intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS

Chia sẻ: Nguyễn Thi A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

354
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bên cạnh những môn học vận dụng đầu óc. Thì môn thể dục cũng quan trọng không kém. Giúp các em rèn luyện cơ thể khỏe, dẻo dai. Để có thể hoàn thành tốt các môn học khác. Chính vì thế cần có những phương pháp thích hợp cho môn học này. Mời các bạn tham khảo bài sáng kiến kinh nghiệm dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS

  1. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN NHẢY XA CHO HỌC SINH THCS A- PHẦN MỞ ĐẦU: I- Lý do chọn đề tài: - Đất nước ta từ khi bước vào con đường hội nhập với thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí và tác dụng của giáo dục thể chất và TDTT (thể dục thể thao) học đường như là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học sinh trong nhà trưòng. nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. 1- Cơ sở lý luận: Môn Điền kinh trong nhà trường chiếm một vị trí rất quan trọng chính vì thế mà trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục - Đào Tạo, Sở giáo dục Bình Định, cùng với đội ngũ chuyên viên của sở giáo dục Bình Định không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy trong trường học, ở các cấp học. Nội dung nhảy xa là một trong những nội dung chính của thể thao trong nhà trường, và còn là nội dung thi chính thức trong các kỳ HKPĐ (hội khỏe Phù Đổng) và các cuộc thi đấu lớn. Thành tích đạt được trong nhảy xa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như: Sức bật. Tốc độ cự ly ngắn … “Sức bật là khả năng của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ”. Theo Nguyễn Toán “Tố chất sức bật có thể phân thành sức bật tuyệt đối và sức bật tương đối, Trong đó sức bật tuyệt đối là năng lực khắc phục lớn nhất”. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của học sinh trường THCS Ân Tường Tây và những năm được chuyên môn PGD giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển điền kinh cấp huyện dự thi HKPĐ cấp tỉnh và tham dự các giải đại hội TDTT của huyện. Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Từ đó tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: “Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS” 2- Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây, việc đào tạo, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu TDTT được các trường quan tâm và chú trọng. Nhưng chủ yếu vẫn là dựa vào thành tích sẵn có của học sinh; Giáo viên bộ môn TDTT trong vài buổi tập với khối lượng vận động lớn và liên tục để các em dự thi cấp huyện là quá nặng với các em. Như vậy thời gian nghỉ để các em hồi phục hầu như không có. Vì thế càng tập các em càng mệt mỏi, dễ chán nản và thành tích sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác do thời gian tập quá ngắn nên việc lựa chọn, sàng lọc đội tuyển chưa được chu đáo. Giáo viên chỉ nhìn được vào thành tích của các em trong một thời điểm nhất định mà chưa nhìn nhận tối thiểu yếu tố khác liên quan đến công tác huấn luyện sau này như: sự ổn định về thành tích, thể hình, thể lực, sức bật của học sinh. Vì lẽ bất cập đó mà kết quả tập luyện hầu như không có gì biến chuyển thậm chí có em giảm cả thành tích ban đầu. II- Nhiệm vụ của đề tài: 1- Về việc tuyển chọn học sinh: + Tuyển chọn học sinh là công việc hết sức quan trọng nên phải thực hiện một cách công phu, chính xác. Trước tiên phải chọn những em có thành tích tốt và ổn định, ngoài ra chúng ta còn căn cứ vào những đặc điểm sau: Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 1
  2. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS - Thể hình, thể lực: Phải cân đối khỏe mạnh, có chiều cao, sải chân dài, không mắc các bệnh tim mạch … - Sự phát triển cơ bắp: Cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều đang trên đà phát triển . - Gang bàn chân: Phải săn, có độ lõm nhất định. + Cụ thể như sau: Nếu so sánh 2 em a- Hoàng Tự Nguyện ( Lớp 8A2 năm học 2007-2008) - Thành tích : 5,25m - Thể hình : 1,55m - Bắp cơ: Đã phát triển - Gang bàn chân: Có độ lõm nhỏ - Chạy tốc độ 30m: 4”20 b- Nguyễn Văn Hiện ( Lớp 8A3 năm học 2007-2008) - Thành tích: 5,21m: - Thể hình : 1,57m - Bắp cơ: Đang phát triển - Gan bàn chân: Có độ lõm lớn - Chạy tốc độ 30m: 4”50 * Nếu phải chọn một trong hai em thì ta nên chọn em Hiện bởi vì: tuy thành tích thời điểm hiện tại của em Nguyện tốt hơn, song các yếu tố khác lại hạn chế hơn, đặc biệt cơ bắp của em Nguyện đã phát triển rồi nên khi tập luyện thì sự thay đổi sẽ không đáng kể. Còn em Hiện khi được tập luyện đúng quy trình thì sự phát triển về kĩ thuật, thành tích cũng như về mặt thể hình cao hơn rất nhiều. 2- Tổng hợp thông số kỹ thuật: Căn cứ vào các yếu tố trên tôi đã lựa chọn đội tuyển để tập luyện với các thông số sau: ( Một số VĐV điển hình của khối 8 những năm học trước với thành tích như sau) Họ và tên Thể hình (C/cao) Tốc độ 30m Tần số Thành tích m Nguyễn T Dung Muội 1,56m 5”56 4 bước / s 5,24m Võ Ngọc Hải 1,58m 4”96 >4 bước / s 5,25m Nguyễn Đoàn Thanh Vũ 1,55m 4”88
  3. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS 3- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh của trường THCS Ân Tường Tây (và ứng dụng cho các em trong đội tuyển điền kinh của phòng giáo dục). 4- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ đi sâu vào phương pháp huấn luyện nhảy xa cho nhóm thực nghiệm. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh của trường cũng như các em trong đội tuyển điền kinh của huyện. - Đánh giá hiệu quả của bài tập được lựa chọn áp dụng trong giảng dạy cho học sinh. III- Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài này, tôi đã dùng các phương pháp sau: + Phương pháp quan sát, kiểm tra sư phạm qua các bài test. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. + Phương pháp luyện tập tăng tiến. + Tổ chức kiểm tra và thi đấu. IV- Thành phần dinh dưỡng trong tập luyện: + Phối hợp cùng giáo viên trong tổ Hóa- Sinh – Công nghệ cung cấp một số kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để xác định nguyên tắc lập khẩu phần ăn cho bản thân của các em. Đồng thời phối hợp cùng phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn uống và tập luyện, nghỉ ngơi cho phù hợp. B- PHẦN CƠ BẢN: I- Giải pháp cụ thể: Sau khi xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như được sự cho phép BGH nhà trường về việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu TDTT để dự thi cấp huyện và cấp tỉnh, căn cứ vào thời gian và chương trình học tập của các em học sinh. Đề tài được chọn là 16 em học sinh lớp 8 làm đối tượng thực nghiệm và 16 em làm đối chứng. ( Năm học 2007-2008 đến 2009-2010). 1- Giai đoạn huấn luyện ban đầu: ( Thực hiện cho nhóm thực nghiệm ) Nghiên cứu và ứng dụng những bài tập phát triển sức bật ở nội dung nhảy xa cho học sinh nhóm thực nghiệm. Để huấn luyện sức bật trong môn nhảy xa cho học sinh, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải có các chỉ tiêu đánh giá . Để giải quyết vấn đề trên tôi tiến hành các bước sau : Bước 1 : Thu thập tài liệu liên quan và các chỉ tiêu đã được sử dụng đánh gía sức bật trong môn nhảy xa . Bước 2 : Tuyển chọn những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn giảng dạy. Bước 3 : Kiểm định độ tin cậy của bài tập bổ trợ cũng như sự phát triển tố chất cho học sinh. Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 3
  4. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS NHÓM BÀI TẬP HUẤN LUYỆN BAN ĐẦU Thành tích ban đầu TT Test Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng G. chú Nữ Nam Nữ Nam 1 Bật xa tại chỗ ( m) 1,87m 2,06m 1,86m 1,99m 2 Bật cao tại chỗ (cm) 0,26m 0,3m 0,25m 0,26m 3 Nhảy xa 3,8m 4,6m 3,7m 4,4m 4 Bật xa 3 bước đổi chân (m) 7,50 m 7,80 m 7,20 m 7,40 m 5 Bật cóc 20m ( s) 12”58 10”23 11”47 9”90 6 Lò cò 40m (s) 9”46 9”23 9”15 8”10 7 Chạy đạp sau 30 m ( s) 7”64 6”51 6”60 6”27 8 Nhảy dây (trong 30 giây) 39 vòng 45 vòng 42 vòng 50 vòng 9 Giậm nhảy bằng 1 chân co 0,90m 1,00m 1,00m 1,15m chân qua xà 10 Bật bục cao 0,4m 30 lần 21” 19” 20” 18” Qua kết quả các test trên tôi tiến hành lấy số liệu lần 1 của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm được thể hiện rõ nét ở sơ đồ sau : -Biểu đồ 1: Trình độ sức Bật của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ( HS nam) ( Chỉ số TB cộng ) 4,6m 4,4m 2,06m 1.99m 0,3m 0,26m Bật xa Bật cao Nhảy xa Bật xa Bật cao Nhảy xa Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng -Biểu đồ 2: Trình độ sức Bật của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ( HS nữ) ( Chỉ số TB cộng ) Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 4
  5. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS 3.,8m 3,7m 1,87m 1.86m 0,26m 0,25m Bật xa Bật cao Nhảy xa Bật xa Bật cao Nhảy xa Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Từ kết quả thu được ở biểu đồ 1 và 2 có thể nhận xét : Trước khi tiến hành thực nghiệm trình độ của 2 nhóm thông qua 3 chỉ tiêu khảo sát ở hai nhóm chưa có sự khác biệt đáng kể . 2- Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu: a- Phương pháp: Ở giai đoạn này việc lựa chọn nội dung bài tập vừa phát triển sức bật, vừa tăng cường sự ổn định về thể lực cũng như thành tích cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng vì thế Để tiến hành thực nghiệm cũng như làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra, tôi tiến hành lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh nhằm nâng cao sức bật trong môn nhảy xa. Qua nghiên cứu lý luận, các tác giả đi trước và thực tiễn trong giảng dạy huấn luyện, tôi đã tổng hợp được 15 bài tập (15 bài tập này có độ tin cậy cao) 1- Chạy bước nhỏ 15m. 2- Chạy gót chạm mông 30ms (3)Chạy nâng cao đùi 15 s. 3- Chạy đạp sau 30m/ 3l. 4- Lò cò 30 s . 5- Bật lò cò tại chỗ đổi chân, mỗi chân 10 giây. 6- Bật cao tại chỗ 15 lần. 7- Bật bục cao 25 lần. 8- Gập bụng đầu cố định. 9- Nhảy dây nhanh 30s. 10- Bật cóc 30m. 11- Bật hố cát hai gối thu chân chạm ngực. (kinh nghiệm của cá nhân) 12- Chạy lên cầu thang. 13- Bật 3 bước đổi chân. ( kinh nghiệm của cá nhân ) 14- Bật cao tại chỗ 7 lần chạy 30m tốc độ cao 15- Gánh tạ 20kg đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân 7 lần sau đó chạy 15m. Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 5
  6. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS Thành tích ban đầu TT Test Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng G. chú Nữ Nam Nữ Nam 1 Bật xa tại chỗ ( m) 2m 2,21m 1,85m 2,05m 2 Bật cao tại chỗ (cm) 0,28m 0,34m 0,25m 0,30m 3 Bật xa 3 bước đổi chân (m) 7,55 m 7,86 m 7,30 m 7,90 m 4 Bật cóc 20m ( s) 12”54 10”19 11”40 9”70 5 Bật cóc 30m ( s) 18”45 16”98 17”54 16”23 6 Lòcò 40m (s) 9”42 9”20 9”11 8”02 7 Lò cò 60 m ( s) 15”70 15”28 15”30 14”45 8 Chạy đạp sau 30 m ( s) 7”60 6”50 6”61 6”22 9 Chạy đạp sau 60m ( s) 15”40 13”25 13”78 12”67 10 Nhảy dây trong 30 giây 39 vòng 45 vòng 42 vòng 50 vòng 11 Bật bục cao 0,4m 30 lần 20” 18” 19”50” 17”89 b- Kiểm tra đánh giá: Ứng dụng và đánh giá trong thực tiễn hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nội dung nhảy xa của học sinh. - Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được tiến hành thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm. Đối tượng tham gia thực nghiệm được chia thành hai nhóm . - Nhóm thực nghiệm được tôi chọn gồm 16 em học sinh ( 8 nam, 8 nữ), thời gian tập luyện mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi tập 60 phút, nội dung tập luyện do tôi xây dựng thông qua các bài tập đã được phỏng vấn ở kết quả trên. Từ những cơ sở và đặc điểm sinh lý của góc độ giải phẩu tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập thông qua tiến trình huấn luyện và giảng dạy cho các em theo thời khoá biểu của nhà trường cũng như hoạt động ngoại khoá . Thời gian thực nghiệm là 16 tuần : Được tiến hành từ cuối học kỳ I cho đến hết năm học. ( sau đó chuyển sang tập nâng cao trong hè) Cuối học kỳ II tôi tiến hành kiểm tra và lấy kết quả trên vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các em . -Để có kết quả so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tôi sử dụng các test kiểm tra được tiến hành cùng một lúc giữa 2 nhóm. -Giáo án giảng dạy là 32 tiết trong đó 2 tiết cuối dùng để kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng thông qua các test đã được kiểm tra trước thực nghiệm .( Giáo án này không thuộc phân phối chương trình) -Buổi tập thứ nhất trong tuần thực hiện các bài tập từ nhẹ đến nặng . -Buổi tập thứ 2 trong tuần thực hiện các bài tập về sức mạnh bật và thể lực, các bài tập thuộc nhóm phát triển sức bật được bố trí ở phần đầu sau phần khởi động. Sau đó đến sức bật tối đa . -Lượng vận động bậc thang theo chu kỳ tháng . Có nghĩa là lượng vận động ổn định trong 4 tuần đầu sau đó tăng và ổn định trong 4 tuần tiếp theo cho đến giai đoạn kiểm tra. Sau khi kết thúc bài tập kết hợp các trò chơi mang tính tập thể để các em thích thú với các buổi tập tiếp theo Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 6
  7. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS -Qua thực thực tiễn các bài tập được lựa chọn và ứng dụng trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành kiểm tra số liệu lần hai giữa hai nhóm (A ) thực nghiệm va nhóm (B) đối tôi đã thu được số liệu sau: Biểu đồ 3 : Trình độ sức Bật của 2 nhóm sau thực nghiệm qua quá trình tập luyện ( HS nam) ( Chỉ số TB cộng ) 5,45m 4,95 m 2,21m 2,05m 0,34m 0,30m Bật xa Bật cao Nhảy xa Bật xa Bật cao Nhảy xa Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Biểu đồ 4 : Trình độ sức Bật của 2 nhóm sau thực nghiệm qua quá trình tập luyện ( HS nữ) ( Chỉ số TB cộng ) 4,30m 3,85 m 2,00m 1,85 m 0,28m 0,25m Bật xa Bật cao Nhảy xa Bật xa Bật cao Nhảy xa Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chiếu Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 7
  8. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS c- Kết quả giai đoạn 2: Về nhịp tăng trưởng: - Xét về nhịp tăng trưởng của thành tích được biểu diễn ở biểu đồ 3-4 cho thấy sự khác biệt rất rõ rệt giữa hai nhóm . Cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng trưởng thành tích sau 16 tuần tập luyện với giáo án chuyên biệt. Tôi thấy sự tăng trưởng thành tích ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng ở cả 3 chỉ tiêu quan sát cũng như ở mức tăng trưởng . - Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống các bài tập phát triển sức bật của cơ thể vào tập luyện ở đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao thành tích và tạo nhóm vệ tinh cho chuyên môn đã được kết quả tương đối. 3- Giai đoạn hoàn thiện sẵn sàng thi đấu: + Nhiệm vụ của giai đoạn này là hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong nhảy xa để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu. Vì vậy giáo viên cần có bài tập phù hợp giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động một cách khoa học nhất. + Vì thế khối lượng chủ yếu của bài tập trong giai đoạn này nhằm mục đích nâng cao mức độ chạy cực đại của chạy đà và cho giai đoạn đặt chân giậm nhảy vào ván giậm. + Nội dung bài tập: - Chạy chậm sau đó chạy tăng tốc 20m - Chạy chậm sau đó chạy tăng tốc 30m - Đà 7-9 bước giậm nhảy vào hố cát. - Hoàn thiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy. Những hình ảnh trong quá trình tập luyện và thành tích đạt được Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 8
  9. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS 4- Kết quả: Qua quá trình tập luyện các vận động viên của tôi đạt được những thông số sau Họ và tên Thể hình (C/cao) Tốc độ 30m Tần số Thành tích m Nguyễn T Dung Muội 1,60m 5”49 4 bước / s 5,51m Võ Ngọc Hải 1,67m 4”80 >4 bước / s 5,37m Nguyễn Đoàn Thanh Vũ 1,65m 4”73
  10. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS + Lợi ích về mặt kinh tế: Giúp cho bản thân các em và gia đình không tiêu tốn nhiều tiền của vào việc chăm sóc sức khỏe cũng như các bệnh thường gặp ở học sinh như suy dinh dưỡng, cong vẹo cột sống, làm cho tim khỏe hơn, sự vận chuyển máu của hệ mạch được lưu thông, lượng trao đổi khí ở phổi tốt hơn từ đó góp phần hoàn thiện hình thể cho học sinh. + Góp phần rèn luyện cho thế hệ trẻ lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, đó là những yếu tố góp phần hình thành nhân cách học sinh. + Phát triển về mặt thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, cơ bắp và sự hoàn thiện giác quan. + Phát triển về mặt tâm lý: Biểu hiện ở những thay đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nghị lực, sự phấn khởi, hoạt bát, nếp sống … + Phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở các mặt tích cực, tham gia các hoạt động ngoại khoá của nhà trường và địa phương, cùng với việc thay đổi trong việc ứng xử với mọi người xung quanh. 3- Khả năng vận dụng: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ – yêu cầu đặt ra là một giáo viên TDTT ta cần có một sự định hướng, một kế hoạch cụ thể cho công tác giảng dạy – huấn luyện như sau: + Kích thích sự vận động tích cực cho học sinh bằng các bài tập đặc trưng là điều kiện cần thiết và không thể thay thế đối với sự phát triển hài hòa về thể chất, tâm lý và sức khỏe cho học sinh, ngược lại nếu không có sự vận động tích cực sẽ làm hạn chế sự phát triển bình thường đối với các em. + Nâng cao chất lượng trong 1 tiết dạy, thực hiện lượng vận động hợp lý và tăng tiến sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tố chất thể lực cho học sinh. Từ đó GV TDTT dễ dàng lựa chon những vận động viên có thành tích tốt nhất tham gia vào đội tuyển để tiến hành tập luyện nâng cao. + Với đề tài này và nhất là GV TDTT thì rất dễ vận dụng, bởi vì nó rất gần gũi và trong tầm tay của mình. Nó rất thực tế. Vì vậy đề tài này có thể nhân rộng ở các trường THCS trong huyện nếu có điều kiện sẽ nhân rộng ra các trường bạn ngoài huyện. Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã ứng dụng để huấn luyện nhảy xa cho học sinh trường THCS Ân Tường Tây (kể cả đội tuyển điền kinh cấp huyện). Nhưng trong quá trình vận dụng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của anh chị em chuyên viên và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Ân Tường Tây, ngày 18 tháng 2 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Văn Dần Đơn vị: Trường THCS Ân Tường Tây - Hoài Ân - Bình Định Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 10
  11. Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh THCS TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nghiệp Chí – Sách giáo khoa Điền kinh – NXB TDTT Hà Nội – năm 2000. 2. Nguyễn Sĩ H, Trịnh Trung Hiếu - Huấn luyện thể thao - NXB Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh - 1994. 3. Bùi Thế Hiển – Bốn nhân tố nâng cao thành tích tập luyện – NXB TDTT Hà Nội – năm 1979. 4. Quang Hưng - Điền kinh trong trường phổ thông – NXB TDTT Hà Nội – năm 1996. Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình Định 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2