intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa lí 12

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

555
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Atlat giúp các em giảm bớt ghi nhớ một cách máy móc , phát triển khả năng tư duy , liên hệ tọng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức Địa Lí . Trên cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức , sự thành thục kĩ năng sử dụng Atlat học sinh có nhiều khả năng đạt kết quả cao trong kì thi TN THPT cũng như các kì thi khác. Atlat giúp Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy , đánh giá ; Thực hiện chương trình theo tinh thần “ Lấy học sinh làm trung tâm “ cho hoạt động dạy và học diễn ra dễ dàng hơn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa Lí 12”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa lí 12

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ HỌC ĐỊA LÍ 12
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI Trong việc dạy và học môn Địa Lí ở trường phổ thông , các loại Atlat nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng . Đây là một “quyển sách gíao khoa” Địa lí đặc biệt . Mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu bằng bản đồ và biểu đồ . Quyển Atlat Địa Lí Việt Nam đã được biên soạn và tái bản đến lần thứ 14 đã minh chứng cho tầm quan trọng của Atlat . Trong chương trình dạy và học Địa Lí 12 . Atlat Địa Lí Việt Nam giúp cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá trở nên dễ dàng hơn . Giúp cho các em tự học , tự ôn tập , tự chuẩn bị kiến thức trở nên thuận lợi hơn . Với việc thi TN THPT hiện nay với 6 môn thi trong 3 ngày sẽ khiến áp lực của việc học nặng hơn . Riêng môn Địa Lí với số bài từ 30 ( chương trình cũ ) lên 45 ( chương trình mới – cơ bản . Nâng cao là 62 ) sẽ khiến cho các em lúng túng hơn trong việc ôn bài cho buổi thi ngày mai hay buổi chiều Nhưng nếu sử dụng Atlat thông thạo sẽ giúp các em giảm áp lực , tự tin hơn trong việc ôn bài và làm bài . II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam trong giảng dạy và học tập sẽ giúp : - Học sinh : Atlat giúp các em giảm bớt ghi nhớ một cách máy móc , phát triển khả năng tư duy , liên hệ tọng hợp, hiểu và nắm vững kiến thức Địa Lí . Trên cơ sở hiểu và nắm vững kiến thức , sự thành thục kĩ năng sử dụng Atlat học sinh có nhiều khả năng đạt kết quả cao trong kì thi TN THPT cũng như các kì thi khác - Giáo viên : Atlat giúp Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy , đánh giá ; Thực hiện chương trình theo tinh thần “ Lấy học sinh làm trung tâm “ cho hoạt động dạy và học diễn ra dễ dàng hơn . Vì vậy tôi chọn đề tài : “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa Lí 12 “ làm đề tài nghiên cứu , thực hiện và mong muốn được trao đổi cùng Quớ Thầy , Quớ Cơ , Qúi Đồng nghiệp
  3. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài “ Sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam để học Địa Lí 12 “ được sử dụng cho tất cả học sinh học môn Địa lí lớp 12 ở trường phổ thông hoặc Trung tân Giáo dục thường xuyên . Dùng chung cho tất cả học sinh , không phân biệt học sinh giỏi, khá ,trung bình ,yếu, kém …, không phân biệt ban cơ bản hay nâng cao …Tất cả học sinh đều sử dụng được . Đề tài “ Sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam để học Địa Lí 12 “ được sử dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Địa lí lớp 12 nếu được Hội đồng khoa học công nhận và cho phép phổ biến rộng rãi Hiện tại chỉ mới được thực hiện ở các lớp 12 do giáo viên Đinh Văn Hòa đứng lớp trong thời gian qua . IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng tranh , ảnh như : quan sát , phân tích , tổng hợp , so sánh …. kiến thức từ bản đồ , biểu đồ có sẳn - Giúp Giáo viên nâng cao kĩ năng dạy Địa lí , lựa chọn phương pháp giảng dạy , phương pháp đánh giá phù hợp hơn nữa trong việc đổi mới , đánh giá dạy và học trong trường phổ thông đặc biệt là khối 12 - Thông qua đề tài muốn trao đổi cùng Quớ Thầy , Quớ Cơ , Quớ Đồng nghiệp việc sử dụng Atlat làm sao có hiệu quả nhất ! V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU So với một số sách viết về Atlat thì đề tài này có nhiều điểm mới , thực tế hơn như : - Atlat được sử dụng vào một nội dung trong một bài cụ thể ; - Atlat được sử dụng trực tiếp vào trong toàn bài học ; - Atlat liên hệ trả lời được một số câu hỏi trong nội dung bài học , bài kiểm tra , bài thi - Nếu được viết đầy đủ giống như một quyển sách trên thị trường thì Học sinh đọc qua cũng có thể áp dụng vào thực tế tốt hơn so với một số sách trên thị trường khác
  4. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Nội dung các trang Atlat thường khá chi tiết và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bản đồ và biểu đồ . Qua đó sẽ giúp cho người học nắm được tình hình phát triển , sự phân bố các đối tượng Địa lí . Để sử dụng có hiệu quả các trang Atlat trong học tập , Giáo Viên ( GV ) cần giúp học sinh ( HS ) : + Hiểu được hệ thống kí , ước hiệu bản đồ + Nhận biết , chỉ , đọc tên và mô tả đặc điểm các đối tượng Địa lí trên bản đồ + Xác định phương hướng , khỏang cách , vĩ độ , kinh độ , kích thước , hình thái và vị trí địa lí các đối tượng địa lí trên bản đồ + Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ + Phối hợp đo tính các biểu đồ có trong bản đồ + Phối hợp các trang bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu Để làm được các điều trên một cách dể dàng , cần phải : + Nắm được mục đích làm việc với bản đồ . Phần lớn đó chính là nội dung câu hỏi , bài tập … + Chọn bản đồ có nội dung phù hợp với mục đích yêu cầu + Đọc bảng chú giải đủeå biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào ? bằng kí hiệu gì ? bằng màu sắc gì ? + Dựa vào các kí hiệu , màu sắc , các biểu đồ .. trên bản đồ để các định vị trí các đối tượng địa lí + Liên kết , đối chiếu , so sánh các kí hiệu với nhau để tìm ra các đặc điểm của các đối tượng được thể hiện trực tiếp trên bản đồ  phát hiện ra các đặc điểm hoặc mối quan hệ địa lí không trực tiếp trên bản đồ ( mối quan hệ tự nhiên với tự nhiên , tự nhiên với kinh tế , kinh tế với kinh tế ) + Phân tích các biểu đồ , số liệu có sẳn trong trang Atlat để hỗ trợ, làm rõ nội dung , bổ sung nội dung tờ bản đồ mà Atlat không thể trang bị hết được . Những vấn đề trên không nhất thiết học sinh phải nhớ ngay mà thông qua từng nội dung cụ thể học sinh sẽ nhớ nhanh và làm tốt nội dung yêu cầu.
  5. Trong từng nội dung cụ thể học sinh sẽ được hướng dẫn . Sẽ được và cần thiết những yêu cầu nhất định . Không phải bài học nào hay nội dung nào cũng cần có đầy đủ các yêu cầu trên.. II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Tính thực tế của đề tài khá cao nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như :  Về tâm lí : - Học sinh : Vẫn cho rằng việc học từng bài trên Atlat vẫn còn quá phức tạp so với việc học thuộc lòng ; Vì vậy các em xem Atlat chỉ mang tính minh họa mà thôi Khi không thi tốt nghiệp thì học sinh vẫn coi nhẹ Atlat . Nhưng khi bộ môn có thi tốt nghiệp thì học sinh mới chú trọng đến Atlat thì không thể sử dụng có hiệu quả trong thời gian ngắn với Atlat được. - Giáo Viên : Nếu hướng dẫn học sinh một cách cặn kẽ thì sẽ “ cháy giáo án “ không theo kịp tiến độ của chương trình .  Về thời gian - Các bài học trong chương trình khối 12 , đặc biệt là chương trình chuẩn thời lượng kiến thức trong một tiết học còn quá nhiều dẫn đến việc hướng dẫn sử dụng Atlat trong từng nội dung cụ thể thì không thể theo kịp chương trình vì vậy mà Atlat phần lớn dựng để quan sát, minh họa là chính - Học sinh chỉ thấy cần sử dụng Atlat và mang tính đối phó khi biết môn Địa Lí thi tốt nghiệp vì số lượng bài học quá nhiều . Lúc này không còn đủ thời gian để tìm hiểu và có thể làm thuần thục bài trên Atlat được - Việc kiểm tra đánh giá hiện nay vẫn chủ yếu là tái hiện kiến thức vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat vừa mất quá nhiều thời gian lại ứng dụng trong thi thì rất ít . Vì vậy học sinh vẫn lo ngại giữa học thuộc lòng và sử dụng Atlat Nhưng nếu học sinh sử dụng được Atlat thì cũng có nhiều điểm thuận lợi như :  Về tâm lí : - Học sinh : không phải lo sợ mình không thuộc bài vì đó có Atlat : Một tài liệu hợp pháp khi trả bài , làm bài kiểm tra , bài thi … vì vậy ngay cả không thi tốt nghiệp học sinh vẫn xem trọng quyển Atlat
  6. - Giáo viên : không sợ học sinh lớp mình dạy không làm được bài vì không thuộc hoặc gặp phải câu hỏi khó hoặc đòi hỏi quá nhiều nội dung vì đó có Atlat hỗ trợ  Về thời gian - Mặc dù dung lượng kiến thức cho mỗi bài hay tiết học là quá nhiều nhưng một khi sử dụng được Atlat thì các em vẫn có thể theo kịp hoặc học ngay ở nhà được . Giúp học sinh tăng khả năng tự học , tự tìm nội dung cho các câu hỏi mà không nhất thiết lúc nào cũng phải có giáo viên bên cạnh - Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy , học , đánh giá .. vì vậy mà cấu trúc đề thi , kiểm tra cũng đang dần dần thay đổi theo . Nên việc sử dụng Atlat thông thạo sẽ giúp cho các em thi được nhiều điểm hơn ở nhiều bộ môn trong một thời gian ngắn vì không cần quá bận tâm số lượng bài ở môn Địa lí và có nhiều thời gian cho các môn khác hơn Qua việc ứng dụng đề tài này tôi tin chắc rằng học sinh sẽ sử dụng được một cách thông thạo Atlat Địa Lí Việt Nam và giải quyết được những khó khăn không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ THỰC HIỆN NỘI DUNG - Thông qua công tác giảng dạy : Giáo viên trực tiếp cùng làm việc với học sinh , tìm hiểu những khó khăn trong việc học Địa Lí của các em . Thông qua đó tìm ra cách hướng dẫn dễ làm nhất đối với học sinh nhưng có thể học được nhiều bài nhất . - Giáo viên gặp gỡ và trao đổi cùng học sinh sau khi thi học kì ( đặc biệt là thi tốt nghiệp ) về tính hiệu quả trong làm bài ở các em khi sử dụng Atlat . Tìm kiếm những phương pháp hữu hiệu để giúp các em lớp sau sử dụng Atlat tốt nhất và an tâm nhất . - Học sinh : Trước khi thi các em cũng cảm thấy an tâm hơn khi có Atlat . - Các em tự tin trong sử dụng Atlat khi thi và cho thấy được tính hiệu quả của Atlat , có những ý kiến đóng góp giúp giáo viên có những nhận định tốt hơn về Atlat . - Thông suốt quá trình sử dụng Atlat cả Giáo viên và Học sinh chỉ cần thực hiện tốt một số phương pháp sau : Quan sát , sắp xếp thứ tự khi quan sát ; Nhận xét : chung và chi tiết đối tượng ; So sánh, đối chiếu : chung và chi tiết đối tượng ; Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng có liên quan ; Ghi nhận lại những gì cần thiết một cách rõ ràng , cụ thề nhất … là đạt .
  7. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 12 ÁP DỤNG ATLAT ĐỂ HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 2 : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ , PHẠM VI LÃNH THỔ I.MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC : Sau bài học , học sinh cần : 1. Kiến thức : - Trình bày được vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ nước ta : các điểm cực ( Bắc , Nam , Đông , Tây ) của phần đất liền . vùng biển , vùng trời và diện tích lãnh thổ . - Phân tích đủeå thấy được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lí tự nhiên , đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên Thế Giới . 2. Kĩ năng : Xác định được trên bản đồ hành chính Việt Nam hoặc bản đồ Các nước Đông Nam Á hay Thế giới , vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta . 3. Về thái độ : Củng cố lòng yêu quê hương , đất nước , sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc . II. TRỌNG TÂM CỦA BÀI : - Vị trí địa lí - Phạm vi lãnh thổ
  8. - Ý nghĩa của vị trí trí địa lí và phạm vi lãnh thổ . III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Atlat Địa Lí Việt Nam - Bản đồ các nước trên Thế Giới - Một số dụng cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập khác IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Tổ chức dạy học : TG HỌAT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG -Vào bài : 1. Vị trí địa lí - Sử dụng Atlat trang số 2, 3 – Bản đồ hành chính - Gv hướng dẫn HS : - Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Đông + Nhận xét khái quát về vị trí Dương , gần trung tâm Đông Nam Á địa lí nước ta : …. - Tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền và . Vị trí nước ta nằm ở đâu trên trên biển . bản đồ ! . Tiếp giáp với những quốc gia- Hệ tọa độ địa lí : nào ! (gồm trên đất liền , trên * Phần đất liền biển..) + Điểm cực Bắc : ở vĩ độ 230 23’ B , tại xã Lũng Cơ , huyện Đồng Văn , tỉnh Hà Giang + Hệ tọa độ Địa Lí : các điểm + Điểm cực Nam : ở vĩ độ 80 34’B tại xã Đất cực Bắc , cực Nam , cực Đông Mũi ,huyện Ngọc Hiển , tỉnh Cà Mau . , cực Tây + Điểm cực Tây : ở kinh độ 1020 09’ Đ tại xã Sớn Thầu , huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên + Điểm cực Đông : ở kinh độ 1090 24’ Đ tại xã Vạn Thạnh , huyện Vạn Ninh , tỉnh Khánh Hòa * Tại Biển Đông : các đảo kéo dài tới tận khỏang vĩ độ 60 50’B , và từ khỏang kinh độ 1010 Đ đến 1170 20’ Đ - GV giúp HS xác định phạm  Đại bộ phận nước ta nằm trong múi giờ thứ
  9. vi lãnh thổ nước ta ; gồm : 7. Vùng đất , vùng biển , vùng 2. Phạm vi lãnh thổ trời : theo các hướng chính : Đông , Tây , Nam , Bắc a) Vùng đất - Phối hợp bản đồ hình thể - Diện tích phần đất liền và các hải đảo là : 331212 km 2 - Biên giới trên đất liền : - GV phối hợp sử dụng trang + Bắc : Việt Nam – Trung Quốc : hơn 1400 Atlat hành chính ( tr2,3 ) và km Atlat hình thể ( tr3,4 ) : nhận + Tây : Việt Nam – Lào : gần 2100 km xét , so sánh chiều dài đường Việt Nam – Campuchia : hơn 1100 km. biên giới trên đất liền giữa Việt + Đông : Biển Đông - 3260 km. Nam với các nước : Trung Phần lớn biên giới nước ta nằm trong khu vực Quốc , Lào , Campuchia ; miền núi . b) Vùng biển : - Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ , trong đó có 2 quần đảo lớn là Hồng Sa và Trường - Dựa trên Atlat trang 2,3 Sa nhận xét vùng biển , xác định - Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km 2 tên các quốc gia có chung ranh , gồm các phần : nội thuỷ , lãnh hải , tiếp giáp giới trên biển với nước ta . lãnh hải , vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa . c) Vùng trời : Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ Dựa trên cơ sở trên GV gợi yù nước ta . cho HS tìm ra yù nghĩa của Vị 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí trí địa lí nước ta theo : Tự a) Ý nghĩa tự nhiên : nhiên , kinh tế , văn hoá… - Đã quy định đặc đñieåm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Là điều kiện đđể nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú - Đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên : đông – tây , bắc – nam …
  10. + Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới b) Ý nghĩa kinh tế , văn hoá – xã hội và quốc phòng - Về kinh tế , vị trí địa lí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế , thực hiện chính sách mở cửa , hội nhập với thế giới , thu hút vốn đầu tư của nước ngoài - Về văn hoá – xã hội , vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hồ bình , hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực - Về an ninh , quốc phòng , nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á . Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế vả bảo vệ đất nước . 4. Củng cố , đánh giá : - Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam 5. Hoạt động nối tiếp : - Về nhà xem lại bài , so sánh vị trí địa lí nước ta so với một số nước Đông Nam Á - Chuẩn bị trước nội dung thực hành
  11. ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài : ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học , học sinh cần : 1. Về kiến thức : - Chứng minh và giải thích được những đặc điểm của dân số và phân bố dân cư nước ta - Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông , dân số còn tăng nhanh , cơ cấu dân số trẻ và phân bố không hợp lí , đồng thời biết được chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta . 2. Về kĩ năng : - Phân tích được các sơ đồ , bản đồ và bảng số liệu thống kê trong bài học . - Khai thác các nội dung , thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư, hoặc Atlat địa lí Việt Nam II. TRỌNG TÂM : - Nước ta là một nước đông dân , nhiều thành phần dân tộc ; dân số còn tăng nhanh , trẻ; phân bố chưa hợp lí . - Nguyên nhân , hậu quả của việc tăng nhanh dân số . Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng cú hiệu quả nguồn lao động , nguồn tài nguyên của nước ta . III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Atlat Địa lí Việt Nam - Các bảng số liệu cần thiết bổ sung - Các dụng cụ hỗ trợ cần thiết . IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : ( ….. ) 3. Tồ chức dạy học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG
  12. 1. Đông dân , có nhiều thành phần dân - Sử dụng Atlat Địa Lí trang tộc 10: a. Đông dân : Nhận xét biểu đồ hình cột : Dân - Số dân nước ta là 84156 nghìn người số Việt Nam qua các năm  ghi (2006 ) , đứng thứ 3 trong khu vực Đông nhận được dân số nước ta vào Nam Á ; thời điểm gần nhất . - Ngoài ra cũ có khoảng 3,2 triệu người - GV gợi ý HS tìm ý cho dân số Việt sinh sống ở nước ngoài . nước ta ở nước ngoài , thuận lợi ,  Thuận lợi : nguồn lao động dồi dào , khó khăn.. có thị trường tiêu thụ rộng lớn Khó khăn : phát triển kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. - Sử dụng Atlat trang 11: b. Nhiều thành phần dân tộc : Nhận xét các thành phần dân tộc - Nước ta có 54 dân tộc , dân tộc kinh nước ta ( bảng số liệu ) ; sự phân chiếm 86,2 % ; còn lại là các dân tộc bố các thành phần dân tộc . khác - GV gợi ý HS tìm ý thuận lợi  Thuận lợi : có sự đa dạng về bản sắc khó khăn từ các thành phần dân văn hoá và truyền thống dân tộc tộc trên . Khó khăn : sự phát triển không đồng đều về trình độ , mức sống giữa các dân tộc 2. Dân số còn tăng nhanh , cơ cấu dân - Sử dụng Atlat trang 10 . số trẻ Nhận xét biểu đồ hình cột : Dân a. Dân số còn tăng nhanh số Việt Nam qua các năm : - Dân số nước ta còn tăng nhanh , đặc + Ghi nhận được tình hình tăng biệt vào nửa cuối thế kỉ XX ; Đã dẫn đến dân số nước ta qua thời gian . hiện tượng bùng nổ dân số . + Chọn mốc thời gian năm 1979 ( hoặc 1976 cũng được – sau khi đất nước ta thống nhất ) và so - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm sánh tốc độ tăng dân số nước ta nhưng còn chậm, hiện nay mỗi năm dân trước và sau năm 1979 ( hoặc số nước ta tăng lên hơn 1 triệu người. 1976 )  sau 1979 mỗi năm dân
  13. số nước ta tăng hơn 1 triệu người - Nguyên nhân gia tăng dân số nhanh : . do kinh tế , xã hội , tâm lí …  Nguyên nhân , hậu quả … - Hậu quả : gia tăng dân số nhanh gây sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội , bảo vệ tài nguyên môi trường và Nhận xét Tháp dân số theo giới nâng cao chất lượng cuộc sống . tính và độ tuổi ( 1989 và 1999 ) b. Cơ cấu dân số trẻ : có so sánh : - Dân số nước ta thuộc loại trẻ ; đang có + Hình tháp dân số nước ta thuộc sự biến đổi nhanh về cơ cấu : loại đang phát triển  kết cấu + Dưới tuổi lao động giảm dần dân số trẻ + Trong tuổi lao động tăng nhanh + Đáy tháp rộng ;nhóm tuồi từ 0- + Trên tuổi lao động tăng 4 : năm1999 nhỏ hơn 1989  tỉ 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí lệ sinh còn cao ngưng có giảm Dân số nước ta phân bố không đồng đều + Sườn tháp to dần  lực luợng trên lãnh thổ . lao động tăng a. Giữa đồng bằng với trung du , + Đỉnh tháp to dần  người cao miền núi tuổi tăng dần - Tập trung chủ yếu ở đồng bằng , chiếm  tuổi thọ trung bình của người 75 % , với mật độ dân số cao . dân tăng dần . - Tập trung nhiều nhất thuộc đồng bằng sông Hồng , Đông Nam Bộ , đồng bằng - Sử dụng Atlat trang 10 . sông Cửu Long Nhận xét bản đồ về mật độ dân số b. Giữa thành thị và nông thôn : nước ta phân bố trên lãnh thổ . Nông thôn chiếm 73,1 % dân số ( 2005 ) c. Hậu quả : Ảnh hưởng đến sử dụng tốt nguồn lao động , khai thác tài nguyên , phát triển  Hậu qủa của sự phân bố trên . kinh tế - xã hội , nâng cao chất lượng cuộc sống … 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Dựa trên các nội dung trên GV - Hạn chế tăng dân số , đẩy mạnh tuyên gợi ý HS tìm ra các giải pháp cho truyền các chủ trương , chính sách , pháp
  14. vấn đề dân số nước ta : luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình VD : - Xây dựng chính sách chuyển cư phù + Dân số còn tăng nhanh  cần hợp để thúc đñaåy sự phân bố dân cư , hạn chế tăng dân số lao động giữa các vùng . + Dân số phân bố không đồng - Xây dựng quy hoạch và chính sách đều  cần phân bố lại hợp lí thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển giữa các vùng … dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn ; đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo lao động , tác phong lao động .. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi . Phát triển công nghiệp ở nông thôn… 4. Củng cố , đánh giá : - Phân tích tác động của dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường . - Tại sao ở nước ta hiện nay , tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh hoạ . 5 . Hoạt động nối tiếp : - Về nhà xem lại bài và làm các câu hỏi trong sách giáo khoa - Chuẩn bị trước nội dung : Lao động và việc làm . Bài : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
  15. I.MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Sau bài học , HS cần : 1. Về kiến thức - Phân tích được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản . - Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ( đánh bắt và nuôi trồng ) - Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp ở nước ta 2. Về kĩ năng - Đọc và phân tích biểu đồ - Kĩ năng đọc và hệ thống hoá kiến thức II. TRỌNG TÂM - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản . - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Atlat Địa Lí Việt Nam - Một số hình ảnh và video clip về ngành thuỷ sản và lâm nghiệp - Một số dụng cụ hỗ trợ học tập khác IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : ( …….) 3. Tổ chức dạy học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG 1. Ngành thuỷ sản - Sử dụng Atlat trang 15 a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn GV gợi ý dàn bài cơ bản cho để phát triển ngành thuỷ sản học HS như sau : a.1. Thuận lợi : Điều kiện phát triển : + Điều kiện tự nhiên a. Điều kiện tự nhiên gồm : - Có bờ biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên - Vị trí địa lí lãnh thổ (3260 km ) , vùng đặc quyền kinh tế rộng - Địa hình - ( bờ biển ) lớn - Thổ nhuỡng - Biển nhiệt đới gió mùa , sinh vật đa dạng - Khí hậu - Có nhiều ngư trường , trong đó có 4 ngư
  16. - Thuỷ văn trường trọng điểm : Hải Phòng – Quảng - Sinh vật Ninh , quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa , - Khoáng sản Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Mỗi yếu tố trên sẽ có thuận lợi Tàu , Cà Mau – Kiên Giang nhất định và khó khăn riêng - Có nhiều đảo và quần đảo , rừng ngập mặn cho sự phát triển ngành kinh tế thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản . GV định hướng cho HS biết - Trên đất liền có nhiều : suối , sông ,hồ … cách chắc lọc từng điều kiện tự thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản nước nhiên hay kinh tế có liên quan ngọt đến sự phát triển của ngành kinh tế đó . Những yếu tố ít có + Điều kiện kinh tế xã hội : liên quan mạnh dạn loại bỏ . - Người dân có kinh nghiệm trong đánh bắt b. Điều kiện kinh tế xã hội nuôi trồng thuỷ hải sản nước ngọt , lợ, mặn.. gồm : - Có thị trường tiêu thụ trong nước và nước - Dân cư và nguồn lao động, ngoài rộng lớn chất lượng lao động - Công nghiệp chế biến thuỷ sản ngày càng - Thị trường tiêu thụ phát triển để đáp ứng nhu cầu và tiềm năng - Cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ của đất nước tầng - Dịch vụ thuỷ sản ( giống , kĩ thuật nuôi - Dịch vụ - phục vụ ngành trồng , giới thiệu sản phẩm .. ) ngày càng kinh tế phát triển tốt - Chính sách của nhà nước . - Nhà nước ta có nhiều chủ trương , chính Mỗi yếu tố trên cũng sẽ có sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển thuỷ thuận lợi và khó khăn riêng sản GV định hướng cho HS biết  với những điều kiện thuận lợi trên đó cách chắc lọc từng điều kiện tự giúp ngành thuỷ sản nước ta ngày càng phát nhiên hay kinh tế có liên quan triển . đến sự phát triển của ngành a.2. Khó khăn : kinh tế đó . Những yếu tố ít có - Biển nhiệt đới gió mùa hằng năm có từ 9 – liên quan mạnh dạn loại bỏ 10 cơn bão gây hạn chế trong đánh bắt , VD : - yếu tố khoáng sản hay nuôi trồng thuỷ sản thổ nhưỡng ít có liên quan đến - Trình độ của người dân còn nhiều hạn chế vấn đề phát triển ngành thuỷ - Phương tiện đánh bắt nhìn chung chưa đáp sản  không cần nêu ra trong ứng được nhu cầu đánh bắt , đặc biệt là
  17. điều kiện phát triển. đánh bắt xa bờ - Cơ sở chế biến thuỷ sản , nâng cao chất * Dựa trên cơ sở trên GV có lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế thể gợi ý cho HS tự tìm ra - Một số cảng cá chưa đáp ứng được nhu một số giải pháp hay phương cầu hướng cho sự phát triển của - Do nhiều hoạt động kinh tế như : nông ngành kinh tế . nghiệp , công nghiệp … gây ô nhiễm môi trường  ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thuỷ sản - Sử dụng Atlat trang 15 : b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ GV hướng dẫn HS tìm nội sản dung từ Tình hình chung : - Nhận xét biểu đồ sản lượng - Ngành thuỷ sản ngày càng phát triển thuỷ sản của nước ta qua các - Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm năm .(chú ý : thuỷ sản nuôi tỉ trọng lớn trồng và đánh bắt ) - Tìm sự phân bố đánh bắt , + Đối với khai thác thuỷ sản : nuôi trồng thuỷ sản ngay trên - Sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng bản đồ trang 15 . tăng : 2005 đạt 1791000 tấn , gấp 2,7 lần - Các cơ sở chế biến : Dựa vào năm 1990 Atlat trang 17 : Bản đồ công - Tất cả các tỉnh ven biển đều đẩy mạnh nghiệp hàng tiêu dùng , công đánh bắt thuỷ sản , nhất là các tỉnh duyên nghiệp thực phẩm . hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ như : Bình thuận , Bà Rịa – Vũng Tàu , Cà Mau , Kiên Giang … - Các tỉnh đánh bắt thuỷ sản nước ngọt nhiều nhất như : An Giang , Tiền Giang .. + Đối với nuôi trồng thuỷ sản - Hoạt động nuôi thuỷ sản ngày càng phát triển mạnh , nhất là nuôi tôm - Các tỉnh nuôi thuỷ sản nhiều nhất như : Bạc Liêu , Cà Mau , Bến Tre …
  18. - Ngành nuôi thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long như : An Giang , Đồng Tháp , Tiền Giang …và Đồng bằng sông Hồng Cách làm tương tự như - Các nhà máy chế biến thuỷ hải sản ngày Ngành Thuỷ Sản càng phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu - Điều kiện phát triển 2. Ngành Lâm nghiệp - Hiện trạng phát triển và phân a. Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan bố trọng về mặt kinh tế và sinh thái - Các cơ sở công nghiệp chế GV yêu cầu HS tự tìm VD đủeå chứng minh biến Lâm sản . b. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có , nhưng đã bị suy thoái nhiều . c. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp 4. Củng cố , đánh giá : - Dựa vào Atlat : so sánh nghề nuôi thuỷ sản ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - Trình bày hiện trạng phát triển rừng ở nước ta hiện nay .( làm một báo cáo ngắn gọn theo hướng dẫn trên ) 5. Hoạt động nối tiếp : - Về nhà xem lại bài và hoàn thiện bài tập số 1 SGK - Chuẩn bị trước nội dung : Thực hành . ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ Đối với phần Địa Lí các vùng kinh tế : Quyển sách Địa Lí 12 đã được biên soạn theo một nguyên mẫu có sẳn gần giống nhau . Đó Là :  Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng  Một vài ngành kinh tế chủ chốt của vùng Để hoàn thiện và thực hiện việc trả lời cho các nội dung trên Giáo viên nên giúp học sinh hệ thống các vấn đề cần thiết trên cơ sở như sau :
  19.  Đối với các thế mạnh và hạn chế của vùng : 1. Điều kiện tự nhiên : Bao gồm : - Vị trí địa lí - Địa hình chủ yếu - Thổ nhưỡng - Khí hậu - Thủy văn - Sinh vật - Khoáng sản - Biển ( nếu có ) 2. Điều kiện kinh tế xã hội : Bao gồm : - Dân cư và nguồn lao động , chất lượng lao động - Thị trường tại chổ , trong và ngoài nước - Cơ sở vật chất hạ tầng - Cơ sở vật chất kĩ thuật - Dịch vụ - Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước Dựa vào cơ sở trên , mỗi yếu tố đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định . Giáo viên giúp học sinh tự tìm thấy nội dung ; trên cở sở của những khó khăn giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các giải pháp khắc phục cho những khó khăn cần khắc phục (hay những định hướng phát triển ) cho mỗi vùng  Đối với ngành kinh tế của vùng : Thông qua các bài học tôi nhận thấy : Đối với nội dung này cũng có một số điểm chung để hoàn thiện nội dung như : + Điều kiện ( hay tiềm năng ) để phát triển ngành + Hiện trạng ( hay thực trạng ) phát triển ngành + Định hướng ( hay giải pháp ) cho sự phát triển của ngành trong tương lai Đây có thể xem là một khuôn mẫu Giáo viên có thể yêu cầu học sinh học thuộc lòng để trả lời câu hỏi , làm bài thi mà không sợ thiếu nội dung hay không thuộc bài .
  20. BÀI GIẢNG MẪU ĐƯỢC ÁP DỤNG KHUÔN MẪU TRÊN Bài : VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU : Sau bài học , HS cần : 1. Về kiến thức : - Hiểu được những khó khăn , thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên , đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu nam , lâm nghiệp và khai thác nguôn thủy năng - Hiểu được các tiến bộ nhiều mặt về kinh tế - xã hội của Tây nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng ; những vấn đề kinh tế - xã hội và mội trường gắn với việc khai thác các thế mạnh này . 2. Về kĩ năng : - Củng cố kĩ năng sử dụng các bản đồ , lược đồ , sưu tầm và xử lí thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng . - Tăng cường kĩ năng viết báo các ngắn gọn về một vấn đề kinh tế xã hội . II. TRỌNG TÂM : - Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Tây Nguyên - Tiềm năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên - Thế mạnh về Lâm nghiệp và khai thá thủy năng của Tây Nguyên . III. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Atlat Địa lí Việt Nam - Tranh ảnh về Tây Nguyên - SGK cùng một số dụng cụ hỗ trợ học tập khác . IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Tổ chức dạy học :
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2