SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình Kidsmart trong trường mầm non
lượt xem 7
download
Chương trình KidSmart là một chương trình phần mềm được cài đặt để giúp trẻ học trong trường MN, chương trình mới lạ, hình ảnh sống động, hấp dẫn, âm nhạc vui tươi, lôi cuốn, thu hút trẻ vào thế giới mới lạ, kích thích trẻ đam mê, muốn được học hỏi, tìm tòi, khám phá. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình Kidsmart trong trường mầm non”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình Kidsmart trong trường mầm non
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIDSMART TRONG MẦM NON
- I. Lý do chọn đề tài. Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21 đất nước ta đang ở trong thời kì thực hiện sự nghiệp đổi mới đo Đảng ta phát động và đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tại Đại hội lần thứ VIII đã đề ra. Xu thế cách mạng khoa học công nghệ, thời đại văn minh - thông tin, điện tử, tin học……dẫn đến sự bùng nổ của kiến thức, khiến tốc độ gia tăng kiến thức rất lớn, sự hình thành xã hội dựa trên kiến thức, trong đó vốn kiến thức là cơ bản.Thế kỷ 21 mở đầu cho một nền văn minh mới, nền văn minh tin học, khoa học và công nghệ đã trở thành một lực lượng có sức mạnh to lớn trong việc hình thành tương lai con người có trí tuệ, phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn, có khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội luôn đổi mới. Từ đó giáo dục có nhiệm vụ cốt yếu trong việc bảo đảm kiến thức, cho khoa học và công nghệ trở thành “ Tài sản” của từng con người, của nhân dân để phục vụ xã hội, cộng đồng và từng cá nhân, giáo dục trở thành chất súc tác cho mọi yếu tố trong sự phát triển của đất nước. Nguồn lực con người là yếu tố quyêt định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết TW Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã khẳng định rằng “Lấy Giáo dục - Đào tạo – Khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá” Xã hội ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Với sự phát triên không ngừng của khoa học công nghệ đã cho chúng ta biết sự phát triển rất mạnh mẽ của toàn xã hội trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…… Chúng ta đều biết, trẻ nhỏ học thông qua chơi. Phương châm giáo dục là tạo điều kiện cho trẻ nhỏ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của trẻ. Chính vì vậy không phải nội dung nào, bài học nào trẻ cũng phải học qua máy vi tính nhưng thông qua máy vi tính trẻ có thể vừa học vừa chơi mà mang lại hiệu quả giáo dục cao. đối với trường MN việc cài đặt các chương trình để sử dụng trên máy vi tính có tính thiết thực và gần gũi với cuộc sống của trẻ . Chương trình Kisdmart là một chương trình được xây dựng trên máy vi tính do IBM tài trợ và kết hợp với Vụ giáo dục MN. Chương trình nhằm hổ trợ giáo viên MN ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khác, tích hợp được lĩnh vực kiến thức khác nhau, tạo ra cơ hội để rèn những kĩ năng nhận thức cũng như những kĩ năng hoạt động xã hội cho trẻ, nhằm giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Những trò chơi phát triển óc sáng tạo, trẻ được chơi với nhiều màu sắc, hình dạng, với các vật liệu khác nhau và học thiết kế, học vận dụng hiểu biết, học sáng tạo ra các sản phẩm ….. Chương trình KidSmart là một chương trình phần mềm được cài đặt để giúp trẻ học trong trường MN, chương trình mới lạ, hình ảnh sống động, hấp dẫn, âm nhạc vui tươi, lôi cuốn, thu hút trẻ vào thế giới mới lạ, kích thích trẻ đam mê, muốn được học hỏi, tìm tòi, khám phá …….
- Thực hiện công nghệ thông tin là một vấn đề minh chứng cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội, giúp cho con người ta trí óc nhanh nhạy, tiết kiệm được thời gian, linh hoạt và sáng tạo hơn,……. Song bện cạnh đó một thực tế cho chúng ta thấy một số phụ huynh do chiều con nên cho trẻ tiếp cận với chương trình giải trí trên vi tính mà không có sự định hướng, thời gian thì vô cùng, muốn chơi bao nhiêu cũng được, miễn là con ngoan không quấy rầy bố mẹ, một thực tế nữa là một số giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi thì không kèm cặp, hướng dẫn trẻ, để trẻ tự chơi mà không theo thời gian quy định, chưa nắm được các phương pháp để tổ chức… và hàng ngày hàng giờ ở khắp mọi địa phương trên toàn quốc đang xảy ra những hiện tượng hết sức đau lòng, làm nhức nhối bao bậc phụ huynh về hiện trạng con cái nói dối bố mẹ để đi chơi điện tử, có nhiều cháu bỏ nhà đi không về. Lừa bố mẹ đi học cũng vào quán chát, nhiều học sinh bỏ học, bỏ ăn, bỏ nhà để đi theo “ Chát”” các trò chơi điện tử”….. Các nhà trường TH, THCS, THPT đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn song tình trạng học sinh bỏ học để vào quán “Chát” vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm, …….Vì vậy tôi thiết nghĩ rằng công nghệ thông tin có tầm quan trọng rất lớn nhưng bện cạnh đó cũng có những hạn chế đáng kể nếu chúng ta làm không tốt, không đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì “ Tai hại” luôn rình tập, len lỏi vào trong chúng ta. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những người QL tại các trường học MN cần đưa ra các biện pháp hay để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc giáo dục trẻ ngay từ tuổi ấu thơ, phối hợp tốt với các bậc phụ huynh về công tác giáo dục trẻ, định hướng những gì tốt đẹp nhất cho các cháu. Tổ chức các hoạt động trên máy theo thời gian quy định, khi thực hiện cần bám vào nội dung chính, giáo viên phải theo dõi, hướng dẫn trẻ học…….. Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng chương trình IBM - KidSmart vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường MN” II.Giải quyết vấn đề 1. Những khó khăn và thuận lợi a. Thuận lợi - Trường chúng tôi được đóng tại trung tâm của chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện nhà. Trong nhiều năm qua trường là một trường trọng điểm của huyện vể giáo dục MN. Đặc biệt là nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ + Trường hiện có 6 máy tính để tại các lớp học + Có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy + Đời sống của đa số các bậc phụ huynh cao nên rất quan tâm đến việc học tập của trẻ, đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc trẻ học như thế nào, chất lượng chăm sóc giáo dục ra sao? Việc đóng nộp các khoản kịp thời và đầy đủ Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi thực hiện đề tài tôi còn gặp một số khó khăn sau
- + Các loại băng đĩa về chương trình đang còn rất hạn chế + Tuy nhà trường đã có máy tính nhưng chưa thật đầy đủ vì số cháu học quá đông + Chưa có phòng học riêng dành cho KIDMART chủ yếu là học ở các lớp + Diện tích các phòng học chưa đủ rộng vì chưa các phòng chức năng + Các góc chơi trong lớp chủ yếu là còn bám vào mảng tường mà chưa có ngăn cách riêng biệt + Số giáo viên biết sử dụng máy vi tính chưa nhiều, chủ yếu là đánh văn bản + Môt số phụ huynh do quá quan tâm con nhưng chưa đúng mức, 1 số phụ huynh nghe nói đến học vi tính là”Sợ’: nhìn chung là một số phụ huynh chưa nắm được nội dung của chương trinh, chưa nhận thức đầy đủ về chương trình Để biết được thực trạng như thế nào nhằm đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện hữa hiệu nhất, vào đầu các năm học tôi đã tiến hành khảo sát kết quả như sau. - Số giáo viên biết ứng dụng công ngệ thông tin; 20% - Số giáo viên biết ứng dụng chương trình KIDMART vào trong giảng dạy có hiệu quả ;15% - Số giáo viên biết sáng tạo : 15% - Số cháu biết sử dụng máy tính : 10% - Số cháu chưa biết cách điều khiển máy tính là: 90% - Số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của cháu : 60% Từ thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp 2. các biện pháp . 2.1, Nâng cao trình độ chuyên môn về thực hiện chương trình. Để chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình một cách có hiệu quả trước hết đòi hỏi người CBQL phải nắm bắt được nội dung, yêu cầu, phương pháp tổ chức hoạt động của chương trình một cách cụ thể từ đó mới chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt. Năm hoc 2005 -2006 bản thân tôi được tiếp cận chương trình. Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với các thao tác sử dụng từ cách đơn giản nhất. Tuy ban đầu có nhiều bỡ ngỡ với chương trình và cách sử dụng nhưng trong quá trình tiếp thu chuyên đề tôi thấy được nó có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục trẻ trong trường MN. để thực hiện tốt chương trình tôi đã thực hiện như sau: a.Tự học, tự bồi dưỡng: Để nâng cao việc chỉ đạo về hoạt động chuyên môn trong nhà trường bản thân tôi trong những năm qua tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên mon nghiệp vụ….Tham gia chuyên đề do Sở và phòng tổ chức và trong quá trình chỉ đạo thực hiện tôi đã học hỏi thêm các đồng nghiệp ở các huyện bạn như: Trường MN Thị Trấn Đức Thọ, Trường MN Quang Trung( Thành phố Vinh – Nghệ An) và một số đồng nghiệp khác. Tham gia lớp học sử dụng máy vi tính do Phòng GD - ĐT huyện nhà mở. Nghiên cứu tài liệu của chương trình hướng dẫn sử dụng KidMart, xem thông tin trên mạng, trên sách báo, tài liệu tập san: Các loại
- sách tham khảo về chương trình KIDMATR như sách “ Bé vui học cùng máy tính” “Những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ” “Những trò chơi phát triển sáng tạo”, “ Những trò chơi phát triển tư duy” của ( Nhà xuất bản giáo dục). Ngôi nhà không gian và thời gian, ngôi nhà khoa học, những đồ vật biết nghĩ, Ngôi nhà sách của BaiiIey….. công tác nghiên cứu tự học tự bồi dưỡng đã giúp tôi rất nhiều trong vấn đề thực hiện. b.Xây dựng kế hoạch Sau khi đã nắm bắt được yêu cầu, nội dung và các phương pháp tổ chức tôi tiến hành xây dựng kế hoạch. Muốn chỉ đạo thực hiện tốt chương trình và đem lại hiệu quả cao người CBQL cần phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng ngay từ đầu năm học. Khi xây dựng kế hoạch cần phải chú ý đến đối tượng, phương pháp , nội dung, thời gian thực hiện VD; tháng 9 Tuần/tháng Nội dung đối tượng Biện pháp Thời gian Điều chỉnh Tuần 1 tháng Tổ chức Tất cả - Giới thiệu Vào 2 9 chuyên đề giáo viên chương trình ngày thứ 7 cấp trường trong KIDMART và chủ trường -Hướng dẫn nhật thực hiện Tuần2 tháng Cho trẻ Lớp MG - Cô hướng Mỗi 9 làm quen nhỡ và dẫn trẻ, quan nhóm thự với cách sử MG lớn sát trẻ hiện 20 - dụng máy, 25 phút cách rê chuột, mở máy và đóng máy Tuần 3 tháng Khảo sát Tất cả trẻ Kiểm tra trực Vào các 9 chất lượng ở độ tuổi tiếp ngày đầu vào nhỡ và lớn trong tuần c. Bố trí giáo viên đứng lớp hợp lí Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường tôi đã chỉ đạo các đồng chí trong ban giám hiệu để phân công giáo viên đứng lớp hợp lý và phù hợp theo khả năng, lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, sáng tạo, biết đổi mới phương pháp tiếp cận chương trình tốt, sử dụng thành thạo máy vi tính, phụ trách chính trong lớp đồng thời kèm cặp những giáo viên còn yếu về sử dụng máy VD . GV có trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi các cấp thì phụ trách chính lớp 5- 6 tuổi. d. Tổ chức tốt chuyên đề bồi dưỡng giáo viên đứng lớp.
- Tổ chức chuyên đề là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên, liên tục, nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, Sau khi tiếp thu chuyên đề do Sở giáo dục tổ chức vào hè 2006. để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt tôi đã tham mưu với BGH nhà trường để tổ chức chuyên đề cho giáo viên. Và định kỳ như thế hàng năm vào đầu năm học tôi đều tiến hành tổ chức chuyên đề cho giáo viên để giáo viên nắm bắt được nội dung của chương trình IBM - KidSmart Như chúng ta đã biết trong chương trình KidSmart có những ngôi nhà như: Ngôi nhà sách của BaiIey, ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy, ngôi nhà khoa học của Sammi, những đồ vật biết nghĩ. Mỗi ngôi nhà đều có các phòng, mỗi phòng có nhiều chức năng khác nhau. khi chúng ta tiếp thu chuyên đề về một điều không thể thiếu là chúng ta nên tổ chức chuyên đề cấp trường để từ đó giáo viên nắm bắt được một cách cụ thể, khi tổ chức chuyên đề chúng ta nên tiến hành vừa là lí thuyết vừa thưc hành, 2 nội dung có thể tiến hành song song, sau mỗi bài như thế chúng ta tiến hành kiểm tra xem mức độ của giáo viên thực hiện tiến triển đến mức độ nào? Cách thức tôi đã tiến hành như sau * Hướng dẫn giáo viên cách sử dụng máy cách mở máy, vào chế độ, lựa chọn ngôi nhà mình khám phá sau đó đến các phòng, Khi tổ chức hoạt động đối với cháu mức độ tăng dần từ dễ đến khó, khi tiến hành thường mỗi trò chơi như thế có có 2 chế độ chơi,( Chế độ hỏi đáp và chế độ khám phá), các chế độ được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp tùy theo nhận biết của trẻ để đưa ra các bài dạy phù hợp với trẻ và vận dụng theo đúng chủ đề một cách cụ thể Ví dụ: Vào đầu năm khi mới vào học chỉ đạo giáo viên dạy trẻ ở mức độ 1,2 * Tổ chức cho giáo viên thực hiện khám phá các ngôi nhà - Ngôi nhà thời gian và không gian của Trudy( Ngôi nhà toán học của MiIIie )được tạo ra một cách rất công phu, có rất nhiều trò chơi mang nội dung học tập, các nhân vật mang đậm sắc thái, âm nhạc làm say mê lòng người, những nụ cười thoải mái và những nụ cười rúc rích đối với trẻ thơ nó rất kì diệu. Thông qua 7 họat động như các trò chơi mà trẻ được học toán thông qua các số, đếm, cộng trừ, thêm bớt, các hình mẫu, các dạng hình học……các hoạt động có cả hai chế độ hỏi đáp và khảo sát bởi vậy trẻ được học thông qua các các câu hỏi mở, các hoạt động này giúp trẻ xây nền móng cho toán học sau này, các kĩ năng cần thiết để xây dựng quan niệm và hiểu biết thế giới xung quanh chúng. Các câu nói được số hóa rõ ràng cung cấp mô hình hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Ngôi nhà toán học MiIIie có các căn phòng: Xưởng làm bánh, Máy số,Tạo ra một con côn trùng, Bing& Boing, con số của tôi là gì? ngôi nhà chuột, nhỏ vừa và lớn. VD. khi chúng ta chọn ngôi nhà toán học, nhấp chuột vào ngôi nhà đó, màn hình sẽ hiện ra các căn phòng, muốn chọn căn phòng nào thì nhấp chuột vào đó.
- Nhấp chuột vào biểu tượng có hình con nhện để vào chế độ hỏi và đáp. Con nhện giới thiệu 1 nhân vật sau đó nhỏ vừa và lớn yêu cầu bạn tìm một đôi giày, tiếp tục nhấp chuật vào đôi giày nếu giày vừa nhân vật vui vẻ và cảm ơn, nếu giày không vừa nhân vật sẽ nói cho bạn biết, ví dụ như: Đôi giày này quá lớn, thử lại cho đến khi đôi giày vừa thi thôi. Nếu chúng ta muốn thử thách làm lộn xộn các chiếc giày bằng cách nhấp vào “mèo”. Khi bạn muốn sắp xếp lại thì lại nhấn vào’ mèo’. Sau khi đẫ dùng hết các đôi giày mèo sẽ kêu và kệ sẽ lại đẩy các đôi giầy để chúng ta tiếp tục chơi. Nhấp chuột vào Ô vuông trắng trên màn hình để trở về chế độ khảo sát và khám phá hay nhập chuột vào biểu tượng ô vuông phía góc dưới gôi nhà để trở lại phòng chính. Khi chúng ta vào ngôi nhà chuột gồm có các hình khối ( Hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, bán nguyệt….) Từ các hình sẽ xây dựng thành các mẫu thiết kế theo ý thích, các mẫu này giáo viên có thể in ra để sử dụng tô màu khi trẻ học toán: các cơ hội học tập ( Chọn đúng hình, phân biệt kích thước của hình giống nhau, nghe và dùng tên hình, sáng tạo với các hình) - Ngôi nhà khoa học SammY. Ngôi nhà SammY cung cấp 5 dạng hoạt động hấp dẫn, giúp trẻ thực hành phân loại, sắp xếp, quan sát, dự đoán và xây dựng, trẻ được học cách phân loại khoa học đơn giản, khám phá động thực vật sống thế nào và phản ứng ra sao trong môi trường nước, giáo viên có thể in ra những thông tin thú vị về con vật. Các hoạt động có cả hai chế độ khảo sát và hỏi đáp nên trẻ có thể sử dụng các phương pháp tư duy khác nhau để đưa ra câu trả lời tốt nhất, các hoạt động này giúp trẻ thực hành những kĩ năng suy nghĩ sáng tạo và kĩ năng lập luận lôgíc của trẻ. Ngôi nhà khoa học SammY có các căn phòng: Xưởng đồ chơi, máy tạo thời tiết, nơi phân loại, tạo một bộ phim, Ao Acorn Ví dụ: Ao Acorn. Bay giờ là mùa xuân ở ao, có cả mùa hè, mùa thu và mùa đông. Trẻ sẽ thấy cây cối các con vật xuất hiện quanh năm ở đây, và nghe những dự kiện về sự phát triển và hành vi của động vật “ Cuốn sách về cánh đồng “ Với hình vẽ và những thông tin thú vị có thể in được. trẻ được khám phá về sự thay đổi và phát triển của một số cây và con trong một môi trường ao, quan sát sự thay đổi theo mùa, khảo sát nới sống của động vật, khám phá một số động vật chăm sóc “Con” từ đó trẻ suy luận ra các loại động vật đều có những nhu cầu và nơi sống đặc trưng - Ngôi nhà sách của BaiIey. Lôi cuốn trẻ vào một môi trường học hỏi phong phú và đa giác quan, qua bảy hoạt động vui chơi được thiết kế nhằm hình thành các kĩ năng đọc rõ nét, trẻ học được nhờ tích lũy các nhân vật, âm nhạc và những câu từ thú vị mà chúng nói đến, trẻ có cơ hội học về tên và âm của các chữ cái, những từ đồng âm, các tính từ, cách liên hệ giữa hình ảnh và bài đọc các từ chỉ vị trí và nhiều thứ khác. trong bảy hoạt động đều có các chế độ hỏi và đáp bởi vậy trẻ làm quen và và phải suy nghĩ để tìm ra các câu trả lời mở. Các hoạt động này giúp trẻ hình thành những khái niệm ngôn ngữ cơ bản và các kĩ năng suy nghĩ mà trẻ cần giao tiếp và hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ
- Các phòng trong ngôi nhà sách BaiIey có các căn phòng: Ngày hội ba chữ cái , máy chữ, đọc một bài thơ vần, bưu thiếp của trẻ em, tạo ra một câu chuyện, bạn của tôi. Ví dụ. Căn phòng tạo ra một câu chuyện. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi trẻ vẽ một hình lên phiếu theo ý thích , hoặc có thể cắt hình từ các tạp chí, Nhóm 1 vẽ hình các con vật, nhóm 2 vẽ các phương tiện chuyên chở, nhóm 3 vẽ những đồ ăn, nhóm 4 vẽ những đồ dùng trong nhà. Giáo viên tập hợp các bức vẽ từng chồng riêng úp xuống bàn và kê gần bảng phấn, cô xáo trộn các bức tranh về các con vật, yêu câu trẻ rút tranh và chỉ cho các lớp xem. Để cho phong phú cho trẻ bắt đầu kể chuyện về con vật đó, và tiếp tục làm lại quy trình đối với những bức tranh còn lại khi câu chuyện hoàn thành cô đọc cho trẻ nghe về câu chuyện đó. - Những đồ vật biết nghĩ: Cung cấp cho trẻ nhứng hoạt động thân thiện, gần gũi, thông qua đó hình thành sự tự tin ham thích, khám phá và sáng tạo, khuyến khích tính kiên trì để dẫn đến sư thành công. Các căn phòng của ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ: Oranga Banga, các hướng dẫn viên Fripple,các hình cầu Blox bay,các hình khối Blox bay, các bạn chim. Ví dụ: Căn phòng các hướng dẫn viên Fripple. Mục tiêu chính : nhận diện, so sánh và đối chiếu các thuộc tính cho trẻ cắt dán các hình từ tạp chí cũ và ghim lên tấm bìa cứng. Cô giải thích cho trẻ hiểu là tất cả các hình cắt ra phải có cùng thuộc tính . Ví dụ: Các tấm ảnh đều có chung là màu đỏ, đều là hình tròn, hoặc có chung đều là các con số 5…… e . Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động Trong chương trình Kidmart là một chương trình giúp giáo viên khai thác các ý tưởng sáng tạo của phần mềm trò chơi để ứng dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục mà Bộ giáo dục đã chỉ đạo. nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. để giáo viên thực hiện tốt vấn đề này tôi sau khi đẫ tổ chức chuyên đề cho giáo viên, tôi đã chỉ đạo giáo viên trong nhà trường tổ chức thực hiện. Quá trình giáo viên thực hiện tôi đã tiến hành các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng …… VD 1. Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Giáo viên đẫ biết ứng dụng chương trình vào trong hoạt động chung như thế nào? cách khai thác ra sao? Có hiệu quả hay không? đưa chương trình vào trong tiết dạy như thế nào cho hợp lý? VD 2. Qua hội thi làm đồ dùng đồ chơi. Giáo viên đã biết ứng dụng chương trình để làm đồ dùng đồ chơi như thế nào? đồ dùng đồ chơi đó có phù hợp hay không? Tính sáng tạo như thế nào?....
- VD 3. Tạo môi trường mở. Chương trình Kidmart là một chương trình phong phú vì vậy việc tạo môi trường mở theo chủ điểm giáo viên có thể lấy từ các ý tưởng trong chương trình để tạo ra các bức tranh theo chủ điểm mà không phải chi kinh phí . VD Ngôi nhà khoa học có : Phân loại , phán đoán, so sánh. Chủ điểm thế giới động vật. so sánh các con vật có đuôi và các con vật không có đuôi, con vật sống trên cạn và các con vật sống dưới nước….. Chủ điểm thực vật: các loại cây xanh, các loại hoa…….. Từ các hình ảnh trong phần mềm giáo viên chỉ cần chọn biểu tượng in là có thể có ngay các bức tranh theo chủ điểm mà mình muốn lựa chon để tạo môi trường mở…. g .Chỉ đạo giáo viên khai thác các trò chơi trong chương trình Chương trình Kisdmart là một chương trình được xây dựng trên máy vi tính do IBM tài trợ và kết hợp với vụ giáo dục MN . Chương trình nhằm hổ trợ giáo viên MN ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khác, tích hợp được lĩnh vực kiến thức khác nhau, tạo ra cơ hội để rèn những kĩ năng nhận thức cũng như những kĩ năng hoạt động xã hội cho trẻ, nhằm giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Những trò chơi phát triển óc sáng tạo, trẻ được chơi với nhiều màu sắc, hình dạng, với các vật liệu khác nhau và học thiết kế, học vận dụng hiểu biết , học sáng tạo ra các sản phẩm ….. - Những trò chơi phát triển óc sáng tạo VD; trò chơi ; Chơi với màu sắc,sự kì diệu của màu sắc, trăm học đua nở, tạo hình với hình học.sáng tác một giai điệu, dàn nhac bộ lắc……… - Những trò chơi phát triển ngôn ngữ : VD các trò chơi: Món xúp chữ cái,Những chữ cái độc đáo, Khai thác mỏ chữ cái, chơi với những cái tên, sách chữ cái tên động vật, bé tập làm sách, những cặp từ liên quan, Một kho chuyện kể, Bé đi du lịch……. - Những trò chơi phát triển tư duy VD các trò chơi. ếch lớn lên như thế nào? Con côn trùng của tôi, Ai trả lời nhanh nhất, Bạn ở trong hình nào? Hãy tô màu cho tôi……. k. Công tác khen thưởng Nhằm động viên khích lệ giáo viên thực hiện tốt chương trình đồng thời để đưa chương trình đem lại hiệu quả cao tôi đã làm tốt công tác khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên thực hiện tốt chương trình và đem lại hiệu quả cao. Thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, qua các buổi sinh hoạt hội đồng giáo viên hàng tháng, thi giáo viên giỏi, sơ kết học kì, tổng kết năm học đều có phần thưởng xứng đáng cho giáo viên thực hiện tốt công tác này, đồng thời qua đó cũng tổ chức đúc rút kinh nghiệm cho một số giáo viên còn đang hạn chế. h. Phối hợp chặt chẽ với gia đình Chúng ta là cô giáo nhưng chúng ta cũng là những người làm cha làm mẹ, vậy nên chúng ta hiểu được rằng không một ông bố, bà mẹ nào mà không muốn con cái mình khôn lớn, học tập tiến bộ để trở thành người có ích cho gia đình,
- cho xã hội. Nhưng thực tế cho thấy là nhiều gia đình do cưng chiều con, không quan tâm chia sẻ cùng con, con muốn gì được nấy…..Kết quả là trẻ bị say mê vào các loại trò chơi điện tử mà các loại trò chơi đó không mang tính giáo dục.Vậy nên nhiều ông bố bà mẹ rất “ Sợ” con học trên máy vi tính rồi dẫn đến “ nghiện” Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng trường MN cần phải biết kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mà đặc biệt là trong vấn đề cho trẻ học trên máy vi tính. Giáo viên chúng ta cấn làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi, giải thích cho phụ huynh hiểu về tầm quan trong của việc cho trẻ học trên máy, thời gian cho trẻ học, các loại trò chơi. nhưng đồng thời cần trao đổi với phụ huynh biết việc tác hại khi cho trẻ học trên máy mà không có sự quản lý của Bố, mẹ và những tác hại về mắt khi cho trẻ chơi quá thời gian……..do làm tốt công tác này nên phụ huynh đã nắm bắt được các mục tiêu, yêu cầu, tầm quan trọng của việc cho trẻ học trên chương trình Kidart đã đạt hiệu quả cao mang lại niềm tin tuyệt đối cho phụ huynh. 3. Kết quả đạt được Với sự chỉ đạo sát sao và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc, tổ chức tốt chuyên đề, kiểm tra việc thực hiện chương trình, sự phối kết hợp với phụ huynh, và công tác tham mưu vì vậy việc ứng dụng chương trình Kidmart vào trong chương trình giảng dạy đã mang lại hiệu quả cao. kết quả cụ thể của các năm học như sau Kết quả các mặt Các Năm học 05 -06 06- 07 07- 08 08 - 09 09 – 010 Tỉ lệ giáo viên biết sử 15% 35% 45% 60% 100% dụng máy tính Tỉ lệ giáo viên biêt ứng 17% 40% 55% 60% 70% dụng chương trình Tỉ lệ giáo viên thực 10% 15% 20% 40% 60% hiện có nhiều sáng tạo ứng dụng vào thực tiễn Tỉ lệ cháu hứng thú 90% 92% 93% 95% 100% học Tỉ lệ cháu sử dụng 55% 60% 70% 75% 80% thành thạo Tỉ lệ cháu sáng tạo 30% 40% 50% 55% 60% Số lớp tạo môi trường 2/1 2/2 3/2 5/4 5/5 mở Số lớp thực hiện 2 2 3 5 5 chương trình Số máy tính 1 1 3 5 6 Tỉ lệ phụ huynh đồng 50% 60% 65% 70% 98% tình
- 4. Bài học kinh nghiệm Trong những năm qua là một cán bộ quản lý trong quá trình thực hiện để đưa chất lượng trong nhà trường ngày càng được nâng cao tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm như sau; - Kế hoạch cần được xây dựng một cách rõ ràng cụ thể và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc - Bố trí giáo viên đứng lớp hợp lí - Tổ chức tốt chuyên đề cấp trường - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát. - Đầu tư về thời gian, đổi mới lề lối làm việc - Khen chê kịp thời, đánh giá thực chất, công khai, khách quan - Làm tốt công tác tuyên truyền, tham mưu - Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tự học tự bồi dưỡng - Làm tốt công tác khảo sát chất lượng trẻ III.Kết luận. KidSmart là một chương trình thông qua phần mềm trò chơi trên máy vi tính để hổ trợ cho việc dạy và học trong ngành giáo dục Mầm Non. Có tên gọi là “ Nhà khám phá trẻ”. Chương trình đã lôi cuốn mạnh mẽ, kích thích sự tập trung chú ý cũng như hứng thú khám phá của trẻ. Khi chơi trên máy vi tính, trẻ có nhiều cơ hội phát triển nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ và vận động. Các khái niệm về chữ cái, từ, số đếm, phân loại, không gian, thời gian, hình dạng…..được trẻ học một cách ngẫu nhiên trong các tình huống trò chơi. Khi trẻ làm theo hướng dẫn, học cách suy nghĩ, lựa chọn, phán đoán, bình luận và sửng sốt hoặc thích thú với những kết quả đạt được qua trò chơi, trẻ trở nên tự tin hơn, hứng thú hơn trong các hoạt động nhận thức . Chương trình IBM – KidSmart ứng dụng trong giáo dục MN là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, thông qua các chương trình được IBM – KidSmart nhằm hỗ trợ cho giáo viên hiểu biết rộng hơn, biết khai thác và ứng dụng có hiệu quả, sáng tạo những phương pháp giáo dục hiện đại, đúng ý tưởng các phần mềm để đổi mới hình thức, phương pháp dạy học ở trong trường MN. Thực sự ứng dụng công nghệ thông tin là cần thiết đối với giáo dục MN. Công nghệ thông tin như một công cụ mới giúp cho giáo viên mô phỏng bài giảng, giúp cho trẻ tiếp cận công nghệ mới và phát triển các khả năng : Sử dụng tay, mắt, làm việc độc lập, khám phá, chơi theo nhóm…..Chương trình IBM – KidSmart là một chương trình giúp cho giáo viên MN đổi mới phương pháp, hình thức nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy chúng ta là những nhà làm công tác giáo dục trong ngành học MN cần hiểu rõ về chương trình, nắm bắt nội dung của chương trình để chỉ đạo giáo viên trong nhà trường thực hiện một cách có hiệu quả nhằm đưa chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày một tốt hơn. IV. Đề xuất kiến nghị.
- Để thực hiện chương trình KidSmart trong trường MN ngày càng mang lại hiệu quả cao tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau * Đối với sở GD ĐT tiếp tục phối hợp với công ty phần mềm IBM để tổ chức tập huấn cho CB – GV thưc trong các cơ sở giáo dục MN - Tổ chức cài đặt phần mềm trên máy vi tính vì hiện nay các phần mềm cài đặt đã bị hư hỏng - Hổ trợ các băng đĩa về các ngôi nhà vì hiện nay nhu cầu của các nhà trường rất cần thiết * Đối với Phòng GD ĐT. hàng năm mở các lớp chuyên đề về chương trình KidSmart Trên đây là một số biện pháp tổ chức thực hiện trong quá trình làm việc của tôi về việc chỉ đạo giáo viên thực hiện ứng dụng chương trình KisSmart trong trường MN ở đơn vị chúng tôi. rất mong được sự góp ý của các đồng chí lãnh đạo, chỉ đạo, và đồng nghiệp bổ sung, góp ý để tôi có thêm nghiều kinh nghiệm thiết thực hơn. Xin chân thành ảm ơn .............., ngày 25 tháng 4 năm2010
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
17 p | 1420 | 180
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 979 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
23 p | 508 | 65
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Nghi Thuận
24 p | 321 | 54
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
27 p | 249 | 31
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
33 p | 403 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
24 p | 388 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường tiểu học
11 p | 214 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011
32 p | 141 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu - Năm học 2015-2016
17 p | 193 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
30 p | 212 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường
17 p | 111 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 141 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Cư Pang
27 p | 113 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap
26 p | 122 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động
20 p | 68 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
17 p | 103 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn