SKKN: Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh Địa lý và Biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 THCS
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là đưa ra một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề, một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý lớp 7 và sự cần thiết của việc kết hợp giữa ảnh địa lý với biểu đồ khí hậu trong giảng dạy và học tập chương II Địa lý các châu lục lớp 7 sao cho có hiệu quả cao trong trường THCS Lý Thường Kiệt và các trường THCS khác trong thành phố Nam Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh Địa lý và Biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 THCS
- I. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh Địa lý và Biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 Trung học cơ sở. II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 7 các trường THCS . III. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 9 năm 2016. IV. Tác giả: Họ và tên: Đỗ Văn Phê Năm sinh: 1960 Nơi thường trú: 2/73 Trần Nhaath Duật, Phường Vị Xuyên, TP.Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm ngành Địa lý. Nơi công tác: Trường THCS LÝ Thường KiệtTP.Nam Định. Điện toại: 0912296707 V. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Lý Thường Kiệt. Địa chỉ: 25 Phan Đình Giót – Phường Năng Tĩnh TP.Nam Định. Điện thoại: 03503.868493 VI. Giải pháp: 1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Như chúng ta đều biết ảnh Địa lý, biểu đồ là dụng cụ không thể thiếu được trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn Địa lý nói chung, cũng như môn Địa lý ở lớp 7 nói riêng. Chương trình Địa lý lớp 7 nghiên cứu về Địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Do đó đối tượng học tập của các em trải dài trên diện tích rất rộng lớn, học về một vùng nào đó các em không thể đến ngay đó để nghiên 1
- cứu và trải nghiệm thực tế được, vì vậy các em phải dựa vào các ảnh Địa lý, biểu đồ để học tập và nghiên cứu. Trong thực tiễn giảng dạy Địa lý lớp 7 hiện nay ở các trường THCS việc sử dụng ảnh Địa lý, biểu đồ trong giảng dạy Địa lý lớp 7 đã diễn ra thường xuyên và có hệ thống. Nhưng khi giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 thì việc sử dụng ảnh Địa lý, biểu đồ chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Tại sao phải sử dụng ảnh Địa lý, biểu đồ trong giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 ? Vì như chúng ta đã biết điều kiện khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thực vật và động vật của một đới nào đó . Bởi vì thực vật là yếu tố chỉ thị của môi trường. Nhì vaod sự phát triển của thực vật là người ta có thể biết đực các thành phần tự nhiên khác của khu vực đó. Thực vật muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải dựa vào các yếu tố tự nhiên khác như đất đai, nhiệt độ, lượng mưa và lấy nguồn dinh dưỡng, nước từ các thành phần tự nhiên đó. Mặt khác giữa các thành phần Địa lý tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy để giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 về việc nhận biết các kiểu môi trường đới ôn hòa ở các trường THCS được tốt, có hiệu quả thì việc sử dụng ảnh địa lý, biểu đồ khí hậu là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần Địa lý môi trường tự nhiên đới ôn hòa ở lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường THCS. Điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả việc sử dụng ảnh địa lý, biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa trong giảng dạy chương II Địa lý lớp 7 Trung học cơ sở.” 2. Các giải pháp thực hiện: a) Đặt vấn đề: 2
- Đới ôn hòa chiếm một nửa diện tích đất nổi trên Trái Đất. Với vị trí trung gian, môi trường đới ôn hòa có những nét khác biệt với các môi trường khác và phân hóa hết sức đa dạng. Do vị trí trung gian nằm giữa đới khí hậu nóng và đới khí hậu lạnh nên thời tiết ở đới ôn hòa thay đổi thất thường. Các đợt không khí nóng ở chí tuyến hay các đợt không khí lạnh ở vùng cực của trái đất có thể tràn xuống bất thường gây nên thời tiết nóng hay lạnh khác nhau thất thường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống , sản xuất cũng như sinh hoạt của con người. Như vậy đương nhiên là thảm thực vật của đới ôn hòa cũng bị phân hóa và chia cắt làm nhiều kiểu rừng khác nhau rất phong phú, đa dạng. Bởi vì như chúng ta đều biết thảm thực vật phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu của khu vực ( nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí...) Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng các ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong việc nhận biết các kiểu môi trường trong đới ôn hòa thì giáo viên phải chú trọng đến việc khai thác triệt để các ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu có trong bài. b) Các giải pháp thực hiện: * Thực trạng tình hình sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu vào giảng dạy môi trường đới ôn hòa trong chương II Địa lý ở lớp 7 hiện nay chưa được thường xuyên, chưa sâu, chưa hiệu quả. Tại sao như vậy? Bởi vì các thầy, cô giáo thường coi nhẹ việc sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý các châu ở lớp 7. Các thầy, cô giáo thường chú trọng vào việc sử dụng bản tự nhiên và kênh chữ trong sách giáo khoa Địa lý lớp 7 còn phần ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu thì còn coi nhẹ. Với bài 13 trong chương II : Môi trường đới ôn hòa địa lý lớp 7 ta cần phải chú ý giảng dạy như sau: Giáo viên cho các em theo dõi sách giáo khoa quan sát bức ảnh địa lý 13.2 và biểu đồ nhiệt độ bên cạnh trang 44 SGK và phát vấn câu hỏi: 3
- Quan sát kỹ bức ảnh rừng lá rộng ở Tây Âu các em có nhận xét gì về đặc điểm thảm thực vật ở đây? Quan sát biểu đồ khí hậu của vùng này em rút ra nhận xết gì? Giữa bức ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu này có liên quan gì với nhau không? Giáo viên hướng dẫn các em nhận biết đặc điểm của rừng lá rộng, phân tích nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ khí hậu và rút ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa tới kiểu rừng cây lá rộng đới ôn hòa. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực Tây Âu như vậy. Cuối cùng giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em. Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn các em bức ảnh địa lý thứ 2 trong bài. Giáo viên cho các em theo dõi sách giáo khoa quan sát bức ảnh địa lý 13.3 và biểu đồ nhiệt độ bên cạnh trang 44 SGK và phát vấn câu hỏi: Quan sát kỹ bức ảnh rừng lá kim (rừng taiga) ở Liên bang Nga em có nhận xét gì về đặc điểm thảm thực vật ở đây? Quan sát biểu đồ khí hậu của vùng này em rút ra nhận xết gì? Giữa bức ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu này có liên quan gì với nhau không? Giáo viên hướng dẫn các em nhận biết đặc điểm của rừng lá kim, phân tích nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ khí hậu và rút ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa tới kiểu rừng cây lá kim đới ôn hòa. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Âu (Liên bang Nga) như vậy. Cuối cùng giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em. Giáo viên cho các em so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kiểu môi trường rừng cây lá rộng với kiểu môi trường rừng cây lá kim trong môi trường đới ôn hòa ở châu Âu. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy giữa phía Tây và phía Đông châu Âu mặc dù hai khu vực ở cùng vĩ độ. Giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em. 4
- Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn các em bức ảnh địa lý thứ 3 trong bài. Giáo viên cho các em theo dõi sách giáo khoa quan sát bức ảnh địa lý 13.4 và biểu đồ nhiệt độ bên cạnh trang 44 SGK và phát vấn câu hỏi: Quan sát kỹ bức ảnh rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải ở Pháp em có nhận xét gì về đặc điểm thảm thực vật ở đây? Quan sát biểu đồ khí hậu của vùng này em rút ra nhận xết gì? Giữa bức ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu này có liên quan gì với nhau không? Giáo viên hướng dẫn các em nhận biết đặc điểm của kiểu rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải ở Pháp, phân tích nhiệt độ và lượng mưa của biểu đồ khí hậu và rút ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa tới kiểu rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải đới ôn hòa. Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo nên đặc điểm khí hậu của khu vực ven Địa Trung Hải như vậy. Cuối cùng giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em. Giáo viên cho các em so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kiểu môi trường rừng cây bụi gai ven Địa Trung Hải ở Pháp với hai kiểu môi trường đã tìm hiểu ở trên và rút ra sự giống nhau, khác nhau giữa chúng. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra sự khác nhau đó mặc dù cùng nằm trong đới ôn hòa của châu Âu. Giáo viên chuẩn kiến thức và khắc sâu cho các em. Như vậy khai thác triệt để các ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu không những giúp các em nhận biết được một cách chính xác các kiểu môi trường tự nhiên của đới ôn hòa mà còn giúp các em so sánh rút ra sự khác nhau giữa các kiểu môi trường của đới ôn hòa. Đồng thời giúp các em giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các kiểu môi trường tự nhiên đó, giúp các em nắm chắc kiến thức và hiểu sâu bài học và nhớ lâu. VII. Kết luận: Trong quá trình giảng dạy chương II bài 13: Môi trường đới ôn hòa trong chương trình Địa lý lớp 7 các thầy giáo, cô giáo phải luôn luôn nâng cao hiệu quả sử dụng ảnh địa lý, biểu đồ khí hậu trong giảng dạy bằng cách hướng dẫn 5
- các em khai thác triệt để tất cả các ảnh địa lý và các biểu đồ khí hậu có trong bài để nắm bắt kiến thức bài học một cách chủ động, có hiệu quả cao. Thông qua việc so sánh giữa các bức ảnh địa lý, các biểu đồ khí hậu với nhau giúp các em rút ra sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu môi trường tự nhiên trong đới ôn hòa. Đồng thời các em còn hiểu sâu được nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau đó. Từ đó giúp các em hiểu sau bài học và có hệ thống, hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, thúc đảy lãn nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Tóm lại, khai thác triệt để ảnh địa lý và các biểu đồ khí hậu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức chương II địa lý lớp 7. Từ đó các em có thể giải thích được tại sao môi trường đới ôn hòa lại có sự phân hóa đa dạng thành nhiều kiểu môi trường tự nhiên như vậy. Từ đó làm cơ sở để các em tiếp thu kiến thức các bài sau một cách chủ động và hiệu quả. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn tôi không thể lấy ví dụ được ở tất cả các bài được mà chỉ đơn cử ở bài 13: Môi trường đới ôn hòa trong chương II địa lý lớp 7. Tôi cũng chỉ đưa ra một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề, một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ảnh địa lý và biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý lớp 7 và sự cần thiết của việc kết hợp giữa ảnh địa lý với biểu đồ khí hậu trong giảng dạy và học tập chương II Địa lý các châu lục lớp 7 sao cho có hiệu quả cao trong trường THCS Lý Thường Kiệt và các trường THCS khác trong thành phố Nam Định. Là một cán bộ quản lý, thời gian đứng lớp không có nhiều như các đồng chí giáo viên, chắc chắn bài viết không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến phê bình của các đồng chí và đồng nghiệp để bài viết được ngày một hoàn thiện hơn và có tác dụng hơn trong thực tiễn giảng dạy hiện nay ở trường THCS. TP. Nam Định, ngày 24 tháng 4 năm 2017. Người viết 6
- Đỗ Văn Phê XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT .................................................................................................................... .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . 7
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . .................................................................................................................... . 8
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ******************* BÁO CÁO SÁNG KIẾN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG ẢNH ĐỊA LÝ, BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU TRONG VIỆC NHẬN BIẾT CÁC KIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG II ĐỊA LÝ LỚP 7 THCS” Tác giả: Đỗ Văn Phê Trình độ chuyên môn: Đại học ngành Địa lý Chức vụ: Hiệu trưởng Nơi công tác: Trường THCS Lý Thường KiệtTP.Nam Định 9
- TP. Nam định, ngày 24 tháng 4 năm 2017 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư lưu trữ ở trường THPT
16 p | 3885 | 772
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới
15 p | 1035 | 253
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong nhà trường
10 p | 3632 | 215
-
SKKN: Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD trường THPT Ba Đình
14 p | 928 | 200
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1198 | 200
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác văn phòng ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
13 p | 1227 | 196
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học trong giờ thể dục nhịp điệu
10 p | 639 | 161
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
15 p | 853 | 147
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)
32 p | 500 | 72
-
SKKN: Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử địa phương Ninh Thuận
11 p | 586 | 64
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ
16 p | 211 | 33
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc
43 p | 269 | 30
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp ở Trường trung học cơ sở
11 p | 266 | 23
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai
13 p | 154 | 21
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch năm học ở Trung tâm GDTX huyện Bảo Yên-Lào Cai
14 p | 166 | 15
-
SKKN: Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
17 p | 132 | 14
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý khoa Bổ túc văn hóa tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai
18 p | 121 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn