intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ đồ công nghệ một số hệ thống xử lý khí thải

Chia sẻ: Vu Quang Phung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tài liệu trình bày xử lý bụi xi măng, lò hơi đốt than, lò đốt than bằng phương pháp hấp phụ, xử lý khí nhà máy phát điện, xử lý khí Clo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ đồ công nghệ một số hệ thống xử lý khí thải

  1. Xử lý bụi xi măng Bụi xi măng phát sinh trong quá trình sản xuất ở  các nhà máy xi măng được thu gom bằng chụp hút  đặt trên các thiết bị và được dẫn bằng đường ống  dẫn vào thiết bị cyclone. Không khí lẫn bụi đi vào  thiết bị cyclone theo phương tiếp tuyến với ống  trụ của cyclone và chuyển động xoáy tròn đi xuống  phía dưới, khi gặp phểu, dòng khí bị đẩy ngược  lên chuyển động xoáy trong ống trụ, các hạt bụi  dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ va vào thành  dẫn  đến mất quán tính và rơi xuống dưới phễu thu bụi  của cyclone. Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị cyclone sẽ được  dẫn vào thiết bị lọc bụi túi vải, đầu tiên các hạt  bụi lớn hơn các khe giữa các sợi vải sẽ được giữ  lại trên bề mặt, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề  mặt sợi vật liệu lọc do va chạm, dưới tác dụng  của lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp  bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc và  lớp này có thể giữ được hầu hết các hạt bụi có  kích thước rất nhỏ. Sau một thời gian lớp bụi sẽ  rất dày làm sức cản của màng quá lớn, ta phải  ngưng và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt  vải,  dòng khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được  dẫn qua ống khói và thoát ra ngoài.
  2. Lò hơi đốt than Khí thải từ lò hơi đi ra có nhiệt độ cao trước đi vào tháp hấp thụ sẽ được hạ nhiệt độ  xuống qua quá trình hấp thụ nhiệt ở tháp làm lạnh nhanh. Khí ra có nhiệt độ cao sẽ đi   qua tháp làm lạnh để giảm nhiệt độ vừa hấp phụ một lượng bụi, COx… có trong khí  thải. Nước trong tháp làm lạnh được lưu thông với nước trong bể làm mát qua đường  ống dẫn  ở  đáy tháp. Khi nước trong tháp làm lạnh nóng lên, nước nóng sẽ  lưu thông   qua bể làm mát. Tại tháp làm mát, khí sạch được thổi vào từ  dưới đáy tháp, giúp làm  giảm nhiệt độ dòng nước nóng từ tháp làm lạnh chảy qua.  Nước giảm nhiệt độ và sẽ chảy lại qua bể tản nhiệt nhờ cơ chế đối lưu. Khí sau khi  được làm mát theo  ống dẫn khí đi vào tháp hấp phụ. Tháp hấp phụ  có các bộ  phận   chính gồm thân thiết bị, bên trong là lớp vật liệu lọc, giàn phun mưa, màng tách nước.  Khí sau khi được làm mát sẽ đi từ dưới đáy tháp lên, dung dịch hấp phụ sẽ được phun   từ  trên xuống, chảy tràn trên bề  mặt hấp phụ. Khí đi từ  dưới lên tiếp xúc chất hấp   phụ và bị chất hấp phụ giữ lại các thành phần cần xử lý có trong khí thải. Khí sạch đi lên đỉnh tháp, mang theo một phần nước  ở  dạng sương sẽ  đi qua màng  tách nước. Nước trong khí được giữ lại còn khí sạch thì bay lên đỉnh tháp và đưa qua   ống khói đề được đưa ra ngoài môi trường. Dung dịch hấp phụ chảy từ trên xuống sẽ được đưa lại vào bể dung dịch hấp phụ và  tiếp tục được sử dụng. Phần cặn bùn lắng xuống sẽ được thu lại và đem đi xử lý.
  3. Lò đốt than bằng pp hấp phụ Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được phân bố vào thiết bị ở phía dưới và dòng dung  dịch hấp thụ sẽ được phân bố theo chiều ngược lại. Dung dịch này được bơm ly tâm  vận chuyển từ bể chứa dung dịch hấp thụ, qua bộ phân phối tạo thành những giọt  lỏng kích thước bé, phun đều vào thiết bị. Tháp có cấu tạo hai tầng, trong mỗi tầng đều có chứa vật liệu tiếp xúc với bề  mặt   riêng lớn và độ  rỗng cao. Quá trình xử  lý chia làm hai giai đoạn. Tại phần dưới của  thiết bị xử lý, dòng khí và dung dịch hấp thụ tiếp xúc với nhau tại màng nước trên bề  mặt vật liệu. Trước tiên các hạt bụi có kích thước bé sẽ bị thấm ướt và bị hút bởi các hạt chất lỏng   và các thành phần ô nhiễm như SOx, NOx, CO…sẽ được hấp thụ một phần. Một quá  trình khác diễn ra  ở tầng thiết bị thứ nhất là trao đổi nhiệt. Dòng khí từ  nhiệt độ  cao  sẽ nguội dần, quá trình khử triệt để các thành phần ô nhiễm sẽ diễn ra ở tầng trên của   tháp.
  4. Cơ chế loại bỏ các chất ô nhiễm ở tầng trên giống như tầng đáy thiết bị. Đó là quá  trình hòa tan và chuyển hóa hóa học. Sau thời gian tiếp xúc phù hợp, các chất ô nhiễm  như SOx, NOx và một phần khí CO sẽ được loại bỏ. Dòng khí tiếp tục được dẫn qua  thiết bị hấp phụ với vật liệu hấp phụ là than hoạt tính. Tại đây khí CO còn chứa trong  dòng khí sẽ đi qua lớp vật liệu hấp phụ, các phân tử khí sẽ tiếp xúc và liên kết với bề  mặt chất rắn. Từ đó các thành phần ô nhiễm còn lại sẽ được tách khỏi dòng khí và  ngưng tụ trong các lỗ xốp siêu nhỏ của chất hấp thụ. Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý sẽ là khí sạch đạt các tiêu chuẩn môi trường  theo QCVN 19:2009/BTNMT. Bụi và các khí độc sau khi được hấp thụ và lắng xuống  đáy thiết bị dưới dạng bùn cặn sẽ được tháo ra định kỳ về bể chứa bùn của Hệ thống  xử lý nước thải. Phần nước trong bên trên được tuần hoàn về lại thiết bị chứa dung  dịch hấp thụ, sau một thời gian hoạt động sẽ được xả bỏ về HT XLNT và định kỳ bổ  sung, thay mới. Xử lý HF Khí thải từ  lò được thu gom bằng các Chụp hút, nếu lưu lượng quá lớn thì phải sử  dụng thêm quạt hút đi theo công nghệ đường ống vào thiết bị giải nhiệt. thiết bị giải nhiệt, nhằm giảm bớt nhiệt độ của khí thải trước khi đưa vào thiết bị xử  lý. Khí thải tiếp tục đi qua tháp hấp phụ  để  hấp phụ  hoàn toàn các thành phần ô   nhiễm. Tháp hấp phụ cấu tạo bao gồm các lớp vật liệu hấp phụ được bố trí một cách   hợp lý, Tại lớp vật liệu hấp phụ khí HF được giữ  lại trong các mao quản của đá vôi  và không khí sạch được dẫn ra ngoài môi trường bằng ống khói.
  5. Xử lý khí nhà máy phát điện
  6. Xử lý khí Clo
  7. Hơi axit phát sinh từ bể axit (10 ngăn) và bể tách axít được 11 chụp hút thu vào đường ống hút Ф380 và nối vào 1 đường ống hút có đường kính thay đổi từ Ф600 – Ф700 –  Ф850 nhờ một quạt hút có công suất 40 HP để đưa vào tháp hấp thu. ­ Tháp hấp thu gồm 4 tầng. Hơi axít được thổi từ dưới lên, dung môi hấp thu là nước  đi từ trên xuống. Tại các tầng hấp thu chứa các vật liệu tiếp xúc có bề mặt riêng rất lớn,  tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hai pha lỏng – khí, toàn bộ hơi axít có trong pha khí sẽ bị pha lỏng  hấp thu hoàn toàn ( HCl tan rất nhiều trong nước) và chảy xuống ngăn trung hòa, không khí sạch  theo đường ống phát thải Ф850 thoát ra môi trường. ­ Ngăn trung hòa đóng vai trò là bể phản ứng trung hòa, đồng thời cũng là bể dự trữ nước tuần hoàn cung cấp cho tầng hấp thu. Tại ngăn trung hòa lượng hóa chất trung  hòa NaOH được châm tự động nhờ bơm định lượng hóa chất và thiết bị đo pH, để tăng pH của  dung dịch về pH trung tính (pH=7) nhờ phản ứng sau: NaOH + HCl = NaCl + H2O ­ Lượng nước sau khi trung hòa được bơm trở lại tầng hấp thu để tiếp tục chu trình  mới nhờ bơm ly tâm trục ngang công suất 10HP. Lượng nước hao hụt do bay hơi trong quá trình hấp  thu được bổ sung tự động nhờ van áp lực hoạt động theo chiều cao mực nước. Sau một thời gian  hoạt động, lượng muối NaCl sinh ra trong ngăn trung hòa nhiều, làm suy giảm khả năng hấp thu  của nước, việc xả cặn ngăn trung hòa về bể chứa nước thải cần được thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2