SKKN: Nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí
lượt xem 2
download
Sáng kiến có thể được sử dụng để ôn thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi môn Địa lí. Đề tài tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh, giúp các em có thể hoàn thành tốt kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí Tác giả sáng kiến: Phan Quốc Chinh Mã sáng kiến: 28.58.03
- MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1. Nội dung của sáng kiến 3 7.1.1 Kĩ năng biểu đồ 3 . 7.1.2 Kĩ năng với bảng số liệu và nhận xét 7 . 7.1.3 Hướng dẫn cách chọn, vẽ biểu đồ 8 . 7.1.4 Hướng dẫn cách chọn nhận xét 15 . 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 16 8. Những thông tin cần được bảo mật 16 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 16 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 17 11. Danh sách tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 18 Tài liệu tham khảo 19 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Để đạt được thành công trong công việc dạy học người giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng, biết liên hệ thực tế và một điều rất quan trọng là phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, biết cách gây hứng thú đối với học sinh khi học tập. Địa lí là môn có tính đặc trưng riêng khác với các bộ môn học khác, nó là môn học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội. Đặc trưng của bộ môn chính là những khái niệm, quy luật, đặc điểm về sự vật, đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện không chỉ trên kênh chữ mà còn bằng kênh hình, không chỉ riêng phần kiến thức lý thuyết mà còn có cả phần kỹ năng, trong đó phần kỹ năng của bộ môn Địa lí cực kỳ quan trọng trong học tập cũng như trong thi cử. Kỹ năng Địa lí là phần không thể thiếu, trong đó có nhiều loại kỹ năng như: khai thác Atlat, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ, phân tích nhận xét, tính toán qua bảng số liệu, biểu đồ và lược đồ. Ở đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét trong chương trình Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, đây là một phần vừa dễ lại vừa khó, dễ ở chỗ nếu nắm chắc được kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét thì làm bài sẽ đạt hiệu quả cao về tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ còn nếu không nắm chắc thì học sinh thường không biết cách chọn biểu đồ và nếu có chọn đúng thì khi thể hiện không chính xác hoặc thiếu một số bước, một số nội dung trong biểu đồ và nhận xét. Tôi là giáo viên bộ môn Địa lí qua gần 20 năm giảng dạy tôi đã nhận thấy điều đó nên tôi đã lựa chọn đề tài này với mục đích: Thứ nhất: là củng cố thêm kĩ thuật dạy phần kỹ năng cho việc dạy học của tôi nhằm đạt đạt kết quả cao hơn trong phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét trong chương trình Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Thứ hai: tôi mong muốn mình được đóng góp phần nào đó vào phương pháp giảng dạy phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, bảng 3
- số liệu để việc dạy học môn Địa lí nói chung và dạy phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét trong chương trình Địa lí nói riên đạt hiệu quả cao hơn. Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn rằng: các đồng nghiệp hãy đóng góp thêm ý kiến để việc dạy học bộ môn Địa lí nói chung và dạy phần kỹ năng biểu đồ và nhận xét nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài và làm bài tập kỹ năng nhanh và tốt hơn. 2. Tên sáng kiến Nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Phan Quốc Chinh Địa chỉ tác giả: Trường THPT Yên Lạc 2 Yên Lạc Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0965 512 559. Email: phanchinh.vp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Tác giả sáng kiến. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến có thể được sử dụng để ôn thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi môn Địa lí. Đề tài tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh, giúp các em có thể hoàn thành tốt kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét. Thông qua đề tài, thấy được phương pháp lựa chọn biểu đồ, đọc tên biểu đồ đúng và cách vẽ một số loại biểu đồ; Cách lựa chọn nhận xét và nhận xét qua bảng số liệu và biểu đồ. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Đề tài đã được dạy thực nghiệm từ tháng 09/2019 tại trường THPT Yên Lạc 2 trong một số buổi dạy bồi dưỡng cho học sinh ôn thi trung học phổ thông Quốc gia. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Kĩ năng biểu đồ: 4
- a) Khái niệm: Biểu đồ là các hình vẽ thể hiện các đối tượng, hiện tượng, sự vật địa lí về tự nhiên, kinh tế xã hội trong một thời gian nhất định. Biểu đồ thể hiện kiến thức Địa lí bằng các hình vẽ giúp khái quát hoá các số liệu Địa lí trên đó. b) Vai trò của biểu đồ trong học tập và thi cử: Do là các hình vẽ nên khi dạy học giúp học sinh có thể dễ dàng hình tượng hoá các số liệu trong bài giúp học sinh dễ nhớ và khắc sâu hơn những kiến thức có liên quan đến biểu đồ. Biểu đồ cung cấp cho học sinh những kiến thức Địa lí về tự nhiên, kinh tế và xã hội, giúp minh hoạ cho các đối tượng, hiện tượng, sự vật Địa lí nhất định có liên quan đến kiến thức. Kĩ năng biểu đồ giúp học sinh có thể khắc sâu phần kĩ năng, thể hiện các số liệu trong biểu đổ, tổng hợp so sánh được những kiến thức qua các biểu đồ. Giúp cho việc học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn, trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để hoàn thành bất kỳ phần kĩ năng vẽ biểu đồ nào trong cả học tập và thi cử vì phần kĩ năng này giúp cho học sinh khắc sâu hơn, củng cố thêm cho phần kiến thức Địa lí. c) Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Việc học tập của học sinh thường rất ít chú ý đến kênh hình trong sách giáo khoa cũng như trong các tài liệu, vì vậy phần kĩ năng biểu đồ của học sinh là rất yếu. Trong khi kĩ năng biểu đồ là phần rất quan trọng trong học tập và thi cử đối với bộ môn Địa lí. d) Các biện pháp chọn và vẽ biểu đồ nhanh và đúng nhất: Kĩ năng biểu đồ là nội dung nằm trong học tập và thi cử của bộ môn Địa lí, nó trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để nhận biết và hoàn thành phần vẽ biểu đồ một cách đạt hiệu quả cao nhất. Biểu đồ là phần kĩ năng rất đa dạng bao gồm nhiều loại biểu đồ khác nhau được tập hợp thành 3 nhóm chính: nhóm biểu đồ cơ cấu, n hóm biểu đồ so sánh, nhóm biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, phát triển, biến động,... 5
- Trong 3 nhóm biểu đồ này có nhiều loại biểu đồ cơ bản như: biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình vuông, biểu đồ hình cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng), biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền, biểu đồ tam giác đều, biểu đồ thang ngang (tháp dấn số, cột đơn ngang),... * Các biểu đồ trong từng nhóm: phân chia ra các nhóm biểu đồ nhằm giúp HS có thể lựa chọn biểu đồ nhanh và đúng: Nhóm biểu đồ cơ cấu: + Biểu đồ tròn (100% và 200%). + Biểu đồ miền. + Biểu đồ hình vuông. (*) + Biểu đồ tam giác. (*) Nhóm biểu đồ tăng trưởng, phát triển,...: + Biểu đồ cột đơn. + Biểu đồ cột chồng. + Biểu đồ đường biểu diễn. + Biểu đồ kết hợp. + Biểu đồ điểm rơi. (*) Nhóm biểu đồ so sánh: + Biểu đồ cột ghép. + Biểu đồ tròn 200%. + Biểu đồ đường biểu diễn. + Tháp dân số. + Biểu đồ thang ngang (gần giống tháp dân số). + Biểu đồ điểm. (*) Lưu ý: (*) là loại biểu đồ ít gặp và ít ra trong các đề thi. Có những loại biểu đồ có trong 2 nhóm (là những loại được gạch chân), đây là loại biểu đồ thể hiện cả 2 nội dung. * Cách chọn biểu đồ nhanh và đúng: Nguyên tắc chung: 6
- Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng, một bảng số liệu có thể vẽ được rất nhiều loại biểu đồ, để chọn biểu đồ được nhanh và đúng ta cần: + Thứ nhất, phải hiểu đặc điểm của từng loại biểu đồ vì mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện những mục đích khác nhau. + Thứ hai, cần đọc kĩ và xác định đúng yêu cầu đề bài (vì đây là phần quan trọng nhất), sau đó mới xem xét bảng số liệu (bảng số liệu được xem như là công cụ để hoàn thành phần yêu cầu). Cụ thể: + Căn cứ vào đặc điểm của các loại biểu đồ thuộc từng nhóm đã biết (bằng cách ghi nhớ, thuộc). + Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài để xem yêu cầu là gì? yêu cầu của đề thường được gắn liền với các nhóm biểu đồ đã nêu ở phần a) của mục 1.3. (yêu cầu thường có cụm từ: Tăng trưởng, biến động; Quy mô, cơ cấu; So sánh, so sánh cơ cấu hay so sánh tốc độ tăng trưởng),… + Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, trong bảng số liệu đã thể hiện các giá trị, đơn vị tuyệt đối hay tương đối, thời gian là bao nhiêu năm, các số liệu cụ thể như thế nào?,… + Theo góc độ nào đó thì bảng số liệu chỉ được xem như là công cụ để hoàn thành yêu cầu của đề bài. Sự kết hợp đồng thời cả 3 căn cứ trên cho phép chúng ta xác định một cách nhanh chóng và chính xác loại biểu đồ. Việc ghi nhớ là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là vừa kết hợp vừa loại bỏ dần các loại biểu đồ không thích hợp để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất theo yêu cầu. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 2014 Diện tích có rừng (triệu ha) Độ che Năm Trong đó phủ Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 7
- 2014 13,8 10,1 3,7 41,6 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích, độ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1943 đến 2014? Trong ví dụ này: ta chọn loại biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường biểu diễn là đúng nhất vì nó vừa thể hiện tổng diện tích, các loại rừng trong tổng diện tích và độ tre phủ rừng qua các năm. Vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài và vừa phù hợp với bảng số liệu, các loại khác không thích hợp. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 2014 Diện tích có rừng (triệu ha) Độ che Năm Trong đó phủ Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 2014 13,8 10,1 3,7 41,6 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, độ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1943 đến 2014? Trong ví dụ này: ta chọn biểu đồ đường biểu diễn là thích hợp nhất vì loại biểu đồ này vừa thể hiện tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm, vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài. Lưu ý: Qua 2 ví dụ so sánh ở trên ta thấy cùng một bảng số liệu nhưng yêu cầu khác nhau nên biểu đồ cũng khác nhau vì vậy ta phải căn cứ vào yêu cầu của đề bài, so sánh đặc điểm các loại, dạng biểu đồ; từ đó loại bỏ các loại biểu đồ không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ thích hợp nhất. 7.1.2. Kĩ năng với bảng số liệu và nhận xét: a) Bảng số liệu: Bảng số liệu là phần cũng rất quan trọng, nó cũng giống như phần biểu đồ, là những chỉ số thay đổi định lượng của các đối tượng, hiện tượng 8
- Địa lí về tự nhiên, kinh tế xã hội của một địa phương, một vùng, một nước,... trong thời gian nhất định. Phân loại: có 2 loại + Bảng số liệu đơn giản: chỉ thể hiện một giá trị trong nhiều thời gian hoặc trong một năm với nhiều giá trị (hoặc nhiều địa phương). + Bảng số liệu phức tạp: thể hiện nhiều giá trị, nhiều địa phương diễn ra trong nhiều giai đoạn. => Sự phân chia thành 2 loại này chủ yếu phục vụ cho phần nhận xét để tránh tình trạng nhận xét thiếu ý. b) Nhận xét: Nhận xét chung. Nhận xét cụ thể: + So sánh cao/thấp giữa các giá trị cùng đơn vị (dẫn chứng số liệu cụ thể). + Tăng/giảm qua các năm, so sánh sự gia tăng khác nhau giữa các giá trị (dẫn chứng số liệu cụ thể). Lưu ý: Cần chú ý đến những số liệu, giai đoạn đột biến. Tuỳ theo bảng số liệu đơn giản hay phức tạp để nhận xét có một, hai hay nhiều ý. Để phục vụ cho phần nhận xét có một số cách tính toán sau: + Tính giai đoạn, số năm (năm sau năm trước) + Tính cơ cấu (thành phần muốn tính : tổng số x 100) + Tính tốc độ tăng trưởng (số liệu năm sau : số liệu năm đầu) + Tính số lần (số liệu năm muốn tính : số liệu năm đầu) + Tính trung bình (số tăng thêm : số năm),… 7.1.3. Hướng dẫn cách chọn, vẽ biểu đồ: Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một giá trị (hoặc động thái phát triển của 2 3 giá trị); So sánh tương quan về độ lớn của 1 giá trị (hoặc 2 3 giá trị); Thể hiện quy mô và cơ 9
- cấu thành phần trong 1 tổng thể. Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng, mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Tuy vậy, bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: + Tính chính xác, khoa học. + Tính thẩm mỹ (rõ ràng, sạch, đẹp). + Tính trực quan (đầy đủ nội dung: tên biểu đồ, kí hiệu và chú giải, đơn vị, năm, số liệu). Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số Việt Nam giai đoạn 2000 2016 Gia tăng dân số: là nội dung thể hiện của biểu đồ. Việt Nam: là địa điểm (không gian). Năm 2000 đến 2016: là thời gian. Phần chú giải cho biểu đồ, yêu cầu thực hiện như sau: Phần ghi chú phải theo phần vẽ của biểu đồ. Các kí hiệu cần sử dụng rõ ràng khác biệt nhau, các kí hiệu ở bảng chú giải phải tương ứng với kí hiệu thể hiện trong biểu đồ. Các nội dung cần ghi đối với các loại biểu đồ như sau: Đối với biểu đồ đồ thị: trên trục tung ghi giá trị (số dân, sản lượng lúa, bình quân sản lượng lúa, diện tích,…) đơn vị tính (triệu người, triệu tấn, kg/người, nghìn ha,…). Trên trục hoành ghi năm, với đầy đủ các năm (có chia khoảng cách năm). Trên đường đồ thị, ứng với các năm, ghi các trị số của giá trị (có thể là số % hoặc là số tuyệt đối tuỳ theo số liệu trong yêu cầu đề bài). Đối với biểu đồ cột, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như đối với biểu đồ đồ thị; trên đầu mỗi cột ghi số liệu của giá trị, số liệu trong cột nếu là cột chồng. Đối với biểu đồ hình tròn, trong mỗi diện tích hình quạt, ghi số liệu cho từng phần và đơn vị %; ví dụ: 56%, 32% , 27%,… ghi năm (vùng lãnh thổ) xuống dưới hình tròn (hoặc ghi % vào tên biểu đồ). Đối với biểu đồ kết hợp, ta làm tương tự như đối với biểu đồ đồ thị và biểu đồ cột. 10
- Đối với biểu đồ miền, trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như biểu đồ đồ thị, trong mỗi miền ghi số liệu và đơn vị và giữa các miền cho tất cả các giá trị. Mỗi loại và dạng biểu đồ, quá trình thực hành chọn vẽ khác nhau, do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác và nguyên tắc chọn và vẽ của từng loại, dạng biểu đồ. a) Biểu đồ cột: * Biểu đồ cột đơn: thể hiện 1 giá trị trong nhiều năm, hoặc một năm của nhiều giá trị (nhiều địa phương). Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm (nếu là loại biểu đồ nhiều năm), vẽ thường ở giá trị tuyệt đối. Bài tập: Dựa vào bảng số liệu: Dân số Việt Nam giai đoạn 2005 2017 (Đơn vị: nghìn người) Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 Tổng số dân 82 392 84 291 86 025 87 860 89 760 91 713 93 672 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện dân số nước ta từ năm 2005 đến 2017? * Biểu đồ cột nhóm (cột ghép): thể hiện từ 2 giá trị trở lên của một số năm hoặc một số vùng. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm (nếu là năm) còn là vùng lãnh thổ chia đều nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ, vẽ thường là giá trị tuyệt đối, gộp từ 2 giá trị (2 vùng lãnh thổ) trở lên trong một năm lại làm một nhóm, (năm thứ nhất là nhóm thứ nhất, năm thứ hai là nhóm thứ hai,…). Bài tập: Dựa vào bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2015 Sản lượng Đánh bắt 136,7 182,2 240,9 353,7 Nuôi trồng 28,2 65,5 97,1 142,7 11
- Biểu đồ nào thích hợp nhất so sánh sản lượng thuỷ sản đánh bắt với sản lượng nuôi trồng của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 2015? * Biểu đồ cột chồng: thường thể hiện giá trị tuyệt đối, thể hiện tổng số và các thành phần trong tổng và so sánh tổng thể đó qua nhiều năm. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm (nếu là loại biểu đồ nhiều năm). Bài tập: Dựa vào bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2015 Sản lượng Đánh bắt 136,7 182,2 240,9 353,7 Nuôi trồng 28,2 65,5 97,1 142,7 Tổng số 164,9 247,7 338,0 496,4 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tổng sản lượng, sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 2015? Lưu ý: Các biểu đồ có hệ trục toạ độ cách chia tỷ lệ của trục tung với trục hoành cơ bản là giống nhau, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu thường cách gốc toạ độ khoảng 0,5 đến 1cm (nếu là loại biểu đồ nhiều năm). Khi vẽ xong cần ghi đủ các nội dung lên biểu đồ như: số liệu, năm, đơn vị, tên biểu đồ, kí hiệu, ghi chú (nếu có),… b) Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình, động thái phát triển (tăng giảm, biến thiên) thường của 2 giá trị trở lên qua thời gian. * Biểu đồ thể hiện giá trị tuyệt đối: vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu có thể chia trùng với gốc toạ độ, vẽ thường có 1 đơn vị tuyệt đối. Bài tập: Dựa vào bảng số liệu: Tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 2014 12
- (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2005 2007 2010 2012 2014 Xuất khẩu 32 49 72 115 150 Nhập khẩu 37 62 85 114 148 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 2014? * Biểu đồ thể hiện giá trị tương đối: vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung chia theo tỷ lệ tăng dần đều, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu có thể chia trùng với gốc toạ độ, vẽ thường là giá trị tương đối (tính tốc độ tăng trưởng %). Bài tập: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 2014 Năm 2000 2005 2010 2014 Than (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 41,1 Dầu thô (triệu 16,3 18,5 15 17,4 tấn) Điện (tỉ kwh) 26,7 52,1 91,7 141,3 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 2014? Tính tốc độ tăng trưởng: năm đầu = 100, năm sau : năm đầu x 100. Vẽ theo tốc độ tăng trưởng đã tính. c) Biểu đồ hình tròn: Thường dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể trong khoảng hai năm. Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%). * Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể trong 1 năm hoặc một vùng lãnh thổ. Xử lí số liệu sang số liệu tương đối (%) nếu đơn vị là tuyệt đối, vẽ 1 hình tròn cho năm đó. * Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thành phần của 2 năm hoặc 2 vùng lãnh thổ (thường tối đa là 3 năm, hoặc 3 vùng lãnh thổ), xử lí số liệu và 13
- chuyển sang số liệu đơn vị %, vẽ 2 hình tròn cho 2 năm, 3 hình tròn cho 3 năm, (chú ý đặt 2, (3) hình tròn thường ngang nhau. Xác định bán kính (r) của 2 (hoặc 3) năm hoặc vùng lãnh thổ đó nếu giá trị tuyệt đối. Công thức: Coi r tổng nhỏ nhất = 1 đơn vị bán kính. tổng muốn tính Ta có: r tổng muốn tính = tổng nhỏ nhất Mở khẩu độ compa chọn (r) bán kính để xác định tỉ lệ của hình tròn sao cho tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, sau đó kẻ đường bán kính qui định ở tia 12 giờ trên mặt đồng hồ. Khi vẽ, giá trị nào đứng trước vẽ trước, giá trị nào đứng sau vẽ sau (vẽ lần lượt theo chiều quay của kim đồng hồ) Bài tập: Cho bảng số liệu sau: Diện tích cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2005 và 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2014 Tổng số 13 287,0 14 809,4 Câu lương thực 8 383,4 8 996,2 Cây công nghiêp 2 495,1 2 843,5 Cây khác 2 408,5 2 969,7 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu Diện tích cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2005 và 2014? d) Biểu đồ miền: Thường được sử dụng để thể hiện cả cơ cấu (động thái phát triển miền tuyệt đối) của một tổng thể qua thời gian, đây là loại biểu đồ cơ cấu nhiều năm. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục tung thường chia theo tỷ lệ tăng dần đều từ 0 đến 100 với 100%, trục hoành chia đúng tỉ lệ năm, năm đầu chia trùng với gốc toạ độ, chia xong kẻ 2 đường ở 2 điểm cuối ở mỗi trục tạo thành 1 hình chữ nhật nằm ngang, xác định tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ. 14
- Căn cứ vào số liệu % đã cho hoặc số liệu đã chuyển đổi từ số liệu tuyệt đối sang tương đối (%), lần lượt vẽ giá trị thứ nhất ở dưới, giá trị thứ 2 ở trên giá trị thứ nhất, cứ như vậy đến giá trị cuối cùng còn lại ở phần trên của biểu đồ. Bài tập: Cho bảng số liệu sau: Lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 2015 (Đơn vị: triệu người) Năm 2005 2009 2012 2015 Tổng số 42,8 47,7 51,4 52,8 Kinh tế Nhà nước 5,0 5,0 5,4 5,1 Kinh tế Ngoài Nhà nước 36,7 41,2 44,4 45,5 Khu vực có vốn đầu tư nước 1,1 1,5 1,6 2,2 ngoài Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 2015? e) Biểu đồ kết hợp (cột và đường biểu diễn): Cách vẽ giống như biểu đồ cột và đường biểu diễn, thường có 2 đơn vị thể hiện bằng 2 trục tung ở 2 bên. Bài tập 1: Kết hợp giữa cột đơn với đường. Dựa vào bảng số liệu: Sản lượng dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 2014 Năm 2000 2005 2010 2014 Dầu thô (triệu 16,3 18,5 15 17,4 tấn) Điện (tỉ kwh) 26,7 52,1 91,7 141,3 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô và điện của nước ta từ năm 2000 đến 2014? Bài tập 2: Kết hợp giữa cột chồng với đường. Cho bảng số liệu sau: 15
- Diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 2014 Diện tích có rừng (triệu ha) Độ che Năm Trong đó phủ Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 2014 13,8 10,1 3,7 41,6 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 2014? Bài tập 3: Kết hợp giữa cột ghép với đường. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 2014 Năm 2000 2005 2010 2014 Than (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 41,1 Dầu thô (triệu 16,3 18,5 15 17,4 tấn) Điện (tỉ kwh) 26,7 52,1 91,7 141,3 Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 2014? g) Các loại biểu đồ khác: Biểu đồ tháp dân số, điểm rơi, thang ngang, tam giác cân,… là những loại biểu đồ đặc biệt rất ít ra trong các đề thi, chủ yếu là nhận xét biểu đồ đã vẽ sẵn. Trên đây là các kĩ năng cơ bản của từng loại biểu đồ rất cần thiết không thể thiếu, tuy nhiên bên cạnh các kĩ năng vẽ được biểu đồ cần đảm bảo các chỉ tiêu về tính chính xác, tính khoa học, tính thẩm mĩ. Để đạt được điều này trước khi vẽ biểu đồ nào đó, cần hình dung trước cho loại biểu đồ đó để thực hiện đạt kết quả cao nhất. 16
- 7.1.4. Hướng dẫn cách chọn nhận xét: Để lựa chọn được các nhận xét nhanh và đúng, đầu tiên cần xác định đúng yêu cầu của đề bài, tìm ra những từ khoá, hiểu và biết cách nhận xét đối với từng loại biểu đồ hay bảng số liệu theo phần đã hướng dẫn ở trên. Có những nhận xét đưa ra đúng với bảng số liệu nhưng không đúng với yêu cầu của đề bài nên học sinh cần chú ý. Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu: Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2015 Sản lượng Đánh bắt 136,7 182,2 240,9 353,7 Nuôi trồng 28,2 65,5 97,1 142,7 Nhận xét nào đúng về cơ cấu sản lượng thuỷ sản của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 2015? Đáp án: A. Sản lượng đánh bắt luôn tăng. Đây là đáp án đúng với bảng số liệu nhưng không đúng với yêu cầu vì yêu cầu hỏi về cơ cấu. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Kĩ năng bộ môn Địa lí là một phần quan trọng trong học tập và thi cử, qua nội dung của sáng kiến từ khâu chọn biểu đồ đến khâu vẽ và nhận xét đều rất rõ ràng chi tiết. Vì vậy theo ý kiến tác giả sáng kiến kinh nghiệm có khả năng áp dụng đạt kết quả cao, qua sáng kiến “Nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí” tác giả mong muốn các giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí biết và nắm chắc quy trình nhận biết được loại biểu đồ, cách vẽ và nhận xét từng loại biểu đồ và bảng số liệu, từ đó hướng dẫn cho học sinh biết được cách thức tiến hành đối với kĩ năng này. Từ đó mỗi giáo viên có thể vận dụng vào việc dạy học của mình để hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình. 8. Những thông tin cần được bảo mật Không 17
- 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: quan tâm, trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học,… để giáo viên tích cực áp dụng những sáng kiến, đổi mới của mình vào dạy học. Đối với giáo viên: trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình; các đơn vị kiến thức, kĩ năng Địa lí cơ bản. Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực, đạt kết quả cao trong dạy phần kĩ năng Địa lí thì giáo viên phải nỗ lực nhiều để việc dạy học luôn chủ động, giáo viên phải có trình độ tin học nhất định. Giáo viên cần dành nhiều thời gian để định hướng các hoạt động dạy học. Đối với học sinh: trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với kĩ năng thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả a) Ưu điểm: Trước khi học phần kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét này học sinh làm bài vẽ biểu đồ và nhận xét hầu hết là ở mức trung bình và khá, tỉ lệ giỏi rất ít. Sau khi học xong chuyên đề này: + Khi chọn, vẽ biểu đồ, nhận xét các biểu đồ và các bảng số liệu trong chương trình Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, cơ bản các em có thể hoàn thành tốt phần kĩ năng này, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao. + Đối với các em tham gia thi học sinh giỏi luôn hoàn thành tốt các câu kĩ năng và đạt kết quả cao trong những năm vừa qua (luôn có học sinh đạt giải nhất, nhì) một phần rất quan trọng do các em làm tốt các câu hỏi liên quan đến nội dung của sáng kiến này. 18
- + Đối với các bài tập và bài thực hành liên quan đến nhận biết, vẽ và nhận xét, tỉ lệ học sinh làm tốt tăng lên nhiều, học sinh có lực học trung bình giảm, học sinh có học lực yếu, kém không còn. + Hai lớp 12D1 và 12A5 của trường THPT Yên Lạc 2 ở thời điểm đầu năm học 20192020 có lực học tương đương nhau, sau khi áp dụng sáng kiến ở lớp 12D1 kết quả thu được qua bài kiểm tra như sau: Trung Giỏi Khá Yếu, kém Lớp Sĩ số bình SL % SL % SL % SL % Lớp thực 44 20 45,5 22 50,0 2 4,5 0 0,0 nghiệm (12D1) Lớp đối chứng 44 09 20,5 21 47,7 13 29,5 1 2,3 (12A5) b) Hạn chế: Khi học và làm bài, các em chưa chú ý, không tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản đã được học, các em hay để thiếu một số nội dung, yếu tố trong biểu đồ nên không đạt điểm tối đa. Việc học tập của một số học sinh còn thụ động chưa chủ động mà phần kĩ năng vẽ biểu đồ đòi hỏi học sinh phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo mới có thể hoàn thành tốt phần kĩ năng này trong chương trình môn Địa lí. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Hoàn thiện chuyên đề dạy học kĩ năng biểu đồ và nhận xét giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy học, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên khi thiết kế bài dạy kĩ năng cụ thể để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời nhằm dạy cách học, cách làm, khuyến khích học sinh tự học, tạo cơ hội cho học sinh học và đổi mới kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học sinh. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 19
- 1 Học sinh lớp 12D1 Trường THPT Yên Lạc 2 Môn Địa lí 2 Đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT Yên Lạc 2 Môn Địa lí Yên Lạc, ngày ..... tháng 3 năm 2020 Yên Lạc, ngày 02 tháng 3 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) Phan Quốc Chinh ...................., ngày ...... tháng ...... năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giải pháp để rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường THCS
17 p | 890 | 90
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
26 p | 465 | 73
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng môn Địa lý cho học sinh
13 p | 236 | 38
-
SKKN: Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một trong môn Âm nhạc
18 p | 349 | 22
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ cho học sinh Trung hoc phổ thông
53 p | 86 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn