intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Số:162 /SGDĐT-VP

Chia sẻ: Triệu Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Số:162/SGDĐT-VP" hướng dẫn việc đăng ký và chấm sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong ngành. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Số:162 /SGDĐT-VP

  1. UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc      Số:  162 /SGDĐT­VP                  Đồng Tháp, ngày  12  tháng  9  năm 2011 V/v Hướng dẫn việc  đăng ký và chấm  sáng kiến kinh  nghiệm, đề tài nghiên  cứu khoa học sư  phạm ứng dụng  trong ngành Kính gửi:                   ­ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị, thành phố;                  ­ Trường và Trung tâm trực thuộc Sở.                    Căn cứ Luật Thi đua – Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số  điều của Luật Thi đua – Khen thưởng;           Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ­CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ  về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và   Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;                    Căn cứ  Thông tư  số  21/2008/TTBGDĐT, ngày 22/4/2008 của Bộ  Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo  dục; Để đẩy mạnh hơn nữa việc viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), đề  tài nghiên cứu khoa học sư  phạm  ứng dụng (ĐTNCKHSPƯD) làm cơ  sở  cho việc xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm góp phần nâng  cao chất lượng giáo dục, Sở  Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị  việc   đăng  ký,  tổ   chức   chấm  và  sử  dụng  SKKN,   ĐTNCKHSPƯD  trong   ngành như sau:  I. Tầm quan trọng và nội dung nhiên cứu viết SKKN, ĐTNCKH  1. Tầm quan trọng :                ­ SKKN, ĐTNCKHSPƯD là sản phẩm lao động tích cực, sáng tạo  của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được hình thành từ thực tiễn hoạt  động giáo dục.                ­ Có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục, mang lại hiệu   quả  cao trong quản lý, giảng dạy; nâng cao chất lượng giáo dục và thực  hiện đạt hiệu quả cao các mục tiêu hoạt động giáo dục đổi mới giáo dục.                ­ SKKN, ĐTNCKHSPƯD sát thực tiễn, sáng tạo phù hợp sẽ đáp  ứng yêu cầu đổi mới, cải thiện nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Do 
  2. vậy kể  từ  năm học 20111­2012 ngành giáo dục coi trọng việc phát động   viết   SKKN,   ĐTNCKHSPƯD   và   việc   phổ   biến   áp   dụng   SKKN,  ĐTNCKHSPƯD trong từng đơn vị, cơ sở giáo dục.              ­ SKKN, ĐTNCKHSPƯD là cơ  sở  để  xét công nhận các tập thể  xuất sắc và các danh hiệu thi đua cá nhân hàng năm. 2.   Nội   dung   nghiên   cứu viết   SKKN,   ĐTNCKHSPƯD   (có   thể   tập   trung một số lĩnh vực chủ yếu như sau):     ­ Đổi mới công tác quản lý, đổi mới các mặt hoạt động trong nhà   trường ; công tác tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chu71vc bộ máy, biên chế, tài chính và tài sản.  ­ Công tác xây dựng tổ  chuyên môn, phát triển chuyên môn cho đội  ngũ giáo viên ; xây dựng đội ngũ chủ nhiệm cốt cán trong nhà trường.    ­ Đổi mới tổ  chức hoạt động các phòng học bộ  môn, phòng thực  hành, thiết bị và đồ dùng dạy học; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt   động thư viện … ­ Tổ  chức hoạt động học 2 buổi/ngày, dạy học đạt chất lượng cao,   tổ chức bán trú trong nhà trường. ­ Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ  môn, phương pháp   kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành  và đáp ứng với yêu cầu xã hội.  ­ Đổi mới công tác chủ  nhiệm lớp, tổ  chức hoạt động ngoài giờ  lên  lớp,   công tác phối hợp 3 mội trường giáo dục, hoạt động đoàn thể, xây  dựng xã hội học tập. ­ Công tác duy trì sĩ số học sinh, biện pháp hạn chế học sinh bỏ học   hoạt động nâng cao chất lượng phổ  cập giáo dục ; duy trì kết quả  đạt  chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, PCGDTHCS, THPT. ­ Đổi mới việc  ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là  ứng   dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng  cao chất lượng, hiệu quả  các lĩnh vực hoạt động giáo dục; kinh nghiệm  xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử. ­ Nghiên cứu đổi mới tự làm đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học. ­ Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phong trào xây dựng   “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Trường “Xanh­Sạch­Đẹp”. ­ Công tác phụ đạo học sinh yếu kém; bồi dưỡng học sinh giỏi. ­ Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt. ­ Tổ  chức các mô hình giáo dục, các câu lạc bộ  thực hiện nội dung  giáo dục hiệu quả… II. Các bước thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đề  tài nghiên cứu   khoa học  1. Cá nhân:    + Lựa chọn đề tài viết SKKN hoặc ĐTNCKHSPƯD để đăng ký với   Tổ chuyên môn. Thời gian đăng ký trong tháng 9 hàng năm; 2
  3.               + Xây dựng và hoàn chỉnh đề  cương (nội dung, cấu trúc SKKN,  ĐTNCKHSPƯD);   +  Viết nội dung SKKN, ĐTNCKHSPƯD. 2. Tổ chuyên môn:     +   Tổng   hợp   danh   sách   đề   tài   để   đăng   ký   viết   SKKN   hoặc  ĐTNCKHƯD với Hội đồng khoa học nhà trường;    + Tổ chức thẩm định tính trung thực, tính sáng tạo, thiết thực hiệu  quả của các đề tài đạt yêu cầu gửi Hội đồng khoa học trường. 3. Hội đồng khoa học trường:   + Ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học (HĐKH) nhà trường,   xét xếp loại SKKN, ĐTNCKHSPƯD của cá nhân.     +   Tổ   chức   Ban   giám   khảo   chấm,   đánh   giá   xếp   loại   SKKN,   ĐTNCKHSPƯD cấp trường;    + Thông báo kết quả  đánh giá SKKN, ĐTNCKHSPƯD cho các cá  nhân; ­ Lựa chọn những SKKN, ĐTNCKHSPƯD loại A đề  nghị  lên Hội  đồng khoa học cấp trên chấm; ­ Hiệu trưởng:   Tập hợp danh sách CBQL,GV đăng ký đề  tài gởi   Phòng hoặc Sở  trong tháng 10 hàng. Triển khai, phổ  biến áp dụng các   SKKN, ĐTNCKHSPƯD đạt yêu cầu. III. Quy định về đăng ký, chấm SKKN, ĐTNCKHSPƯD hàng năm  1. Quy định về đăng ký, giao nộp và chấm SKKN, TNCKHSPƯD :     ­ Đầu năm học, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên   thuộc đơn vị  đăng ký đề  tài SKKN, ĐTNCKH với Tổ  chuyên môn, Hội   đồng khoa học đơn vị. Chọn đề tài đã được xếp loại A cấp trường để gởi   danh sách đăng ký đề  tài cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với đơn vị  trực thuộc Phòng) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với đơn vị trực thuộc   Sở và đề tài loại A cấp huyện, thị, thành phố).     ­ Hàng năm trong  tháng 11 trường nộp đề  cương các đề  tài nghiên  cứu đã đăng ký cho bộ phận thi đua ­ khen thưởng Sở, Phòng.      ­ Hàng năm trong tháng 02, Hội đồng khoa học các đơn vị  tổ  chức   chấm xét duyệt SKKN, ĐTNCKHSPƯD.   ­ Trong thời gian từ   01/4 đến 29/4 hàng năm, các Phòng GDĐT, các  đơn vị trực thuộc gửi về Sở bộ hồ sơ xét duyệt SKKN, ĐTNCKHSPƯD đã  được   Hội   đồng   khoa   học   xếp   loại   A   của   trường,   Trung   tâm   (đối   với  trường và trung tâm trực thuộc Sở) và Phòng GDĐT (cấp huyện) để  được   xem xét đánh giá, xếp loại SKKN, ĐTNCKHSPƯD cấp ngành (Sở  GĐĐT  chỉ  nhận những SKKN, ĐTNCKHSPƯD của các đơn vị  đăng ký đầu năm  học).      ­ Nhằm khắc phục tình trạng các SKKN, đề  tài NCKHSPƯD sao  chép trên mạng Internet, sao chép lẫn nhau (chữa lại phù hợp bộ môn) hoặc  nhờ  người khác viết hộ. Những đề  tài được xếp loại từ  khá trở  lên, Sở  GDĐT sẽ đăng tải trên Website của Sở để lấy ý kiến dư luận về nội dung   đề tài và có kiểm tra các phiếu khảo sát, kiểm nghiệm thực tiễn  trong quá  3
  4. trình viết và thử nghiệm hiệu quả đề  tài, trước khi công bố kết quả chính  thức. Khi phát hiện những đề  tài sao chép sẽ  không được công nhận kết   quả nghiên cứu và tùy theo mức độ sẽ đề nghị xử lý kỷ luật.  2.   Tổ   chức   Hội   đồng   xét   và   chấm   sáng   kiến   kinh   nghiệm,  NCKHSPƯD:               2.1. Đối với  Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào  tạo:     a. Hội đồng xét duyệt:       Thành lập Hội đồng xét công nhận SKKN, ĐTNCKHSPƯD gồm:          ­ Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở, Phòng GDĐT.         ­ Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở, Phòng và Công đoàn GD.         ­ Thư  ký: Cán bộ phụ trách thi đua­khen thưởng Sở, Phòng.                 ­  Ủy viên: Tuỳ  nội dung SKKN, ĐTNCKHSPƯD để  cơ  cấu   thành phần chấm chọn cho phù hợp.         b. Ban giám khảo:        Ban giám khảo chấm đề tài SKKN, ĐTNCKHSPƯD có từ 2 đến  3 người/nhóm đề tài gồm:        ­ Trưởng ban: Lãnh đạo Sở, Phòng GĐĐT        ­ Phó ban: Trưởng phòng, Tổ chuyên môn        ­ Tổ trưởng trong nhóm giám khảo        ­ Giám khảo.       Tuỳ theo nội dung  SKKN, ĐTNCKHSPƯD có thể  mời thêm cán  bộ  các sở, ngành, đoàn thể, chuyên viên Phòng GDĐT, CBQL và nhà giáo  ưu tú, giáo viên dạy giỏi các trường trong tỉnh để tham gia Ban giám khảo.              2.2. Đối với các đơn vị trực thuộc Sở và trường trực thuộc  Phòng GD&ĐT:       a. Hội đồng xét duyệt:                   Thành   lập   Hội   đồng   xét   Sáng   kiến   kinh   nghiệm,   ĐTNCKHSPƯD gồm các thành phần:          ­ Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Trung tâm GDTX, Hiệu trưởng.         ­ Phó Chủ tịch Hội đồng: P.Giám đốc Trung tâm GDTX, P.Hiệu   trưởng và Chủ tịch Công đoàn cơ sở.         ­ Thư  ký: Cán bộ phụ trách thi đua­khen thưởng của trung tâm,  trường.          ­ Các thành viên: Tuỳ nội dung SKKN, ĐTNCKHSPƯD, để  cơ  cấu thành phần chấm cho phù hợp.      b. Ban giám khảo:      4
  5.           Ban giám khảo chấm đề  tài SKKN, ĐTNCKHSPƯD có từ  2  đến 3 người/mho1m đề tài. Tuỳ theo nội dung SKKN, ĐTNCKHSPƯD ứng  dụng  có thể  mời thêm  các chuyên viên Phòng GDĐT, CBQL và giáo viên  các trường trong huyện, thị, thành phố để tham gia Ban giám khảo. 3. Quy trình chấm SKKN, ĐTNCKHSPƯD:  3.1. Tiêu chí và điểm chấm SKKN, ĐTNCKHSPƯD:                          ( Xem phụ lục 1, 2 ) 3.2 Hồ sơ SKKN, ĐTNCKHSPƯD cấp ngành nộp lên Sở gồm:     ­ 01 bản đề nghị kèm danh sách SKKN, ĐTNCKHSPƯD được xếp   loại A của đơn vị;   ­ 01 phiếu nhận xét kết quả chấm SKKN, ĐTNCKHSPƯD cấp cơ  sở;             ­ 03 bộ SKKN, ĐTNCKHSPƯD của mỗi cá nhân;              ­ Đĩa CD chứa các file dữ liệu là bản SKKN, ĐTNCKHSPƯD của  mỗi cá nhân.              Tất cả hồ sơ để vào 01 túi đựng ghi rõ họ tên, đơn vị và điện thoại   liên hệ khi cần. IV. Hoạt động lưu trữ, sử dụng phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN   và NCKHSPƯD         1. Quy định về lưu trữ, sử dụng SKKN, ĐTNCKHSPƯD :             ­ Các đơn vị cần chủ động lưu trữ tại thư viện, website của đơn vị  các   SKKN,   ĐTNCKHSPƯD   trước   khi   nộp   lên   Phòng   GDĐT   hoặc   Sở  GDĐT.   Sở   khuyến   khích   các   đơn   vị   tổ   chức   biên   tập  SKKN,  ĐTNCKHSPƯD để  việc phổ  biến áp dụng SKKN, ĐTNCKHSPƯD được  rộng rãi, đạt hiệu quả cao. Các hồ sơ, tài liệu, đề tài gởi đánh giá, xếp loại  cấp tỉnh sẽ không trả lại cho đơn vị hoặc cá nhân.    ­ Sở  GDĐT sẽ  tổ  chức lưu trữ  SKKN, ĐTNCKHSPƯD được xếp  loại A cấp Tỉnh và phổ  biến SKKN, ĐTNCKHSPƯD trong ngành thông  qua Website và Hội đồng bộ môn của Sở GDĐT. 2. Phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN, NCKHSPƯD Thủ  trưởng đơn vị có trách nhiệm phổ  biến, triển khai  ứng dụng kết  quả SKKN,  ĐTNCKHSPƯD và vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình.   Các hình thức phổ biến ứng dụng chuyên đề SKKN, NCKHSPƯD: ­   Tổ   chức   báo   cáo,   trao   đổi   thảo   luận   về   SKKN   trong   tổ,   nhóm  chuyên môn; ­ Tổ chức phổ biến SKKN, ĐTNCKHSPƯD vào các hoạt động quản  lý, giảng dạy mới; ­ Thư  viện tổ  chức giới thiệu SKKN,   ĐTNCKHSPƯD  của đơn vị;  lưu tại thư  viện các SKKN,  ĐTNCKHSPƯD, khi được nghiệm thu, đánh  giá, xếp loại; 5
  6. ­ Sở tổ chức biên tập các SKKN, ĐTNCKHSPƯD cấp ngành có chất  lượng cao theo từng ngành học, môn học để  phổ  biến tới các đơn vị  trong  ngành. V. Quy định về khen thưởng SKKN, ĐTNCKHSPƯD Cá nhân có SKKN, ĐTNCKHSPƯD được Hội đồng xét duyệt Sở xếp  loại A, B được cấp giấy chứng nhận và khen thưởng. Cá nhân có SKKN,  ĐTNCKHSPƯD xếp loại C sẽ do đơn vị khen thưởng. Việc sử  dụng kết quả  SKKN, ĐTNCKHSPƯD để  xét các danh hiệu  thi đua như sau: ­ SKKN, ĐTNCKHSPƯD được Sở xếp loại A hoặc B sẽ được bảo  lưu kết quả để xét danh hiệu thi đua trong 3 năm. ­ SKKN, ĐTNCKHSPƯD được Sở xếp loại C sẽ được bảo lưu kết  quả để xét các danh hiệu thi đua tại đơn vị trong 2 năm.   VI. Kinh phí chấm SKKN, ĐTNCKHSPƯD các cấp                (Sẽ có hướng dẫn riêng)  VII. Tổ chức thực hiện Căn cứ  vào hướng dẫn này, các Phòng GDĐT, các đơn vị  trực thuộc   Sở, tổ  chức triển khai thực hiện việc đăng ký và tổ  chức chấm SKKN,   ĐTNCKHSPƯD trong đơn vị. Trong quá trình thực hiện các đơn vị cần làm  tốt công tác kiểm tra, đôn đốc để hoạt động này thực sự có hiệu quả và gởi   hồ sơ đề nghị chấm, xếp loại về Phòng GDĐT và Sở GDĐT đúng thời gian   quy định ./.     Nơi nhận :         GIÁM  ĐỐC ­ Như trên (thực hiện) ;               (đã ký) ­ Sở Nội vụ (để b/c);   ­ BGĐ Sở (để b/c); ­ CĐGD tỉnh (để biết); ­ UBND huyện,thị,thành phố; ­ Các Phòng thuộc Sở (thực hiện);    ­ Lưu: VT­TĐ, (Th).                    Hồ Văn Thống   6
  7. Dàn ý sáng kiến kinh nghiệm, ĐTNCKHSPƯD  ( gợi ý tham khảo ) A. Phần mở đầu    I. Lý do chọn đề tài       1. Có lý luận       2. Có thực tiễn    II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu    III. Giới hạn của đề tài    IV. Kế hoạch thực hiện B. Phần nội dung    I. Cơ sở lý luận    II. Cơ sở thực tiễn      III. Thực trạng và những mâu thuẫn    IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề    V. Hiệu quả áp dụng C. Kết luận    I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác    II. Khả năng áp dụng    III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển    IV. Đề xuất, kiến nghị     Tài liệu tham khảo 7
  8.                                                                                                              Phụ lục 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI SKKN Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc NĂM HỌC 20… ­ 20… PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: …………………………………………………………………..…………. Họ và tên người viết: …………………………………………………………………       Đơn vị: ………………………………………………………………………….……….       Môn:   ……………………………………………………………………….   Điể TIÊU  Điểm  TIÊU CHÍ Nhận xét m tối  CHUẨN chấm đa Cấu trúc đầy đủ các phần: mở đầu, nội dung,  Hình  1.1 hiệu quả. 5 1 thức 1.2 Trình bày khoa học, sạch, đẹp, hợp lý 5 Đảm bảo tính chính  xác các nội dung kiến  2.1 10 thức trình bày trong SKKN Tính 2.2 Đảm bảo tính logic của vấn đề trình bày 5 2 khoa  học Phù hợp chủ trương, quan điểm chính sách  2.3 pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành  10 GD&ĐT 3 Tính 3.1 Có đối tượng nghiên cứu mới 10 sáng  tạo 3.2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu  15 8
  9. quả công việc (hiệu quả hoạt động giáo dục 3.3 Có đề xuất hướng phát triển của SKKN  10 Các   giải   pháp   SKKN   đưa   ra   phù   hợp   với  chuyên môn nghiệp vụ; có giá trị  thúc đẩy   phát triển nghề  nghiệp  đồng nghiệp; nâng  Tính 4.1 cao   chất   lượng   GD   và   hiệu   quả   đào   tạo;  20 4 thực  Phù  hợp  điều  kiện CSVC của  ngành,  của  tiễn đơn vị. Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, ở  4.2 10 nhiều nơi Tổng cộng 100 Xếp loại:  NGƯỜI ĐÁNH GIÁ Ghi chú: Dưới 50 điểm: Không xếp loại;                                                    (Ký, ghi rõ họ tên) Từ 50 đến dưới 75 điểm: Xếp loại TB (C); Ttừ 75 đến dưới 90 điểm: Xếp loại Khá (B);  Từ 90 đến 100: Xếp loại tốt (A).                                                                                                                                     Phụ lục   2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKHSPƯD Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc NĂM HỌC 20… ­ 20… PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài:  Họ và tên người viết:   Đơn vị:  Môn:      Điể Điể m  m  TT Tiêu chí đánh giá Nhận xét tối  chấ đa m 1 Tên đề tài :   ­ Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động;    5 ­ Có ý nghĩa thực tiễn. 2 Hiện trạng:  ­ Nêu được hiện trạng;  ­ Xác định được nguyên  nhân gây ra hiện trạng;  ­ Chọn một nguyên nhân để tác động,  5 giải quyết. 3 Giải pháp thay thế ­ Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế; ­ Giải pháp khả thi và hiệu  20 quả; ­ Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài. 9
  10. 4 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ­ Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi. 5 ­ Xác định được giả thuyết nghiên cứu. 5 Thiết kế 5 ­ Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu. 6 Đo lường: ­ Xây dựng được thang đo phù hợp để thu thập dữ  5 liệu; ­ Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. 7 Phân tích dữ liệu và bàn luận ­ Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế; ­  5 Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu. 8 Kết quả : ­ Kết quả  nghiên cứu: Đã giải quyết được các vấn đề  đặt ra  trong đề  tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục; ­ Những   đóng góp của đề  tài nghiên cứu: Mang lại hiểu  biết mới về  30 thực trạng, phương pháp, chiến lược,(minh chứng)  ...;   ­ Áp  dụng các kết quả: Triển vọng  áp dụng tại  địa phương, cả  nước, quốc tế. 9 Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài Kế  hoạch bài học, bài kiểm tra/ bảng kiểm, thang đo/ băng  15 hình, dữ liệu thô ... (đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục) 10 Trình bày báo cáo: ­ Văn bản viết cấu trúc khoa học, hợp lý,   5 diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp.  Tổng cộng 100 Xếp loại:                                                                                      NGƯỜI ĐÁNH GIÁ Ghi chú: Dưới 50 điểm: Không đạt;                                         (Ký, ghi rõ họ tên) Từ 50 đến 69 điểm: Xếp loại Đạt; Ttừ 70 đến  85 điểm: Xếp loại Khá;  Từ 86  đến 100: Xếp loại tốt (A). 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2