Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
<br />
<br />
MUÏC LUÏC<br />
STT NỘI DUNG TRANG<br />
1 MUÏC LUÏC 1<br />
2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
3 1. Lí do chọn đề tài 2<br />
4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
5 3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
6 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
7 5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
8 II. PHẦN NỘI DUNG 4<br />
9 1. Cơ sở lí luận 4<br />
10 2. Thực trạng 4<br />
11 2.1 Thuận lợi, khó khăn 4<br />
12 2.2 Thành công, hạn chế 5<br />
13 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 6<br />
14 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7<br />
15 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã 7<br />
đặt ra.<br />
16 3.Giải pháp, biện pháp 9<br />
17 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9<br />
18 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9<br />
19 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp 21<br />
20 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 21<br />
21 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21<br />
22 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 22<br />
đề nghiên cứu.<br />
23 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23<br />
24 1. Kết luận 23<br />
25 2. Kiến nghị 23<br />
26 IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 27<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển của xã hội. Giáo <br />
dục gắn với sự phát triển kinh tế, con người, theo suốt chiều dài lịch sử, hay nói <br />
cách khác có thể coi giáo dục chính là sự phát triển.<br />
Có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển <br />
nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Chính nhờ giáo dục mà các di <br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
1 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
sản tư tưởng và kỹ thuật của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Các di sản <br />
này được tích luỹ càng phong phú làm cho xã hội càng phát triển. Chính với tinh <br />
thần đặc biệt coi trọng vai trò của Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp Công <br />
nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ vai trò quốc sách hàng đầu <br />
của Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cũng chỉ rõ sứ mệnh của Giáo dục Đào tạo <br />
trong giai đoạn hiện nay là: “Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu ”; <br />
“Nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”.<br />
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội <br />
ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường là việc làm không <br />
thể thiếu.<br />
Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán giữ một vị trí rất quan trọng. <br />
Môn Toán không chỉ giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, hình thành những <br />
kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có những ứng dụng thiết thực <br />
trong cuộc sống,… mà còn góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả <br />
năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải <br />
quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; <br />
gây hứng thú học tập toán; góp phần bước đầu hình thành phương pháp học tập <br />
và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.<br />
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh cũng là một trong những giải pháp được nhiều <br />
người quan tâm nhằm đưa các hình thức dạy học mới vào Nhà trường. Một <br />
trong những đổi mới dạy học Toán là không quá nhấn mạnh lí thuyết mà cần <br />
tạo điều kiện và môi trường học tập để học sinh được thực hành nhằm phát <br />
triển năng lực tự làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hỗ <br />
trợ của giáo viên.<br />
Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về vấn <br />
đề dạy và học môn Toán nhưng các đề tài đó chỉ đi sâu vào một khía cạnh nhất <br />
định như : giúp học sinh yêu thích môn Toán; sử dụng phương pháp phân tích <br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
2 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
tổng hợp; sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy môn Toán,...Ở đơn vị tôi <br />
cũng chưa có ai nghiên cứu sâu về vấn đề này. Với mong muốn được góp phần <br />
nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường <br />
Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tôi đã chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp <br />
tích cực trong dạy học toán lớp 5” làm đề tài nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng tới chính là giúp giáo viên có một <br />
số biện pháp để dạy học tốt hơn môn Toán.<br />
Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, trang <br />
̣ ̣<br />
bi, cung câp cho hoc sinh nh<br />
́ ưng bi<br />
̃ ện pháp, kĩ năng học tốt môn Toán để các em <br />
̉<br />
hiêu va yêu thich môn h<br />
̀ ́ ọc này.<br />
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp 5.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:<br />
Nội dung, chương trình môn Toán, phương pháp dạy môn Toán lớp 5.<br />
Học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2014 <br />
2015 .<br />
5. Phương Pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau:<br />
+ Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề<br />
+ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm<br />
+ Phương pháp vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học<br />
+ Phương pháp trực quan<br />
+ Phương pháp điều tra<br />
+ Phương pháp gợi mở<br />
+ Phương pháp thống kê<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
3 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Qua những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy <br />
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và giáo viên. Việc dạy học lấy <br />
học sinh làm trung tâm và nhất là trong những năm gần đây trường tôi lại thử <br />
nghiệm chương trình dạy học VNEN tiến tới thay sách giáo khoa; sử dụng <br />
không gian phòng học trong dạy học, vận dụng phương pháp dạy học cách tổ <br />
chức trong dạy học. Sự đa dạng các hình thức tổ chức dạy học để thu hút sự <br />
chú ý, khơi gợi hứng thú cho các em để từng bước nâng cao chất lượng dạy và <br />
học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc Tiểu học từ nay đến năm <br />
2020. Để thực hiện mục tiêu trên tôi đã thường xuyên có nhiều hình thức tổ <br />
chức dạy và học, phương pháp dạy học và nhiều con đường để đạt được điểm <br />
đích. Mỗi tiết dạy được xác định cụ thể theo nội dung ghi trong sách giáo khoa <br />
và các yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong tiết học tạo không khí <br />
học tập vui vẻ, sôi nổi,… là những yêu cầu cơ bản trong hoạt động giáo dục <br />
hiện nay. Và hơn thế nữa việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu <br />
học góp phần rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em và <br />
rất phù hợp với học sinh Tiểu học.<br />
Hiện nay đất nước ta đang thời kì hội nhập quốc tế, hòa vào xu thế phát <br />
triển của thế giới, vì vậy để có những chủ nhân tương lai cho đất nước thì quá <br />
trình dạy học trong nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học, cần có những <br />
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phát huy hết vai trò người học là <br />
điều cần thiết.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
*Thuận lợi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
4 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Được sự quan tâm của các cấp và lãnh đạo nhà trường, tạo mọi điều kiện <br />
thuận lợi cho giáo viên và học sinh như: cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, <br />
đồ dùng trực quan, máy chiếu bộ đồ dùng dạy học toán được trang bị đầy đủ.<br />
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay giáo viên <br />
có điều kiện tham khảo các tài liệu, sử dụng internet, sách báo có liên quan, tự <br />
học để nâng cao tay nghề và góp phần cho bài giảng thêm phong phú, sinh động <br />
hơn.<br />
Chương trình môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam gọi <br />
tắt là VNEN các đề mục trong tài liệu Hướng dẫn học đã được nhà biên soạn <br />
sắp xếp tương đối hệ thống, kênh hình kênh chữ rõ ràng, màu sắc đẹp.<br />
Nhà trường thường xuyên kiểm tra, dự giờ, có kế hoạch lên chuyên đề để <br />
giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đưa ra những biện pháp dạy học <br />
hay nhất giúp các em học sinh tiếp thu bài được tốt nhất.<br />
Giáo viên đã quen dần với việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học <br />
theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.<br />
Các em học sinh đều được học 2 buổi/ ngày. Từ đó giúp các em có khả <br />
năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các môn <br />
học khác.<br />
*Khó khăn<br />
Nội dung mỗi bài học thường khá dài dẫn đến học sinh khó nắm bắt được <br />
kiến thức trọng tâm.<br />
Tài liệu tham khảo ít, đồ dùng dạy học còn thiếu.<br />
Học sinh còn lười suy nghĩ, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. <br />
Một số em khả năng tính toán còn chậm, tính tự học chưa cao.<br />
Phụ huynh do điều kiện công việc chủ yếu là thuần nông nên chưa có thời <br />
gian kèm cặp cho các em.<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
*Thành công<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
5 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Trước khi vận dụng đề tài này vào thực tế dạy học, tôi nhận thấy:<br />
Từ khi thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam, đa số giáo <br />
viên và học sinh trường tôi đã thay đổi cách dạy, cách học theo hướng tích cực. <br />
Giờ học toán bớt nặng nề và khô khan hơn trước.<br />
Một số giáo viên đã biết cách sử dụng, khai thác các đồ dùng dạy học môn <br />
Toán tương đối hiệu quả.<br />
Học sinh có hứng thú khi học, có thêm vốn kiến thức cho sau này, khơi gợi <br />
cho các em lòng yêu thích, ham muốn khám phá...<br />
*Hạn chế<br />
Giáo viên phải có vốn kiến thức chuyên sâu cũng như có trách nhiệm đối với <br />
học sinh. Vì không có vốn kiến thức chuyên sâu sẽ gặp khó khăn trong việc giúp <br />
học sinh phân biệt được cách giải các bài toán cùng dạng . Ngoài ra giáo viên <br />
còn phải yêu thích tìm tòi vì nếu không tìm tòi thì giáo viên cũng không truyền <br />
cho các em sự yêu thích.<br />
Bên cạnh đó một số giáo viên áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức <br />
dạy học môn Toán còn khá máy móc, đơn điệu chủ yếu hướng tới việc hoàn <br />
thành mục tiêu bài học, môn học chứ chưa chú ý đến việc học sinh có hứng thú <br />
học hay không dẫn đến hiệu quả mạng lại chưa cao.<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
*Mặt mạnh<br />
Được sự quan tâm của Nhà trường nên các em được học ở phòng học có <br />
đủ ánh sáng, cách sắp xếp bàn ghế đủ cho 26 em ngồi học rất thuận tiện cho <br />
các em ngồi học theo mô hình mới VNEN.<br />
Được Nhà trường phân công dạy lớp 5 trong hai năm nên tôi có tích lũy <br />
được một số kinh nghiệm khi dạy môn Toán.<br />
Một số học sinh đã biết cách làm việc, khai thác tài liệu học, bước đầu các <br />
em đã có một số kĩ năng như quan sát, và phân tích đề toán; kĩ năng đọc, phân <br />
tích sơ đồ; kĩ năng giải thích; sắp xếp hệ thống các số liệu...<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
6 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
* Mặt yếu<br />
Tài liệu hướng dẫn học môn toán là sách “ ba trong một”, nó vừa là sách <br />
giáo viên, vừa là sách học sinh, vừa là sách bài tập do đó giáo viên không có sách <br />
hướng dẫn để làm cơ sở định hướng cho tiết dạy.<br />
Một số học sinh còn học một cách thụ động vì kiến thức ngày càng đòi hỏi <br />
người học phải có tư duy độc lập hơn. <br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Là một giáo viên trẻ được phân công dạy lớp cuối cấp tôi luôn trăn trở, tích <br />
cực học hỏi, tìm tòi phương pháp dạy học mạng lại hiệu quả. Bên cạnh đó tôi <br />
nhận được sự đồng lòng hưởng ứng cách dạy học mới từ phía phụ huynh, sự <br />
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội giúp cho việc dạy học mạng lại <br />
kết quả cao hơn. Bên cạnh đó còn có những yếu tố tác động khác như: <br />
Thiết bị dạy học còn chưa phong phú ; giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài <br />
liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong giờ dạy. Các hình thức dạy học còn đơn <br />
điệu khô cứng chính vì thế khi tham gia các đợt hội giảng, thao giảng giáo viên <br />
rất dè dặt khi lựa chọn các bài dạy có tính diện tích các hình. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
V ề nội dung chương trình môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới <br />
VNEN cũng giống như chương trình trước đây nhưng cách chia nội dung bài <br />
trong tài liệu Hướng dẫn học thì mỗi bài được tích hợp nhiều nội dung. Thời <br />
lượng dành cho mỗi bài học thường là 1 đến 2 tiết. <br />
Ví dụ: Khi dạy bài Diện tích hình thang sách hiện hành có 3 tiết ( trong đó <br />
có 1 tiết luyện tập và 1 tiết luyện tập chung) nhưng sách thử nghiệm Hướng <br />
dẫn học chỉ có 2 tiết.<br />
Như vậy việc chia nội dung bài học từng phần không tách bạch nội dung rõ <br />
ràng gây khó hiểu cho học sinh trong việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.<br />
Năm học này cũng là năm thứ ba trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai <br />
Thực hiện chương trình VNEN. Với mô hình dạy học này cả giáo viên và học <br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
7 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
sinh phải chuyển đổi từ lối truyền thụ một chiều của giáo viên thầy giải trò <br />
nghe sang thầy đọc trò chép sang dạy học hợp tác học sinh học tập chủ động <br />
khám phá kiến thức. Bên cạnh đó giáo viên vẫn sử dụng phương pháp chủ yếu <br />
là giảng giải, vấn đáp chính vì thế giờ học trở nên khô khan, nhàm trán với <br />
những con số vô hồn ít đọng lại kiến thức trong tâm trí các em.<br />
Học sinh ít tìm tòi tài liệu về môn toán mà chỉ dùng đơn thuần là cuốn sách <br />
giáo khoa dẫn đến tâm lí một số em sợ học môn này vì cho rằng nó khô và khó. <br />
Khô vì giờ học tẻ nhạt, đơn điệu và nhàm chán. Khó vì phải nhớ quá nhiều ghi <br />
nhớ, công thức. Từ đó học sinh không hướng thú, học vẹt, học chỉ để trả bài, để <br />
qua các lần kiểm tra chứ không hiểu và yêu thích môn Toán thì rất ít.<br />
Năm học 20142015 tôi được Nhà trường phân công chủ nhiệm và dạy lớp <br />
5C , lớp có 4 em là người dân tộc Ê đê ( 4 em chiếm 15,4 %), nhiều em gia đình <br />
rất khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa không quan tâm được đến việc học hành của <br />
con cái. Ở lớp 5, môn Toán là môn mới mẻ đối với các em vì đây là năm đầu <br />
tiên sử dụng sách thử nghiệm, nhiều em còn bỡ ngỡ chưa có cách học để mang <br />
lại hiệu quả. Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, khái quát các vấn <br />
đề còn yếu, khả năng ghi nhớ còn chậm nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách <br />
máy móc. Kĩ năng đọc và phân tích đề toán chưa nhanh do đó ảnh hưởng đến <br />
thời gian và tiến trình chung của môn học; Tinh thần hợp tác chưa cao, nhiều em <br />
chưa tự tin hợp tác trong nhóm, một số em còn học tập thụ động. Chính những <br />
điều đó tạo nên những khó khăn trong quá trình dạy và học.<br />
Qua thực trạng nói trên cho thấy việc giải toán của học sinh lớp 5 nói riêng <br />
và học sinh cấp Tiểu học nói chung là vô cùng cần thiết vì đây là một môn học <br />
liên quan đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh giúp học sinh <br />
phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập đó là “Học mà chơi – chơi mà <br />
học” và đem lại chất lượng rất cao. Đối với tôi đây chính là việc “Tự học – Tự <br />
rèn” cho bản thân để nâng cao cả về kiến thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ, <br />
cách sử dụng công nghệ thông tin.<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
8 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Từ những vấn đề trên, tôi cũng như mọi giáo viên khác cần có sự thống <br />
nhất cao đó là luôn quan tâm, theo dõi giúp đỡ các em trong quá trình học của <br />
học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
9 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Đề tài đưa ra cách giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn thường gặp <br />
trong quá trình dạy học môn Toán lớp 5 dựa trên cơ sở thực tế đã đạt được <br />
trong quá trình nghiên cứu. Trong hệ thống giáo dục cấp tiểu học, nếu người <br />
dạy học không được phép coi nhẹ môn học nào và đặc biệt là môn Toán. Qua <br />
bao nhiêu năm công tác, không hẳn đã có học sinh yếu toàn diện, cái quan trọng <br />
là do người dạy khai thác tư duy học sinh như thế nào để các em tiếp nhận <br />
thông tin mà thôi. Vậy mới thấy được luôn đổi mới phương pháp dạy học là cực <br />
kì quan trọng. Với những biện pháp tích cực mà người viết đưa ra sẽ giải quyết <br />
mâu thuẫn đó, giúp người học chiếm lĩnh một cách trọn vẹn.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Trước hết ta hiểu phương pháp dạy học tích cực là gì ?<br />
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học nhằm phát huy <br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân học sinh trong quá trình học <br />
tập để tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.<br />
Với quan niệm trên phương pháp dạy học có ba đặc điểm:<br />
Hoạt động: Hình thức tổ chức, đánh giá, kích thích học sinh xử lí tình <br />
huống giao tiếp.<br />
Khoa học: Chính xác, hệ thống.<br />
Nghệ thuật: Tính sáng tạo, năng lực kinh nghiệm.<br />
Tính tích cực thể hiện:<br />
Hứng thú: Hăng hái tham gia vào quá trình học tập.<br />
Có phương pháp tự học, tự phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề của <br />
giáo viên đưa ra.<br />
Mạnh dạn nêu thắc mắc của bản thân.<br />
Tính tích cực của học sinh đối lập với sự thụ động.<br />
Dấu hiệu nhận biết phương pháp dạy học tích cực:<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
10 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Kích thích nhu cầu hứng thú học tập của học sinh, tạo cho học sinh tự giác <br />
học tập.<br />
Việc cùng hoạt động cá thể với nhóm nhỏ.<br />
Kết hợp với đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh cho hợp <br />
lí.<br />
Giáo viên có hệ thống câu hỏi phỏng vấn, có nghệ thuật ứng xử sư phạm <br />
thích hợp, biết tạo tình huống có vấn đề và tạo cho học sinh giải quyết vấn đề.<br />
Tiết học diễn ra nhẹ nhàng hiệu quả, học sinh tiếp thu được những yêu <br />
cầu của bài.<br />
b. Tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực<br />
Trong quá trình dạy học có rất nhiều phương pháp như: phương pháp trực <br />
quan, phương pháp gợi mở vấn đáp, . . . Nhưng hiện nay các phương pháp dạy <br />
học tích cực đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi là phương pháp dạy học <br />
phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm (nhóm <br />
tương tác); phương pháp vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học. <br />
* Tìm hiểu phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề<br />
Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì cần thiết phải quan tâm nhiều tới <br />
mặt bên trong của phương pháp, tới hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của <br />
người học với tư cách là chủ thể trong quá trình học tập. Đòi hỏi này xuất phát <br />
từ yêu cầu xã hội đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Từ những đặc <br />
điểm của nội dung mới và bản chất của quá trình học tập. Vì vậy, phải giúp <br />
học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học.<br />
Vấn đề: Là một yêu cầu đặt ra cho học sinh những khó khăn về mặt lí <br />
luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua nhưng không <br />
phải là ngay tức khắc nhờ một quy tắc có tính thuật toán mà phải trải qua một <br />
quá trình trực tiếp suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc <br />
điều chỉnh kiến thức sẵn có.<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
11 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp <br />
dạy học trong đó giáo viên là người đưa ra các tình huống sư phạm có vấn đề và <br />
tổ chức cho học sinh các hoạt động khám phá, phát hiện và tìm cách giải quyết <br />
vấn đề trên cơ sở những kiến thức và những kinh nghiệm đã biết.<br />
“Vấn đề” được chứa đựng trong “tình huống” mà học sinh mong muốn <br />
được giải quyết. Nhưng để giải quyết phải vượt qua những khó khăn bằng sự <br />
cố gắng tự lực của bản thân một cách tự giác và hi vọng sẽ giải quyết được <br />
vấn đề đó.<br />
Quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể mô tả như sau:<br />
<br />
<br />
Tình Phát Định Phân tích <br />
huống hiện vấn hướng giải vấn đề, <br />
có vấn đề, tìm quyết vấn mở rộng <br />
đề hiểu vấn đề. Giải vấn đề<br />
đề quyết vấn <br />
đề<br />
<br />
Trong dạy học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, giáo viên là người <br />
tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, triển khai tình huống, gợi cho học sinh <br />
hướng đi, giúp đỡ học sinh thực hiện phương pháp để đạt mục đích học tập đặt <br />
ra. Học sinh là người tìm cách học, biết cách huy động kiến thức, kĩ năng và <br />
kinh nghiệm đã có bằng nỗ lực của chính mình, tự phát hiện và giải quyết vấn <br />
đề, tự chiếm lĩnh tri thức và sắp xếp nó vào hệ thống kiến thức sẵn có.<br />
Dạy học toán phát hiện và giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt <br />
quá trình dạy học toán ở tiểu học. Do đặc điểm và nhận thức của học sinh tiểu <br />
học trong học tập toán, vấn đề được hướng tới thường đơn giản, việc phát hiện <br />
và giải quyết vấn đề không cần một quá trình suy luận dài.<br />
Ví dụ 1: Khi dạy bài: “So sánh hai số thập phân” Toán 5. Giáo viên có thể <br />
hướng dẫn như sau:<br />
Nêu ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9m.<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
12 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Các em có nhận xét gì về hai số thập phân này? (Hai số thập phân khác <br />
nhau, cùng đơn vị đo).<br />
Giáo viên : So sánh 8,1m và 7,9m là so sánh hai số thập phân không bằng <br />
nhau. Vậy muốn so sánh hai số thập phân đó ta làm gì ? Các em có thể nói lên <br />
cách giải quyết của mình ? (Giáo viên gợi ý vấn đề cần giải quyết).<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề:<br />
Học sinh tự nhận thấy cần phải chuyển đổi 8,1m và 7,9m về đơn vị đo là <br />
dm.<br />
So sánh hai số vừa tìm được (Giải thích).<br />
Từ cách so sánh trên, suy ra 8,1m > 7,9m (Phần nguyên có 8 > 7).<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh mở rộng vấn đề: Trường hợp khi so sánh <br />
hai số thập mà các số thập phân có các chữ số không bằng nhau, không có đơn <br />
vị đo (Phần nguyên khác nhau) thì ta so sánh như thế nào?<br />
Giáo viên gợi mở học sinh tự nêu lên nhận xét để khắc sâu kiến thức: Khi <br />
so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần <br />
nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.<br />
Tóm lại, khi so sánh hai số thập phân thì đòi hỏi học sinh phải biết liên hệ <br />
các kiến thức đã học: nắm chắc cấu tạo của một số thập phân (Phần nguyên, <br />
phần thập phân). Từ đó, học sinh vận dụng so sánh hai số thập phân trong mọi <br />
trường hợp. Như vậy, quá trình học sinh huy động các kiến thức đã học, có liên <br />
quan đến vấn đề cần giải quyết không chỉ tập dợt cho học sinh cách giải quyết <br />
một vấn đề của bài học mà còn giúp học sinh nhận ra sự cần thiết phải chuẩn <br />
bị kiến thức trước đó.<br />
Ví dụ 2: Dạy bài “Diện tích hình tam giác” Toán 5<br />
Trước khi học bài này học sinh đã nắm được:<br />
Biểu tượng về hình tam giác, nhận biết chúng dựa vào các đặc điểm “có <br />
ba cạnh, ba đỉnh, ba góc”.<br />
Biết vẽ đường cao của một tam giác tương ứng với cạnh đáy.<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
13 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Biết tính diện tích hình chữ nhật.<br />
Mục tiêu của bài học này là: Học sinh tự hình thành công thức tính diện <br />
tích hình tam giác. Biết vận dụng để giải các bài toán có liên quan.<br />
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tam giác <br />
Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập bằng phiếu.<br />
PHIẾU HỌC TẬP<br />
<br />
<br />
Họ và tên:…………………………………………………………<br />
Tính diện tích hình tam giác (Hình 1)<br />
E A E B <br />
1 2 <br />
<br />
D C 1 2 D H C<br />
<br />
Hình 1 Hình 2 Hình 3 (H.2 và H.1 cắt, ghép )<br />
Bước 2: Tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề (Thảo <br />
luận cặp đôi).<br />
Học sinh tự đặt và tự trả lời câu hỏi, giáo viên hướng dẫn, gợi ý (nếu cần).<br />
Hãy nêu tên các hình?<br />
Hình nào đã biết cách tính diện tích? (Hình 3).<br />
Vấn đề được đặt ra là gì? (Tính diện tích hình tam giác bằng cách nào?)<br />
Bước 3: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề<br />
Học sinh phân tích vấn đề (Khuyến khích học sinh tự đặt câu hỏi). Giáo <br />
viên có thể hướng dẫn: quan sát hình vẽ, hãy thiết lập mối quan hệ giữa hình <br />
tam giác với hình chữ nhật?<br />
Học sinh đề xuất hướng giải quyết và cách thực hiện: <br />
Tính diện tích hình chữ nhật và nêu công thức tính. <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
14 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Tính diện tích hình tam giác dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật. Học <br />
sinh nêu lên được diện tích hình chữ nhật (Hình 3) gấp hai lần diện tích hình <br />
tam giác. (Hình 1)<br />
Bước 4: Tổ chức cho học sinh phân tích vấn đề và mở rộng vấn đề<br />
Hướng dẫn học sinh phân tích vấn đề: Diện tích hình tam giác là tích độ <br />
dài của hia cạnh nào trong hình tam giác? <br />
Mở rộng vấn đề: Có thể tìm được công thức tính diện tích hình tam giác <br />
bất kì hay không?<br />
Giáo viên gợi mở, học sinh chính xác hoá công thức tính diện tích hình tam <br />
<br />
axh<br />
giác. Công thức: S = hay S= a x h : 2<br />
2<br />
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)<br />
Hoạt động 2: Thực hành<br />
Bài 1: Học sinh tự làm bài và nêu kết quả<br />
Học sinh khác nhận xét (cách tính và kết quả).<br />
Giáo viên nhận xét và nêu thêm vấn đề: Diện tích hình tam giác có phụ <br />
thuộc vào vị trí của đường cao hay không?<br />
Bài 2: Học sinh tự làm bài, đổi bài cho nhau, nêu ý kiến và nhận xét bài làm <br />
của bạn.<br />
Phát hiện thêm vấn đề: Số đo độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo <br />
(Phải đổi về cùng đơn vị đo).<br />
Tóm lại, với cách dạy học như trên, từ những hiểu biết về“Diện tích hình <br />
chữ nhật”, bằng sự nỗ lực của bản thân (Sự hỗ trợ của giáo viên), sự hỗ trợ <br />
của hình ảnh trực quan, học sinh đã giải quyết được vấn đề mà trước đó được <br />
đặt ra và chưa được giải quyết đó là tính “Diện tích hình tam giác”.<br />
Trên cơ sở tính diện tích hình chữ nhật, học sinh được mở rộng, khái quát <br />
thành công thức tính diện tích hình tam giác. Bây giờ trong kho tàng tri thức của <br />
các em có thêm kiến thức mới, nhưng điều quan trọng hơn là các em biết cách <br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
15 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
xây dựng công thức tính dịên tích hình tam giác dựa vào những kiến thức và kinh <br />
nghiệm đã có từ trước.<br />
Đặc trưng của nghề dạy học được xác định không phải bằng hoạt động <br />
dạy mà là hoạt động học của người học. Giáo viên là người tạo điều kiện <br />
thuận lợi cho việc học của học sinh, giúp học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết <br />
vấn đề và tự chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, năng lực của người thầy là năng lực <br />
của người tạo tình huống có vấn đề.<br />
* Dạy học theo nhóm tương tác<br />
Thế nào là dạy học theo nhóm tương tác?<br />
Dạy học theo nhóm tương tác là một hình thức tổ chức dạy học mà người <br />
giáo viên chia lớp ra thành những nhóm nhỏ để thảo luận, bàn bạc những vấn <br />
đề được giáo viên đưa ra và mọi thành viên trong nhóm đều có hoạt động tương <br />
tác với nhau, các nhóm tương tác với nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập.<br />
Hoạt động nhóm là một hoạt động tích cực, đem lại cho học sinh cơ hội <br />
được sử dụng các kiến thức, kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. Qua <br />
hoạt động nhóm các em được diễn đạt những ý tưởng, nêu lên những khám phá <br />
của mình, nhờ vậy mà các em mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy.<br />
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ <br />
năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau, phát huy hết vai trò, <br />
trách nhiệm trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có <br />
thể cùng làm những công việc mà một mình các em không thể tự làm được trong <br />
một thời gian nhất định. Hình thức hoạt động theo nhóm góp phần hình thành và <br />
phát triển các mối quan hệ qua lại giữa học sinh, đem lại bầu không khí đoàn <br />
kết, giúp đỡ tin tưởng lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong <br />
dạy học theo nhóm giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạt hạn chế, có điều <br />
kiện rèn luyện, học tập. Từ đó tự khẳng định bản thân trong sự hấp dẫn của <br />
hoạt động nhóm. Khi dạy học theo nhóm, giáo viên có dịp tận dụng các kinh <br />
nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
16 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Như vậy, qua phân tích ở trên chúng ta thấy được ích lợi của dạy học theo <br />
nhóm. Vì vậy, trong dạy học Toán 5 (Giai đoạn học tập sâu). Giáo viên thường <br />
áp dụng hình thức dạy học này vào một vài hoạt động như sau:<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập về tính diện tích” Toán 5. Bài tập 2: Tính <br />
diện tích của khu đất có kích thước theo hình vẽ dưới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên nêu yêu cầu của bài. <br />
Hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu từ trừ tượng đến cụ thể hoặc ngược <br />
lại.<br />
* Gợi mở: Để tính diện tích hình trên trước hết ta cần có thao tác nào? ( chia <br />
hình hay cắt hình)<br />
Theo em cắt hình ( chia hình) như thế nào cho khoa học?<br />
Giáo viên: Khoa học là dựa vào các kích thước cho trước sau khi chia không <br />
bắt buộc phải đi chia ra quá nhiều kích thước.<br />
Xác định kích thước sau khi chia cắt hình.<br />
Ví dụ: <br />
<br />
<br />
(1)<br />
(1)<br />
(2) (2)<br />
<br />
(3)<br />
(3)<br />
<br />
<br />
<br />
Cách chia 1 Hình 1 Cách chia 2Hình 2<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
17 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Đi tìm diện tích hình nhỏ sau đó đến diện tích hình lớn.<br />
Vậy trong 2 cách chia cách nào khoa học hơn. Cách nào giúp ta tránh được <br />
việc đi tìm nhiều kích thước.<br />
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Từ hình vẽ ban đầu, hãy tìm cách <br />
chia hình và trình bày nhiều cách giải khác nhau, tìm ra cách giải thuận tiện.<br />
Tổ chức thành lập các nhóm (Mỗi nhóm 5 – 6 học sinh, bầu nhóm trưởng, <br />
thư ký).<br />
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ (Vào phiếu khổ lớn A2).<br />
* Học sinh tự lựa chọn cách giải và giải bài toán<br />
* Học sinh nói lên cách giải bài toán<br />
Hoạt động chung cả lớp; giáo viên chốt lại các cách làm đúng, giúp học sinh <br />
nhận ra cách làm nhanh nhất. Dự kiến:<br />
<br />
Cách 1: Cách chia 1 Hình 1<br />
Bài giải<br />
Diện tích hình chữ nhật lớn là:<br />
(100,5 + 40,5) x (50 + 30) = 11280 (m2)<br />
Diện tích hai hình chữ nhật nhỏ là:<br />
(50 x 40,5) x 2 = 4050 (m2)<br />
Diện tích khu đất là:<br />
11280 – 4050 = 7230 (m2)<br />
Đáp số: 7230 m2.<br />
<br />
Cách 2: Cách chia 2 Hình 2<br />
Bài giải <br />
Diện tích hai hình chữ nhật lớn là:<br />
(100,5 x 30) x 2 = 6030 (m2)<br />
Diện tích hình chữ nhật nhỏ là:<br />
(100,5 – 40,5) x (50 – 30) = 1200 (m2)<br />
Diện tích khu đất là:<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
18 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
6030 + 1200 = 7230 (m2)<br />
Đáp số: 7230 m2.<br />
Như vậy, qua ví dụ trên với việc tổ chức dạy học theo nhóm cùng nhiệm <br />
vụ đã tạo ra sự thi đua giữa các nhóm. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, <br />
<br />
ngay từ khi lập kế hoạch bài dạy thì giáo viên đã dự kiến những kết quả và <br />
những khó khăn của học sinh có thể gặp phải qua hoạt động này. <br />
Ví dụ: Tất cả các nhóm học sinh đều tìm được cách giải khác nhau không?<br />
Các nhóm học sinh đều biết từ hình vẽ ban đầu sẽ vẽ thành một hình mới <br />
(Hình 1) để tìm ra cách giải nhanh nhất, thuận tiện nhất hay không?<br />
Vì vậy, người giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người tổ chức, hướng <br />
dẫn, cố vấn và gợi mở để học sinh tìm được nhiều cách giải, từ đó lựa chọn <br />
được cách giải nhanh và thuận tiện. (Cách 1) <br />
* Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán<br />
Để vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học toán giai đoạn này, trước hết <br />
giáo viên phải hiểu kiến tạo gì? <br />
Kiến tạo: Trên cơ sở dựa vào những kiến thức sẵn có của mình, học sinh <br />
xây dựng kiến thức mới.<br />
Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo thì mục đích của dạy học không chỉ <br />
là truyền thụ kiến thức mà chủ yếu làm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm <br />
của học sinh, qua đó học sinh kiến tạo kiến thức mới đồng thời phát triển trí tuệ <br />
và nhân cách của mình.<br />
Dạy học kiến tạo là cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động cho học <br />
sinh, trong đó học sinh là chủ thể tích cực trong việc tiếp thu kiến thức cho bản <br />
thân mình dựa trên kiến thức và kinh nghiệm đã có từ trước.<br />
Mô hình dạy học theo lối kiến tạo:<br />
Ôn tập: Hệ thống kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để chuẩn bị cho việc <br />
tiếp thu kiến thức mới.<br />
Nêu vấn đề: Xác định mục tiêu cần đạt tới.<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
19 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Tập hợp các ý tưởng: Đưa ra các giả thiết có thể hướng tới mục tiêu.<br />
Dự đoán: Lựa chọn trong số các giả thiết để tiến hành kiểm tra.<br />
Kiểm tra giả thiết: Trong số các giả thiết vừa lựa chọn ở bước trước ta <br />
kiểm tra để xác định tính chính xác, khoa học đã có và cần bổ sung.<br />
Điều chỉnh, loại bỏ giả thiết không có tính khoa học, những điều kiện, giả <br />
thiết còn thiếu.<br />
Rút ra kết luận.<br />
Vận dụng: Dạy học theo lối kiến tạo phù hợp với một số hoạt động sau:<br />
Một số hoạt động về giải toán.<br />
Một số hoạt động về ôn tập.<br />
Phù hợp với dạy kiến thức mới trên cơ sở đảm bảo tính vừa sức của học <br />
sinh.<br />
Ví dụ: Dạy bài “Hình thang” Toán 5.<br />
Bước 1: Nêu vấn đề<br />
+ Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Nêu nhận xét về đặc điểm các cạnh của hình thang?<br />
Bước 2: Tập hợp các ý tưởng của học sinh và đề xuất một ý tưởng chung <br />
của cả lớp.<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
20 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
+ Để nhận biết đặc điểm các cạnh của hình thang, cần quan sát xem hình <br />
thang có bao nhiêu cạnh.<br />
+ Để nhận biết đặc điểm về các căp cạnh của hình thang cần dùng thước <br />
kéo dài các cạnh xem những cặp cạnh nào song song với nhau, những cặp cạnh <br />
nào không song song với nhau hoặc dùng ê ke để dựng đường thẳng vuông góc.<br />
+ Đề xuất ý tưởng chung:<br />
Dùng thước thẳng kéo dài các cặp cạnh đối diện để kiểm tra xem các cặp <br />
cạnh này có song song với nhau hay không?<br />
Bước 3: Dự đoán (Đề xuất giả thiết) <br />
Trong hình thang dưới đây :<br />
A B<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
D C<br />
<br />
+ Cặp cạnh đối diện song song với nhau, cụ thể là: . . <br />
+ Cặp cạnh đối diện không song song với nhau, cụ thể là : ...<br />
Bước 4: Kiểm tra giả thiết (Dự đoán)<br />
+ Viết tên cạnh thích hợp vào chỗ chấm:<br />
<br />
<br />
A B M N<br />
M <br />
<br />
D C P Q<br />
AB song song với . . . . MN song song với . . . . .<br />
Bước 5: Phát biểu các đặc điểm về cạnh của hình thang. Học sinh phát <br />
biểu, giáo viên ghi bảng: “ Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song”.<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
21 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
Bước 6: Vận dụng <br />
Học sinh làm các bài tập 1, 2, 3, 4 Sách giáo khoa.<br />
Như vậy, qua ví dụ trên từ những kiến thức đã có về hình bình hành, hình <br />
chữ nhật,… đã nhận biết được hình thang. Trên cơ sở đó học sinh thực hành <br />
vận dụng (Thông qua hình ảnh trực quan) và rút ra được nhận xét về đặc điểm <br />
các cạnh của hình thang.<br />
Tóm lại, dạy học vận dụng lí thuyết kiến tạo học sinh là chủ thể tích cực <br />
xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình dựa trên những kiến thức và kinh <br />
nghiệm đã có từ trước. Giáo viên chỉ là những người cố vấn, tổ chức, hỗ trợ khi <br />
cần thiết. Dạy học vận dụng lí thiết kiến tạo đã phát triển kĩ năng tự học, tự <br />
khám phá của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của <br />
mình. Điều đó rất phù hợp với yêu cầu đổi mới như hiện nay.<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện dạy học môn Toán đạt hiệu quả cần l öu ý một số điều kiện <br />
sau:<br />
Giáo viên phải có bước chuẩn bị cho học sinh theo từng bước một, không <br />
thể giúp học sinh làm bài tốt dạng toán đã học mà giáo viên không đi theo lộ <br />
trình một cách có hệ thống. Ngoài ra giáo viên phải có sự đam mê toán học cũng <br />
như trách nhiệm đối với học sinh. Vì không có sự đam mê sẽ không thể tìm tòi <br />
khám phá những kiến thức mà bản thân chưa biết, giáo viên không yêu thích <br />
toán học thì cũng không truyền cho học sinh sự yêu thích.<br />
Có đủ điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy học môn Toán như bộ đồ <br />
dùng học toán, bảng tính, sách hướng dẫn...<br />
Ngoài ra việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ.<br />
Học sinh cần đọc kĩ nội dung đề toán bài toán cho biết gì và cần phải tìm <br />
gì, thuộc dạng toán nào.<br />
Phát huy tốt vai trò của việc dạy học theo nhóm, phát huy tính tích cực chủ <br />
động của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức.<br />
<br />
Vũ Thị Oanh – Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai<br />
22 <br />
Đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực trong dạy học toán lớp 5<br />
3.4. Mối liên hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp mà tôi nêu ra trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau <br />
và không thể tách rời nhau. Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ sở để giáo viên <br />
và học sinh tiến hành dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Các <br />
giải pháp sau giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn học này.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Kết quả khảo nghiệm<br />
Sau một năm áp dụng đề tài vào thực tế tôi thấy học sinh hào hứng, phấn <br />
khởi khi đến giờ học môn Toán, các em đã thay đổi cách nghĩ về môn học này, <br />
đây không còn là môn học khô khan, nhàm chán nữa.<br />
Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Đề tài này đã được bản thân tôi vận dụng vào thực tế dạy học và mang lại <br />
hiệu quả khả quan. Chất lượng dạy học môn Toán lớp 5C, năm học 2014 <br />
2015 được nâng lên đáng kể và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:<br />
<br />
Điểm kiểm tra định kì<br />
Điểm 910 Điểm 78 Điểm 56 Điểm