intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC IĐÊ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN INĂM 2013 Môn: ĐỊA LÍ

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng minh rằng giai đoạn cổ kiến tạo có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thhổ Việt Nam ? 2.Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và tác động của chúng đến sự phân mùa khí hậu? Câu II ( 2 điểm). 1. Phân tích những thuận lợi đối với phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây. 2. So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC IĐÊ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN INĂM 2013 Môn: ĐỊA LÍ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐÊ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN I TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC I NĂM 2013 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I (2 điểm). 1.Chứng minh rằng giai đoạn cổ kiến tạo có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh thhổ Việt Nam ? 2.Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và tác động của chúng đến sự phân mùa khí hậu? Câu II ( 2 điểm). 1. Phân tích những thuận lợi đối với phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây. 2. So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Câu III (4 điểm) Cho bảng số liệu dân số thành thị trong tổng số dân nước ta từ năm 1990 đến năm 2006 (đơn vị : nghìn người). Năm Tổng số dân Dân số thành thị 1990 65 189 13 281 1995 74 323 15 459 2000 78 682 19 041 2003 80 902 20 872 2006 84 156 22 637 Anh (chị) hãy: a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta theo bảng số liệu trên. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 1990-2006. c. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa ở nước ta và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a Theo chương trình chuẩn.( 2 điểm) Vì sao việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay ? Nêu các phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm? Câu IV.b Theo chương trình nâng cao ( 2 điểm) Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành thủy sản. Tại sao nghề nuôi tôm, cá ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nhất trong cả nước? ………..Hết………….. Họ và tên thí sinh ………………………………………..; Số báo danh………….. Trang 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC I ĐÊ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN I NĂM 2013 Môn: Địa lí; Khối C I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8 điểm) Câu I: 1.( 1 điểm) Chứng minh giai đoạn cổ kiến tạo…. - Diễn ra trong thời gian khá dài 477 triệu năm, kết thúc cách đây 65 triệu năm. - Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. + Lãnh thổ VN về cơ bản đã được hình thành ở phần đất liền( trừ các đồng bằng) + Địa hình nước ta đã xác định được hướng và có sư khác nhau rất rõ về cấu trúcđịa hình giữa các khu vực. + Một số khoáng sản chính đã có mặt: than, đá vôi, vàng,thiếc sắt… - Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển ( lấy dẫn chứng..) 2. (1 điểm). * Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta Việt Nam có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ - Gió mùa mùa đông: + Từ tháng 11đến tháng 4: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB thổi theo hướng ĐB + Thời kì đầu lạnh khô, thời kì sau lạnh ẩm + Gió mùa ĐB thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2-3 tháng lạnh.Khi di chuyển xuống phía nam bị biến tính, suy yếu và kết thúc bởi bức chán dãy Bạch Mã. + Trong thời gian này từ Đà Nẵng trở vào tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng ĐB hình thành một mùa khô nắng nóng. - Gió mùa mùa hạ:có 2 luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta. + Vào các tháng 5,6,7 khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên khô nóng-> gió Lào cho đồng bằng vên biển Trung Bộ, đôi khi cả đồng bằng Bắc Bộ. + Từ tháng 6 đến tháng 10 gió mùa TN xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nử cầu Nam hoạt động. + Khối khí này có tính chất nóng ẩm, gay mưa lớn và kéo dài cho các vùng đó gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên,Gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. + Do áp thấp Bắc Bộ khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ -> gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc. * Tác động: - Ở miền Bắc : có mùa Đông lạnh khô,ít mưa và 1 mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. - Ở miền Nam có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. - ở đồng bằng ven biển miền Trung có 2 mùa mưa khô nhưng mùa mưa lệch về thu đông. CâuII(2 điểm) 1.( 1 điểm ) * Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp Trang 2
  3. * Giải thích:. - Có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển: đất, khí hậu… - Các thể mạnh về kinh tế- xã hội được phát huy: thị trường trong và ngoài nước mở rộng, đăc biệt là thị trường nước ngoài đối với cây công nghiệp lâu năm; Chính sách đầu tư phát triển hàng xuất khẩu của nhà nước; Sự tiến bộ và mở rộng cơ sở chế biến; Phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp hàng hóa…. 2 (1 điểm) *.So sánh chuyên môn hóa sản xuất N N vùng TDMNBB và ĐNB - Giống: + Đều là những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của cả nước + Có các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. - Khác: Mỗi vùng có sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau + TDMNBB: Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt( che, trẩu, sơn, hồi..); đậu tương, lạc thuốc lá; cây ăn quả cây dược liêu; trâu, bò lấy thịt và lấy sữa,lợn.. + Đông Nam Bộ: Cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, điều); các cây công nghiệp ngắn ngày( đậu tương, mía); nuôi trồng thủy sản; bò sữa, gia cầm. *Giải thích: + TDMNBB: -> Địa hình núi, cao nguyên, đồi thấp-> phát triển chăn nuôi -> Khí hậu nhiệt đới trên núi, có 1 mùa đông lạnh, đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ, đất bạc màu-> phát triển các cây trồng…. + ĐNB -> Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản -> Khí hậu cận xích đạo gió mùa, các vùng đất đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng-> phát triển cây công nghiệp. Câu III ( 4 điểm) a. Vẽ biểu đồ(2 điểm) - Xử lí số liệu. Kết quả như sau: Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn ( đơn vị %) Năm Tổng Thành thị Nông thôn 1990 100,0 20,4 79,6 1995 100,0 20,8 79,2 2000 100,0 24,2 75,8 2003 100,0 25,8 74,2 2006 100,0 26,9 73,1 - Vẽ biểu đồ. Biểu đò thích hợp nhất là biểu đồ miền Yêu cầu: + Chính xác về khoảng cách chia trên 2 trục + Có chú giải và tên biểu đồ + Chính xác về các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ. b. Nhận xét và giải thích(1 điểm) + Tỉ lệ dân nông thôn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp( dẫn chứng). Nguyên nhân : do tính chất của nền kinh tế, đô thị hóa châm. + Xu thế: tỉ lệ dân nông thôn giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng( dẫn chứng). Nguyên nhân: do -> Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa -> Quá trình đô thị hóa -> Nhu cầu người dân ra thành thị tìm việc làm. c. Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa với chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Trang 3
  4. * Đô thị hóa-> chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Các đô thị lớn ảnh hưởng đén sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, các địa phương. - Đô thị là nơi có thị trường lớn, sức mua đa dạng. - Tập trung đông lao động, cơ sở vật chất hiện đại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.-> tạo động lực cho sự phát triển các nghành kinh tế ở khu vực II va III. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế-> thúc đẩy công nghiệp hóa. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông , lâm, ngư; tăng dần tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. - Lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển sang những nghành có năng suất cao, kĩ thuật tiên tiến làm cơ sở cho kinh tế đô thị. - Việc hiện đại hóa các nghành giao thông, thông tin liên lac. Tạo điều kiện thúc đẩy đô thị hóa. - Hoạt động công nghiêp dịch vụ hát triển làm một bộ phận dân cư chuyển từ khu vựcI sang khu vực II và III. II. PHẦN RIÊNG( 2 điểm) Câu IV. a. ( 2 điểm) * Việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta vì: - Thực trạng của vấn đề việc làm: tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm( số liệu chứng minh..) - Hậu quả của vấn đề việc làm: Phân tích về kinh tế, xã hội, môi trường..) * Các phương hướng giải quyết: - Phân bố lại dân cư và lao động… - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân sô ở nông thôn. - Đa dạng hóa cơ cấu nghành nghề ở nông thôn - Đẩy mạnh xuát khẩu lao động…, hợp tác với nước ngoài. - Đa dạng hóa các loai hình đào tạo… Câu IV. b. ( 2 điểm) * Tình hình phát triển và phân bố nghành thủy sản - Phát triển mạnh trong những năm gần đây( lấy số liệu về sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản bình quân đầu người… để chứng minh. - Tình hình khai thác thủy sản, phân bố…. - Tình hình nuôi trồng thủy sản: trình bày diện tích, hiện trạng nuôi trồng và phân bố nghề nuôi tôm, nghề nuôi cá…. * ĐBSCL….vì: - Diện tích măt nước nuôi tôm rộng( chứng minh) - Dân cư có kinh nghiệm và truyền thống nuôi tôm, cá. - Các dịch vụ cho nuôi tôm cá phát triển rộng rãi…. - Chính sách đầu tư phát triển của nhà nước… Trang 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2