong việc dành thời gian cho <br />
hoạt động đọc trong quỹ thời gian hạn hẹp của 40 phút/ 1 tiết với quá nhiều <br />
yêu cầu cần phải đạt được đối với học sinh dân tộc. <br />
Nhiệm vụ: Nêu được cách thức để người dạy thực hiện nhằm tháo gỡ <br />
được những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong hoạt động dạy học, cho <br />
việc tăng thời lượng dạy học và các biện pháp đồng bộ khác khuyến khích <br />
học sinh thực hiện tốt kỹ năng đọc của mình.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Phương pháp dạy Tiếng Việt, kỹ năng dạy đọc và kỹ năng dạy đọc thành <br />
tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng các năm học 20142015, 2015<br />
2016 và 20162017<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập;<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” <br />
(Lênin). Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương <br />
tiện giao tiếp mà là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện <br />
giao tiếp đặc trưng của loài người. Không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn <br />
tại. <br />
Mục đích dạy tập đọc cho học sinh nói chung và dạy kỹ năng đọc <br />
thành tiếng nói riêng trong nhà trường là để cho HS có thể sử dụng ngôn ngữ <br />
làm phương tiện sắc bén để giao tiếp, vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ <br />
quan trọng nhất của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Tất cả các giờ dạy <br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 4<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
tiếng Việt, cả dạy đọc, viết, cả nghiên cứu ngữ pháp, từ ngữ... phải đi theo <br />
khuynh hướng này. HS phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững <br />
các phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó. <br />
HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà cho người <br />
khác cho nên ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời, <br />
vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm <br />
phương tiện để dạy và học Tiếng Việt.<br />
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy, <br />
“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (C. Mác). Ngôn ngữ là <br />
phương tiện của nhận thức lôgíc, lí tính. Chính trong các đơn vị và dạng thức <br />
ngôn ngữ có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy của con người không <br />
thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra <br />
những tiền đề để phát triển tư duy. Từ đây người ta rút ra những kết luận có <br />
tính chất phương pháp: kiến thức, kĩ xảo ngôn ngữ phải được xem xét như là <br />
những yếu tố của phát triển tư duy, các hệ thống dạy học tiếng Việt cần bảo <br />
đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho HS <br />
khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác <br />
nhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư duy.<br />
Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của <br />
HS. Những quan sát và ấn tượng sống của trẻ em phải là cơ sở cho bài học <br />
tiếng Việt. HS sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống của nó, thông <br />
qua việc phân tích tổng hợp đến những khái quát hóa, những định nghĩa lí <br />
thuyết, những quy tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống <br />
động trong dạng nói và dạng viết. Kết quả là các em tiếp nhận được những <br />
mẫu lời nói và quy tắc ngôn ngữ một cách có ý thức. <br />
Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ <br />
bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, <br />
nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc <br />
gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá <br />
thể và phân hóa trong dạy học... Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng <br />
những nguyên tắc này theo đặc trưng riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc gắn <br />
liền lí thuyết và thực hành trong phương pháp dạy học Tiếng Việt đòi hỏi <br />
một hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩ bằng lời nói, viết, cùng <br />
với việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết trong bài tập. <br />
Nhiệm vụ phát triển lời nói đã quy định việc xây dựng chương trình Tiếng <br />
Việt mà tất cả các phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, <br />
đọc, viết. <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 5<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia và là ngôn ngữ chính thức dùng trong <br />
nhà trường nên phải xác lập việc dạy tiếng Việt có "quán triệt đặc điểm dân <br />
tộc" Việc tính đến đặc điểm dân tộc đòi hỏi coi trọng biện pháp quy nạp, <br />
biện pháp trực quan, biện pháp giao tiếp, đặc biệt là biện pháp được nâng lên <br />
như một phương pháp "biện pháp đối chiếu” (PGS.Trương Dĩnh). Có thể đối <br />
chiếu trên tất cả cấp độ ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách,... <br />
theo hướng đối chiếu tương đồng để việc dạy học có hiệu quả.<br />
Các căn cứ để thực hiện là Công văn 896/BGDĐTGDTH ngày 1322006 <br />
về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Công văn số <br />
9832/ BGDĐTGDTH ngày 192006 về Hướng dẫn thực hiện chương trình <br />
các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5; Công văn số 1015/SGDĐTGDTH “Hướng dẫn <br />
điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông cấp tiểu học” <br />
Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐTTg củaThủ tướng <br />
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học <br />
sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”. ngày 17/8/2016. <br />
Công văn số 8114/BGDĐTGDTH về việc nâng cao chất lượng dạy học <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Dạy học tiếng Việt, trong đó có hoạt động rèn cho học sinh kỹ năng <br />
đọc là hoạt động thường xuyên, liên tục trong từng tiết học và được dạy từ <br />
lớp Một đến lớp Năm của bậc học tiểu học. Cùng với việc đổi mới phương <br />
pháp dạy học, đổi mới các kỹ năng dạy học đã được tập huấn và triển khai <br />
trong nhiều năm nay thì chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung và chất <br />
lượng đọc thành tiếng của học sinh nói riêng cũng đã có nhiều chuyển biến <br />
đáng kể. <br />
Nhiều năm nay, học sinh dân tộc thiểu số trong trường không còn hiện <br />
tượng lên lớp năm rồi mà còn đánh vần, đọc không ra văn bản nhưng thực tế <br />
thì chất lượng đọc ở nhiều em chưa đáp ứng được Chuẩn kiến thức kỹ năng <br />
cần đạt.<br />
Đa số các em đọc còn sai dấu câu( Đây là lỗi phổ biến nhất). Phát âm <br />
sai phần vần, đọc sai chữ, ngắt nghỉ không đúng chỗ, đúng nhịp. Các em còn <br />
đọc rất chậm và rất nhỏ, đọc không đúng tốc độ, ngắt ngứ dẫn đến việc <br />
không diễn đạt được trọn vẹn câu, người nghe khó hiểu. Đọc quá nhỏ cả lớp <br />
và cô không nghe được.<br />
Việc học trong đó đa phần là sinh dân tộc thiêu số đọc thành tiếng <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 6<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
chưa đảm bảo yêu cầu là do nhiều nguyên nhân:<br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em. Học tiếng Việt đối với các <br />
em sẽ gặp khó khăn gấp đôi so với học sinh người Kinh. Các em lớp Một đến <br />
trường với vốn từ vựng tiếng Việt vô cùng hạn hẹp, kiến thức ngữ pháp và <br />
kỹ năng giao tiếp tiếng Việt ít ỏi. <br />
Mặc dù cả trường đã tổ chức dạy học 9 buổi/ tuần, mỗi tuần các em có <br />
32 tiết thực học ở lớp nhưng vì đòi hỏi của môi trường, đòi hỏi của xã hội <br />
phát triển nên số lượng các môn học cũng nhiều hơn trước đây. Vì thế thời <br />
lượng dành cho môn Tiếng Việt không nhiều.<br />
Vì không đánh giá đúng yêu cầu và tầm quan trọng của việc đọc <br />
thành tiếng trong môn Tiếng Việt nên giáo viên chưa ưu tiên dành nhiều thời <br />
gian để tổ chức cho hoạt động này vì thế hiệu quả không cao.<br />
Phương pháp và hình thức tổ chức đọc không đa dạng vì thế các em <br />
dễ nhàm chán, không tập trung và không chú ý đọc.<br />
Chưa làm tốt công tác phối hợp với gia đình nên không tận dụng được <br />
thời gian ở nhà để các em luyện đọc. Cùng với thực tế thời gian đọc ở lớp là <br />
quá ít nên các em không được rèn đọc nhiều vì thế ảnh hưởng đến chất lượng <br />
đọc.<br />
Cuối năm học 20142015: Chất lượng đọc của học sinh như sau:<br />
<br />
Khối lớp Tổng HS đọc HS đọc HS đọc HS đọc HS chưa <br />
số học diễn to, rõ, đạt yêu còn đọc <br />
sinh cảm tốt trôi chảy cầu( Đạt chậm, được<br />
Chuẩn nhỏ, sai <br />
KTKN) nhiều<br />
<br />
Khối 1 66 3 26 26 8 3<br />
4,5% 39,4% 39,4% 12,1% 4,5%<br />
<br />
Khối 2 78 4 28 39 5 2<br />
5,1% 35,9% 50% 6,4% 2,5%<br />
<br />
Khối 3 63 5 14 37 6 1<br />
7,9% 22,2% 58,7% 9,5% 1,6%<br />
<br />
Khối 4 66 7 25 30 4<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 7<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
<br />
10,6% 37,9% 45,5% 6,0%<br />
<br />
Khối 5 66 9 20 34 3<br />
13,6% 30,3% 51,5% 4,5%<br />
<br />
Cuối năm học 20152016: Chất lượng đọc của học sinh như sau:<br />
<br />
Khối lớp Tổng HS đọc HS đọc HS đọc HS đọc HS chưa <br />
số học diễn to, rõ, đạt yêu còn đọc <br />
sinh cảm tốt trôi chảy cầu( Đạt chậm, được<br />
Chuẩn nhỏ, sai <br />
KTKN) nhiều<br />
<br />
Khối 1 50 1 22 19 6 2<br />
2,0% 44,0% 38,0% 12,0% 4,0%<br />
<br />
Khối 2 67 6 15 41 4 1<br />
8,9% 22,4% 61,2% 5,9% 1,5%<br />
<br />
Khối 3 78 7 27 40 4<br />
8,9% 34,6% 51,3% 5,1%<br />
<br />
Khối 4 59 8 27 21 3<br />
13,5% 45,8% 35,6% 5,1%<br />
<br />
Khối 5 65 11 29 23 2<br />
16,9% 44,6% 35,4% 3,1%<br />
<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đưa ra các biện <br />
pháp ưu tiên trong việc dạy hoạt động đọc thành tiếng cho học sinh. Các giải <br />
pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đọc.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
1. Tăng thời lượng cho môn Tiếng Việt<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 8<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
Xác định môn Tiếng Việt là môn học công cụ, tôi đã giao quyền chủ <br />
động cho giáo viên và các tổ khối trưởng tự lên thời khóa biểu, lựa chọn môn <br />
học và nội dung giáo dục ưu tiên trong các tiết tăng thêm. Trong đó lưu ý ưu <br />
tiên thời lượng cho môn Tiếng Việt.<br />
Trong 3 năm học này, ở học kỳ I khối Một và Hai luôn dành thời lượng <br />
tăng thêm cho môn Tiếng Việt 68 tiết/tuần. Sang học kỳ II, tùy lớp, tùy thực <br />
tế học sinh có thể giảm bớt 23 tiết Tiếng Việt để tăng cho môn Toán.<br />
Ở khối lớp Một và Hai, vì môn học theo quy định ít hơn các lớp trên <br />
nên thời lượng để tăng cường cho môn Tiếng Việt nhiều, thuận lợi cho giáo <br />
viên và học sinh. <br />
Việc tăng thời lượng cho môn Tiếng Việt trong năm học 20162017 này <br />
không áp dụng được cho khối lớp 4 và 5 vì tổng tiết học của các môn theo quy <br />
định đã là 32 tiết.<br />
Vì thế, với khối lớp 4 và 5, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn <br />
phải chú ý ưu tiên cho hoạt động đọc cho học sinh trong tất cả các môn học, <br />
trong mọi hoạt động. Chủ động tăng thời lượng cho hoạt động đọc trong tiết <br />
Tập đọc cũng như trong tất cả các môn học khác.<br />
* Số tiết được dạy trong hai năm học 20152016 và 20162017 như sau:<br />
<br />
<br />
Tổng số tiết Số tiết theo Số tiết tăng <br />
Khối<br />
Môn học thực dạy quy định thêm<br />
Toán 6 4 2<br />
Tiếng Việt 16 10 6<br />
Âm Nhạc 1 1<br />
1 Mĩ Thuật 1 1<br />
Đạo đức 1 1<br />
Thủ công 1 1<br />
TNXH 1 1<br />
Thể Dục 1 1<br />
SHTT 2 2<br />
Tiếng Anh 2 2<br />
Thư viện 1 1<br />
Tổng 32<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 9<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
Số tiết theo Số tiết tăng <br />
Khối<br />
Môn học Tiết quy định thêm<br />
Tiếng Việt 14 8 6<br />
Toán 7 5 2<br />
2 Mĩ Thuật 1 1<br />
Đạo đức 1 1<br />
Thủ công 1 1<br />
Thể Dục 2 2<br />
SHTT 2 2<br />
Tiếng Anh 1 1<br />
Thư viện 1 1<br />
TNXH 1 1<br />
Tổng 32<br />
<br />
Số tiết theo Số tiết tăng <br />
Khối<br />
Môn học Tiết quy định thêm<br />
Tiếng Việt 9 8 1<br />
Toán 6 5 1<br />
TNXH 2 2<br />
Âm Nhạc 1 1<br />
3 Mĩ Thuật 1 1<br />
Đạo đức 1 1<br />
Thủ công 1 1<br />
Thể Dục 2 2<br />
SHTT 2 2<br />
Tiếng Anh 4 4<br />
Thư viện 1 1<br />
Tin học 2 2<br />
Tổng 32<br />
<br />
Số tiết theo Số tiết tăng <br />
Khối<br />
Môn học Tiết quy định thêm<br />
Tiếng Việt 8 8<br />
Toán 5 5<br />
Khoa học 2 2<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 10<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
Âm Nhạc 1 1<br />
4 Mĩ Thuật 1 1<br />
Đạo đức 1 1<br />
Kĩ Thuật 1 1<br />
Thể Dục 2 2<br />
SHTT 2 2<br />
Tiếng Anh 4 4<br />
Lịch sử 1 1<br />
Địa lý 1 1<br />
Thư viện 1 1<br />
Tin học 2 2<br />
Tổng 32 32<br />
<br />
Số tiết theo Số tiết tăng <br />
Khối<br />
Môn học Tiết quy định thêm<br />
Tiếng Việt 8 8<br />
Toán 5 5<br />
Khoa học 2 2<br />
Âm Nhạc 1 1<br />
5 Mĩ Thuật 1 1<br />
Đạo đức 1 1<br />
Kĩ Thuật 1 1<br />
Thể Dục 2 2<br />
SHTT 2 2<br />
Tiếng Anh 4 4<br />
Lịch sử 1 1<br />
Địa lý 1 1<br />
Thư viện 1 1<br />
Tin học 2 2<br />
Tổng 32 32<br />
Việc ưu tiên dành nhiều thời gian cho môn Tiếng Việt đã giải quyết được <br />
nhiều vấn đề trong đó quan trọng nhất là cô trò đã có khoảng thời gian thích <br />
đáng cho việc rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng.<br />
Với học sinh dân tộc thiểu số, một tiết học vần ít ỏi không thể nào <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 11<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
giáo viên hoàn thành mục tiêu bài học. Vì thế, tiết tăng thêm chính là giải <br />
pháp, tiết học này cô trò không phải bó buộc về thời gian. Giáo viên có thể tổ <br />
chức dạy phân hóa đối tượng học sinh. Tổ chức cho học sinh năng khiếu, học <br />
sinh người Kinh, học sinh đã đọc tốt, học sinh đã đạt chuẩn làm các loại bài <br />
tập khác hoặc luyện đọc các nội dung mới. Với học sinh chưa đọc tốt, giáo <br />
viên dành thời gian đến tận nơi hướng dẫn đọc. Các em cần được rèn phát âm <br />
chuẩn, cần được hướng dẫn cách đọc cho to, rõ ràng, cách đọc đúng.<br />
Việc tăng thời lượng dạy cho môn Tiếng Việt không chỉ là tăng thêm số <br />
tiết để dạy mà còn tăng thời gian trong các tiết dạy. Vận dụng công văn số <br />
5842/BGDĐT, Công văn 896/BGDĐT và các hướng dẫn khác. Căn cứ tình <br />
hình thực tế của học sinh, giáo viên có thể giảm thời lượng cho các tiết học <br />
khác để tăng thời lượng cho môn tiếng Việt. Ví dụ: Ở tiết Thủ công, khi dạy <br />
bài xé dán ngôi nhà, nếu đa số học sinh đã thao tác tốt hoạt động xé dán, giáo <br />
viên có thể kết thúc tiết học sớm hơn 40 phút. Sau đó, ở tiết Tập đọc, giáo <br />
viên chủ động tăng thời lượng lên phù hợp. Để thực hiện được điều này, việc <br />
bố trí giáo viên dạy thay và giáo viên chủ nhiệm phải hợp lý, giáo viên cũng <br />
cần có sự trao đổi, gắn kết và cộng đồng trách nhiệm trong việc đảm bảo <br />
chất lượng học sinh.<br />
Trong mọi môn học, tiết học, giáo viên cần chú ý tăng hoạt động đọc <br />
thành tiếng cho học sinh. Học sinh cần nhiều thời gian để luyện kỹ năng đọc, <br />
do đó, tôi chỉ đạo toàn trường, bất kể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy thay <br />
hay giáo viên dạy môn chuyên đều phải chú ý đến việc rèn kỹ năng đọc cho <br />
học sinh. Việc dành cho học sinh cơ hội đọc là điều không khó đối với giáo <br />
viên trong một tiết dạy nếu giáo viên chú ý. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to <br />
thành tiếng trong hoạt động kiểm tra bài cũ, trong hoạt động đọc để khai thác <br />
chiếm lĩnh tri thức mới, đọc trong phần yêu cầu luyện tập, đọc trong các nội <br />
dung trò chơi, các nội dung củng cố,... Từ đó, các em được đọc to thành tiếng <br />
nhiều thay vì đọc thầm các yêu cầu và các nội dung. Đây cũng là một hoạt động <br />
góp phần to lớn trong việc rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 12<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Tổ chức các chuyên đề nâng cao kỹ năng dạy tập đọc cho học <br />
sinh.<br />
Muốn tiết học và các hoạt động dạy học đạt hiệu quả thì người dạy <br />
phải có các kỹ năng dạy học nhất định. Đây là một yếu tố quan trọng. Ngoài <br />
đòi hỏi giáo viên phải tận tâm, thương yêu học sinh và có thinh thần trách <br />
nhiệm thì người giáo viên cần có một phương pháp và hình thức tổ chức dạy <br />
học phù hợp. Điều này quyết định chất lượng dạy học.<br />
Với học sinh bình thường và nhận thức của học sinh ttrong lớp tương <br />
đối đồng đều thì việc tổ chức dạy học sẽ dễ dàng hơn, ít mất thời gian hơn. <br />
Nhưng với lớp có nhiều đối tượng học sinh và lớp có nhiều học sinh dân tộc <br />
thiểu số không đáp ứng được yêu cầu về đọc thì mỗi người giáo viên cần <br />
phải có một số yêu cầu nhất định để đáp ứng yêu cầu dạy học.<br />
Vì thế, tôi đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn và các khối trưởng lên kế <br />
hoạch chuyên đề, tập huấn về dạy học Tiếng Việt và quan trọng là dạy Tập <br />
đọc cho học sinh. Tùy từng khối lớp mà tổ chức các chuyên đề phù hợp.<br />
Khối lớp Một của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng trong hai năm học <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 13<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
20152016 và 20162017 đang học chương trình Tiếng Việt Công Nghệ. <br />
Chương trình này có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít khó khăn đối với học <br />
sinh dân tộc thiểu số. Với học sinh có trình độ tiếp thu khá, cách học này dễ <br />
kích thích tư duy logich, các em nắm bắt nhanh và đọc, viết khá hoàn chỉnh <br />
tiếng Việt sau khi hoàn thành lớp Một. Với học sinh dân tộc thiểu số và các <br />
em tiếp thu chậm, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng, tư <br />
duy để đọc lên một tiếng. Vì thế khối lớp Một sẽ tổ chức những chuyên đề <br />
thiết thực về cách thức để hướng dẫn học sinh đọc. Các tiết chuyên đề cũng <br />
phải sáng tạo và phù hợp nội dung cần giải quyết. Một tiết dạy chuyên đề <br />
không nhất nhất phải dạy hết cả tiết, góp ý hết cả tiết mà sẽ bốc tách từng <br />
hoạt động, từng nội dung cần giải quyết.<br />
Ví dụ, ở học kỳ II khối lớp Một tổ chức chuyên đề: “Nâng cao kỹ năng <br />
đọc thành tiếng cho học sinh lớp Một”. Nhà trường sẽ định hướng cho giáo <br />
viên và khối trưởng khối Một những nội dung cần chuẩn bị. T ất nhiên nội <br />
dung này chính là những yêu cầu cần thiết của giáo viên dạy khối Một. Nội <br />
dung chuyên đề phải có hai phần. Phần lý thuyết phải nêu được thực trạng và <br />
những nội dung cần đạt tới. Phần thực hành giáo viên dạy minh họa bằng một <br />
số hoạt động. Không nhất thiết phải dạy hết cả một tiết, một bài mà chỉ cần <br />
chọn lựa những nội dung cho thấy việc “ Nâng cao kỹ năng đọc thành tiếng” <br />
cho học sinh. Đây là hoạt động cốt lõi mà giáo viên thực hiện chuyên đề cần <br />
chuyển tải. Giáo viên cần thể hiện được nội dung phải làm gì, đã làm gì để <br />
rèn, để nâng cao kỹ năng đọc thành tiếng cho các em. Sau đó, toàn trường sẽ <br />
góp ý, rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong dạy học.<br />
Các tiết chuyên đề này rất thiết thực. Đây là một trong những hình <br />
thức nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên đồng thời đáp ứng yêu cầu <br />
đòi hỏi hiện tại để mỗi giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, nâng cao kỹ <br />
năng đọc thành tiếng cho học sinh.<br />
Với khối lớp Bốn và Năm, cũng nội dung chuyên đề “ Nâng cao kỹ <br />
năng đọc thành tiếng cho học sinh”. Hình thức và nội dung giải quyết sẽ khác. <br />
Nghĩa là chuyên đề phải giải quyết được vấn đề: Làm sao nâng cao kỹ năng <br />
đọc cho học sinh trong điều kiện thời gian hết sức hạn hẹp. Không có tiết <br />
Tiếng Việt tăng thêm, thời gian để các em học các môn khác là quá nhiều. Tiết <br />
Tập đọc được tổ chức trong 40 phút đòi hỏi các em phải giải quyết nhiều vấn <br />
đề hơn là chỉ đọc thành tiếng. Dĩ nhiên, khối lớp Bốn và Năm không phải tìm <br />
giải pháp để học sinh đánh vần được nhưng phải giải quyết vấn đề còn <br />
nhiều em đọc quá yếu, đọc quá chậm, đọc quá nhỏ, đọc sai từ, ngắt nghỉ sai <br />
nhịp, sai dấu câu,...Đọc chưa đạt yêu cầu của Chuẩn kiến thức kỹ năng về <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 14<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
tộc độ và các yêu cầu khác. <br />
Như vậy, trước những yêu cầu thiết thực trên, khối lớp Bốn và Năm <br />
sẽ tổ chức chuyên đề thiên về lý thuyết, tất nhiên cũng phải có thực hành <br />
minh họa. Giáo viên sẽ đưa ra các cách thức giải quyết các vấn đề trên, sau đó <br />
thảo luận để thống nhất và thực hiện. Trong quá trình áp dụng thực hiện còn <br />
phải điều chỉnh bổ sung để tìm ra cách thức hay nhất.<br />
Ví dụ, ở khối lớp Năm hiện nay còn có nhiều em đọc chưa đạt chuẩn, giáo <br />
viên chủ nhiệm không thể chỉ dành thời gian cho em luyện mỗi việc đọc thành <br />
tiếng bởi còn có rất nhiều nội dung cần giải quyết trong tiết học, còn rất <br />
nhiều học sinh khác cần được giúp đỡ. Vì vậy, chuyên đề đưa ra các giải pháp <br />
yêu cầu sự vào cuộc của mọi giáo viên. Bất cứ giáo viên nào dạy vào lớp đó <br />
cũng phải chú ý các em, cũng phải ưu tiên dành cho các em thời gian được <br />
đọc. Phải chú ý rèn cho các em kỹ năng phát âm đúng, đọc to, đọc rõ, đọc đúng <br />
tộc độ,... Các giải pháp trên được thảo luận, thống nhất trong chuyên đề và <br />
đã thực hiện hiệu quả.<br />
3. Đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học<br />
Phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dạy <br />
học. Giáo viên không có phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ không đạt yêu <br />
cầu như mong muốn. Vì thế, giáo viên luôn phải đổi mới và lựa chọn phương <br />
pháp dạy học pù hợp.<br />
Đối với từng khối lớp thì hoạt động đọc thành tiếng có đặt trưng riêng. <br />
Với học sinh lớp Một, hoạt động đọc là hoạt động chủ đạo, đa số thời gian <br />
trên lớp được dành cho các em học để nhận dạng chữ, tiếng, từ, để các em <br />
tập đọc. Đến lớp Hai, Ba, các em phải tự đọc nhiều hơn vì thời gian còn cần <br />
nhiều cho các hoạt động khác. Lên đến lớp Bốn, Năm, hoạt động rèn kỹ năng <br />
đọc chỉ còn gói gọn trong thời gian ngắn ở phân môn Tập đọc, ngoài hoạt <br />
động đọc, các em còn phải tìm hiểu văn bản và các nội dung khác cần giải <br />
quyết. Vì thế, người giáo viên cần phải linh động, phải tùy thực tế và tùy vào <br />
học sinh để dành thời gian tổ chức hoạt động này phù hợp. Không nhất thiết <br />
vì một em đọc chưa đạt yêu cầu mà bắt cả lớp phải rèn đọc đi đọc lại một <br />
văn bản mà phải dạy theo đối tượng học sinh để đạt kết quả cao nhất.<br />
Việc dạy phân hóa đối tượng học sinh là rất quan trọng. Đối với các em <br />
học sinh có khả năng tiếp thu chậm hơn bạn, giáo viên cần quan tâm đúng khả <br />
năng để các em được học vừa sức và hiệu quả.<br />
Ví dụ, thay vì bắt một em học sinh lớp Hai ( em này có khả năng tiếp thu <br />
chậm, đọc chưa tốt) phải làm hết một bài toán giải, có trình bày lời giải, phép <br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 15<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
tính, đáp số hoàn chỉnh như các bạn thì cô có thể thay yêu cầu khác. Vì ai đã <br />
trải qua giảng dạy cũng biết điều này, với một học sinh lớp Hai mà tiếp thu <br />
chậm, đọc chưa tốt thì yêu cầu này là không khả thi. Vì vậy, giáo viên có thể <br />
thay yêu cầu cho em đó là phải tập đọc và cố hiểu đề. Giáo viên dành cho em <br />
thời gian tự đọc đề bài toán, sau đó giáo viên đến bên nghe em đọc, phải kiên <br />
nhẫn nghe em đọc xong đề. Giáo viên chỉ cần hỏi một vài câu theo yêu cầu ví <br />
dụ như: Bài toán yêu cầu tìm gì em? Thế em đã đọc đề rồi, đã biết Tổng số <br />
cây ăn trái là bao nhiêu không?,...Có thể yêu cầu với em chỉ dừng lại ở đó. <br />
Trong tiết học này, dù mục tiêu chính là học Toán nhưng giáo viên cũng đã <br />
quan tâm dành cho học sinh thời gian đọc, đã cho học sinh cơ hội được rèn cái <br />
mình cần. Và các yêu cầu sẽ dần dần được bổ sung để học sinh thấy việc <br />
học không nặng nề, không áp lực. Từ đó các em đến trường thường xuyên <br />
hơn. Chất lượng học tập ngày càng cải thiện hơn.<br />
Giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp <br />
dạy học. Linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức cho từng hoạt động cụ <br />
thể. Quan trọng là giáo viên phải phân hóa được đối tượng học sinh để có <br />
phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả.<br />
Ở đây đang nói đến việc đổi mới phù hợp hướng giải quyết cho học sinh <br />
được tiếp cận nhiều với văn bản, cho học sinh được rèn đọc thành tiếng <br />
nhiều và là tiết dạy chú ý phân loại đối tượng học sinh theo trình độ đọc. <br />
Và việc đổi mới đó đòi hỏi với tất cả giáo viên dạy ở tất cả các môn chứ <br />
không riêng môn Tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Lồng ghép dạy kỹ năng đọc trong tất cả các môn học và hoạt động <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 16<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
giáo dục<br />
Đây là giải pháp đồng bộ trong trường. Đứng trước thực tế khả năng <br />
đọc thành tiếng của học sinh dân tộc và một số ít học sinh người Kinh trong <br />
trường, tôi mạnh dạn chỉ đạo tất cả giáo viên tiểu học và các giáo viên bộ <br />
môn thực hiện tăng cường dạy đọc cho học sinh.<br />
Trong tất cả các môn học, hoạt động đọc thành tiếng cho học sinh phải <br />
là hoạt động ưu tiên. Giáo viên cần coi trọng việc cho học sinh đọc tốt nội <br />
dung trước khi khai thác tìm hiểu bài. Các em sẽ được đọc cá nhân, đọc nhóm, <br />
đọc đồng thanh,... các kênh chữ, các đoạn văn bản chứa nội dung cần khai <br />
thác trước.<br />
Ví dụ: Với giáo viên dạy Âm nhạc, khi dạy bài hát Bàn tay mẹ (lớp <br />
Hai), giáo viên sẽ ưu tiên hoạt động đọc lời bài hát nhiều hơn bình thường. <br />
Thay vì chỉ đọc 2 lần lời bài hát , cô sẽ cho học sinh dân tộc đọc 45 lần. <br />
Thay vì mỗi lượt là một em đọc bài hát, giáo viên cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số đọc 1 hoặc 2 câu nối tiếp. Như vậy, sẽ nhiều em được đọc. Các em được <br />
đọc thành tiếng nhiều lần, cô phải chú ý theo dõi sửa sai cụ thể nhờ thế kỹ <br />
năng đọc được nâng cao hơn, các hoạt động khác có thể ít thời gian hơn.<br />
Với giáo viên dạy các môn Tin học, Thể dục hay Mỹ thuật, Thủ công <br />
cũng tương tự. Tùy vào thực tế bài dạy mà sử dụng thời gian để ưu tiên cho <br />
học sinh được đọc cá nhân nhiều hơn. Ví dụ đọc kênh chữ trong phần hướng <br />
dẫn thực hành trước khi thực hành trên máy ở môn Tin học, đọc phần giới <br />
thiệu, nhận xét ở môn Mỹ thuật hay thậm chí có thể đưa một văn bản ngắn <br />
như một hiệu lệnh, một trò chơi để học sinh đọc trước khi thực hiện trong <br />
môn Thể dục.<br />
Trong các hoạt động giáo dục khác, giáo viên cũng càn chú ý kỹ năng <br />
đọcthành tiếng cho học sinh. Phần thiết kế chương trình bao giờ cũng lưu ý có <br />
nội dung cho học sinh đọc. Tạo điều kiện cho các em được giao lưu để phát <br />
triển các kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động đọc.<br />
Năm học 20162017, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng là một trong bảy <br />
trường tiểu học của huyện Krông Ana được tổ chức Room to Read chọn tổ <br />
chức thư viện thân thiện. Thư viện thân thiện được thiết lập và đưa vào hoạt <br />
động. Rất nhiều điều thú vị và bổ ích cho học sinh khi tổ chức hoạt động này. <br />
Học sinh được đọc nhiều sách, truyện hay, nội dung phong phú trong không <br />
gian đẹp. Việc này góp phần kích thích các em muốn đến thư viện. Ngoài ra, <br />
mỗi tuần các em sẽ có 01 tiết đọc thư viện. Tiết đọc thư viện có nhiều hình <br />
thức đọc đa dạng, từ đó các em cũng được rèn nhiều kỹ năng đọc.<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 17<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
Ngoài các tiết đọc thư viện trong chương trình, nhà trường luôn có nhiều <br />
hình thức khuyến khích các em đọc. Học sinh còn được mượn truyện về lớp <br />
đọc, về nhà đọc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5. Tổ chức thi đọc thành tiếng<br />
Đây là hoạt động xuyên suốt trong nhiều năm. Hoạt động này nhằm <br />
khuyến khích các em đọc. Vào các tiết sinh hoạt tập thể, tôi chỉ đạo giáo viên <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 18<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
chủ nhiệm lồng ghép vào nội dung thi đọc. Vào tiết Chào cờ đầu tháng, <br />
chương trình dành khoảng 15 phút để thi đọc cho từng khối. Từ tháng 10, sẽ <br />
tổ chức cho các em học sinh khối Năm. Các em được lựa chọn là học sinh đã <br />
được lựa chọn ở các lớp trong các lần sinh hoạt tuần. Rồi lần lượt đến các <br />
khối lớp khác. <br />
Yêu cầu đòi hỏi ở đây không cao. Nội dung đọc diễn cảm không đòi hỏi <br />
nhiều. Mà yêu cầu chính là đọc to, rõ cho cả trường cùng nghe. Yêu cầu này <br />
giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể. Sau m ỗi bu ổi, các em sẽ có <br />
những phần quà nhỏ để khuyến khích. Như vậy không chỉ những em đọc hay, <br />
đọc diễn cảm tốt mới đọc mà rất nhiều em được đọc trước tập thể.<br />
Đây là kinh nghiệm tôi học hỏi được khi là giáo viên dạy ở trường Tiểu <br />
học Trần Phú. Ở đây, hoạt động thi đua đọc được diễn ra hàng tuần trong tiết <br />
chào cớ đầu tuần. Hoạt động này rất hay và đã phát hiện, bồi dưỡng được rất <br />
nhiều học sinh đọc diễn cảm. <br />
Đối với trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, nội dung và thang điểm chấm <br />
khác, không đòi hỏi nhiều ở yêu cầu đọc diễn cảm. Bởi mục đích ở đây không <br />
chỉ để phát hiện học sinh đọc tốt mà còn là một phong trào thi đua nhẹ nhàng <br />
thiết thực để nhiều em được đọc, nhiều em được thể hiện trước đám đông <br />
nhằm rèn kỹ năng đọc cho các em và quàn trọng là để các em thấy hoạt động <br />
đọc thành tiếng là một việc quan trọng. Từ đó, các em có ý thức tự đọc, tự rèn <br />
kỹ năng đọc và bồi dưỡng cho các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong mọi <br />
hoạt động.<br />
6. Phối hợp với gia đình và khuyến khích học sinh đọc mọi lúc, <br />
mọi nơi.<br />
Một yếu tố không thể tách rời trong việc giáo dục và rèn luyện học <br />
sinh đó là gia đình. Thời gian các em ở nhà không ít. Việc đọc thành tiếng ở <br />
nhà phải là một hoạt động thường xuyên. Các em ngân nga câu, chữ ở nhà khi <br />
nấu cơm, quét nhà giúp mẹ, khi trông em,...cũng là niềm vui cho gia đình và <br />
góp một phần to lớn trong việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc.<br />
Vì thế, trong những lần họp cha mẹ học sinh, nhất là lần họp đầu năm, <br />
tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa vào nội dung nhắc nhở cha mẹ các <br />
em. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi riêng với cha mẹ các em có kỹ năng đọc còn <br />
hạn chế để hướng dẫn cách giúp đỡ, chỉ bảo các em đọc.<br />
Với một số cha mẹ không biết tiếng Việt, việc nhắc nhở con em đọc <br />
cũng dễ dàng, cha mẹ chỉ cần nhắc thường xuyên và lắng nghe các em đọc, <br />
cho các em biết rõ rằng, việc không biết đọc tiếng Việt như mẹ( cha) là vô <br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 19<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
cùng bất tiện. Và với các con, các con cần luyện đọc nhiều, chăm chỉ đọc để <br />
ngày càng đọc đúng, đọc hay.<br />
Việc phối hợp với gia đình trên thực tế đã có những kết quả nhất định. <br />
Cha mẹ quan tâm hơn đến việc học của con. Học sinh lấy việc đọc bài văn, <br />
bài thơ cho cha mẹ nghe làm niềm vui nên các em có nhiều hứng thú hơn trong <br />
việc luyện đọc.<br />
Ở nhà, các em có thói quen đọc nên cũng quan tâm đến việc người khác <br />
đọc. Anh chị lớp trên cũng có thói quen chú ý, rèn đọc và sửa sai cho các em <br />
lớp dưới. Việc này được cha mẹ học sinh hoan nghênh. Tạo được dư luận <br />
tốt, đồng tình trong phụ huynh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Tất cả các biện pháp trên có mối quan hệ rất chặt chẽ, trong đó việc <br />
chỉ đạo đồng bộ tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho học sinh đã giải quyết <br />
được rất nhiều khó khăn cho giáo viên và tạo được nhiều thuận lợi cho học <br />
sinh trong học tập môn Tiếng Việt nói chung và thời gian rèn kỹ năng đọc nói <br />
riêng.<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 20<br />
Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
Phương pháp dạy học cũng là yêu cầu quan trọng để đạt hiệu quả cao <br />
trong tiết dạy. Học sinh được tổ chức học tập một cách hiệu quả, thiết thực. <br />
Được có điều kiện rèn luyện nhiều, được tất cả các giáo viên không chỉ là cô <br />
thầy chủ nhiệm quan tâm giúp đỡ, động viên và khuyến khích đọc trong mọi <br />
điều kiện. Nhà trường có các phong trào thi đua đọc, khuyến khích đọc, có sự <br />
phối hợp với gái đình và liên hệ kiểm tra nhắc nhỡ thường xuyên. <br />
Tất cả những điều đó đã tạo nên một thói quen tốt cho học sinh trường <br />
Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đó là thói quen Đọc thành tiếng mọi nơi, mọi lúc. <br />
Thói quen đọc đúng, đọc hay, đọc đảm bảo tốc độ và yêu cầu.<br />
Vì thế các biện pháp trên cần được quan tâm và triển khai đồng bộ để kết <br />
quả đạt được cao nhất. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
Qua thời gian chỉ đạo thực hiện, kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh <br />
trong toàn trường nâng lên rõ rệt. <br />
100% học sinh lớp Năm khi hoàn thành chương trình Tiểu học đã đọc đạt <br />
Chuẩn kiến thức Kỹ năng về yêu cầu đọc. Học sinh lớp Một khi hoàn thành <br />
chương trình lớp Một đã nhận diện được chữ và đã đọc được theo yêu cầu. Các <br />
khối lớp 2,3 và 4 cũng được kiểm tra đọc thành tiếng khi bàn giao chất lượng <br />
và đã đạt yêu cầu. Trường hợp học sinh đọc quá nhỏ như trước đây đã được <br />
hạn chế đáng kể, các em mạnh dạn hơn trong việc đọc thành tiếng. Chăm đọc <br />
hơn trong các hoạt động đọc từ đó, góp phần nâng cao chất lượng các môn học <br />
khá