SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Từ xưa đến nay, kỹ năng nói là một trong những kỹ năng vô cùng quan <br />
trọng trong giao tiếp hàng ngày cũng như khi thực thi công việc. Ngôn ngữ <br />
tiếng nói đã góp phần quan trọng trong việc trao đổi thông tin, biểu hiện tình <br />
cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng trong biểu lộ văn hóa, tính <br />
cách con người. Vì thế, việc rèn kĩ năng nói từ xưa đã được ông cha ta chú <br />
trọng: <br />
<br />
“Lời nói chẳng mất tiền mua<br />
<br />
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.<br />
<br />
Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục kĩ năng nói lại được chú trọng <br />
nhiều hơn. Đòi hỏi người giáo viên hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh <br />
của mình có được kỹ năng giao tiếp thật tốt. Kĩ năng này chủ yếu được rèn <br />
thông qua môn Ngữ văn. Hiện nay môn Ngữ văn đã thực hiện theo phương <br />
pháp dạy học theo hướng tích cực làm cho giờ học sôi nổi hơn, giáo viên và <br />
học sinh thoải mái hơn so với trước đây. Đặc biệt là trong phân môn Tập làm <br />
văn rất coi trọng cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Qua bốn kỹ <br />
năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình <br />
cảm bằng ngôn ngữ nói, viết tiếng Việt cho học sinh. Mặc dù vậy, hầu như kĩ <br />
năng nói, thuyết trình của học sinh còn rất hạn chế. Vì thế cứ đến tiết “Luyện <br />
nói” đa số học sinh cảm thấy rất lo lắng, băn khoăn, rụt rè, chỉ sợ mình bị thầy <br />
cô giáo gọi lên trình bày trước lớp, thậm chí có học sinh không muốn học tiết <br />
đó. Một trong những nguyên nhân là do phương pháp dạy của giáo viên chưa <br />
hợp lý, các hình thức tổ chức hoạt động học tập trên lớp trong giờ luyện nói <br />
_________________________________________________________________________ 1<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
chưa thu hút được sự đam mê của học sinh. Mặt khác, trong quá trình dạy giáo <br />
viên hầu như không lựa chọn nội dung luyện nói để thao giảng hoặc làm <br />
chuyên đề vì học sinh không chủ động, không tích cực thì giờ dạy khó có thể <br />
đem lại hiệu quả.<br />
<br />
Trước thực tế ấy, tôi luôn băn khoăn, tìm tòi các biện pháp giáo dục học <br />
sinh để các em yêu thích tiết “Luyện nói” hơn, từ đó các em sẽ học tập tốt hơn, <br />
đặc biệt là tự tin, mạnh dạn trong khi giao tiếp cũng như trong giờ “Luyện <br />
nói”. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm phát huy năng <br />
lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong môn Ngữ văn 6, 7 tại trường <br />
THCS Lê Đình Chinh” để chia sẻ cùng đồng nghiệp.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a) Mục tiêu<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của những tiết luyện nói đối <br />
với học sinh lớp 6, 7. Nâng cao bốn kĩ năng cơ bản: nghe – nói đọc viết, đặc <br />
biệt là kĩ năng nói. <br />
<br />
Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong tiết luyện nói, nói có kết hợp với <br />
ánh mắt cử chỉ, thái độ, tình cảm. <br />
<br />
Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong khi <br />
luyện nói cũng như khi giao tiếp.<br />
<br />
Tạo hứng thú cho các em trong tiết học cũng như sự yêu thích bộ môn <br />
Ngữ văn.<br />
<br />
Tạo không khí chan hòa, thoải mái vui tươi, cởi mở giữa thầy và trò, <br />
giữa trò với nhau.<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 2<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Phát hiện được điểm yếu của học sinh, từ đó giúp học sinh nhận ra <br />
khắc phục được những điểm yếu để viết tốt bài tập làm văn , .... Qua đó có thể <br />
rèn luyện cho học sinh khả năng thể hiện, khả năng giao tiếp của mình trong <br />
nhà trường và ngoài xã hội; giúp các em tự tin, bản lĩnh trong khi giao tiếp; <br />
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng như <br />
chất lượng chung của toàn trường. <br />
<br />
b) Nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nhìn nhận thực trạng dạy học tiết “Luyện nói” để từ đó thấy rõ <br />
những nhược điểm cần khắc phục.<br />
<br />
Trao đổi với đồng nghiệp về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, trang <br />
thiết bị – cơ sở vật chất, … khi thực hiện tiết “Luyện nói” theo hướng đổi <br />
mới. <br />
<br />
Giới thiệu tiết “Luyện nói” đã thực hiện theo hướng đổi mới nhằm <br />
trao đổi kinh nghiệm và làm cơ sở đánh giá tính khả thi của đề tài.<br />
<br />
Sơ bộ đánh giá bước đầu những ưu, nhược điểm của đề tài qua phiếu <br />
thăm dò ý kiến của học sinh.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Giải pháp nâng cao chất lượng tiết “Luyện nói”, phát huy năng lực nói <br />
của học sinh trong môn Ngữ văn 6, 7.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi tìm hiểu các tiết "Luyện nói" <br />
của sách giáo khoa Ngữ Văn 6, 7 và áp dụng cho các em học sinh lớp 6A2, 7A2 <br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 3<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
của trường THCS Lê Đình Chinh trong năm học 2016 2017 và năm học 2017 <br />
2018.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về <br />
rèn kĩ năng nói trong môn Ngữ văn.<br />
<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa <br />
mạnh dạn nói trước tập thể.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Qua thực tế giảng dạy <br />
bộ môn Ngữ văn ở các khối lớp đặc biệt là lớp 6ª2, 7ª2, từ tình hình học tập <br />
của học sinh qua tiết “Luyện nói”.<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Thống kê kết quả học tập của học sinh qua kiểm tra đánh giá.<br />
<br />
II. Phần nội dung <br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động vô cùng quan trọng đời <br />
sống của mỗi người. Dù trong cuộc sống hay trong công việc giao tiếp đều là <br />
cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn.Vì thế giao <br />
tiếp là điều kiện tồn tại của con người và xã hội. Chúng ta hãy thử hình dung <br />
xem xã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó không có mối quan <br />
<br />
_________________________________________________________________________ 4<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
hệ với nhau, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không biết, không quan tâm, không <br />
có mối liên hệ gì với những người xung quanh? Đó không phải là một xã hội <br />
mà chỉ là một tập hợp rời rạc những cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ chặt chẽ <br />
giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát <br />
triển. Bởi vậy, dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng <br />
quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. <br />
Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động <br />
giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động <br />
ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Đặc biệt là <br />
năng lực nói đã giúp con người hình thành và phát triển rất nhiều phẩm chất. <br />
Vì thế, từ xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc giáo dục lời nói: “Học ăn, học <br />
nói, học gói, học mở.”<br />
<br />
Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Nhìn vào những cuộc <br />
trò chuyện giữa các em học sinh với nhau trong giờ ra chơi hay trong những <br />
cuộc gặp nhau sau kì nghỉ hè, ta thấy chúng tự nhiên và sinh động biết bao! Thế <br />
nhưng trong tiết “Luyện nói” nhiều học sinh thường ngày vốn biết ăn nói sinh <br />
động bỗng trở nên lúng túng, ngượng nghịu. Dường như tính tự tin, mạnh dạn <br />
thường ngày của các em đã biến mất, giờ học thật căng thẳng, nặng nề. Bởi <br />
vì, lúc này, học sinh được nói trong một môi trường giao tiếp khác môi trường <br />
xã hội, tập thể công chúng. Hơn nữa, luyện nói trong nhà trường là nói theo <br />
những chủ đề, những vấn đề không quen thuộc trong đời sống hàng ngày, lại <br />
yêu cầu nói có mạch lạc, liên kết, không được tuỳ tiện, do đó cần phải luyện <br />
nói trong môi trường xã hội. Rèn năng lực nói cho học sinh cũng là rèn luyện về <br />
nhân cách. Chính vì thế, tiết " Luyện nói" là một tiết học thật quan trọng và có <br />
ý nghĩa đối với học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 6, lớp 7. <br />
_________________________________________________________________________ 5<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Qua tiết “Luyện nói” giáo viên luyện cho học sinh biết vận dụng từ <br />
ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để nói đúng, viết đúng, biết diễn <br />
đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa, giáo viên còn rèn luyện <br />
cho học sinh các mặt cụ thể như ngữ điệu, tư thế, nét mặt, âm lượng, có sự <br />
giao cảm trực tiếp giữa người nói và người nghe…ví dụ: Lời nói (phải rõ <br />
nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói <br />
(phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Nói năng tốt <br />
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập <br />
ở trường mà còn trong cả cuộc đời.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
a) Nguyên nhân khách quan<br />
<br />
Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay, không <br />
khí trong giờ học Tập làm văn vốn đã khô cứng, khó tạo hứng thú thì với giờ <br />
“Luyện nói” càng khô khan khó dạy hơn nên hầu như giáo viên khó đạt được <br />
thành công với những tiết dạy này. Có lẽ vì thế mà tâm lí ở thầy là ngại dạy và <br />
trò là ngại học.<br />
<br />
Mặt khác, phần lớn các bài luyện nói đều rất dài, dung lượng kiến <br />
thức nhiều. Mà thời gian luyện nói chỉ có 45 phút không tạo được điều kiện cho <br />
tất cả học sinh được nói. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào <br />
những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy <br />
được. Hơn nữa học sinh ngoài giờ học, các em quen nói tự do còn trong giờ tập <br />
nói, các em phải trả lời, phải suy nghĩ, phải giữ gìn lời nói của mình dưới sự <br />
giám sát của giáo viên. Đề tài, vấn đề đặt ra trong giờ là do thầy đặt ra chứ <br />
không phải những vấn thường ngày của cuộc sống nên có những học sinh <br />
<br />
_________________________________________________________________________ 6<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
ngoài đời vốn ăn nói rất hoạt bát nhưng đứng trước tập thể, trong các tiết <br />
“Luyện nói” vẫn còn lúng túng. <br />
<br />
Hơn nữa, trường THCS Lê Đình Chinh là một xã ở vùng sâu, vùng xa, <br />
các em đều xuất thân và sinh sống ở vùng nông thôn, ít có dịp đi đây, đi đó để <br />
mở rộng tầm nhìn nên thường có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không tự tin khi nói <br />
trước đông người. Mặt khác các em học sinh ở đây chủ yếu người gốc Quảng <br />
Nam, Quảng Ngãi do ảnh hưởng của từ ngữ địa phương nhiều nên phát âm <br />
chưa tốt, nói sai nhiều. Chẳng hạn, như:<br />
<br />
+ Âm giữa thấp /a/ lên hàng giữa bậc trung /ươ/ và nguyên âm sau tròn <br />
môi /o/ về âm giữa thấp /a/ ví dụ: ai đó > ưa đáu, nòng nọc > nàng nạc, /a/ <br />
> /oa/, /ao/, /o/ > /ô/ (chị Hai > chị He, ba > boa, cái bao > cái bô, nói láo > <br />
nói lố, ăn cháo > ăn chố, Thánh Gióng > Thánh Giống, ...), những chữ có vần <br />
/oai/ > uôi (củ khoai > củ khuôi).<br />
<br />
+ Nguyên âm /i/ chuyển thành /ư/ ngắn ví dụ: xinh xắn > xưn xắng. <br />
<br />
+ Nguyên âm /au/ lại mất chúm môi ví dụ: hoàn toàn > hàng tàng.<br />
<br />
+ Nguyên âm kép /iê/ > /i/, /ươ/ > /ươ/ ví dụ: kiếm > kím, kì diệu <br />
> kì dịu.<br />
<br />
+ Hệ thống phụ âm cuối gần như không có / n/, / t/ mà chuyển sang /c/ <br />
và /ng/ > n”, “c > t” ví dụ: san sát > sang sác; bùn đất > bùng đấc. <br />
<br />
+ Ngoài ra các em còn phát âm lẫn lội giữa dấu ngã (~) và dấu hỏi (?). <br />
<br />
b) Nguyên nhân chủ quan<br />
<br />
Trong các tiết “Luyện nói”, ở học sinh vẫn còn tồn tại những vấn đề <br />
sau: <br />
<br />
_________________________________________________________________________ 7<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Khi trả lời thầy giáo học sinh có thói quen lặp lại từ ngữ nhiều, diễn <br />
đạt vụng về, thiếu mạch lạc.<br />
<br />
Khi trình bày trước tập thể tác phong chưa mạnh dạn, tự tin, thường <br />
dựa vào dàn ý để đọc.<br />
<br />
Học sinh nói nhỏ, cả lớp không nghe được, nhiều em phát âm chưa <br />
tốt, nói sai nhiều, còn sử dụng từ địa phương.<br />
<br />
Mặt khác, một số giáo viên chưa đầu tư nhiều cho tiết “Luyện nói”, chưa <br />
chú ý đến rèn kĩ năng nói cho học sinh. Hơn nữa hầu như trong các năm học <br />
trước chưa thực hiện một chuyên đề nào về tiết “Luyện nói”.<br />
<br />
c) Đánh giá, phân tích các vấn đề về thực trạng<br />
<br />
Mặc dù sách giáo khoa đã đổi mới theo khuynh hướng quan tâm <br />
tới việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, phân phối chương trình đều có <br />
tiết “Luyện nói” ở cả hai học kì, cụ thể như sau: <br />
<br />
Đối với lớp 6: <br />
<br />
+ Tiết 29 43: Luyện nói kể chuyện<br />
<br />
+ Tiết 83 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét <br />
trong văn miêu tả.<br />
<br />
+ Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả <br />
<br />
Đối với lớp 7: <br />
<br />
+ Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người<br />
<br />
+ Tiết 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học<br />
<br />
+ Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 8<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Ngoài ra, còn có những tiết rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt ý bằng <br />
lời nói. Nhưng thời lượng như thế chưa đảm bảo để rèn luyện kĩ năng nói cho <br />
học sinh. <br />
<br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, tôi nhận <br />
thấy thực tế của việc nói và viết văn của học sinh trường tôi hiện nay còn yếu, <br />
nhất là học sinh lớp 6, 7. Đặc biệt là kĩ năng nói của học sinh, kĩ năng trình bày <br />
một vấn đề trước tập thể, đám đông lại càng khó hơn. Nhiều học sinh còn sợ <br />
sệt, rụt rè, nói vấp váp, thậm chí không nói được, không phân biệt được giữa <br />
nói và đọc; hoặc nếu bị thầy cô buộc phải nói thì các em thực hiện nhiệm vụ <br />
một cách đối phó, đại khái, không theo một trình tự, hệ thống nào cả, biến giờ <br />
“Luyện nói” như một giờ tập làm văn không chú ý đến vấn đề nói. <br />
<br />
Vì thế, vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên là làm thế nào để giờ dạy <br />
“Luyện nói” đem lại hiệu quả cao? Trong quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở <br />
về phương pháp để nâng cao chất lượng của tiết dạy này. Trước thực tế đó, <br />
tôi quyết định chọn đề tài này để trình bày những suy nghĩ, kinh nghiệm của <br />
bản thân khi dạy các bài "Luyện nói" trong phân môn Tập làm văn nhằm phát <br />
huy năng lực nói của học sinh. Áp dụng sau hai năm học 2016 2017 và 2017 <br />
2018, tôi dần nhận thấy sự khác biệt trong các tiết học Ngữ văn, nhất là tiết <br />
“Luyện nói. Các em trở nên sôi nổi, hào hứng hơn mỗi khi tới tiết học , dường <br />
như lúc này các em đã đón nhận được một luồng điện vô hình nào đó lan truyền <br />
cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em muốn được trình bày <br />
trước lớp. Hơn nữa, các em cũng chịu khó chuẩn bị trước nội dung bài học theo <br />
hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt là chất lượng các bài nói được nâng lên.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 9<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Nhằm phát huy khả năng nói của học sinh và nâng cao chất lượng và <br />
hiệu quả của những tiết “Luyện nói” đối với học sinh lớp 6, 7 góp phần nâng <br />
cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.<br />
<br />
Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Để giúp học sinh thực hành tốt trong tiết “Luyện nói” trong phân môn <br />
Tập làm văn, tôi xin đưa ra một vài biện pháp sau: <br />
<br />
* Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh <br />
(thực hiện ở tiết trước)<br />
Muốn một giờ luyện nói đạt kết quả tốt thì việc chuẩn bị bài ở nhà của <br />
các em là rất quan trọng. Muốn các em chuẩn bị bài tốt, có chất lượng thì sự <br />
chuẩn bị, hướng dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo. Trong sách giáo khoa <br />
thường có một số vấn đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên giáo viên cần chọn <br />
đề nào cho phù hợp, để có hiệu quả cao cho đối tượng học sinh của mình dạy. <br />
Khi đã chọn được đề phù hợp rồi, giáo viên phải phân việc cụ thể cho từng đối <br />
tượng học sinh (có thể phân tổ, nhóm) để học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh <br />
đối phó qua loa, đại khái.<br />
<br />
Giáo viên cần định hướng cho các em trong việc chuẩn bị thật cụ thể, <br />
rõ ràng về cả nội dung và cách thức thực hiện: <br />
<br />
+ Nói cái gì? (xác định đề tài)<br />
<br />
+ Nói với ai? (xác định giao tiếp)<br />
<br />
+ Nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp)<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 10<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
+ Nói như thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe)<br />
<br />
+ Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói) <br />
<br />
+ Có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói.<br />
<br />
+ Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị.<br />
<br />
+ Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm <br />
và thuyết phục người nghe (biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc <br />
chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt).<br />
<br />
+ Tạo tâm thế vững vàng khi nói: Tự tin, mạnh dạn; Tác phong tự <br />
nhiên, giọng rõ ràng, lôi cuốn người nghe.<br />
<br />
+ Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.<br />
<br />
+ Có lời chào khi kết thúc bài nói.<br />
<br />
Ví dụ: Trong tiết luyện nói về văn miêu tả ở lớp 6 có đề bài: Tả lại <br />
hình ảnh thầy giáo Ha Men qua văn bản "Buổi học cuối cùng". <br />
<br />
Với đề bài này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: <br />
Mở bài: <br />
Giới thiệu chung về thầy giáo Ha men trong văn bản "Buổi học cuối <br />
cùng".<br />
Thân bài<br />
+ Hình dáng, trang phục, diện mạo của thầy Ha men trong buổi học <br />
cuối cùng.<br />
+ Hành động, cử chỉ của thầy trong buổi học.<br />
+ Lòng yêu nước nồng nàn của thầy được gửi gắm qua việc yêu tha <br />
thiết tiếng mẹ đẻ của dân tộc.<br />
_________________________________________________________________________ 11<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Kết bài<br />
Nhận xét chung về thầy Ha men và nêu cảm nghĩ của em về thầy.<br />
Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm và phân công cho học sinh như <br />
sau: <br />
+ Nhóm 1 chuẩn bị phần "đặt vấn đề."<br />
+ Nhóm 2 chuẩn bị phần "kết thúc vấn đề"<br />
+ Nhóm 3, 4 chuẩn bị phần "thân bài".<br />
<br />
* Biện pháp thứ hai: Tổ chức giờ luyện nói<br />
<br />
Bước thứ nhất: Kiểm tra khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.<br />
<br />
Giáo viên không thể bỏ qua hay lơ là bước này. Vì đây là cơ sở cho tiết <br />
luyện nói. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo thói quen <br />
học tập, tự giác cho học sinh và có biện pháp <br />
kịp thời đối với những học sinh yếu hoặc lười <br />
học.<br />
<br />
Giáo viên cho các em kiểm tra theo cặp <br />
đôi trước khi vào tiết học, giáo viên chỉ kiểm <br />
tra một vài em, để dành thời gian cho học sinh luyện nói nhiều hơn. <br />
Học sinh kiểm tra theo cặp đôi<br />
<br />
Bước thứ hai: Thống nhất dàn bài chung.<br />
<br />
Ở phần này giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất <br />
giải đáp vướng mắc trong phần chuẩn bị bài của các học sinh. Từ đó, xây dựng <br />
dàn bài chung làm yêu cầu về kiến thức để đánh giá nội dung bài nói của học <br />
sinh. <br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 12<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Bước thứ ba: Nêu yêu cầu trình bày bài nói (Rèn luyện nội dung và <br />
hình thức, tác phong nói)<br />
+ Nói phải đúng trọng tâm, yêu cầu đề bài. Dựa vào dàn bài thống nhất <br />
để trình bày theo ý cho hệ thống.<br />
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn, tránh phát âm địa <br />
phương, nói thành câu trọn vẹn. <br />
+ Lời nói có ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp với <br />
nội dung nói.<br />
+ Huy động nhanh vốn từ đúng, từ hay, đặt câu đúng và hay, dựng đoạn.<br />
+ Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin. Trước khi nói phải có lời chào, kết thúc <br />
phải có lời cảm ơn. <br />
Bước thứ bốn: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện cách phát âm một <br />
số âm, vần hay sai. (chỉ hướng dẫn học sinh tiết đầu tiên)<br />
+ Âm A: Miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp sát hàm dưới, đầu lưỡi chạm <br />
chân răng hàm dưới (không rào cản).<br />
+ Âm E: Môi thả lỏng, lưỡi chạm hàm dưới, mép kéo sang hai bên một <br />
chút (không rào cản). Ví dụ: xôi xéo.<br />
+ Âm O: Môi tròn xoe đưa về phía trước, lưỡi đưa về phía sau cuống <br />
lưỡi nâng lên, miệng mở rộng vừa phải (vừa quả trứng là được) (không rào <br />
cản).<br />
+ Phụ âm NG: miệng mở rộng, hơi thoát ra từ cổ họng <br />
+ Phụ âm T: Phát âm đầu lưỡi, răng <br />
hàm trên đè xuống lưỡi.<br />
+ Dấu ngã (~): Phát âm trong cổ <br />
họng, âm đi từ trên xuống gần dấu nặng <br />
<br />
_________________________________________________________________________ 13<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
hất lên dấu sắc. Ví dụ: con đỉa bò trên đĩa mỡ. (giáo viên đọc) <br />
Giáo viên hướng dẫn cách phát âm<br />
+ Dấu hỏi (?): âm đi từ trên xuống dấu nặng kết hợp với dấu sắc (hơi <br />
ở bụng bật mạnh ra).<br />
Bước thứ năm: Học sinh trình bày bài nói.<br />
Giáo viên nên lựa chọn nhiều hình thức, nhiều cách trình bày bài nói khác <br />
nhau. Có thể cho học sinh trình bày bài nói theo từng phần: mở bài, thân bài, kết <br />
bài. Hoặc trình bày bài nói theo sự phân công của tổ, nhóm (chọn học sinh khá của <br />
tổ nhóm trình bày trước, để học sinh yếu có điều kiện học tập và chuẩn bị). Hay <br />
học sinh trình bày bài nói theo yêu cầu dựa vào các mức độ khác nhau: giỏi, khá, <br />
trung bình, yếu.<br />
Bước thứ sáu: Học sinh nhận xét, đánh giá <br />
Để học sinh nhận xét bài của bạn chính là tạo điều kiện để nhiều học <br />
sinh có cơ hội được tham gia luyện nói. Vậy làm thế nào để cả lớp đều tham <br />
gia luyện nói theo đúng nghĩa của nó? Đó là yêu cầu quan trọng của tiết dạy. <br />
Thường thì những giờ luyện tập như thế này giáo viên không khéo léo điều <br />
khiển thì sẽ dẫn đến tình trạng một số em sẽ lơ là, không tham gia luyện tập. <br />
Vì vậy giáo viên phải tìm ra những biện pháp tốt nhất mà trong đó không thể <br />
bỏ qua việc dạy cách nghe bạn để có cách nói của riêng mình. Vấn đề đặt ra <br />
là giáo viên phải hướng cho học sinh biết đánh giá thế nào cho đúng. Giáo viên <br />
hướng dẫn học sinh theo dõi, nhận xét, đánh giá từng phần, từng nội dung cụ <br />
thể theo cách: chỉ ra ưu điểm, tồn tại của bạn cả về hình thức và nội dung thực <br />
hiện. Giáo viên có thể dẫn ra các câu hỏi như: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 14<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
+ Về nội dung: Bạn A trình bày nội dung đã được chưa? (đã đảm bảo <br />
đúng theo yêu cầu của đề chưa, có chỗ nào lệch lạc? Theo em, em sẽ trình bày <br />
như thế nào?)<br />
<br />
+ Về cách thức: Bạn đã trình bày đúng phương thức nói chưa? (Bạn đọc <br />
hay nói). Cử chỉ, thái độ giọng điệu của bạn trình bày đã phù hợp chưa? (Cử <br />
chỉ, thái độ, giọng điệu biểu hiện như thế nào?)<br />
<br />
Bước thứ bảy: Giáo viên nhận xét, đánh giá<br />
<br />
Phát huy tinh thần của đổi mới phương pháp – lấy học sinh làm trung <br />
tâm, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Do đó, việc tạo <br />
không khí chan hòa, thoải mái vui tươi, cởi mở giữa thầy và trò, giữa trò với <br />
nhau là vô cùng cần thiết với tiết “Luyện nói” trong giờ Tập làm văn. Giáo viên <br />
không nên gò bó các em và cũng đừng vội vàng phê phán các biểu hiện chưa tốt <br />
của các em. Vì vậy mỗi giáo viên văn cần phải có “nghệ thuật khen ngợi”.<br />
<br />
Sau khi học sinh đã nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến từ học sinh, chỉ <br />
ra ưu, khuyết điểm cũng như mặt mạnh, mặt yếu của từng em để kịp thời phát <br />
huy và sửa chữa, uốn nắn. Nhưng giáo cần nhẹ nhàng, tế nhị; luôn tạo không <br />
khí thân ái, gần gũi để học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của mình được tự <br />
nhiên hơn. Giáo viên nên chọn ưu điểm nổi bật của từng học sinh và căn cứ <br />
theo từng mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu mà tuyên dương, động viên, <br />
khuyến khích. Nhất là sự tiến bộ của học sinh yếu. Bởi lời khen, chê của giáo <br />
viên không chỉ là động lực thúc đẩy sự cố gắng phấn đấu của học sinh mà còn <br />
là đòn bẩy để giờ “Luyện nói” tốt hơn.<br />
<br />
Sau đó giáo viên khích lệ, cho điểm với những học sinh nhận xét tốt. <br />
Làm như vậy các em mới thực sự chú ý đến việc trình bày của bạn và suy nghĩ <br />
<br />
_________________________________________________________________________ 15<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
để đánh giá ưu nhược điểm của bạn mà rút ra bài học cho bản thân. Qua đó đã <br />
tạo được hứng thú cho các em trong giờ học<br />
<br />
* Biện pháp thứ ba: Tích hợp với hoạt động ngoại khóa để luyện nói <br />
cho học sinh.<br />
<br />
Như ta đã biết, rèn luyện nói là điều rất khó. Nếu chỉ có tiết “ Luyện <br />
nói” trong phân môn Tập làm văn thì không thể nào rèn luyện được kĩ năng nói <br />
cho học sinh. Cần phải cho học sinh tập nói thêm ngoài lớp, ngoài trường, phối <br />
hợp công tác với Đoàn Đội, gia đình và xã hội. Muốn vậy, ta cần luyện nói <br />
cho học sinh trong các tiết “Hoạt động ngữ văn” hay “Chương trình địa <br />
phương”<br />
Tổ chức ngâm thơ, dựng hoạt cảnh, dựng kịch từ các văn bản các em <br />
đã được học. Qua đó giúp các em cảm thụ văn hơn, mặt khác luyện cho các em <br />
nói đối thoại và độc thoại, thuyết trình, ...<br />
Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.<br />
Tổ chức thi đọc diễn cảm, đọc sách báo nhằm rèn ngữ điệu và cách <br />
phát âm chuẩn cho học sinh.<br />
Tổ chức cho học sinh nói chuyện trước lớp, trước tổ, trước trường. <br />
Có thể cho các em kể chuyện vui, chuyện cười hoặc các tác phẩm văn học.<br />
Tổ chức và hướng dẫn cho các em nghe và học cách nói, cách đọc qua <br />
băng đĩa hoặc trên truyền hình.<br />
<br />
Dưới đây là bài soạn minh họa trong chương trình Ngữ văn lớp 7<br />
<br />
TIẾT 40: LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON <br />
NGƯỜI<br />
<br />
A) Mục tiêu cần đạt<br />
_________________________________________________________________________ 16<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
1. Kiến thức: <br />
Giúp HS: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm bằng cách tập nói theo <br />
dàn bài đã chuẩn bị.<br />
2. Kĩ năng: <br />
Rèn kĩ năng nói, kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, thái độ bình tĩnh, chủ động, <br />
diễn đạt lưu loát trước đông người.<br />
3. Thái độ: <br />
Giáo dục tính tự lập, tự chủ trong các tình huống.<br />
GDKNS: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp <br />
tác, KN tư duy sáng tạo …<br />
B) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học<br />
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.<br />
Sử dụng các dạng câu hỏi: tái hiện, giải thích, minh họa, tìm tòi <br />
(vấn đáp phát hiện).<br />
KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ<br />
C) Chuân bi<br />
̉ ̣<br />
Giáo viên: Soạn giáo án, đồ dùng dạy học.<br />
Học sinh: luyện nói theo dàn bài đã chuẩn bị<br />
D) Các hoạt động học tập và nội dung học tập<br />
̉ ̣<br />
1. Ôn đinh l ơṕ<br />
̀ ̃ Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm? Khi lập dàn ý cho <br />
2. Bai cu: <br />
bài văn biểu cảm có thể lập theo những cách nào?<br />
̀ ơi <br />
3. Bai m ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 17<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống chúng ta luôn phải giao tiếp, nhiều khi <br />
giao tiếp trước đông người. Vì vậy việc rèn luyện khả năng nói là hết sức quan <br />
trọng. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta rèn khả năng đó. <br />
GV nêu yêu cầu của tiết học.<br />
GV chia nhóm cho HS trao đổi và cử người trình bày.<br />
GV cử thư ký và giám khảo.<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO NỘI DUNG<br />
VIÊN VÀ HỌC SINH<br />
Hoạt động 1: Hướng dẫn học <br />
sinh ôn tập lại lí thuyết<br />
Hoạt động 2: Kiểm tra việc I. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, <br />
chuẩn bị bài của học sinh những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ <br />
GV kiểm tra mỗi nhóm một em. “cập bến” tương lai.<br />
<br />
GV gọi HS nhắc lại một số yêu 1. Tìm hiểu đề, tìm ý<br />
câu: Thể loại: Biểu cảm<br />
Xác định thể loại của đề? Đối tượng biểu cảm: thầy, cô giáo<br />
<br />
Đối tượng biểu cảm là gì? Cảm xúc: kính trọng, biết <br />
<br />
Xác định cảm xúc với đối tượng <br />
trên?<br />
GV: Hãy tìm ý cho đề trên?<br />
Hoạt động 3: Thống nhất dàn 2. Lập dàn ý<br />
bài chung a) Mở bài: Cảm nghĩ chung về hình <br />
HS thảo luận nhóm theo tổ ảnh thầy (cô) giáo trong suy nghĩ và tình <br />
(5phút) cảm của học sinh.<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 18<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
>nhóm trưởng trình bày. b) Thân bài<br />
GV: Mở bài cần nêu gì? Cảm nghĩ về những “chân trời tri <br />
GV: Thân bài có nhiệm vụ gì? thức” mà thầy cô mở ra cho học sinh.<br />
GV: Kết bài bộc lộ cảm xúc gì + Đó là những tri thức gì?<br />
của bản thân về thầy, cô giáo + Có ý nghĩa gì trong giáo dục và bồi <br />
GV kết luận. dưỡng tình cảm, nhân cách cho học sinh.<br />
Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy.<br />
+ Cảm nghĩ về sự quan tâm và những <br />
tình cảm của thầy đối với lớp.<br />
+ Cảm nghĩ về cuộc sống thanh bạch <br />
của người thầy và “nghề thầy”<br />
c) Kết bài: Khẳng định hình ảnh thầy <br />
(cô) sống mãi trong lòng học sinh.<br />
Hoạt động 4: GV nêu yêu cầu II. Luyện nói <br />
luyện nói.<br />
GV cho HS nhắc lại một số lỗi <br />
thường mắc khi luyện nói.<br />
GV nêu yêu cầu khi nói: <br />
+ Nói phải đúng trọng tâm, yêu <br />
cầu đề bài. Dựa vào dàn bài thống <br />
nhất để trình bày theo ý cho hệ <br />
thống.<br />
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, <br />
phát âm chuẩn, tránh phát âm địa <br />
phương, nói thành câu trọn vẹn. <br />
<br />
_________________________________________________________________________ 19<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
+ Lời nói có ngữ điệu, diễn tả <br />
thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp <br />
với nội dung nói.<br />
+ Huy động nhanh vốn từ đúng, <br />
từ hay, đặt câu đúng và hay, dựng <br />
đoạn.<br />
+ Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin. <br />
Trước khi nói phải có lời chào và <br />
giới thiệu, kết thúc phải có lời cảm <br />
ơn. <br />
GV hướng dẫn HS nhận xét, <br />
cho điểm.<br />
GV Hướng dẫn HS luyện nói <br />
trước lớp<br />
GV cho HS nói theo từng phần: <br />
gọi theo đủ các đối tượng HS.<br />
+ Mở bài: HS yếu, trung bình, <br />
khá.<br />
+ Thân bài: HS Trung bình, khá, <br />
giỏi.<br />
+ Kết bài: HS yếu, trung bình, <br />
khá, giỏi.<br />
> HS nhận xét lẫn nhau > <br />
GV nhận xét và đưa ra kết luận > <br />
ban giám khảo cho điểm<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 20<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
GV cho điểm những em nhận <br />
xét đúng.<br />
<br />
<br />
E) Củng cố và dặn dò <br />
1. Củng cố: <br />
GV nhắc lại cách làm một bài văn biểu cảm?<br />
2. Dặn dò: <br />
Về nhà viết bài cho hoàn chỉnh.<br />
Về đọc và soạn bài tiếp theo.<br />
<br />
c) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
* Kết quả thu được qua khảo nghiệm: <br />
<br />
Sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu trên thì học sinh có sự <br />
chuyển biến tương đối tốt: <br />
<br />
Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông <br />
để nói, thái độ cởi mở hơn. Học sinh đã biết dựa vào đề cương để nói không <br />
còn hiện tượng đọc bài viết như trước.<br />
Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích được học <br />
những tiết “luyện nói” hơn.<br />
<br />
Kỹ năng nói của các em đã có sự tiến bộ: các em biết chào khi mở đầu <br />
và khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng <br />
chính âm, có kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ…) <br />
<br />
Học sinh đã mạnh dạn hỏi thầy, trao đổi vấn đề chưa hiểu với thầy <br />
giáo, tạo ra tình cảm thân thiện giữa thầy và trò. <br />
_________________________________________________________________________ 21<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Kết quả cụ thể như sau :<br />
<br />
Số Số HS<br />
Số HS<br />
Năm 2016 2017 Tỉ HS chưa<br />
trình Tỉ lệ Tỉ lệ <br />
Lớp: 6A2 lệ đạt đạt<br />
bày (%) (%)<br />
(%) yêu yêu <br />
Sĩ số: 33 tốt<br />
cầu cầu<br />
Khi chưa áp dụng các giải pháp 4 12.1 16 48.5 13 39.4<br />
Khi áp dụng các giải pháp 8 24.2 22 66.7 3 9.1<br />
<br />
Số Số HS<br />
Số HS<br />
Tỉ HS chưa<br />
Học kì I, năm 2017 2018 trình Tỉ lệ Tỉ lệ <br />
lệ đạt đạt<br />
Lớp: 7A2. Sĩ số: 31 bày (%) (%)<br />
(%) yêu yêu <br />
tốt<br />
cầu cầu<br />
Khi chưa áp dụng các giải pháp 7 22.6 17 54.8 7 22.6<br />
<br />
Khi áp dụng các giải pháp 10 32.3 19 61.3 2 6.4<br />
<br />
Cũng trong hai năm học này, tôi đã được phân công bồi dưỡng sinh giỏi <br />
Ngữ văn 6, 7 và đều đạt được kết quả tương đối tốt: <br />
<br />
Năm học 2016 2017: Tổng số học dự thi cấp huyện: 2 học sinh. Kết <br />
quả: 1 học sinh đạt cấp huyện.<br />
<br />
Năm học 2017 2018: Tổng số học dự thi cấp huyện: 3 học sinh. Kết <br />
quả đạt: 1 giải khuyến khích, 2 học sinh được công nhận cấp huyện.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 22<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết Luyện nói” là vấn đề vô <br />
cùng quan trọng đối với người giáo viên văn. Đòi hỏi người giáo viên phải có <br />
trình độ, có tình thương yêu thực sự đối với học sinh, có lòng yêu nghề, tâm <br />
huyết với sự nghiệp trồng người. Đặc biệt, trong giờ “Luyện nói”, giáo viên <br />
phải phát huy trí tuệ của học sinh, áp dụng những biện pháp tốt nhất để để đạt <br />
kết quả tối ưu. Từ đó giúp các em hiểu được yêu cầu của tiết “Luyện nói” <br />
cũng như nâng cao kĩ năng nói trước tập thể của học sinh. Đồng thời thông qua <br />
tiết “Luyện nói”, giáo viên giáo dục cho học sinh lòng tự hào được nói tiếng <br />
Việt, biết tôn trọng và giữ gìn sắc thái ngữ âm độc đáo của tiếng Việt. <br />
<br />
Muốn vậy, người giáo viên văn phải truyền ngọn lửa tình yêu, niềm đam <br />
mê đối với văn học cho các em. Bởi vì chỉ khi yêu thích, các em mới ham học và <br />
từ đó các tiết dạy mới có chất lượng cao và chất lượng bộ môn Văn mới được <br />
nâng lên. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
a) Đối với Phòng GD&ĐT<br />
<br />
Đầu tư thêm thiết bị dạy học cho nhà trường như: máy chiếu, máy tính. <br />
<br />
Cung cấp tài liệu, băng hình về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh trong <br />
dạy học Ngữ văn.<br />
<br />
b) Đối với Ban giám hiệu<br />
<br />
Tiếp tục phát huy việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn <br />
về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh để giáo viên được giao lưu, trao đổi, học <br />
hỏi.<br />
<br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 23<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học về tiết “Luyện <br />
nói”<br />
<br />
c) Đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn<br />
<br />
Thực sự tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh hết lòng.<br />
<br />
Đầu tư nhiều hơn cho các tiết “Luyện nói”, “Hoạt động ngữ văn”, <br />
“Chương trình địa phương”, “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.<br />
<br />
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đúc kết từ thực tế giảng <br />
dạy, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi có được những kinh <br />
nghiệm giảng dạy tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh <br />
Lan<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6, 7 (Tập 1, 2).<br />
2. Sách giáo viên Ngữ Văn 6, 7 (Tập 1, 2).<br />
3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6, 7 <br />
4. Phương pháp dạy học văn (Tác giả Phan Trọng Luận)<br />
5. Video: Luyện khẩu hình miệng – các Nguyên âm trong giọng nói.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 24<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_________________________________________________________________________ 25<br />
_<br />
Người viết: Nguyễn Thị Minh Lan – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
SKKN: Một vài kinh nghiệm phát huy năng lực nói của học sinh qua tiết “Luyện nói” trong <br />
môn Ngữ văn 6,7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
_____________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. Phần mở <br />
đầu………………………………………………………... ..1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề <br />
tài……………………………………………………....1<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề <br />
tài………………………………………….2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên <br />
cứu..............................................................................3<br />
<br />
4. Giới hạn của đề <br />
tài...................................................................................3<br />
<br />
5.