Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Đừng nghĩ chỉ có nghề thám tử như Sherlock Holmes hay Shinichi/Conan <br />
mới cần có tài nhìn thấu sự vật, việc sở hữu óc quan sát nhạy bén cũng sẽ giúp <br />
ích cho bạn trong bất kỳ nghề nghiệp gì. Vậy, quan sát là gì và làm thế nào để <br />
phát triển kỹ năng quan sát? Như chúng ta đã biết "Quan sát" là phương pháp thu <br />
thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như <br />
nghe, nhìn, ... để thu nhận các thông tin về thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục <br />
tiêu nghiên cứu của đề tài. Do đó hoạt động này vô cùng quan trọng nếu quan sát <br />
không khoa học, thiếu trách nhiệm thì mục tiêu của đề tài nghiên cứu sẽ đi <br />
chệch hướng không có hiệu quả. Trong giáo dục phổ thông hiện nay hoạt động <br />
quan sát lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nó cần thiết hơn khi Thông tư <br />
30/2014/TT BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 về việc đánh giá học sinh tiểu <br />
học ra đời và Thông tư 22/2016/TTBGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi <br />
bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo <br />
Thông tư 30/2014/TTBGD&ĐT. Nội dung, mục tiêu của Thông tư đã kéo theo <br />
các việc thay đổi phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học mới với <br />
nhiều kỹ năng dạy học, trong đó kỹ năng quan sát lớp học khi giảng dạy là một <br />
kỹ năng hết sức quan trọng, nó đóng vai trò chủ thể cho việc đánh giá học sinh <br />
thường xuyên chính xác đạt hiệu quả cao. Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong <br />
Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét <br />
quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học <br />
sinh; nhận xét về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số <br />
năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học với mục đích giúp giáo viên điều <br />
<br />
1<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động <br />
trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; <br />
kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ <br />
và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, <br />
giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng về ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi <br />
học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt <br />
động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục <br />
tiểu học. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự <br />
điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để <br />
tiến bộ. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ <br />
học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình <br />
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác <br />
với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. Giúp cán bộ quản lí giáo <br />
dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy <br />
học, phương pháp đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.<br />
<br />
Để đạt được mục tiêu của Thông tư này đòi hỏi người giáo viên, nhà lãnh <br />
đạo phải tìm mọi biện pháp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn. <br />
Đây là một việc làm không dễ, đòi hỏi mọi người phải chung tay góp sức vào <br />
cuộc nhưng người chủ đạo then chốt nhất vẫn là giáo viên trực tiếp giảng dạy <br />
trên lớp. Làm thế nào để quan sát tất cả học sinh trong một tiết học với nhiều <br />
hoạt động diễn ra liên tục, đan xen trong tiết dạy đạt hiệu quả; đây là một kỹ <br />
năng cần có trong mỗi giáo viên khi lên lớp, thực hiện đúng tinh thần của Thông <br />
tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học <br />
sinh Tiểu học, do đó bản thân tôi chọn nội dung: Chỉ đạo thực hiện một số <br />
<br />
<br />
2<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh làm đề tài cho bản sáng <br />
kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a) Mục tiêu của đề tài<br />
<br />
Thực hiện chỉ đạo áp dụng một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của <br />
học sinh trong khi lên lớp.<br />
<br />
Thông qua việc chỉ đạo bằng nhiều hình thức, giáo viên trong toàn trường <br />
có hướng thay đổi cách thức, kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh <br />
một cách tích cực, chủ động, linh hoạt và sáng tạo đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Mỗi giáo viên có ý thức quan sát hoạt động học của học sinh một cách tinh <br />
tế, nghệ thuật, khách quan giúp cho phần đánh giá, nhận xét theo Thông tư <br />
30/2014 và Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính xác, công tâm, <br />
đúng mục đích, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục <br />
trong nhà trường.<br />
<br />
b) Nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Chỉ ra cái mới trong chỉ đạo giáo viên quan sát hoạt động học tập của học <br />
sinh, phát huy cách thức truyền thống của hoạt động quan sát tích cực; co thông<br />
́ <br />
̉ ́ ơ hoc sinh/ nhom hoc sinh t<br />
tin đê giup đ ̃ ̣ ́ ̣ ương tac, ...<br />
́ <br />
góp phần cải thiện hiệu <br />
quả chất lượng đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT<br />
BGD&ĐT; Thông tư 22/2016/TTBGD&ĐT. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Một số biện pháp, cách thức, kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học <br />
sinh ở trường Tiểu học.<br />
3<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
Hoạt động quan sát của giáo viên, học sinh trong trường.<br />
<br />
Tâm lí của giáo viên, học sinh<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu <br />
<br />
Công tác chỉ đạo thực hiện các kỹ năng quan sát việc học tập của học sinh <br />
ở trường TH Phan Bội Châu huyện KrôngAna.<br />
<br />
Năm học 20162017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu lý luận: <br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp các Thông tư về hướng dẫn đánh giá học <br />
sinh Tiểu học, văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20162017 của các cấp.<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
<br />
Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu chất lượng giáo dục năm học 20152016 <br />
và học kỳ 1 năm học 2016 2017;<br />
<br />
Dự giờ thực tế trên lớp; <br />
<br />
Trao đổi với bạn bè trong và ngoài đơn vị;<br />
<br />
Điều tra thực tế tình hình hoạt động quan sát bằng bài trắc nghiệm khách <br />
quan; <br />
<br />
Đàm thoại, hỏi đáp.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
<br />
4<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
Năm học 20162017 là năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và <br />
phong trào thi đua: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; <br />
"Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực". Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29/NQ/TW của <br />
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Do <br />
vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện và học tập tự nâng cao <br />
năng lực, trình độ chuyên môn của mình; dạy tốt, học tốt, đánh giá thực chất <br />
năng lực phẩm chất, chất lượng học của học sinh thông qua hoạt động quan sát <br />
với nhiều hình thức và kỹ thuật khác nhau một cách thường xuyên nhằm giúp <br />
các em có tri thức, kỹ năng sống ứng phó, thích nghi với môi trường đáp ứng <br />
mục tiêu giáo dục của nước nhà trong giai đoạn hiện nay. <br />
<br />
Mặt khác nghề nào cũng cần có kỹ năng quan sát. Trong đời sống hàng <br />
ngày, việc quan sát có mục đích giúp bạn thu thập thông tin và đưa ra nhận định, <br />
đánh giá thông tin đó một cách chính xác. Chẳng hạn như việc lần đầu bạn <br />
bước vào một trường Tiểu học, bạn sẽ nhìn thấy gì? Có phải đó là cơ sở vật <br />
chất, phòng học như thế nào, bầu không khí ra sao? Cách ăn mặc, tinh thần, <br />
phong cách của cán bộ giáo viên trong trường? chỉ cần để ý một chút, ta sẽ biết <br />
được nhịp độ làm việc, thái độ và cả kỷ luật của mọi người ở đây. Trong công <br />
việc cũng thế, không chỉ những người làm nghề đặc thù như: nhà khoa học, <br />
thiên văn học, nhiếp ảnh gia, thám tử, ... mới cần có kỹ năng này, mà từ giám <br />
đốc, nhân viên văn phòng, giáo viên, … đều sẽ thực hiện công việc của mình tốt <br />
hơn nếu có óc quan sát nhạy bén. Từ việc quan sát, ghi nhớ và xâu chuỗi tốt <br />
những điều liên quan sẽ nhận ra bản chất vấn đề tốt hơn và từ đó hướng tới <br />
việc giải quyết công việc nhanh chóng, tối ưu hơn.<br />
<br />
<br />
5<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
Để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong nhà trường, cần thiết <br />
phải định hướng, chỉ đạo đổi mới kỹ năng quan sát việc học của học sinh trong <br />
mỗi giờ lên lớp; cách thức, nội dung quan sát cần phải có kế hoạch cụ thể, khoa <br />
học, chặt chẽ; tạo môi trường học tập thân thiện, mọi người đều có kỹ năng <br />
quan sát hoạt động học của học sinh trong ngôi trường Tiểu học Phan Bội Châu <br />
thân yêu. <br />
<br />
Qua hai năm thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, bản <br />
thân nhận định rằng: GV phải có các kỹ năng làm việc trên lớp như: Kỹ năng <br />
quan sát hoạt động học tập của HS để ghi nhớ trong đầu; kỹ năng xâu chuỗi sự <br />
việc thành câu nhận xét bằng lời hoặc bằng câu văn viết; kỹ năng lập kế hoạch <br />
dạy học tinh giản nhưng không cắt phần kiến thức cơ bản; kỹ năng tổ chức cho <br />
HS tự chiếm lĩnh tri thức (tự đặt câu hỏi tự nghiên cứu trả lời), tự đánh giá nhận <br />
xét bài bạn theo suy nghĩ riêng của cá nhân, giáo viên không làm thay; nếu làm <br />
được các công việc trên có kế hoạch khoa học chắc chắn sẽ có chất lượng giáo <br />
dục cao.<br />
<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trường tiểu học Phan Bội Châu được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tận tình <br />
của các ban ngành huyện Krông Ana, thị trấn Buôn Trấp đặc biệt hơn nữa là <br />
Phòng GD&ĐT huyện; trường đã đạt chuẩn mức độ một năm 2014 và đạt mức <br />
độ 3 về khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục vào tháng 8 năm 2015. Với tổng <br />
số giáo viên 16 đồng chí trong đó có 12 đồng chí là giáo viên tiểu học, 4 đồng chí <br />
là giáo viên chuyên. Hầu hết các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong công <br />
tác, người có tuổi nghề cao nhất là 32 năm, tuổi nghề thấp nhất là 3 năm, các <br />
đồng chí đều nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc; trình độ chuyên <br />
môn 100% đều đạt chuẩn; 83.3% trên chuẩn, tiếp cận cái mới khá linh hoạt và <br />
6<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
sáng tạo; luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo, có uy tín với học sinh và <br />
nhân dân địa phương. Đang trong độ tuổi lao động các đồng chí đều có sức khỏe <br />
tốt để phục vụ cho công tác giảng dạy, tỷ lệ giáo viên không phải sử dụng kính <br />
sáng để nhìn 11/17 chiếm tỷ lệ 64.7%, việc quan sát hàng ngày trong cuộc sống <br />
tốt, ... Trong công tác dạy học người giáo viên đã chủ động quan sát bao quát <br />
hoạt động học của trò trong một tập thể với bình quân 24 học sinh/lớp.<br />
<br />
Giáo viên trong đơn vị có kỹ năng quan sát tự nhiên hoạt động học của học <br />
sinh trong suốt quá trình học tập trên lớp. Một số giáo viên đã có kỹ năng quan <br />
sát tốt, cung cấp tin tức đánh giá chính xác phù hợp với mỗi hoạt động của trò <br />
trên 3 mặt kiến thức, năng lực và phẩm chất đáp ứng tiêu chí của Thông tư <br />
30/2014 và Thông tư 22/2016 của bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh Tiểu học. <br />
Giáo viên đều có ý thức tự học tự rèn để nâng cao các kỹ năng giảng dạy trong <br />
đó có kỹ năng quan sát lớp học đạt hiệu quả thông qua nhiều hình thức.<br />
<br />
Một số giáo viên chưa có kỹ năng quan sát lớp học một cách bao quát, <br />
tổng thể, linh hoạt do đó hiệu quả giúp đỡ nhắc nhở học sinh bị hạn chế. Giáo <br />
viên chưa thật sự coi trọng kỹ năng quan sát lớp học dẫn đến sự đánh giá học <br />
sinh về mọi mặt chưa chính xác, hình thức không hiệu quả. Giáo viên có hành <br />
động quan sát nhưng chưa có kỹ năng quan sát, đánh giá chưa đến nơi đến chốn, <br />
sai lệch làm ảnh hưởng chất lượng giáo dục. Tuổi đời của một số giáo viên cao, <br />
làm giảm khả năng quan sát nhanh nhạy khi dạy học trên lớp với số đông học <br />
sinh nhất là đối với học sinh lớp Một. Bên cạnh đấy, việc bao quát lớp thường <br />
được giáo viên thực hiện 1 cách lơ là và gượng gạo, trong khi đó bao quát lớp có <br />
hiệu quả là 1 kỹ năng cần được phát triển ở các hoạt động mang lại lợi ích cho <br />
học sinh, đặc biệt là các loại hình hoạt động cung cấp thông tin và tương tác <br />
trong nhóm.<br />
7<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
Công tác quản lý, chỉ đạo đôi khi chưa quan tâm đến hoạt động quan sát <br />
lớp học của giáo viên, chưa giúp đỡ tư vấn kịp thời khi giáo viên chưa có kỹ <br />
năng quan sát tốt. Công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên ít nói đến nội dung <br />
quan sát lớp học, chưa tổ chức được chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng quan sát <br />
cho giáo viên.<br />
<br />
Giáo viên lớn tuổi nhiều, các giác quan giảm chất lượng hoạt động do <br />
yếu tố tâm lý tạo nên dẫn đến việc quan sát hoạt động học của học sinh trên <br />
lớp hạn chế.<br />
<br />
* Kết quả quan sát của giáo viên ngẫu nhiên khi chưa có định hướng <br />
<br />
Quan sát tốt Biết quan sát và Chỉ quan sát được bề <br />
đánh giá nổi của vấn đề<br />
<br />
SL TL SL TL SL TL<br />
<br />
9 56.3 5 31.3 2 12.5<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Với một số giải pháp, biện pháp được trình bày trong đề tài giúp mỗi giáo <br />
viên đang trực tiếp giảng dạy có thêm một số kỹ năng quan sát hoạt động học <br />
tập của học sinh một cách tinh tế, linh hoạt, bao quát, có mục đích. Thu thâp̣ <br />
được thông tin môt cach hê thông nhăm giup giao viên va hoc sinh cai thiên k<br />
̣ ́ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ết <br />
̉ ̣ ̣<br />
qua day hoc.<br />
<br />
Giúp tất cả giáo viên có kỹ năng quan sát, co thông tin đanh gia v<br />
́ ́ ́ ề hoc sinh<br />
̣ <br />
̃ ưc s<br />
đa th ̣ ư hoan thanh nhiêm v<br />
̣ ̀ ̀ ̣ ụ đung ti<br />
́ ến đô hay ch<br />
̣ ưa va bi<br />
̀ ết nhưng <br />
̃ ưu khuyết <br />
̉ ̉ ́ ục; giúp việc đánh giá học sinh thường xuyên khách <br />
điêm đê phat huy/khăc ph<br />
́<br />
8<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
quan công bằng có căn cứ góp phần nâng cao chất lượng thật và hiệu quả đào <br />
tạo tốt.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Bước 1: Nghiên cứu thực tế, nắm bắt tình hình<br />
<br />
Đầu năm bản thân tôi lên kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra chuyên đề <br />
về hoạt động dạy học của mỗi giáo viên trong đơn vị. Chỉ đạo các đồng chí tổ <br />
khối trưởng cùng tham gia. Định hướng cho các thành viên trong Ban kiểm tra <br />
nội bộ những nội dung khi vào thăm lớp dự giờ. Người dự giờ cần quan sát các <br />
hoạt động dạy của giáo viên như: Tác phong sư phạm, cách đặt câu hỏi, cách tổ <br />
chức lớp học, hoạt động quan sát bao quát lớp, hướng dẫn học sinh nhận xét, <br />
cách sử dụng đồ dùng dạy học, ... Sau đó hướng dẫn các đồng chí dự giờ nhận <br />
xét, góp ý cho mỗi hoạt động đặc biệt là việc quan sát hoạt động học tập của <br />
học sinh. Báo cáo cụ thể mức độ quan sát hoạt động học tập của học sinh trên <br />
lớp về đồng chí phụ trách chuyên môn (tôi). Cùng với việc tự tìm hiểu của bản <br />
thân đúc rút những ưu điểm và tồn tại của giáo viên về hoạt động quan sát lớp <br />
học.<br />
<br />
Khảo sát giáo viên qua phiếu trắc nghiệm, mỗi phiếu ghi rõ các câu hỏi <br />
về cách quan sát gồm 15 câu để nắm bắt thông tin thật chính xác có căn cứ.<br />
<br />
Bước 2: Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên thực hiện một số kỹ năng quan sát<br />
<br />
Nói quan sát là một kỹ năng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thị giác, tính <br />
cách con người mà còn có thể rèn luyện để phát triển. Và việc rèn luyện kỹ <br />
năng này sẽ rất có ích cho công việc dạy học cũng như trong cuộc sống cho mỗi <br />
người. Do đó, khi quan sát trực tiếp giáo viên, giáo viên sử dụng hai hành động: <br />
nghe, nhìn để cảm nhận và định lượng mức độ hoạt động học của mỗi học <br />
9<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
sinh trong tiết dạy theo tiến trình bài học. Thu thập dữ liệu từ đơn giản dễ thực <br />
hiện đến khó thực hiện. Quan sát, nhận thức và ghi lại thái độ của đối tượng <br />
học sinh khi tham gia học tập như: những động tác, sự vận động, cách nghĩ, <br />
cách nhìn..., nội dung trình bày phát biểu hoặc nội dung, cách thức và số lượng <br />
thông tin được truyền tải trong một tình huống nào đó; cường độ của học sinh <br />
khi được tham gia phát biểu, hợp tác, chia sẻ, ... trong lớp thật vất vả nếu không <br />
linh hoạt có kỹ năng về quan sát từ mọi phía mọi góc cạnh và nhờ sự hỗ trợ của <br />
một số học sinh trong lớp thì khó mà thành công.<br />
<br />
Thứ nhất, giáo viên xác định mục tiêu tiếp thu kiến thức cho từng đối <br />
tượng học sinh, từng nhóm học sinh và cả lớp học khi tham gia hoạt động học <br />
môn, tiết nào đấy. Dựa vào mục tiêu bài dạy để xác định cụ thể cho từng đối <br />
tượng. Ví dụ như bài "Bảng nhân 7; Toán lớp Ba " đối với nhóm học sinh năng <br />
khiếu thuộc bảng nhân 7 ngay tại lớp thể hiện nói rõ, trả lời đúng nhanh khi <br />
kiểm tra trắc nghiệm; nhóm học sinh tiếp thu chậm nói được 3 đến 5 phép tính <br />
trong bảng nhân 7 thể hiện qua giọng nói, tư thế trả lời; ...Và quan sát, lắng <br />
nghe từng học sinh trong khi các em thực hiện các bài tập thực hành viết, mục <br />
đích là chỉ ra cho các em các lỗi sai và khuyến khích các em tự sửa lỗi , giúp bạn <br />
sửa lỗi.<br />
<br />
Thứ hai, xây dựng mục tiêu quan sát lớp học, hoạt động học của học sinh <br />
trên lớp. Chẳng hạn quan sát khi học sinh thực hiện các hoạt động nói, là lúc mà <br />
giáo viên quan tâm đến việc đánh giá tổng quát việc thực hiện hoạt động của <br />
học sinh trong mối tương quan đến sự tiến bộ chung hoặc là sự tiến bộ về ngôn <br />
ngữ và các kỹ năng của các em gần đây. Biết rõ học sinh cả lớp; lắng nghe các <br />
lỗi sai thuộc điểm từ ngữ nào của bài học, đặc biệt là ở các hoạt động thực <br />
hành theo hướng dẫn, đảm bảo là học sinh đang thực hiện đúng nhiệm vụ; tận <br />
10<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
dụng cơ hội để dạy cá nhân học sinh hoặc các cặp học sinh nào chưa hiểu rõ <br />
kiến thức của bài học; đánh giá từng học sinh và cả lớp. Bao quát lớp giúp giải <br />
quyết các khó khăn cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân học sinh và của <br />
các nhóm; học sinh ấp úng, chưa lưu loát khi phát biểu giáo viên cần cung cấp <br />
thêm ngữ liệu và ý tưởng nào thích hợp để duy trì hoạt động... Bao quát lớp tạo <br />
cơ hội cho giáo viên đánh giá sự thành công của 1 hoạt động và nhận được phản <br />
hồi từ học sinh.<br />
<br />
Thứ ba, xác định đối tượng hỗ trợ giáo viên trong quan sát hoạt động học <br />
của học sinh. Chẳng hạn xác định 5 7 học sinh có năng khiếu về môn học để <br />
giúp đỡ giáo viên quan sát đánh giá bạn trong nhóm, trong lớp. Việc này thật sự <br />
người giáo viên phải khéo léo tận dụng thời gian và sự góp sức của học sinh để <br />
trong cùng một thời điểm học sinh ấy vừa tiếp thu kiến thức vừa giúp giáo viên <br />
quan sát; tránh để đối tượng học sinh làm được việc này mà không làm được <br />
việc kia.<br />
<br />
Thứ tư, xác định nội dung quan sát, tôi chỉ đạo cho giáo viên phải luôn <br />
định hình trước các nội dung này bởi lẽ không một thành công nào mà không nhờ <br />
vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng công phu về nội dung của nó. Chẳng hạn như biêủ <br />
̣ ́ ̣ ơi noi...; qua trinh hoat đông (tích c<br />
hiên hanh vi: net măt, l<br />
̀ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ưc/ không tích c<br />
̣ ưc,...).<br />
̣ <br />
̉ ̉ ̉ ̣ ̣<br />
Kết qua (san phâm) hoat đông: (K ết qua thi nghiêm; Phi<br />
̉ ́ ̣ ếu hoc tâp đa hoan thanh;<br />
̣ ̣ ̃ ̀ ̀ <br />
̉ ơi; Cach chi ban đô, biêu, tranh anh,...Cach giai quy<br />
Câu tra l ̀ ́ ̉ ̉ ̀ ̉ ̉ ́ ̉ ết tình huông (đong<br />
́ ́ <br />
̉<br />
vai, giai quy ết vân đ<br />
́ ề,...); Thu thâp t<br />
̣ ư liêu, thông tin, tranh anh, vât thât,... Th<br />
̣ ̉ ̣ ̣ ơì <br />
̉ ́ ả qua trinh hoc tâp cua hoc sinh trong ti<br />
điêm quan sat: Suôt c<br />
́ ́ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ết dạy nói riêng, <br />
trong học kỳ hay cả năm học nói chung.<br />
<br />
Thứ năm, rèn luyện kỹ năng tư duy quan sát tinh tế, nhạy bén, chính xác <br />
và khoa học thông qua việc chơi game online phù hợp tìm các đối tượng, điểm <br />
11<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
giống nhau, hay các lối đi có hướng phát triển,...quan sát một phòng, căn hộ, biệt <br />
thự, ...yêu thích. Thư giãn các giác quan để các bộ phận này làm việc năng suất <br />
và hiệu quả; đảm bảo sức khỏe để sử dụng các giác quan nhanh nhẹn, linh hoạt <br />
trong quan sát thu thập thông tin đánh giá chính xác, trung thực, khách quan.<br />
<br />
Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh các <br />
hoạt động của trò trên lớp. Chẳng hạn khi nhìn một học sinh trong khi thảo luận <br />
nhóm. Trong lúc này cần phải linh hoạt sử dụng nhiều giác quan để quan sát hãy <br />
thử thầm đưa ra những nhận xét: Học sinh hợp tác chia sẻ kiến thức, phát biểu <br />
sôi nổi có tính thuyết phục cao; học sinh ngồi chơi, lơ đãng, quay trước quay sau <br />
không tham gia thảo luận nhóm, học sinh ngồi im không tham gia ý kiến, ...<br />
<br />
Giáo viên phải sử dụng thị giác của mình để bao quát lớp: Tư thế ngồi <br />
học, cách chia sẻ, hợp tác với bạn cùng nhóm, cách giơ tay phát biểu, ... Mức độ <br />
thành công của phương pháp này tùy thuộc vào sự nhạy bén của các giác quan <br />
của giáo viên quan sát và sự chính xác, đầy đủ qua cách ghi nhận của họ. Quan <br />
sát hoạt động học tập của học sinh không có các thiết bị để hỗ trợ mà chỉ dùng <br />
các giác quan của giáo viên để thực hiện nhiệm vụ do vậy nếu người giáo viên <br />
bị khiếm khuyết một trong các giác quan thì việc quan sát sẽ bị hạn chế dẫn <br />
đến đánh giá học sinh bị sai lệch. <br />
<br />
Lập kế hoạch bao quát lớp giúp giáo viên quyết định xem cái gì cần làm <br />
kế tiếp, có cần sửa đổi giáo án ban đầu hay không, thiết kế bài giảng sắp đến <br />
và phản hồi cho học sinh về những gì các em đã thực hiện; duy trì kỷ luật. Các <br />
nhóm đông học sinh có thể sẽ không ngồi yên và cảm thấy chán nếu có học sinh <br />
làm xong phần việc của mình trước những người khác. Giáo viên cần chuẩn bị <br />
một số hoạt động dự phòng ngắn dành cho các học sinh này, hoặc có thể sử <br />
dụng các học sinh nhanh nhẹn để hỗ trợ các nhóm chậm hơn.<br />
12<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
Bước 3: Quan sát, kiểm tra, tư vấn khắc phục sau kiểm tra<br />
<br />
Sau khi triển khai nội dung trên bản thân tôi thường xuyên kiểm tra, tư <br />
vấn về các kỹ năng quan sát, bao quát lớp học cho giáo viên trong các cuộc họp <br />
chuyên môn Tổ, toàn trường.<br />
<br />
Phối kết hợp với những giáo viên có kỹ năng quan sát tốt nhắc nhở đồng <br />
chí, đồng nghiệp thêm để vấn đề được lan tỏa tới tất cả mọi người trong toàn <br />
đơn vị. Thảo luận, trao đổi ý kiến ở mọi lúc mọi nơi cùng nhau học tập cùng <br />
nhau phát triển các kỹ năng quan sát hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả.<br />
<br />
Động viên cán bộ giáo viên trong đơn vị tự rèn luyện các kỹ năng, tự bồi <br />
bổ các giác quan để phát huy tối đa sự nhạy bén của các bộ phận dùng để quan <br />
sát, bao quát lớp học.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Với một số biện pháp đã nêu ở trên, cần tuân thủ một các logic xuyên suốt <br />
cả quá trình dạy học trong năm học. Làm bất cứ việc gì muốn thành công việc <br />
đầu tiên phải biết mình biết ta tức là phải làm tốt khâu nắm bắt tình hình của <br />
giáo viên, học sinh trong đơn vị về hoạt động đánh giá học sinh thông qua việc <br />
quan sát hoạt động học tập của các em. Chỉ đạo đến tất cả giáo viên thực hiện <br />
đồng loạt trong toàn trường với 5 hoạt động theo trình tự từ việc xác định mục <br />
tiêu kiến thức cho đến xác định đối tượng hỗ trợ được trình bày ở bước hai. <br />
Năm hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hỗ trợ cho nhau để có <br />
kết quả và chất lượng cao. Sau công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện kỹ năng <br />
quan sát hoạt động học tập của học sinh bước tiếp theo không thể thiếu đó là <br />
quan sát, kiểm tra, tư vấn khắc phục sau kiểm tra ; việc làm này đã thúc đẩy tiến <br />
trình thực hiện của giáo viên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các biện pháp trên <br />
13<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
đều giữ vai trò chủ đạo, nhưng then chốt và quyết định cho sự thành công của <br />
đề tài là bước hai cùng với ý thức tự giác cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng <br />
quan sát của giáo viên đã thúc đẩy chất lượng đánh giá học sinh theo Thông tư <br />
22/2016 của Bộ GD&ĐT đúng mục đích.<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
Một số kỹ năng quan sát mang tính chất tham khảo, định hướng cho giáo <br />
viên thực hiện quan sát trực tiếp trên lớp với hình thức quan sát liên tục trong <br />
thời gian khoảng 40 phút để có được thông tin chính xác đánh giá học sinh <br />
thường xuyên theo Thông tư 22/2016 đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Vấn đề này đã thực hiện trong trường Tiểu học Phan Bội Châu, huyện <br />
Krông Ana được các thầy cô giáo xem là một cẩm nang để nâng cao năng lực <br />
quan sát của họ.<br />
<br />
Sau khi được tư vấn và trải nghiệm thực tế từ tháng 9/2015 đến 2/2017 <br />
kết quả khảo nghiệm có khả quan hơn.<br />
<br />
Quan sát tốt Biết quan sát và Chỉ quan sát được bề <br />
đánh giá nổi của vấn đề<br />
<br />
SL TL SL TL SL TL<br />
<br />
12 75.0 4 25.0 0<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Quan sát hoạt động học tập của học sinh diễn ra trong suốt quá trình 1 tiết <br />
<br />
14<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
dạy là quan trọng là cần thiết bởi lẽ: Thực hiện việc đánh giá theo Thông tư <br />
22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá thường xuyên là chỉnh ngay sửa <br />
ngay trên lớp trong mỗi bài tập, mỗi câu trả lời của học sinh để giúp các em <br />
hiểu vấn đề giải quyết ngay vấn đề mà không mất nhiều thời gian. Chỉ đạo <br />
giáo viên với 5 việc làm cụ thể là xác định mục tiêu kiến thức, xây dựng mục <br />
tiêu quan sát, xây dựng kế hoạch quan sát, xác định đối tượng hỗ trợ và cách rèn <br />
luyện các giác quan một cách tường minh; thực hiện theo trình tự , liên tục góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
Mặt khác mỗi giờ dạy, giáo viên đều đã thực hiện hoạt động quan sát để <br />
đánh giá học sinh Tiểu học là cơ bản nhất do đó người quản lý chỉ đạo chuyên <br />
môn trong đơn vị phải định hướng cho giáo viên biết và rèn các kỹ năng quan sát <br />
hoạt động học tập của học sinh thông qua nhiều hình thức như: trao đổi góp ý, <br />
mở chuyên đề chuyên sâu về cách thức quan sát đạt hiệu quả đáp ứng mục tiêu <br />
đánh giá theo Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo.<br />
<br />
Người giáo viên đã có các kỹ năng qua sát đánh giá học sinh đúng đắn. Biết <br />
xây dựng kế hoạch, hình thức, mục đích quan sát; biết sắp xếp các thông tin <br />
quan sát được một cách hài hòa, toàn diện cả 3 mặt: kiến thức, năng lực và <br />
phẩm chất. Biết rèn luyện các giác quan và sức khỏe để hoàn thành kế hoạch <br />
dạy học một cách xuất sắc.<br />
<br />
Để thực hiện tốt việc định hướng rèn luyện các kỹ năng quan sát cho giáo <br />
viên bản thân tôi phải thật sự khéo léo, tế nhị trong việc góp ý xây dựng; gắn <br />
kết chất lượng với hoạt động quan sát để giáo viên ai cũng có tinh thần tự giác, <br />
tự trau dồi ý thức rèn luyện kỹ năng quan sát lớp học đạt hiệu quả.<br />
<br />
Với một số biện pháp, giải pháp nói trên tuy chưa nhiều song phần nào <br />
<br />
15<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
cũng đã trang bị cho các đồng chí giáo viên trong đơn vị có thêm kinh nghiệm về <br />
lĩnh vực quan sát hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Trong thời gian tới <br />
bản thân sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về tâm lý của học sinh khi được <br />
giáo viên và học sinh khác quan sát, đánh giá tại chỗ ngay trong lớp học.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với nhà trường<br />
<br />
Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức cho giáo viên tham gia sinh <br />
hoạt chuyên môn với nội dung quan sát đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư <br />
22/2016 của Bộ GD&ĐT.<br />
<br />
Thành lập tổ tư vấn kiếm tra, giám sát động viên tất cả giáo viên tự giác <br />
tích cực trong việc tự học, tự rèn kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học <br />
sinh.<br />
<br />
Đối với Phòng giáo dục và đào tạo<br />
<br />
Tổ chức cho các cụm trường học tập, trao đổi về các kỹ năng quan sát lớp <br />
học, quan sát hoạt động học tập của học sinh góp phần quan trọng trong việc <br />
đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT.<br />
<br />
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo thực hiện và rèn luyện các kỹ năng <br />
quan sát hoạt động học tập của học sinh mà bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm <br />
qua các năm chỉ đạo chuyên môn tại đơn vị, kính mong Hội đồng chấm Sáng <br />
kiến kinh nghiệm góp ý để bản thân bổ sung, điều chỉnh đầy đủ hơn./.<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 06 tháng 03 năm 2017<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
16<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Minh Tâm<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CH Ủ T ỊCH<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1 Điều lệ trường Tiểu học<br />
<br />
Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 của Bộ <br />
2<br />
GD&ĐT về đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
Bài trắc nghiệm về óc quan sát (Trích từ bài tập <br />
3<br />
huấn của Thạc sĩ kinh tế Giang Ngọc Phương)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
I Phần mở đầu 1<br />
<br />
1 Lý do chọn chuyên đề tài 1<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
19<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />
Chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng quan sát hoạt động học tập của học sinh ở trường <br />
Tiểu học<br />
<br />
Năm học 20162017<br />
<br />
<br />
II Phần nội dung 4<br />
<br />
1 Cơ sở lý luận 4<br />
<br />
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5<br />
<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
<br />
III Phần kết luận và kiến nghị 12<br />
<br />
1 Kết luận 12<br />
<br />
2 Kiến nghị 13<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Lê Thị Minh Tâm Trường TH Phan Bội Châu<br />