SKKN: Phát huy năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6 thông qua một số biện pháp nghệ thuật tu từ
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là Nâng cao trình độ, năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên ngoài lòng kiên trì, chịu khó thì phải có trình độ, năng lực tốt. Phải thường xuyên kích thích hứng thú cho học sinh tiếp xúc với thơ văn. Đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên hơn để có biện pháp khắc phục và uốn nắn kịp thời.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phát huy năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6 thông qua một số biện pháp nghệ thuật tu từ
- MỤC LỤC Nội dung Trang Trang bìa Thông tin cá nhân Mục lục 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2. Điểm mới của đề tài. 3 1.3. Phạm vi đề tài. 3 2. PHẦN NỘI DUNG 4 2.1. Thực trạng dạy và học cảm thụ văn học thông qua việc phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp NTTT trong chương trình ngữ 4 văn 6. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng 5 2.3. Giải pháp (Nội dung đề tài, SKKN, ...) 6 3. KẾT LUẬN 17 1.Ý nghĩa đề tài 17 2. Những kiến nghị, đề xuất 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi tác phẩm văn học là một viên ngọc sáng trong cuộc sống. Nó bay 1
- bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống muôn hình vạn trạng đó để các em nói ra, viết ra những điều mà mình đã học, đã cảm nhận được và tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “ bé con giá trị” ? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi thầy cô giáo đang tìm cách đi nhẹ nhàng và hiệu quả nhất cho riêng mình. Thật vậy qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy văn, học văn đòi hỏi cả người dạy và người học phải nghiên cứu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. Đặc biệt người thầy giáo phải hướng học sinh đi vào khai thác, phát hiện những điểm sáng về nghệ thuật để từ đó cảm nhận được những cái hay cái đẹp của văn chương, khơi dậy, thắp lên trong các em ngọn lửa của sự đam mê hứng thú thực sự. Nhà văn Nguyễn Khải đã viết:“Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng phải là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc tình cảm chứ không phải là cái tư tưởng nằm đơ trên trang giấy” Có thể thấy việc khai thác, phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật tu từ là một trong những phương pháp giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách tốt nhất. Từ việc nắm bắt lí thuyết đến quá trình vận dụng trong từng bài tập cụ thể sẽ giúp học sinh phát huy tối đa và có hiệu quả việc cảm thụ văn học qua những đoạn thơ, đoạn văn cụ thể. Nói đến biện pháp nghệ thuật tu từ đó là phạm vi khá rộng rãi và các em đã được làm quen ở bậc tiểu học như so sánh, nhân hóa…Tuy vậy ở tiểu học các em chỉ mới dừng lại ở mức độ phát hiện, nhận diện chúng thông qua một số ví dụ cụ thể chứ chưa biết vận dụng vào phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật tu từ để viết nên những đoạn văn, bài văn hay. Chính vì vậy hầu hết các em thường lệ thuộc nhiều vào những bài văn mẫu, bài viết của các em thường mang tính rập khuôn, thiếu tư duy, sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân. Bước vào lớp 6 là lớp đầu cấp, các em còn nhiều bỡ ngỡ với phương pháp học ở THCS đặc biệt là việc tiếp cận phương pháp học tập bộ môn Ngữ văn hoàn toàn mới so với tiểu học. Là một giáo viên nhiều năm liền được được phân công dạy lớp đầu cấp tôi nhận thấy: Đa số các em nắm các biện pháp tu từ chưa chuẩn xác, còn bị nhầm lẫn giữa các phép tu từ với nhau dẫn đến hiểu sai, vận dụng sai. Một số em khả năng vận dụng, phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật tu từ trong một số đoạn thơ, đoạn văn còn nhiều hạn chế. Nhiều em trong quá trình viết bài tập làm văn hầu như các em rất ít khi sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ vào bài viết. Chính vì thế bài văn thường rất khô khan, các hình ảnh, sự vật được đề cập đến còn đơn điệu tẻ nhạt, thiếu sức thuyết phục. 2
- Để giúp các em phát huy được năng lực cảm thụ văn học thông qua việc phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật tu từ trong những đoạn văn thơ cụ thể và biết cách vận dụng linh hoạt, thành thạo các biện pháp tu từ trong khi viết bài tập làm văn, giúp các em học tốt hơn bộ môn Ngữ văn 6 tôi mạnh dạn xây dựng đề tài có nội dung: “ Phát huy năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6 thông qua một số biện pháp nghệ thuật tu từ ”. 1.2. Điểm mới của đề tài: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu đang đặt loài người hòa trong xu hướng phát triển của nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức và một xã hội mới ở tầm cao hơn dựa vào nguồn thông tin và tri thức.Vì lẽ đó mà cải cách giáo dục luôn là đòi hỏi cấp bách nhằm tạo ra những con người tài năng, trí tuệ. Vấn đề cốt lõi của cải cách giáo dục là đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quyết định đến sự thành công của một giờ học, tạo niềm hứng thú, say mê cho học sinh. Đã có rất nhiều đề tài nói về phương pháp giảng dạy các biện pháp nghệ thuật tu từ trong bộ môn Ngữ văn song chủ yếu thiên về khai thác các khái niệm tu từ và các dạng bài tập chung chung chưa đi sâu vào phân tích giá trị biểu đạt, vận dụng các biện pháp NTTT vào tìm hiểu và tạo lập văn bản nên học sinh còn mơ hồ, chưa viết được đoạn văn, bài văn cảm thụ. Điểm mới của đề tài tôi đang nghiên cứu là ở chổ: Tôi vận dung phương pháp dạy văn theo quan điểm tích hợp, tức là trong quá trình dạy học sinh phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật tu từ tôi kết hợp chặt chẽ ở ba phân môn văn tập làm văn tiếng việt. Trên cơ sở vừa cung cấp cho học sinh một số tri thức về tiếng việt (các từ loại, các biện pháp NTTT..) vừa rèn cho các em khả năng tư duy theo hướng nhận thức, rèn năng lực thực hành như: vận dụng các biện pháp tu từ vào viết đoạn văn, phát huy khả năng cảm thụ thơ, văn, phân tích, bình giảng văn học qua phân môn đọc hiểu văn bản. Đồng thời bồi đắp cho các em năng lực viết bài tập làm văn theo hướng sáng tạo, hiểu và cảm thụ văn học một cách sâu sắc hơn. Việc áp dụng phương pháp mới này trong dạy học của bản thân và đồng nghiệp đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài . Việc khai thác các biện pháp NTTT trong chương trình Ngữ văn ở bậc THCS chiếm một vị trí rất quan trọng, nội dung đa dạng, phong phú. Song trong điều kiện thời gian có hạn, với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi kiến thức các biện pháp NTTT (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ)) ở chương trình Ngữ văn lớp 6. 3
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng nghiên cứu thực hiện tại lớp 6A,B trường THCS nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng trong việc dạy và học cảm thụ văn học thông qua các biện pháp nghệ thuật tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Nhìn một cách bao quát, việc dạy học bộ môn Ngữ văn ở lớp đầu cấp hiện nay ở nhà trường chúng tôi đã có một số chuyển biến khá tích cực so với những năm trước đây. Chất lượng giờ lên lớp, chất lượng chấm bài đã có những tiến bộ nhất định. Đặc biệt một bộ phận giáo viên nhất là những người vừa có trình độ, vừa có tâm huyết với nghề đã có ý thức tìm tòi, thể hiện phương pháp giảng dạy mới và ít nhiều họ đã gặt hái được những thành quả bước đầu rất đáng trân trọng. Bên cạnh đó các em học sinh lớp 6 nhìn chung rất ngoan, biết nghe lời, có ý thức xây dựng nề nếp học tập tốt. Tuy vậy để nhìn nhận một cách thấu đáo việc dạy học và tiếp cận bộ môn Ngữ văn lớp 6, đặc biệt là phương pháp rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh thông qua các biện pháp nghệ thuật tu từ, tôi nhận thấy trong quá trình dạy học vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Cụ thể là: 2.1.1. Về phía giáo viên: Trong các tiết dạy đọc hiểu văn bản, khi phân tích các tác phẩm văn học giáo viên chỉ tập trung phân tích nội dung văn bản một cách khô khan, cứng nhắc mà ít chú trọng đến mặt hình thức nghệ thuật nên học sinh thường hiểu một cách máy móc theo kiểu diễn nôm. Các em chưa tìm ra được “điểm sáng” mà tác giả muốn đề cập đến trong tác phẩm. Và không hiếm những trường hợp người dạy đã phụ công tìm tòi, sáng tạo của tác giả bằng cách qui tất cả cái hay, cái đẹp, muôn hình vạn trạng ở nhiều tác phẩm thành những nhận định chung chung, nhàm chán theo lối “đồng phục hóa bài giảng” . Ngược lại khi dạy các tiết về biện pháp tu từ giáo viên thường chỉ quan tâm đến những khái niệm mang tính lí thuyết, chưa phân biệt rõ việc phân tích tác dụng nghệ thuật với việc gọi tên các biện pháp nghệ thuật; không nhận thức đầy đủ rằng cho dù gọi đúng tên các biện pháp nghệ thuật thì việc ấy cũng chẳng có giá trị đáng kể một khi chưa phân tích và chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật đó đã giúp tác giả thể hiện sâu sắc nội dung như thế nào. Đặc biệt nhiều giáo viên ít cho học sinh thực hành bằng cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ vào đặt câu, viết đoạn văn. Ngoài ra trong các tiết dạy tập làm văn giáo viên ít khi định hướng cho học sinh vận dụng các biện pháp NTTT đã được học vào viết bài. Do vậy bài viết 4
- TLV của các em thường rất khô khan, thiếu sáng tạo, chưa phát huy được năng lực cảm thụ văn học của học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên dạy học theo lối thuyết trình, giờ dạy trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm ít, giáo viên chưa có sự đầu tư về giờ dạy, bài soạn. Chính vì vậy chưa phát huy được bản chất sáng tạo của việc giảng dạy theo tinh thần đổi mới. 2.1.2.Về phía học sinh: Khi tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh, tôi nhận thấy: Đa số học sinh chưa yêu thích môn văn, hiểu tác phẩm văn học không sâu sắc. Giờ học văn luôn trở thành nỗi lo sợ, nặng nề về mặt tâm lí ở một số học sinh. Hầu hết năng lực cảm thụ văn học của các em còn nhiều hạn chế, việc nắm bắt, nhận diện các biện pháp nghệ thuật tu từ còn nhầm lẫn dẫn đến việc hiểu sai hoặc hiểu chưa rõ về giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của các phép tu từ. Đặc biệt khả năng vận dụng các kiến thức đã học về biện pháp NTTT vào việc phân tích ý nghĩa văn bản và tạo lập một số đoạn văn, bài văn còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Nhiều em vốn từ nghèo, kĩ năng diễn đạt vụng về, lười suy nghĩ, lệ thuộc nhiều vào sách tham khảo, vào các bài văn mẫu. Một số em thiếu ý thức học tập, chưa xác định được động cơ học tập rõ ràng, việc học bài và làm bài còn qua loa, đối phó. Một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy. Dẫu biết rằng “có bột mới gột nên hồ” nên ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng và yêu thích môn văn của học sinh vào đầu năm của học sinh như sau: a. Học sinh yêu thích môn học Yêu thích: 25% Bình thường: 32,21% Không thích: 42,79% b. Kết quả khảo sát chất lượng : Kết quả TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 6a 35 02 5,7 10 28,6 15 42,9 08 22,8 2 6b 36 01 2,8 09 25,0 16 44,4 10 27,8 Tổng 71 03 4,2 19 26,8 31 43,7 18 25,4 Nhìn vào số liệu khảo sát năng lực cảm thụ văn học của học sinh tôi thật sự lo lắng bởi vì hầu như các em còn rất bỡ ngỡ với kiểu bài này. Các em chỉ quen với việc trả lời những câu hỏi có tính gợi mở mà chưa quen với 5
- những câu hỏi có tính khái quát, trừu tượng. Do vậy suy nghĩ còn nông cạn dẫn đến bài viết tản mạn, khô khan, có khi sai lệch hẳn ý nghĩa của bài. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên Qua tìm hiểu học sinh cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi nhận thấy: Sở dĩ có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: Việc chuyển giao học sinh ở bậc tiểu học lên THCS là cả một quá trình hết sức khó khăn và phức tạp. Ở bậc tiểu học khả năng tư duy của học sinh mới dừng lại ở mức độ đơn giản, trực quan nên năng lực cảm thụ văn học của các em còn nhiều hạn chế. Bước vào lớp 6, các em được tiếp xúc với nhiều khái niệm trừu tượng hơn đòi hỏi phải có cách viết, cách nghĩ “già dặn”, sinh động hơn so với ở tiểu học. Điều này không phải ngày một ngày hai là làm được. Thực tế, ở tiểu học các em đã quá quen với việc thực hành viết dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là một việc làm khó khăn và ít có hứng thú. Hơn nữa việc say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh bây giờ quả là ít ỏi. Có em hầu như không hề đọc một tài liệu nào, ngay cả những văn bản trong SGK. Có lẽ những thông tin hiện đại như hoạt hình, truyện tranh..dịch vụ internet lan tràn (game, chat) đã cuốn hút giới trẻ như một cơn lốc. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Mặt khác chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng bộ, chưa có phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả nhất cho nên trong các giờ học chưa tạo được hứng thú cho các em. Hơn nữa một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, thiếu sự đầu tư cho bài dạy nên chưa khơi dậy được mạch nguồn cảm xúc sau mỗi bài học, chưa truyền được ngọn lửa đam mê văn chương đến trái tim người học. Một nguyên nhân khách quan khác là do sĩ số lớp học khá đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng đối tượng học sinh trong một tiết dạy. Bên cạnh đó do trường học nằm trên địa bàn thuộc vùng khó khăn, đa số các em đều là con gia đình thuần nông nên ngoài giờ học trên lớp các em còn phải phụ giúp gia đình vì thế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập. 2.3. Giải pháp 2.3.1. Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ trong một số đoạn thơ, văn. Một trong những biện pháp giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp các em nhận biết được các biện pháp nghệ thuật tu từ và tác dụng của nó trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp NTTT thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở chương trình Ngữ văn lớp 6 đó là : So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Để cảm thụ văn học thông qua việc khai thác, phân 6
- tích giá trị biểu cảm của các biện pháp NTTT trong một số bài, đoạn văn, thơ cụ thể đòi hỏi học sinh thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Hiểu được khái niệm, cấu tạo về các biện pháp NTTT (So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ). Phát hiện những tín hiệu nghệ thuật được tác giả thể hiện trong bài văn, bài thơ. (các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc). Thông qua hệ thống câu hỏi xoáy vào trọng tâm nội dung cần khai thác giúp học sinh nhận diện đúng những biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng. Để làm tốt được điều đó tôi hướng dẫn các em cần: Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập, biết đặt ra những câu hỏi như: Bài này yêu cầu gì ? Cần nêu bật được cái gì ? Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần thoát khỏi các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt ra những câu hỏi khơi gợi học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động... trong từng bài học. Đọc và hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề bài. (Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu. Ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu; cách dùng hình ảnh chi tiết; cách sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc.) a, Phép tu từ so sánh. Trước hết tôi cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng cho các em tìm, nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc cụ thể của nó. Mỗi dạng cấu trúc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nhanh một ví dụ để minh họa. Ví dụ 1: “ Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày…” * Học sinh xác định được : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chùm khế ngọt * GV định hướng cho sinh cảm nhận được: Quê hương là cái trừu tượng được so sánh với chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kĩ niệm của thời thơ ấu mỗi người. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã biến cái vô hình thành cái hữu hình. Một sự so sánh bề ngoài thì “ nổi” thì “ ngang bằng” nhưng thực ra lại là “ chìm”, là “không ngang bằng”. Quả thật quê hương là tất cả, mỗi người có thể cảm nhận về quê hương theo những cảm 7
- xúc, kí ức riêng. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam nói chung và trong lòng nhà thơ nói riêng luôn gần gũi, thanh bình và không bao giờ quên được. Ví dụ 2: “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ” *Học sinh xác định được : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh Hình ảnh so sánh : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc… Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. * GV định hướng viết đoạn văn cảm thụ: (Thông qua hình ảnh so sánh đó dượng Hương Thư hiện lên như thế nào? ) Hình ảnh dùng để so sánh này gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp thể chất khỏe mạnh, rắn rỏi và sự dũng mãnh, quả cảm của dượng Hương Thư như một người anh hùng khi vượt thác. Có thể coi đây là hình ảnh so sánh đẹp nhất, độc đáo nhất góp phần đề cao sức mạnh của con người lao động trên sông nước miền Trung đồng thời vừa biểu hiện tình cảm quý trọng của tác giả đối với người lao động trên quê hương của mình. Và thông qua hình ảnh dùng để so sánh này ta cũng thấy được dụng ý của nhà văn : Ở ngoài đời dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ nhưng khi vượt thác, dượng trở thành một con người hoàn toàn khác. Phải chăng, khi cần vượt qua thử thách, con người Việt Nam vốn bình thường trong cuộc sống bổng lớn dậy với vẻ đẹp phi thường. Ví dụ 3: Hãy chỉ ra cái đúng, cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ sau: 1. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh) 2. Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An) * Đinh hướng học sinh làm bài GV đọc và chép đề bài lên bảng. Ở câu 2 tác giả so sánh bà với Bài yêu cầu ta chỉ ra cái gì? gì? So sánh ấy đúng và hay ở chổ nào? Câu 1 tác giả so sánh cái gì với cái gì? So sánh như vậy đúng ở chỗ nào? hay ở chỗ nào? 8
- Học sinh đọc kĩ đề bài. liên tưởng đến trẻ em chan chứa Chỉ ra cái đúng, cái hay của so hy vọng. sánh. Bà quả ngọt chín Trẻ em búp trên cành. Bà và quả ngọt đều có lâu rồi, già Trẻ em và búp non đều đang lớn, rồi. Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để đang phát triển. Hình ảnh đưa ra so sánh (quả ngọt chín rồi) giúp ta làm chuẩn để so sánh (búp trên liên tưởng đến hình ảnh bà rất cành) rất đẹp và ý nghĩa, giúp ta đáng quý có ích cho cuộc sống. * Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cho học sinh: Ví dụ: Bằng nghệ thuật so sánh giúp ta hiểu kĩ và hiểu sâu hơn đối tượng đem so sánh. Đối tượng đem so sánh ở hai câu trên là hoàn toàn đúng và hay. Đúng vì : "trẻ em" và "búp trên cành" đều là những sự vật còn non nớt, đang phát triển. "Bà" và "quả ngọt chín rồi" đều là những sự vật phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hay vì: Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh "búp trên cành" là hình ảnh rất đẹp, còn non nớt, đang phát triển, đáng được nâng niu, giúp ta liên tưởng tới "trẻ em" đầy sức sống, chứa chan hy vọng. Hình ảnh đưa ra làm chuẩn so sánh "quả ngọt chín rồi" rất đáng quý, có giá trị cho cuộc sống, giúp ta có những liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về "bà" có tấm lòng thơm thảo, đáng quý,đáng trân trọng. Từ đó giáo viên định hướng cho các em khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh động hơn. Đồng thời giáo dục các em biết vận dụng biện pháp so sánh vào viết văn miêu tả làm cho câu văn, bài văn hay và sáng tạo . b, Phép tu từ nhân hóa Giúp các em hiểu nghệ thuật nhân hóa là gì? Biết tìm những câu văn, thơ có sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ nhân hóa trong văn, thơ. Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,..bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,..trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ 1: Cho đoạn thơ : “Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm 9
- Kiến Hành quân Đầy đường.” ( Mưa Trần Đăng Khoa.) Hãy nêu những cảm nhận của em về nét độc đáo của cảnh vật trước cơn mưa được gợi tả trong đoạn thơ trên. * Học sinh xác định được : Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa . * GV định hướng học sinh cảm nhận : Đọc đoạn thơ ta có cảm giác như sắp có một trận chiến dữ dội xảy ra trong trời đất. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm, đều hành quân. Hình ảnh ông trời mặc áo giáp đen chính là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Hình ảnh muôn nghìn cây mía lá sắc, nhọn quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến từng hàng kéo đi như những chiến sĩ đang hành quân khẩn trương. Quả thật với việc sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa tác giả đã thổi linh hồn con người vào những sự vật (ông trời, mía ,kiến) làm cho chúng mang những đặc điểm, hành động của con người. Và tài tình hơn là các hình ảnh nhân hóa được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh “Mưa” hiện lên sống động như thật. Cả thế giới thiên nhiên trở nên gần gũi hòa lẫn vào thế giới con người. Ví dụ 2: GV hướng dẫn học sinh cảm thụ nâng cao bằng những đoạn văn, bài văn có sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Đề bài : Tìm và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người” (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) * Yêu cầu trả lời: Phát hiện được biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa, chỉ ra được các từ ngữ, hình ảnh nhân hóa đặc sắc sau đó phân tích giá trị biểu cảm của các hình ảnh được nhân hóa và hình thành một đoạn văn hoặc bài văn . * GV định hướng học sinh làm bài: Đoạn thơ trên hình ảnh cây tre được nhân hóa. Tác giả dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính cách của con 10
- người để gán cho loài tre (vươn mình, kham khổ, hát,yêu,ôm, níu, thương…) do vậy tre hiện lên trong đoạn thơ thật sinh động, mang những nét tính cách, hành động và phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. * GV sửa chữa, uốn nắn cho học sinh: Cả đoạn thơ được sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động.Tre là loài vật vô tri, vô giác vậy mà có nghị lực rất lớn trong cuộc sống, rất mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời như con người Việt Nam. Tre biết “ vươn mình” trong gió, vươn cao để đón nhận ánh sáng bầu trời. Nó không chịu khuất phục trước bất cứ sức mạnh nào. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”. Nó yêu bầu trời biết bao nhiêu, bầu trời trong xanh, hiền hòa sắc nắng, nó vươn lên đầy ý chí và tạo cho mình một ý chí hiên ngang, bất khuất. Cuộc sống còn kham khổ nhưng không thể át được niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống “cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Tiếng gió vi vu, tiếng sáo diều rộn rã hay đó chính là tiếng hát ngợi ca cuộc sống thanh bình. Tre vẫn đứng đấy hiên ngang và bất khuất, dù cho gió táp, mưa sa, dù cho gió giật bão bùng, tre vẫn đoàn kết, gắn bó bên nhau “tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”. Từ tình yêu thương gắn bó đoàn kết tre trở thành bức tường thành vững chắc bảo vệ quê hương. Như vậy chỉ bằng một đoạn thơ ngắn Nguyễn Duy đã thổi linh hồn con người vào cây tre, làm cho nó hiện lên như những con người thực thụ mang những nét phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam Từ các ví dụ đó, giáo viên định hướng cho các em khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật vô tri trở nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm . Qua đó giáo dục các em biết vận dụng biện pháp nhân hóa vào viết văn miêu tả làm cho câu văn, bài văn hay và sáng tạo hơn. c, Phép tu từ ẩn dụ Giúp các em hiểu thế nào là nghệ thuật ẩn dụ. Biết tìm những câu văn, thơ có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ trong văn, thơ. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ 1: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” * Học sinh xác định được : Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật ẩn dụ Hình ảnh ẩn dụ : Thuyền và bến (Thuyền: Tượng trưng cho người con trai luôn đi xa. Bến : Tượng trưng cho người con gái luôn thủy chung đợi chờ.) * GV định hướng học sinh cảm nhận được: Tình yêu vốn rất đẹp, thủy chung, rất đáng được ngợi ca.Từ thực tế cuộc sống thuyền luôn xuất phát từ bến rồi đi khắp mọi nơi, còn bến luôn là vật cố định, không thể chuyển 11
- dời và luôn “khăng khăng đợi thuyền”. Bằng tâm hồn phong phú và sự liên tưởng độc đáo nhân dân ta đã xây dựng nên một hình tượng nghệ thuật thật tuyệt vời và giàu ý nghĩa. Thuyền và bến là sự so sánh ngầm với tình cảm của con người để miêu tả nỗi nhớ nhung tha thiết và lời hứa hẹn chân thành về mối tình chung thủy rất nên thơ của người con gái đợi chờ người thương. Ví dụ 2: GV hướng dẫn học sinh cảm thụ nâng cao bằng những đoạn văn, bài văn có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. Đề bài : Tìm và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. * Yêu cầu trả lời: Phát hiện được biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ, chỉ ra được các từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ đặc sắc sau đó phân tích giá trị biểu cảm của các hình ảnh được ẩn dụ và hình thành một đoạn văn hoặc bài văn cảm thụ. * GV định hướng học sinh làm bài, kết hợp uốn nắn, sửa chữa: Câu thơ trên nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ rất hiệu quả. Thông qua hình ảnh mặt trời là vầng thái dương ( nghĩa đen) tác giả đã tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị giúp người đọc hình dung ra hình ảnh Bác Hồ (nghĩa bóng) là một con người rực rỡ, ấm áp như ánh mặt trời xua tan màn đêm nô lệ, soi sáng và dẫn dắt dân tộc Việt Nam ta suốt những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ và tiến lên chủ nghĩa xã hội.Thông qua hình ảnh ẩn dụ này tác giả bộc lộ tình cảm yêu mến, khâm phục vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ ví dụ đó, giáo viên giúp các em hiểu được khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh biểu cảm. Qua đó giáo dục các em biết vận dụng biện pháp ẩn dụ vào viết văn miêu tả làm cho câu văn, bài văn hay và sáng tạo hơn. d, Phép tu từ hoán dụ Giúp các em hiểu thế nào là nghệ thuật hoán dụ. Biết tìm những câu văn, thơ có sử dụng nghệ thuật hoán dụ .Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng phép tu từ hoán dụ trong văn, thơ. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ 1: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” * Học sinh xác định được : Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật hoán dụ 12
- Hình ảnh ẩn dụ : + Bàn tay: chỉ sức lao động của con người + Sỏi đá: chỉ những gian khổ, khó khăn + Cơm: chỉ những thành quả đạt được. * GV định hướng học sinh cảm nhận được : Hai câu thơ nêu lên mối quan hệ nhân quả, đúng quy luật. Bằng nghệ thuật hoán dụ đặc sắc tác giả đã lấy bộ phận “ bàn tay” để nói đến “sức lao động của con người” . Chính con người và sức lao động của họ chứ không phải cái gì khác đã góp phần cải tạo thiên nhiên, vượt qua mọi vất vả, gian khó biến “sỏi đá” thành “cơm” mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc . Đây là một lời khẳng định, hơn thế nữa là một lời ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn về sức lao động của con người trong việc chinh phục thiên nhiên tạo ra những thành quả có giá trị phục vụ cho cuộc sống. Ví dụ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm thụ nâng cao bằng những đoạn văn, bài văn có sử dụng nghệ thuật hoán dụ. Đề bài : Tìm và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “ Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. * Yêu cầu trả lời: Phát hiện được biện pháp nghệ thuật tu từ hoán dụ, chỉ ra được các từ ngữ, hình ảnh hoán dụ đặc sắc sau đó phân tích giá trị biểu cảm của các hình ảnh được hoán dụ và hình thành một đoạn văn hoặc bài văn . * GV định hướng học sinh làm bài kết hợp uốn nắn, sửa chữa: Những câu thơ như những âm thanh đồng vọng đã tái hiện được hình ảnh lưu luyến, bịn rịn trong cuộc chia li giữa người ở lại và người ra đi. Chỉ với hai dòng thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả được trạng thái của tâm hồn con người một cách cụ thể, sâu sắc. Hình ảnh “ áo chàm” là một hình ảnh để lại nhiều ấn tượng về sự độc đáo, đó là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc thường mặc áo nâu chàm, một thứ màu giản dị của những con người vốn hiền lành, chất phác nhưng son sắt thủy chung, nặng ân tình. Màu chàm rất bền, ít phai, do đó Tố Hữu đã mượn ý nghĩa của màu chàm bền chặt để chỉ tình cảm của con người cũng bền chặt thủy chung. Cảm xúc như vỡ òa cùng những giọt nước mắt nghẹ ngào. Cuộc chia tay giữa người ra đi và người ở lại trong câu thơ của Tố Hữu cho ta hình dung một tình cảm lặng lẽ nhưng bình dị, tha thiết. Từ các ví dụ đó, giáo viên định hướng cho các em khi sử dụng nghệ thuật hoán dụ hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, nêu bật được những đặc điểm của người, sự vật được nói đến. Qua đó giáo dục các em biết vận dụng biện pháp hoán dụ vào viết văn miêu tả làm cho câu văn, bài văn hay và sáng tạo hơn. 13
- 2.3.2. Rèn luyện kỹ năng đặt câu, viết đoạn văn, bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ. Đây là một trong những yếu tố cần thiết đối với mỗi học sinh khi viết bài tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả. Việc vận dụng linh hoạt các biên pháp nghệ thuật đã được học vào các bài viết tập làm văn sẽ góp phần giúp các em phát huy tối đa năng lực cảm thụ văn học, đồng thời làm cho bài viết trở nên sinh động và sáng tạo hơn. Mỗi một câu văn, đoạn văn giáo viên cần định hướng, kích thích các em tìm, viết những lời văn hay, cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá...sử dụng những từ láy gợi hình gợi cảm để diễn đạt . Câu văn, đoạn văn cần được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc chân thành; biết vận dụng linh hoạt, khéo léo các biện pháp nghệ thuật tu từ, cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn giải dài dòng hoặc sa vào phân tích quá kĩ. * Rèn kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu: Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ chính xác, câu văn cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc, đường nét, hình khối,... Để câu văn có hình ảnh, cần lưu ý hướng dẫn HS sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ ...Các hình thức nghệ thuật này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiều. Việc rèn kĩ năng diễn đạt trong bài miêu tả cảnh cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng phép so sánh trong mỗi câu văn. Có thể coi so sánh là việc tạo những nốt luyến cho bản nhạc ngôn từ, những nét đậm cho bức tranh ngôn ngữ. Giáo viên cần hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho thật đa dạng, phong phú, gợi cảm. Ví dụ: Những lá sen già khum khum chẳng khác những chiếc thúng con đựng đầy ắp nắng chiều thu. Cây bàng già sừng sững uy nghiêm như một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên. Dòng sông quê dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình. Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái liềm vàng ai bỏ quên giữa cánh đồng lúa chín. ( Theo Víchto Huygô) Ngoài ra cũng cần cho học sinh rèn kĩ năng sử dụng phép nhân hóa, ẩn dụ trong diễn đạt để tạo sự sinh động, hấp dẫn cho cảnh được tả. Ví dụ: Giáo viên đưa ra một số câu văn miêu tả, yêu cầu học sinh viết lại có phép nhân hóa. 14
- Về mùa hè nước sông trong xanh màu ngọc bích > Về mùa hè dòng sông khoác lên mình một chiếc áo màu xanh ngọc bích. Bông hoa hồng xinh đẹp. >Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm. Với cùng một nội dung thông báo, cùng sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa song với mỗi cách viết lại có một cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Với nội dung: Con sông chảy qua một cánh đồng, ta có thể diễn tả bằng nhiều cách như sau : Con sông nằm uốn khúc giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp thuần tuý). Con sông khoan thai nằm phơi mình trên cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp khoẻ khoắn). Con sông hiền hoà chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. ( Vẻ đẹp hiền hoà). Con sông lặng lẽ dấu mình giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp trầm tư). Như vậy, ý của câu văn hoàn toàn phụ thuộc vào ngụ ý của người viết.Với mỗi một cách diễn đạt khác nhau lại cho một giá trị biểu cảm khác nhau. *Rèn kĩ năng viết đoạn văn Cái hay của một đoạn văn thể hiện rõ nét nhất ở ý. Ý càng mới mẻ, càng sâu sắc, độc đáo thì đoạn văn càng có sức thuyết phục. Ý phải diễn đạt thành lời. Ý hay mà không biết cách diễn đạt thì lời văn trở nên sáo rỗng. Lời văn hay là lời văn chân thành, trong sáng, giản dị, có hình ảnh, có âm thanh, có nhạc điệu,...và có cách sắp xếp (bố cục) chặt chẽ. Đặc biệt là phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ vào bài làm. Trên cơ sở rèn luyện kĩ năng đặt câu, giáo viên định hướng cho học sinh viết đoạn văn miêu tả có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ thông qua một số bài tập cụ thể. Bài 1: Hãy viết một đoạn văn (từ 57 câu) tả cảnh hoặc tả cây cối có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là: a) Mỗi khi mùa xuân về... b) Mùa hè sang... c) Thu đến... d) Khi trời chuyển mình sang đông... Sau khi học sinh viết xong đoạn văn, giáo viên tiến hành chấm chữa bài và cung cấp một số đoạn văn hay để học sinh tham khảo. Đoạn văn tham khảo a) Mỗi khi mùa xuân về, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi những nhánh khô gầy, khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm tím hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi lúc mỗi khác. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt ấy đã gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong tôi. (Sử dụng biện pháp nhân hoá) 15
- b) Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời. ( Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá) c) Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. ( Sử dụng biện pháp nhân hoá, ẩn dụ. ) d) Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say. ( Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ) Bài 2: Có một nhà văn đã viết: “ Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn”. Dựa vào hiểu biết về bầu trời, ánh trăng em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời đêm trung thu có sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Đoạn văn tham khảo. Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng xanh thẫm. Trăng tuôn chảy những ánh vàng trên khắp làng quê, trăng dào dạt cùng sóng lúa, trăng tắm đẫm rặng tre rì rào trong gió. Trăng lẫn trốn trong tán lá xanh rì rào của cây đa đầu thôn. Trăng lai láng trong vườn chuối dõi theo mấy cô cậu tí hon đang chơi trận giả. Trăng đi đến đâu nơi ấy bừng lên tiếng cười rộn rã. Trăng tinh nghịch đậu vào ánh mắt của các anh chị thanh niên. Trăng vờn lên má các em thiếu nhi. Trăng ôm ấp mái tóc bạc phơ của các cụ già. Trăng đẹp xiết bao! Trăng ùa vào lòng người khơi dậy tình yêu cuộc sống. * Rèn kĩ năng viết bài văn: Trên cơ sở rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ đã học, tôi hướng dẫn cho các em vận dụng vào viết hoàn chỉnh một bài làm văn. Kĩ năng này được vận dung thực hiện trong nhiều tiết viết bài TLV ở nhà và ở lớp. Ngoài ra có thể lồng ghép vào các tiết thực hành luyện đề cụ thể... 2.3.3. Tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với văn thơ. Để giúp các em cảm thụ tốt văn học người thầy giáo phải làm cho học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn. Không yêu thích văn học thì tâm hồn người học sinh không thể rung động được trước vẻ đẹp của ngôn từ, 16
- vẻ đẹp tâm hồn nhà văn. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn chính là giúp các em tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác và say mê. Khi gặp bất kì tác phẩm văn học nào tự bản thân các em sẽ phải trăn trở, suy tư và luôn hướng tâm hồn, tình cảm của mình đến với tác phẩm. Để làm tốt điều này đòi hỏi mỗi giáo viên qua từng bài giảng cần có giọng đọc diễn cảm, lời bình hay và luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh vào những áng văn thơ, làm cho các em thích được tiếp xúc và gần gũi với văn thơ. 2.3.4. Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ Muốn cảm thụ văn học tốt học sinh phải có vốn ngôn ngữ. Vốn ngôn ngữ bao gồm sự hiểu biết giá trị của âm, từ ngữ, hình ảnh, câu, thanh điệu…Bởi ngôn ngữ chính là phương tiện, dụng cụ để hiểu, cảm thụ viết văn. Học sinh càng giàu vốn ngôn ngữ càng có khả năng cảm thụ sâu sắc hơn vẻ đẹp của câu, chữ, càng thấy được cái khéo, cái hay, cái tài của nhà văn. Muốn phong phú vốn từ giáo viên cần hướng dẫn cho các em phải biết tích lũy ngôn ngữ từ việc đọc, nghe, nói và có thói quen ghi nhớ để bổ sung vốn từ. Từ đó khi cần sẽ biết sử dụng, lựa chọn để hiểu, để cảm nhận được ngôn từ mà nhà văn đã dùng. Ví dụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận có câu: “ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Chữ “ em” trong câu thơ quả là thần kì. Ở đây ta có thể hiểu “em” là từ dùng với phép nhân hóa để chỉ các loài cá: Nhụ, chim, đé. Cách gọi thân thương, gần gũi này đã nâng loài cá lên thành con người có tâm hồn và tình cảm. Phép nhân hóa làm cho câu thơ có hồn và có sức hấp dẫn kì lạ. Giữa con người và biển cả trở nên thân thiết và gắn bó biết bao. Do vậy nếu không có vốn ngôn ngữ chắc gì chúng ta thấy được cái hay, cái đặc sắc của thơ văn. 2.3.5. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi vốn sống của mỗi người. Cảm thụ văn học diễn ra ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố như: Vốn sống, vốn hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, yếu tố di truyền…Tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học được thể hiện qua hoạt động và quan sát cuộc sống hằng ngày. Trong các giờ học bộ môn Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn chú ý đến việc liên hệ thực tế cuộc sống với văn học giúp các em hình thành được kĩ năng vận dụng thực tế cuộc sống với văn học, đồng thời qua đó giúp các em tích lũy được vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống với văn học. Nhớ lại quãng đời học văn tuổi nhỏ, giáo sư Lê Trí Viễn đã rút ra nhận xét quí báu: “Trong thơ văn hay chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tiếp thông thường của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại”. 17
- Do vậy bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích lũy cả vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách báo thường xuyên. Từ đó giúp các em mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học. Có thể thấy qua quá trình dạy học của bản thân, tôi đã sử dụng các giải pháp trên vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực sáng tạo, chủ động của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn 6 . Sau khi đề ra một số biện pháp thực hiện như vậy và để kiểm nghiệm hiệu quả của các giải pháp trên, tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Các em làm khá tốt, số lượng học sinh khá giỏi tăng. Sau đây là bảng đối chứng về kết quả học tập của các em. a. Học sinh yêu thích môn học Yêu thích: 46% Bình thường: 48,7% Không thích: 5,3 % b. Kết quả khảo sát chất lượng: Sĩ Kết quả TT Lớp Giỏi Khá TB Yếu số SL % SL % SL % SL % 1 6a 35 05 14,3 13 37,1 12 34,3 05 14,3 2 6B 36 04 11,1 12 33,3 14 38,9 06 16,7 Tổng 71 09 12,7 25 35,2 26 36,6 11 15,5 Như vậy để giúp học sinh yêu thích môn học, rèn luyện tốt kĩ năng cảm thụ văn học là một việc làm đòi hỏi tất cả giáo viên dạy lớp đầu cấp phải có lòng kiên trì không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần mà có khi vài tháng, thậm chí cả học kì. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì khó thành công. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa đề tài Trong suốt quá trình vận dụng, khai thác các biện pháp nghệ thuật tu từ vào việc cảm thụ văn học tôi nhận thấy các em chăm chú theo dõi, hào hứng phát biểu bài, khi viết bài đạt được kết quả cao. Hầu hết các em đã biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ đã được học vào bài viết, khả năng cảm thụ văn học được nâng lên, câu văn thể hiện được cảm xúc, trình bày lô gíc khoa học. Các bài tập ứng dụng các em đều làm tốt, có sự sáng tạo theo cách cảm nhận của riêng mình. Ban đầu các em rất ngại tiếp xúc với văn thơ nhưng giờ đây các em rất có hứng thú tiếp xúc với văn thơ để được cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn thơ, từ đó các em tích luỹ được 18
- vốn hiểu biết về văn thơ giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Quả thật học văn, làm văn là một năng lực tổng hợp, là quá trình bền bỉ dày công học tập, trau dồi lâu ngày, đó là chưa nói đến năng khiếu. Song dù có năng khiếu ít hay nhiều thì sự nhẫn nại, kiên trì rèn luyện trong học tập vẫn là con đường dẫn đến sự thành công lớn nhất. Với phương pháp phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn thơ cũng chỉ là một cách trong rất nhiều cách để khám phá ra vẻ đẹp muôn màu muôn sắc và giá trị cao đẹp đầy tính nhân văn mà các tác giả muốn gửi gắm qua từng trang viết, giúp các em có hứng thú hơn với môn văn và trong cả quá trình học văn. Tôi hy vọng với một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6 nói riêng và các lớp tiếp nối ở THCS nói chung. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất. Nâng cao trình độ, năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên ngoài lòng kiên trì, chịu khó thì phải có trình độ, năng lực tốt. Phải thường xuyên kích thích hứng thú cho học sinh tiếp xúc với thơ văn. Đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên hơn để có biện pháp khắc phục và uốn nắn kịp thời. Cụ thể: Khi dạy các phép tu từ giáo viên cần tăng cường luyện tập, thực hành cho học sinh nhiều hơn, rèn cho các em kĩ năng nhận biết, phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp NTTT góp phần làm nổi bật giá trị nội dung và tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Bên cạnh đó, trong các giờ đọc hiểu văn bản giáo viên cần chú trọng phát hiện và khai thác tốt các ngữ liệu có sử dụng các biện pháp NTTT, từ đó hướng học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp về giá trị nội dung, nghệ thuật mà tác phẩm mang lại. Từ những hiểu biết về cách nhận biết, cách tìm giá trị nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng thường xuyên vào việc tạo lập văn bản trong các tiết viết bài TLV, đặc biệt là văn miêu tả.. hoặc có thể vận dụng trong giao tiếp hàng ngày để lời văn, lời nói giàu hình ảnh và tính biểu cảm cao. Ngoài ra về phía nhà trường cần trang bị thêm các tài liệu và đồ dùng phục vụ tốt nhất cho việc dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Đối với các đồng chí phụ trách chuyên môn cần tạo điều kiện mở thêm những lớp chuyên đề hoặc phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy, những sáng kiến kinh nghiệm hay để anh chị em giáo viên có cơ hội học tập, nâng cao tay nghề. Tóm lại với nhận thức của mình trong thời gian ngắn, tôi đã nổ lực, tìm tòi, suy nghĩ và đúc rút kinh nghiệm qua quá trình dạy học của mình. Có thể những quan điểm dạy học đã nêu ra chưa hẳn là giải pháp tối ưu và không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự 19
- đóng góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn đánh giá bổ sung để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, có giá trị hơn trong thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở THCS. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ sách Ngữ văn 6 NXB Giáo dục [2] Nguyễn Thị Mai Hoa – Đinh Chí Sáng : Một số câu hỏi và bài tập nâng cao Ngữ văn 6 NXB Giáo dục. [3] Tạ Đức Hiền – Nguyễn Việt Nga –Phạm Minh Tú : Yêu văn và học văn –NXB Hà Nội [4] PGS.TS.Lê Huy Bắc (chủ biên) –Lê Quang Đức – Nguyễn Thị Minh Tuyết :Hỏi đáp kiến thức Ngữ văn 6 NXB Giáo dục. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Tiếp cận, thực hành xây dựng câu hỏi theo quan điểm PISA để phát huy năng lực khoa học của học sinh trường THPT Lý Nhân Tông trong dạy học chương II – Cảm ứng, Sinh học 11
31 p | 135 | 18
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong môn Ngữ văn 6, 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh
28 p | 320 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình
30 p | 190 | 12
-
SKKN: Dạy học tích hợp, liên môn chủ đề Nhôm và hợp chất của nhôm
40 p | 97 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng
24 p | 120 | 8
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học phổ thông
19 p | 57 | 7
-
SKKN: Sử dụng máy tính cầm tay tìm nghiệm của phương trình vô tỉ bằng phương pháp nhân liên hợp
19 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn