Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
Nội dung Trang<br />
PHỤ LỤC: ............................................................................................01<br />
I. Phần mở đầu: ..................................................................................02<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
2 .Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.........................................................04 <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn của đề tài <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
c) Phương pháp thống kê toán học <br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận: ....................................................................................05<br />
2. Thực trạng <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: ...............................................07<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: ....................................08<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp: .......................................................16<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị: ...........................................................17<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị: ..........................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 1<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có <br />
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát <br />
triển nhân cách con người. Để quá trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả đòi hỏi <br />
phải có đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn <br />
đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học và thực hiện theo tinh thần <br />
Nghị Quyết TWII khóa XIII “đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng <br />
giáo dục”. Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp <br />
vụ, người cán bộ quản lý phải luôn luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo <br />
viên. Bên cạnh đó tính đa dạng, phức tạp đặc trưng của ngành học mầm non đó <br />
là: Vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng, là người đặt nền móng <br />
cho sự phát triển toàn diện của trẻ và là người mẹ thứ 2 của các cháu. Lao động <br />
của giáo viên mầm non là lao động mang tính khoa học và nghệ thuật đòi hỏi <br />
công phu vì cô giáo là tấm gương cho trẻ học và bắt chước. Chính vì thể mà cô <br />
giáo mầm non phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực <br />
chuyên môn để thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục mầm non mới. Để độ <br />
ngũ giáo viên có tay nghề vững đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, đòi hỏi <br />
người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng <br />
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. <br />
Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Ea Tung chưa đồng <br />
đều về trình độ, chuyên môn, thâm niên tuổi đời, tuổi nghề. Chưa đáp ứng kịp <br />
thời với yêu cầu giáo dục mầm non. Nhận thức của giáo viên mầm non về công <br />
tác bồi dưỡng chuyên môn chưa cao; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 2<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch, còn chung chung; biện <br />
pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên, bên <br />
cạnh đó năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường không <br />
đồng đều… Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều. Đứng trước yêu <br />
cầu nội dung chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực <br />
sự say mê với công việc, luôn luôn tìm tòi khám phá cái mới để phù hợp với chủ <br />
đề vì đây chỉ là chương trình khung. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại <br />
hóa phát triển mạnh, yêu cầu giáo dục mầm non phải luôn có cái mới, đòi hỏi <br />
đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên về mọi mặt <br />
để đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục, hình thành cho trẻ cơ sở ban <br />
đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam. <br />
Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 0 5 tuổi, <br />
tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. <br />
Đội ngũ giáo viên mầm non là lực lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, mọi thành công <br />
hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của đội ngũ giáo viên. Do vậy <br />
việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên, không thể <br />
nói là làm được ngay mà đòi hỏi người quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng <br />
ngắn hạn, dài hạn từng năm, định kì, thường xuyên… làm thế nào để giúp đội <br />
ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng nâng cao <br />
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch giáo dục (Giáo án) đúng <br />
mục tiêu, phù hợp với tình hình của lớp, trường, địa phương sáng tạo trong việc <br />
xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục…<br />
Trước thực trạng như vậy là một Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn trăn trở <br />
phải làm sao để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường <br />
Mầm non EaTung “ Vừa hồng vừa chuyên”. Chính vì vậy mà tôi chọn đề <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 3<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
tài:“Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea <br />
Tung”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu <br />
Nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nâng cao <br />
nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn cho <br />
bản thân để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hướng tới mục tiêu <br />
chung đội ngũ giáo viên, “Vừa hồng vừa chuyên”, thực hiện tốt công cuộc đổi <br />
mới của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. <br />
Nhiệm vụ của đề tài<br />
Tìm hiểu thực tế giáo viên, từng lớp, phân hiệu, tìm hiểu nguyên nhân một <br />
số đồng chí còn chủ quan chưa chú ý nhiều đến việc đi học nâng cao trình độ, <br />
phương pháp lên lớp, các tổ chức tiết học ...<br />
Đề ra biện pháp phù hợp, kết hợp với các đoàn thể, tuyên truyền giáo viên <br />
đi học nâng cao trình độ, tổ chức chuyên đề, học bạn bè, đồng nghiệp, tự học <br />
bồi dưỡng thường xuyên áp dụng thục tế vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung, xã Ea Na, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Đối tượng và nội dung của công tác chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn rất đa <br />
dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày”Một số giải pháp chỉ đạo, bồi <br />
dưỡng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Tung” Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk <br />
Lăk. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 4<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập<br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn <br />
Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
Phương pháp các sản phẩm hoạt động<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
<br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục <br />
cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. <br />
Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự <br />
được coi là “Quốc sách hàng đầu”.<br />
<br />
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục <br />
Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban <br />
đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ <br />
nghĩa. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo dục <br />
nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực lượng <br />
đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc, giáo dục hàng <br />
triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành những cơ sở <br />
đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm <br />
về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho Giáo <br />
dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu học. Sự nghiệp <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 5<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ, giáo viên. <br />
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.<br />
<br />
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”<br />
<br />
2. Thực trạng <br />
Tổng số CBVC : 24 đồng chí, dân tộc 06, nữ dân tộc 06 đồng chí.<br />
+ BGH : 03 đồng chí<br />
+ Giáo viên : 16 đồng chí; Nữ : 16; Dân tộc : 05; NDT: 05<br />
+ Nhân viên : 05 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01<br />
Tổng số học sinh : 240 trẻ/ 08 lớp ; Nữ: 131 tr ẻ; Dân tộc: 76 trẻ; Nữ dân <br />
tộc: 30 trẻ. <br />
Trình độ, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh <br />
<br />
<br />
Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên dạy <br />
Giáo viên dạy <br />
Năm học đạt trình đạt trình độ dạy giỏi giỏi cấp <br />
giỏi cấp tỉnh<br />
độ chuẩn trên chuẩn cấp trường huyện<br />
20152016 16 3 12 4 1<br />
20162017 16 6 13 Không tổ chức 2<br />
20172018 16 9 14 Không tổ chức Không tổ chức<br />
<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan, khách quan:<br />
Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo <br />
dục Mầm non đã đảm bảo chế độ kịp thời, đầy đủ.<br />
Được Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm chỉ <br />
đạo sát xao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 6<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế <br />
của trường để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của đơn <br />
vị.<br />
Đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan <br />
trọng của bậc học Mầm non, tự giác tham gia học trên chuẩn, bồi dưỡng chuyên <br />
môn, tự học bồi dưỡng thường xuyên, thông tin đại chúng.... <br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, <br />
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
Trường có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 34 km nên <br />
việc bồi dưỡng chuyên môn chưa đồng đều .<br />
Năm học 20152016 trường Mầm non EaTung mới chỉ có 03 giáo viên đạt <br />
trình độ trên chuẩn, đến năm học 2017 – 2018 đã có 09 giáo viên đạt trình độ trên <br />
chuẩn, tăng 06 giáo viên.<br />
Một số giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, năng lực chuyên <br />
môn nghiệp vụ tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều. <br />
Chưa chú ý, quan tâm đầu tư nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên để áp dụng <br />
vào thực tế, xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường, tổ chức các <br />
hoạt động .... Nắm phương pháp chưa chắc, chưa tự tin khi lên lớp, cách tổ tổ <br />
chức tiết học còn cứng, rời rạc chưa thu hút, phát huy hết tính tích cực của trẻ.<br />
Việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn giáo viên để nâng cao chuyên môn, <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi <br />
nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. <br />
Là Hiệu trưởng, quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là <br />
công tác chỉ đạo chuyên môn, chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn suy nghĩ <br />
tìm ra các giải pháp, động viên giáo viên tham gia học lớp trên chuẩn để nâng cao <br />
trình độ chuyên môn, bố chí những đồng chí có năng lực, nhiệt tình giữ các chức <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 7<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
vụ chủ chốt trong nhà trường như: chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, khối <br />
trường, chỉ đạo chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên... làm sao để <br />
mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn là việc <br />
làm thường xuyên, liên tục.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nhằm nâng cao trình độ trên chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao tay <br />
nghề cho giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, vì họ là lực <br />
lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp Giáo dục mầm <br />
non, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp Giáo dục. Điều 9 điều lệ <br />
trường Mầm non đã chỉ rõ: “Giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do <br />
Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công <br />
tác của mình”. Đội ngũ giáo viên, là nguồn lực lớn lao nhất ở trường Mầm non, <br />
đó là nguồn lực con người. Những con người làm một nghề có nghiệp vụ cao, <br />
tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu <br />
với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 02 năm 1998), chính họ và chỉ có họ <br />
mới là những người có đủ tư cách pháp nhân đứng trên bục giảng, chăm sóc, <br />
giáo dục trẻ, Hiệu trưởng không thể làm thay công việc này ở tất cả các lớp <br />
trong trường mầm non. Vì vậy, bất kỳ một Hiệu trưởng nào cũng phải chăm lo <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, <br />
nhiệm vụ của Giáo dục mầm non nói chung và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ <br />
trường Mầm non EaTung (nói riêng) đã đề ra.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Qua khảo sát năm học 20152016 trình độ giáo viên học trên chuẩn quá <br />
thấp, giáo viên dạy giỏi các cấp số lượng, chất lượng chưa cao…. so với chỉ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 8<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
tiêu đề ra. Trước tình hình thực trạng trên, tôi suy nghĩ tìm ra những giải pháp để <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.<br />
<br />
Giải pháp 1: Bồi dưỡng về công tác tư tưởng, chính trị cho đội ngũ giáo <br />
viên<br />
<br />
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, do đó yếu <br />
tố con người đóng vai trò quyết định, mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước <br />
đều nêu rõ trong chỉ thị 40/ CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về <br />
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. <br />
Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới <br />
thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kỹ sư tâm hồn”.<br />
<br />
Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. <br />
Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức “ Đúng” <br />
và “Thông” thì vấn đề “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy với một đội <br />
ngũ không đồng đều... Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm các biện pháp để chỉ đạo, <br />
bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả, làm gì để giúp giáo viên yên tâm công tác <br />
gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động viên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy <br />
sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang, sạch <br />
đẹp, sự kính trọng của quý bậc phụ huynh đối với nghề cô giáo.<br />
<br />
Bản thân tôi là cán bộ quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả mãn về những <br />
gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho đội ngũ giáo viên, công nhân <br />
viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi đua, phát <br />
động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn <br />
vị.<br />
<br />
Ví dụ: trong thang điểm thi đua thì phần chuyên môn đặt cao hơn những <br />
nhiệm vụ khác, chuyên môn nhân hệ số hai, tổ chức thi đua nếu được công nhận <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 9<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
nhiều tiết dạy giỏi sẽ cho tham gia dự thi cấp huyện, cấp t ỉnh, đề nghị nâng <br />
lương trước thời hạn cho giáo viên nhằm động viên, khích lệ giáo viên. Nói <br />
chung tuỳ theo tình hình đơn vị mà xoáy vào yêu cầu cao đối với đội ngũ, nếu <br />
đội ngũ còn yếu chuyên môn thì tăng điểm phần chuyên môn và ngược lại đội <br />
ngũ thường xuyên vi phạm kỷ luật thì xoáy vào phần chính trị tư tưởng và việc <br />
thực hiện quy chế chuyên môn. Trong cách quản lý với đội ngũ chi thức tôi cũng <br />
lưu ý đến vấn đề đó là; góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những <br />
sai sót họ đã làm và đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không <br />
đáng ra tập thể sư phạm điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy <br />
thiếu sự tôn trọng.<br />
<br />
Ngoài công tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người quản lý <br />
phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển <br />
và xác định đúng hướng đi phù hợp.<br />
Giải pháp 2: Nâng cao trình độ trên chuẩn giáo viên<br />
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dài hạn, động viên, tạo mọi điều <br />
kiện thuận lợi cho giáo viên đi học trên chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ ở các trường sư phạm như: học vào các dịp hè, trong năm học phân <br />
công dạy thay hợp lý, như vậy giáo viên mới yên tâm đi học, đảm bảo nhà <br />
trường có một đội ngũ giáo viên, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp <br />
vụ, đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Từ năm <br />
2015 đến nay trường đã tăng 06 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. <br />
<br />
Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay <br />
nghề cho, giáo viên. <br />
<br />
Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để giáo viên giúp đỡ nhau một <br />
cách thiết thực nhất, vì ban giám hiệu không thể cùng một lúc sinh hoạt đều ở <br />
các tổ. Do đó ngay từ đầu năm học khi phân lớp tôi đã chú ý phân công giáo viên <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 10<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
hợp lý trong các tổ. Tổ chuyên môn nào cũng bố trí giáo viên có năng khiếu làm <br />
nòng cốt hướng dẫn tổ, ngoài ra khi chọn tổ trưởng, tôi chú ý chọn giáo viên có <br />
năng lực, nhiệt tình năng động, có khả năng tập hợp giáo viên để tổ chức sinh <br />
hoạt tổ. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt một tháng/ 2 lần, <br />
xây dựng kế hoạch sinh hoạt trong tháng, các tiết dạy mẫu, chuyên đề, thao <br />
giảng, hội giảng có chất lượng cho giáo viên dự giờ học tập, khi đi dự phải ghi <br />
chép đầy đủ, chi tiết, có phần nhận xét và xếp loại, rút kinh nghiệm . <br />
<br />
Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ (Giáo án). <br />
<br />
Để biện pháp bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao trước hết người quản lý <br />
phải hiểu rõ giáo viên của mình: từ trình độ chuyên môn đến cá tính riêng, xác <br />
định năng lực, sở trường trong từng hoạt động, hoạt động nào còn hạn chế hay <br />
yếu kém về kỹ năng thiết kế hoạt động, kỹ xảo, phương pháp, về năng lực <br />
quản lý lớp học, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục... và nhất là năng lực <br />
sư phạm, từ đó mới có biện pháp bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. Bồi <br />
dưỡng về kế hoạch giáo dục (Giáo án): Để có một giáo án có chất lượng thì <br />
người soạn bài phải xác định được mục đích yêu cầu của đề tài, từ đó tìm ra <br />
phương pháp cho phù hợp. Giáo viên nào còn yếu về năng lực soạn bài thì phải <br />
tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:<br />
<br />
Ví dụ: Giáo viên nắm phương pháp chưa vững thì xác định mục đích yêu <br />
cầu của bài chưa sát, chưa chính xác với đề tài khi soạn bài (thường là giáo viên <br />
mới) <br />
<br />
Phương pháp đặt tên cho các hoạt động chưa chính xác, chưa hợp lý. Để <br />
nắm bắt được các nội dung trên, tôi thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời, <br />
cho giáo viên cách soạn, chỉ đạo Phó hiệu trưởng, phân công cho tổ chuyên môn <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 11<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
kèm cặp. Tổ chức soạn giáo án mẫu nhận xét đánh giá kỹ càng, có xếp loại để <br />
giáo viên học tập.<br />
<br />
Bồi dưỡng cho giáo viên, những nội dung, phương pháp kiến thức, kỹ năng, <br />
hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo mầm non hiện nay. <br />
<br />
Qua tiết dạy (dự giờ, thao giảng, chuyên đề, Hội thi) Công tác thăm lớp dự <br />
giờ là công việc thường xuyên của Người quản lý, giúp cho cán bộ quản lý phân <br />
loại giáo viên để có biện pháp giúp đỡ. Thông qua dự giờ để đánh giá đúng khả <br />
năng thực hiện của từng giáo viên. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn <br />
cho từng giáo viên; ví dụ: Cô Hòa dạy lớp Nhóm trẻ nắm phương pháp tốt <br />
nhưng khi lên lớp tổ chức tiết dạy còn cứng nhắc, rập khuôn, chưa biết cách gây <br />
hứng thú khuyến khích động viên trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực… Sau <br />
khi dự giờ tôi đã nhận xét và phân tích cho giáo viên hiểu tầm quan trọng của <br />
việc tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài, giúp trẻ tập trung <br />
vào tình huống mà cô giáo tạo ra. Từ đó trẻ tiếp thu bài một cách tự nhiên hơn, <br />
không gò bó áp đặt trẻ. Trong quá trình dự giờ cần phát hiện những tồn tại mà <br />
giáo viên còn mắc phải, để giúp cho giáo viên tìm ra hướng giải quyết hiệu quả <br />
nhất. <br />
<br />
Bồi dưỡng qua chuyên đề: Việc chỉ đạo chuyên đề ở trường mầm non có ý <br />
nghĩa rất quan trọng là một biện pháp rất tích cực và có hiệu quả trong việc <br />
nâng cao tay nghề cho giáo viên. Muốn chỉ đạo tốt các chuyên đề thì đầu năm <br />
học phải nắm bắt cụ thể các chuyên đề chi đạo của bậc học, khi cấp trên phổ <br />
biến xuống nhà trường tổ chức cho giáo viên được học lý thuyết. Tôi lên kế <br />
hoạch chỉ đạo Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức chuyền đề trong <br />
năm, hàng tháng, hàng tuần cụ thể, lên kế hoạch dạy mẫu cho từng chuyên đề. <br />
Chọn những giáo viên có năng khiếu chuyên môn về từng chuyên đề để dạy <br />
mẫu.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 12<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Trước lúc bố trí giáo viên dạy mẫu cho chuyên đề tôi cùng Phó Hiệu trưởng <br />
và khối trưởng góp ý xây dựng giáo án, xây dựng các biện pháp cách tổ chức, <br />
chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo đầy đủ rồi mới tiến hành dạy cho hội đồng <br />
giáo viên xem và rút kinh nghiệm. Sau những lần được dự giờ dạy mẫu tôi tổ <br />
chức cho giáo viên rút kinh nghiệm và giáo viên tiếp tục đăng ký dạy thực hành <br />
để ban giám hiệu, khối trưởng dự giờ góp ý. Hàng tháng có kế hoạch dự giờ các <br />
nhóm lớp theo kế hoạch chỉ đạo của từng chuyên đề.<br />
<br />
Trong các chuyên đề cấp trên chi đạo chúng tôi chi đạo rất cụ thể, chỉ đạo <br />
dứt điểm từng chuyên đề nên đội ngũ giáo viên đều nắm vững phương pháp, <br />
biết tạo môi trường, làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho từng chuyên đề, <br />
trẻ được học mọi lúc mọi nơi và giáo viên đã biết dạy nhuần nhuyễn giữa bộ <br />
môn này và bộ môn khác một cách phù hợp. Vào cuối năm học tôi tổng kết đánh <br />
kết quả thực hiện từng chuyên đề và rút kinh nghiệm để chỉ đạo cho năm học <br />
tiếp theo.<br />
<br />
Bồi dưỡng giáo viên qua các phong trào thi đua: Hội thi giáo viên dạy giỏi; <br />
Hội thi vẽ tranh dành cho trẻ mầm non; Hội thi xây dựng môi trường giáo dục <br />
lấy trẻ làm trung tâm… Trong công tác quản lý người phụ trách phải biết tạo <br />
yếu tố hạt nhân làm nòng cốt cho phong trào. Phát huy hết tiềm năng của cá <br />
nhân và tập thể. Qua các hội thi giáo viên sẽ rút được nhiều kinh nghiệm nhanh <br />
chóng và trưởng thành trong chuyên môn, qua đó động viên khen thưởng kịp thời <br />
giáo viên có thành tích cao.<br />
<br />
Bồi dưỡng tập trung trong dịp hè. Tổ chức cho, giáo viên đi tham quan học <br />
tập các đơn vị có chất lượng giáo dục tốt. <br />
<br />
Giải pháp 4: Bồi dưỡng xây dựng môi trường giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 13<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Giáo viên nắm được phương pháp, yêu cầu bài dạy thì mới xây dựng môi <br />
trường, chọn đồ dùng, đồ chơi thích hợp cho tiết dạy. Vì Môi trường giáo dục là <br />
yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo <br />
dục toàn diện. Tôi đã tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp <br />
học, trong lớp học, an toàn, đẹp, hấp dẫn, khoa học và phù hợp. Ngoài những đồ <br />
chơi đu quay, cầu trượt…nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tìm tòi những nguyên <br />
vật liệu, phế liệu, phế thải sẵn có ở địa phương, tận dụng, sáng tạo, khéo léo <br />
tạo môi trường cho trẻ được tự do, thỏa sức khám phá, sử dụng trải <br />
nghiệm….như vỏ cà phê, vỏ ca cao, trấu, rơm, lốp xe hư…Từ lốp xe hư giáo <br />
viên đã rửa sạch dùng sơn các màu sắc đẹp, hấp dẫn để trẻ trải nghiệm. Những <br />
vỏ chai nước ngọt, các cô đã dùng sơn đủ màu sắc, vẽ trang trí sáng tạo, ngộ <br />
nghĩnh cho trẻ chơi ném vòng vào cổ chai…. Vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ ca cao, rơm, <br />
đá, cát,.. các cô đã có ý tưởng sáng tạo trải ra các lối đi ra vườn rau, vườn hoa, <br />
vườn cây nha đam … cho trẻ đi ra chăm sóc đi trên những nguyên vật liệu như <br />
vậy trẻ sẽ có cảm giác, cảm nhận được sự khác nhau khi đi trên rơm thì êm <br />
chân, đi trên vỏ ca cao thì ráp …; với cây tre, cỏ tranh, bông lau… các cô đã nhờ <br />
sự hỗ trợ của phụ huynh sáng tạo làm lên những ngôi nhà sàn, trống, chiêng <br />
tre,.... Trẻ được trải nghiệm trên những đồ dùng bằng vật liệu gần gũi với trẻ, <br />
trẻ cảm thấy thích thú thêm yêu truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc...; Trong <br />
các tiết dạy gợi ý cho giáo viên có nhiều ý tưởng sáng tạo tìm những nguyên vật <br />
liệu sẵn có của địa phương, vườn trường, giấy gói hoa, quà sinh nhật, lá cây, <br />
hoa, quả cà phê, ca cao, bắp, đậu…để trẻ trải nghiệm, khám phá trong các giờ <br />
học, giờ chơi tạo ra những sản phẩm đẹp, ngộ nghĩnh bổ sung, thay đổi các góc, <br />
trang trí lớp học để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ...<br />
<br />
Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, thông qua <br />
kiểm tra nội bộ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 14<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quan trọng vừa là một biện pháp <br />
quản lý có hiệu quả của ban giám hiệu, chức năng kiểm tra xuyên suốt quá trình <br />
quản lý. Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin <br />
cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng năng lực của giáo <br />
viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn <br />
nắn giáo viên, nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên. <br />
Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra thì việc chỉ đạo <br />
chuyên môn của người quản lý sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác <br />
qua kiểm tra, cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh <br />
thần trách nhiệm của họ đối với công việc được giao.<br />
Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đạt hiệu quả cao <br />
nhất, cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra, trước khi <br />
kiểm tra cần đảm bảo:<br />
Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu <br />
nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, của năm học.<br />
Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra nội bộ, đi sâu vào kế <br />
hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, <br />
phương pháp kiểm tra.<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên, thông suốt việc kiểm tra, <br />
khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên, để chuẩn bị mọi <br />
phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó.<br />
Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách phương pháp, cách <br />
tổ chức các hoạt động có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không.<br />
Kiểm tra dự giờ có báo trước, kiểm tra đột suất … trong công tác kiểm tra <br />
phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng và dân chủ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 15<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu <br />
điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục <br />
những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Trong một tháng ít nhất giáo viên, phải được dự ít nhất một hoạt động, một <br />
học kỳ mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra <br />
hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên. <br />
Giải pháp 6: Công tác thi đua khen thưởng<br />
Thường xuyên động viên khen thưởng kịp thời và đề nghị cấp trên khen <br />
thưởng cho những, giáo viên, có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Ngay từ đầu <br />
năm học nhà trường tổ chức cho tập thể, tổ chuyên môn, các cá nhân đăng ký thi <br />
đua, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Nhà trường đưa ra mức thưởng xứng <br />
đáng cho tổ chuyên môn, các nhóm lớp, những giáo viên đạt thành tích xuất sắc <br />
trong hội thi giáo viên dạy giỏi, dạy chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng <br />
khiếu… tham gia các hội thi cấp trường, cấp huyện đạt hiệu quả.<br />
Giải pháp 7: Tăng cường cơ sở vật chất <br />
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Đây <br />
là vấn đề quan trọng giúp, giáo viên thực hiện tốt chuyên môn. Vì vậy cán bộ <br />
quản lý nhà trường phải xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung và sửa chữa cơ sở <br />
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho từng năm học. Phải tích cực chủ <br />
động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành Giáo dục đầu tư xây <br />
dựng và tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho <br />
chuyên môn. Ngoài công tác tham mưu, thì cán bộ quản lý phải chủ động xin huy <br />
động vốn đóng góp hỗ trợ từ các bậc phụ huynh, đơn vị kinh tế, nhà hảo tâm để <br />
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ <br />
hoạt động chuyên môn. <br />
<br />
Giải pháp 8: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 16<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Tôi xác định đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên được ổn định thì <br />
mỗi người mới an tâm công tác, chú trọng công tác chuyên môn. Vì thế tôi luôn <br />
dành thời gian quan tâm nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng cá nhân để phân <br />
công bố trí công việc phù hợp (giáo viên có con nhỏ phân công lớp với giáo viên <br />
độc thân hoặc con đã lớn có sức khoẻ, năng lực) để giúp đỡ hỗ trợ nhau, khó <br />
khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường xuyên quan tâm giải quyết <br />
các chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phép và các chế độ khác đầy đủ kịp <br />
thời. Đặc biệt thường xuyên động viên, khen thưởng những nhân tố tích cực <br />
cũng như tổ chức thăm hỏi động viên đúng lúc những giáo viên có hoàn cảnh khó <br />
khăn, gặp hoạn nạn từ đó đã phát huy được tính tự rác, tự học, tự rèn để nâng <br />
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khối đoàn kết tập thể.<br />
<br />
Giải pháp 9: Công tác quản lý <br />
Xây dựng phong cách quản lý để thực hiện quá trình quản lý vừa mang tính <br />
khoa học sư phạm, vừa mang tính nghệ thuật trong việc thu thập và xử lý các <br />
thông tin theo nhiều chiều. Biết lắng nghe và phân tích các ý kiến của tập thể. <br />
Thực hiện tốt dân chủ hoá trường học, công khai, bàn bạc mọi hoạt động <br />
chuyên môn, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, cơ sở vật chất, tài chính… trong <br />
mục đích dân chủ hoá, nhà trường đã chỉ rõ: Dân chủ hoá trường học bảo đảm, <br />
xây dựng được mối quan hệ giữa cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên Học <br />
sinh, phát huy vai trò chủ thể Giáo dục. Huy động được các lực lượng tham gia <br />
quản lý, xây dựng và phát triển nhà trường, biến nhà trường thành thể chế: Nhà <br />
nước Nhà trường Xã hội. Do vậy chúng tôi xác định rằng để huy động cộng <br />
đồng tham gia xây dựng nhà trường thì phải thực hiện tốt vấn đề dân chủ hoá <br />
trường học. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 17<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Tuy mỗi giải pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng <br />
nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Trong các biện pháp <br />
thì giải pháp nâng cao trình độ trên chuẩn là tiền đề; biện pháp bồi dưỡng xây <br />
dựng môi trường giáo dục là tương tác; giải pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên <br />
môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề cho, giáo viên, công tác kiểm tra, đánh giá <br />
giáo viên giữ vai trò quan trọng then chốt.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết quả khảo nghiệm <br />
Sau khi đưa ra những giải pháp trên tôi đã thăm dò ý kiến của tập thể cán <br />
bộ quản lý, giáo viên trong trường, bằng cách đưa ra một số câu hỏi? <br />
Các đồng chí khi thực hiện các giải pháp tôi đưa ra thấy thế nào?<br />
Những giải pháp tôi đưa ra có phù hợp, với đơn vị mình chưa ?<br />
Với những giải pháp trên khi áp dụng có những khó khăn gì? <br />
Hiệu quả khi áp dụng biện pháp ?<br />
Với các câu hỏi trên tôi đã nhận được những câu trả lời. <br />
Các giải pháp tôi đưa ra đã phù hợp với điều kiện thực tế đội ngũ giáo viên, <br />
chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày càng đi lên, chiều hướng tiến bộ rõ <br />
rệt. <br />
Giá trị khoa học: <br />
Đây là đề tài sát thực với, cán bộ quản lý, giáo viên bậc học Mầm non nói <br />
chung, trường Mầm non EaTung nói riêng trong xã hội hiện nay. Không những <br />
giúp cán bộ quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch, phù hợp sát tình hình thực <br />
tế, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo mọi hoạt động, nhất là bồi dưỡng chuyên môn <br />
trong trường mầm non; cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm, giáo viên, nhận rõ <br />
vai trò trách nhiệm của mình, thường xuyên học tập bồi dưỡng chuyên môm <br />
nghiệp vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 18<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Kết quả:<br />
Những giải pháp nêu trên, trường chúng tôi thực hiện đã động viên được <br />
giáo viên đi học lớp trên chuẩn tăng 06 giáo viên (so với năm học 20152016). <br />
Giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện đều tăng cả số và chất lượng, tham <br />
gia dự thi cấp tỉnh đạt giải ba; được Sở Giáo dục tỉnh Đăk Lăk công nhận chất <br />
lượng giáo dục đạt cấp độ 3, tháng 04 năm 2017. <br />
Cùng với sự phát triển của Ngành giáo dục huyện Krông Ana mấy năm học <br />
gần đây trường Mầm non EaTung đã và đang từng bước khẳng định vị trí của <br />
mình. Giải pháp mà tôi vừa nêu trên cũng góp một phần nhỏ trong kết quả đó.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị <br />
1. Kết luận<br />
Chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non là một <br />
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục mầm non nói chung và <br />
ở trường Mầm non EaTung (nói riêng); vì họ là lực lượng nòng cốt, nhân tố <br />
quyết định chất lượng giáo dục, do đó tìm ra những giải pháp để nâng cao chất <br />
lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và <br />
thực tiễn, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ <br />
quản lý trong tình hình hiện nay nhằm đưa đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng, <br />
vững về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đó là sứ mệnh là việc làm thường <br />
xuyên, liên tục, lâu dài của người quản lý trong nhà trường.<br />
2. Kiến nghị <br />
Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo:<br />
Hàng năm quan tâm mở lớp các lớp bồi dưỡng công tác chuyên môn cho đội <br />
ngũ cán bộ, giáo viên, nắm vững hơn.<br />
Đối với giáo viên : <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 19<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
Yêu nghề, yêu trẻ, tâm huyết với nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ của người <br />
giáo viên.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc, chỉ đạo bồi <br />
dưỡng chuyên môn, được áp dụng, thực hiện ở trường Mầm non EaTung. Kính <br />
mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học để bản thân có thêm <br />
kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo tốt hơn./.<br />
EaNa, ngày 20 tháng 03 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Xuyến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 20<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Điều lệ trường mầm non <br />
2. Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh )<br />
3. Đường lối, quan điểm giáo dục <br />
4. Các tạp chí giáo dục mầm non<br />
5 Tài liệu BDTX <br />
6. Thực trạng của đơn vị <br />
7. Luật giáo dục<br />
8. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non năm 2011<br />
9. Hướng dẫn thực hiên chương trình giáo dục mầm non mới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 21<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 22<br />
PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, <br />
GIÁO VIÊN, TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 12 tháng 03 năm 2014<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 23<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 24<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 25<br />
Đề tài: Một số giải pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trường MN Ea Tung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN Ea Tung 26<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 27<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 28<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 29<br />
PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, <br />
GIÁO VIÊN, TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 12 tháng 03 năm 2014<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 30<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 31<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 32<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 33<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 34<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 35<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 36<br />
PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, <br />
GIÁO VIÊN, TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 12 tháng 03 năm 2014<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 37<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 38<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 39<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 40<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 41<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 42<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 43<br />
PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, <br />
GIÁO VIÊN, TRƯỜNG MẦM NON EATUNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 12 tháng 03 năm 2014<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 44<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 45<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 46<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 47<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
48<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trườngMN EaTung <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
49<br />