Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo
lượt xem 3
download
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo có nội dung gồm các phần: phần 1 - những vấn đề chung; phần 2 - nội dung và phương pháp dạy học lịch sử địa phương; phần 3 - một số bài soạn minh họa... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo
- LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí dành cho học sinh tỉnh Quảng Bình. Bắt đầu từ năm học 2013 2014, các tiết giáo dục địa phương trong phân phối chương trình môn Ngữ văn, Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 và môn Địa lí lớp 9 được dạy học theo bộ tài liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình biên soạn. Để việc triển khai thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương môn Lịch sử theo tài liệu của Sở đạt kết quả tốt, phòng GDTrH đưa Chuyên đề dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 2014 (sau đây gọi tắt là Chuyên đề). Thời lượng dành cho Chuyên đề là 30 tiết, gồm 15 tiết giáo viên tự nghiên cứu và 15 tiết bồi dưỡng tập trung. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn tài liệu sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và bất cập. Rất mong quí thầy, quí cô thông cảm, chia sẻ và góp ý chân tình, thẳng thắn để chúng tôi có được những kinh nghiệm thật sự bổ ích. NHÓM TÁC GIẢ Dương Xuân Sự Chuyên viên phòng GDTrH Thái Thị Lợi TPCM trường THPT Chuyên Quảng Bình 1
- Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm “lịch sử địa phương” Để xác định được mục đích yêu cầu của việc dạy và học Lịch sử địa phương, chúng tôi nghĩ trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Lịch sử địa phương” muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương”; Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc... Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. 2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc 2
- Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thày của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử thế giới. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lòng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử... Tư liệu lịch sử địa phương chẳng những là cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự phát triển của lịch sử các địa 3
- phương, mà còn là những căn cứ cụ thể chi tiết để xem xét đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch sử dân tộc. 3. Sự cần thiết phải chú trọng nội dung lịch sử địa phương Như trên đã nói, bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra trong lịch sử đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử của dân tộc là điều rất cần thiết. Vì vậy, dạy học lịch sử địa phương Quảng Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giúp giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông các cấp trong tỉnh. Thông qua việc dạy học sinh học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành. Từ đó, việc tổ chức nghiên cứu, bồi dưỡng cho giáo viên bộ môn Lịch sử, giáo viên dạy ở cấp phổ thông về lịch sử địa phương tỉnh nhà không những cần thiết về tri thức mà còn bồi dưỡng cho các giáo viên những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết lịch sử vào thực tiễn đang đòi hỏi ở địa phương. Từ hoạt động thực tiễn đó, các giáo viên sẽ thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương tỉnh nhà, song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh nhà của giáo viên các cấp được tổ chức tốt sẽ như nhịp cầu nối tình cảm của giáo viên với nhân dân địa 4
- phương trong tỉnh; cũng là biện pháp để khai thác sức sáng tạo tiềm tàng truyền thống lịch sử của nhân dân địa phương. Trên tinh thần đó, Lịch sử địa phương Quảng Bình nếu được bồi dưỡng tốt cho giáo viên và được tổ chức giảng dạy tốt ở các trường phổ thông trong tỉnh sẽ là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương Quảng Bình mình, giáo dục cho các em lòng tự hào về truyền thống quê hương và yêu quê hương, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Ngoài ra, dạy học lịch sử địa phương tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh và cho giáo viên. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành lòng tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu trong địa phương của mình khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Giáo viên và học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Quảng Bình chúng ta từ trước đến nay. Phần II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1. Nội dung và nguyên tắc biên soạn tài liệu Lịch sử địa phương Quảng Bình Thực hiện Công văn số 5977/BGDĐTGDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nội dung Giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức biên soạn bộ tài liệu giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý (sách dùng cho học sinh và giáo viên THCS). Bộ tài liệu gồm có: 5
- 04 cuốn dành cho học sinh: + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử lớp 6; + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử lớp 7; + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử lớp 8; + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý lớp 9. 01 cuốn dành cho giáo viên: Tài liệu hướng dẫn giảng dạy chương trình giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý lớp 6, 7, 8, 9. Phân phối chương trình và nội dung phần Lịch sử cụ thể theo từng khối, lớp như sau: Lớp 6: 01 bài, được dạy trong 01 tiết (tiết 32, theo PPCT), với nội dung: + Vùng đất Quảng Bình là dải đất hẹp, có cảnh quan đa dạng: sông, núi, biển, rừng. Đặc điểm tự nhiên đã tác động lớn đến điều kiện sống của con người, làm nảy sinh những tuấn kiệt danh nhân. + Những danh nhân tiêu biểu của Quảng Bình. + Những nét tính cách của con người Quảng Bình và những nhân tố góp phần tạo dựng nên điểm riêng biệt trong tính cách con người Quảng Bình. Lớp 7: Bao gồm 03 bài, được dạy trong 03 tiết (tiết 32, 56, 65 theo PPCT), mỗi bài 01 tiết, với các nội dung: + Bài 1: Quảng Bình là một phần lãnh thổ thiêng liêng của nước Việt. Những thăng trầm của lịch sử đã để lại những dấu ấn sâu sắc đối với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Trước 1832, vùng đất Quảng Bình thường xuyên có sự thay đổi địa giới và tên gọi. Từ sau 1832, các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình dần hoàn chỉnh. + Bài 2: Khái quát sự hình thành và phát triển của xã hội nguyên thuỷ 6
- trên đất Quảng Bình. Những đóng góp của nhân dân Quảng Bình đối với sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc (đến thế kỉ XV). + Bài 3: Thế kỉ XVII, Đại Việt nằm trong tình trạng nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn Lê Trịnh và Nguyễn, Quảng Bình là chiến trường chính của các cuộc giao tranh. Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi phong trào Tây Sơn nổ ra, nhân dân Quảng Bình đã tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. Lớp 8: 01 bài, được dạy trong 01 tiết (tiết 43 theo PPCT), với nội dung: + Khái quát các cuộc khởi nghĩa, những thủ lĩnh của phong trào Cần vương ở Quảng Bình và một số trận đánh tiêu biểu diễn ra trên vùng đất này. + Những đóng góp của phong trào Cần vương ở Quảng Bình đối với công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Lớp 9: Bao gồm 02 bài, được dạy trong 02 tiết (tiết 37, 48 theo PPCT), mỗi bài 01 tiết, với các nội dung: + Bài 1: Khái quát hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 1931 và những hoạt động tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Quảng Bình. + Bài 2: Công cuộc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình đầu tháng 7 1945. + Những nét chính của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình. Sau mỗi bài có hệ thống câu hỏi và các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy các nội dung của bài học. 7
- Nội dung chương trình giáo dục địa phương cấp THCS được xây dựng đảm bảo tính logic và có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị kiến thức của lịch sử dân tộc theo từng khối lớp nhằm làm cho học sinh hiểu thêm về lịch sử dân tộc trong giai đoạn đó, đồng thời từ những kiến thức của lịch sử dân tộc, học sinh sẽ thấy được lịch sử của địa phương mình trong sự phát triển không ngừng của lịch sử dân tộc. 2. Một số yêu cầu khi dạy học Lịch sử địa phương Quảng Bình ở các trường THCS Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc. Vì vậy, khi dạy học Lịch sử địa phương giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp dạy học cơ bản của bộ môn. Tuy nhiên, do đặc thù của Lịch sử địa phương là loại kiến thức khá quen thuộc và gần gũi nên giáo viên cần chú ý một số điểm sau: Do ưu thế của Lịch sử địa phương là những sự kiện, nhân vật lịch sử rất quen thuộc, đễ tiếp xúc ngay tại địa phương. Ở một mức độ nào đó, có khi học sinh đã biết, đã nghe, đã nhìn thấy. Vì vậy, giáo viên phải tận dụng tối đa các hình thức dạy học, phát huy hết khả năng của học sinh đối với việc thu nhận kiến thức thông qua các kênh khác nhau như: hỏi người lớn trong gia đình, sưu tầm tài liệu đã được in ấn trên địa bàn qua sách báo, tranh ảnh, điền dã tại các địa phương gần nơi sinh sống, gặp các nhân chứng lịch sử, gặp gỡ các nghệ nhân, danh nhân địa phương, trao đổi trong nhóm, thảo luận cả lớp, tổ chức cho các em thực hiện một dự án nhỏ về nội dung bài học... tránh việc các em phải ngồi nghe các thông tin cứng nhắc, khô khan và thiếu tính hấp dẫn, cụ thể, sinh động. Đây là điều mà mỗi giáo viên cần phải làm được. Dạy học lịch sử địa phương tỉnh nhà cho học sinh chính là việc cụ thể hóa một cách sinh động, chi tiết những tri thức lịch sử dân tộc. Do đó những sự kiện hiện tượng lịch sử không thể tách rời vị trí không gian cụ thể, nhưng 8
- những vị trí không gian đó ít nhiều đều có sự thay đổi theo cơ cấu đơn vị hành chính địa phương (chủ yếu do tỉnh ta thời gian qua đã có nhiều thay đổi do việc nhập, tách tỉnh, huyện, xã .v.v…) Chính vì vậy khi trình bày những sự kiện, hiện tượng lịch sử, cần chú ý xác định rõ vị trí không gian, địa danh lịch sử ở thời điểm sự kiện xảy ra và ở vị trí không gian hiện tại để người học dễ theo dõi, hình dung, tái tạo lịch sử một cách chính xác. Khi dạy học lịch sử địa phương chúng ta sẽ có ý kiến nhận xét, đánh giá về vai trò của cá nhân, quần chúng trong lịch sử, về sự đóng góp của địa phương tỉnh ta với toàn quốc, về mối quan hệ giữa các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử .v.v… Việc đánh giá vai trò của cá nhân và quần chúng không thể áp đặt chủ quan, lịch sử địa phương của tỉnh nhà chúng ta thường rất cụ thể và đòi hỏi khách quan, vì vậy khi nêu tên các nhân vật lịch sử ở địa phương trong tỉnh không đòi hỏi ở họ sự tiêu biểu toàn diện mà có thể là về một lĩnh vực hoạt động nào đó. Có những nhân vật có tác dụng tích cực ở một thời kỳ lịch sử này, sau lại giảm đi ở một thời kỳ khác và ngược lại. Phải đổi mới cách đánh giá các nội dung địa phương: Cho dù thời lượng dành cho các tiết địa phương trong chương trình không nhiều nhưng không nên coi đây là phần phụ, nội dung ngoại khoá của chương trình chính khoá, học chỉ để biết. Nên có cách đánh giá, cho điểm với những cách làm riêng của chương trình địa phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, thi diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp...nhằm tạo ra sự thích thú của các em với những nội dung trong bài học. Nên sử dụng các hình thức dạy học sau: + Tổ chức cho học sinh được đi tham quan học tập tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, các công trình kiến trúc, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, các làng nghề ở địa phương... để các em có cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề đang diễn ra tại địa phương mình. 9
- + Với các bài miêu tả trận đánh, các di tích lịch sử, các địa điểm của căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp... có thể tổ chức dạy học trên thực địa rất tốt. Các tiết học như vậy sẽ khiến học sinh vô cùng thích thú và nâng cao lòng tự hào về truyền thống qưê hương cách mạng cho các em. + Có thể tổ chức các buổi ngoại khoá về Lịch sử địa phương tại các trường trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng của tỉnh nhà. Có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề về Lịch sử địa phương như: văn hoá các dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân địa phương...Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao trong các nội dung này, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống câu hỏi, về những nội dung cần thiết cho các buổi ngoại khoá để thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia của học sinh. + Có thể lập các nhóm sưu tầm các nội dung về Lịch sử địa phương ở tại xóm, xã, địa phương đang sinh sống. Đây là việc làm lâu dài, cần đầu tư nhiều công sức và phải có những bước đi hết sức cụ thể. Nếu tổ chức tốt, học sinh có thể làm quen được với công việc rất có ý nghĩa này và hình thành được một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của các em: tự tin, chủ động, sáng tạo...Bước đầu có thể cho các em viết tiểu sử, sưu tầm các kỷ vật, các câu chuyện của các anh hùng, liệt sĩ, các cựu chiến binh của quê hương mình... Dạy học lịch sử địa phương Quảng Bình cho học sinh các cấp nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương tỉnh nhà cho học sinh. Cho nên những thành tựu trong chiến đấu và xây dựng ở địa phương Quảng Bình chúng ta phải làm cho học sinh thấy rõ nó cũng có ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự hy sinh anh dũng của con em địa phương chúng ta trong sự nghiệp giữ nước cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ tỉnh nhà hiện tại và mai sau. Phần III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA 10
- LỚP 6 Tiết 32 VÙNG ĐẤT “ĐỊA LINH NHÂN KIỆT” VÀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI QUẢNG BÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh hiểu: Vùng đất Quảng Bình là dải đất hẹp, có cảnh quan đa dạng: sông, núi, biển, rừng. Đặc điểm tự nhiên đã tác động lớn đến điều kiện sống của con người, làm nảy sinh những tuấn kiệt danh nhân. Những danh nhân tiêu biểu của Quảng Bình. Những nét tính cách của con người Quảng Bình và những nhân tố góp phần tạo dựng nên điểm riêng biệt trong tính cách con người Quảng Bình. Giáo dục tình yêu, lòng tự hào về truyền thống của quê hương. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Cần giải thích cho HS hiểu thế nào là “địa linh nhân kiệt”. Mục 1 viết rất khái quát về tự nhiên Quảng Bình, giáo viên cần tham khảo thêm về địa lí Quảng Bình để vận dụng vào bài giảng. Mục 2 điểm qua các danh nhân để HS có cái nhìn khái quát, nhưng cần làm rõ một vài danh nhân để tạo điểm nhấn cho bài học. III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình. Bản đồ Quảng Bình. Tranh ảnh, tài liệu tham khảo về danh lam thắng cảnh, các nhân vật lịch sử. IV. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 11
- Mục 1. Quảng Bình vùng đất “địa linh nhân kiệt” Giáo viên dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu với học sinh về Quảng Bình: + Quảng Bình là một dải đất hẹp ở miền Trung, có cảnh quan đa dạng: núi, sông, rừng, biển, đồng bằng… + Thiên nhiên ban tặng cho Quảng Bình nhiều danh lam thắng cảnh: động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ, núi Thần Đinh... + Đây là vùng đất sản sinh nhiều tuấn kiệt, danh nhân. Từ bài giảng, giúp học sinh có khái niệm về “địa linh nhân kiệt”. GV lưu ý giải thích cho học sinh nắm rõ một số địa danh: + Núi Phượng thuộc dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang), phía bắc Quảng Bình. + Núi Đâu Mâu ở Lệ Thuỷ + Núi Cẩm Li phía nam Lệ Thuỷ giáp ranh với Quảng Ninh. + Động Phong Nha, động Thiên Đường, động Tiên Sơn: Hệ thống hang động ở xã Sơn Trạch, Bố Trạch. + Sông Loan tức sông Roòn (Quảng Trạch). + Sông Bình Giang tức sông Kiến Giang (Lệ Thuỷ). + Sông Linh Giang tức sông Gianh. + Phá Hạc Hải (Lệ Thuỷ). Mục 2. Nhân kiệt trên vùng đất Quảng Bình Giáo viên tập trung làm rõ các ý sau: + Nhân kiệt trên vùng đất Quảng Bình gắn với truyền thống học hành, 12
- khoa bảng và những thành công trong sự nghiệp phò vua giúp nước. + Quảng Bình là vùng đất xa xôi phía cực nam của Đại Việt nên việc học hành không thuận lợi như các vùng đất gần kinh kì. Tuy vậy, đến thế kỉ XIII, học hành, khoa cử đã khá phát triển. + Trương Xán là người mở đầu cho truyền thống học hành, đỗ đạt cao của vùng đất Quảng Bình. Từ đó có rất nhiều người học hành đỗ đạt như Trần Nguyên Diễn, Dương Văn An, Phạm Khắc Hoan, Hoàng Thương Xá… Đặc biệt ở thời nhà Nguyễn, Quảng Bình có số lượng người đỗ học vị Tiến sĩ khá đông (24 người). + Nhiều người làm quan đến chức Thượng thư như Nguyễn Thế Trực, Nguyễn Viết Tuấn (thời Tây Sơn); làm thầy dạy học cho vua như Nguyễn Đăng Tuấn, Nguyễn Hàm Ninh… đặc biệt Vũ Xuân Cẩn làm quan trải 4 đời vua, được phong là “Tứ triều nguyên lão”. + Thời hiện đại, Võ Nguyên Giáp là một trong những danh tướng xuất sắc nhất thế giới trong thế kỉ XX. + Tám làng có truyền thống hiếu học và có nhiều người đỗ đạt, được dân gian truyền tụng là “Bát danh hương” gồm: Sơn Hà Cảnh Thổ Văn Võ Cổ Kim. Mục 3. Con người Quảng Bình và những nét tính cách riêng Giáo viên cần làm rõ 3 yếu tố góp phần tạo nên nét tính cách của con người Quảng Bình: + Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (bão lụt, nắng nóng, gió phơn…) đòi hỏi con người không ngừng sáng tạo, vượt khó vươn lên tạo dựng cuộc sống. + Yếu tố văn hoá: Là nơi hội tụ, giao thoa của các nền văn hoá bản địa và văn hoá khu vực…, vì vậy đã hình thành những tinh hoa văn hoá độc đáo. 13
- + Yếu tố lịch sử: Là vùng đất thường diễn ra các cuộc giao tranh, hỗn chiến của các thế lực phong kiến,... làm con người luôn phải có cách ứng xử hợp lí, bao dung,… Kết luận chung về tính cách con người Quảng Bình: yêu nước, anh dũng bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm; cần cù, sáng tạo, chịu khó trong lao động sản xuất; cương trực, giản dị, bao dung trong đời thường… V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiến sĩ Dương Văn An Dương Văn An người làng Tuy Lộc, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Về gia đình và tuổi trẻ của Dương Văn An hiện chưa có tư liệu đầy đủ. Chỉ biết ông sinh khoảng năm 1514. Lớn lên và học tập Nho học ngay tại quê nhà. Năm 1547, ông đi thi và đỗ Tiến sĩ, sau đó được nhà Mạc bổ làm quan. Theo tài liệu còn lưu giữ được, Dương Văn An làm quan đến chức cao nhất là Thượng thư (nhưng không rõ bộ nào), tước Sùng Nham hầu. Khi ông mất được triều đình truy phong tước Tuấn Quận công. Tác phẩm duy nhất mà Dương Văn An để lại đó là Ô châu cận lục. Đây là tập sách đầu tiên viết về vùng đất Quảng Bình gồm cả địa lí, con người, phong tục… Tập sách tuy không dày nhưng để lại những nguồn tư liệu quý để thế hệ sau này tra cứu, tìm hiểu. (Lược theo: Danh nhân văn hoá Quảng Bình, tập 1, Nxb Thuận Hoá, 1993) 2. Đề đốc Lê Trực Lê Trực (1828 1919) còn gọi là Lê Văn Trực, người xã Thanh Thuỷ, tổng Thuận Lễ, huyện Bình Chính, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay là xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình). Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lại mồ côi cha từ khi 5 tuổi nên 14
- ông sớm bắt đầu một cuộc sống lam lũ, cuốc mướn cày thuê. Tuy vậy, ông được trời phú cho sức khoẻ phi thường và rất giỏi đấu vật. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ Cử nhân võ, được cho vào học tập ở Võ Học đường. Năm 1859, ông qua được kì sát hạch và tham gia thi Hội đỗ thứ nhì, thi Đình đỗ thứ ba nên được ban chức danh Đệ Tam giáp võ Tiến sĩ xuất thân, sung vào hàng võ quan tại triều đình Huế. Năm 1860, khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì ông giữ chức Chánh Hiệp quản Thanh Hoá, sau đó làm Chánh Lãnh binh ở Lạng Sơn. Năm 1873, ông được giữ chức Đề đốc thành Hà Nội. Ông đã cùng với Tổng đốc Hoàng Diệu ra sức xây dựng, củng cố khả năng phòng thủ của thành Hà Nội. Ngày 25 4 1882, quân đội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã chiến đấu rất anh dũng chống lại cuộc tấn công thành lần thứ hai của Pháp nhưng không giữ được thành. Tổng đốc Hoàng Diệu tự sát, Lê Trực bị cách chức đuổi về quê sống một cảnh đời bất đắc chí. Tháng 7 1885, vua Hàm Nghi kêu gọi “Cần vương”, dù đã già nhưng Lê Trực vẫn hăng hái chiêu nạp nghĩa sĩ, xây dựng đồn trại, lập căn cứ chống Pháp ở núi Chóp Chài (Tuyên Hoá). Nghĩa quân Lê Trực hoạt động trên một địa bàn khá rộng từ Quảng Trạch đến Tuyên Hoá với phương thức đánh du kích, mai phục chặn đánh các đoàn xe, tập kích đồn Pháp... Ông còn liên kết với các lực lượng nghĩa quân khác của Mai Lượng, Lê Mô Khởi, Hoàng Phúc, Đề Én, Đề Chít… để tổ chức các cuộc vây thành Đồng Hới, đánh trận Diêm Trường, Lâm Xuân (Quảng Trạch), trận Hạ Trang (Tuyên Hoá)… Nghĩa quân của Lê Trực cũng tổ chức nhiều trận đánh bảo vệ “Triều đình Hàm Nghi” vượt qua sự truy lùng ráo riết của quân Pháp. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. Phong trào Cần vương ở Quảng Bình lâm vào tình thế khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, Lê Trực đã thoái chí ra hàng quân Pháp. Tuy thực dân Pháp ra sức dụ dỗ ông hợp tác nhưng ông đã nhất mực từ chối. Việc ông thoái chí, không cùng dân tộc đi hết 15
- con đường chống Pháp là một kết thúc buồn của một đời làm võ quan hết lòng vì “nghĩa quân thần đạo vua tôi” của ông. Tuy vậy, những gì ông đã làm rất đáng được hậu thế trân trọng. (Lược theo: Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về danh nhân Quảng Bình, 7 2013) 3. Vũ Xuân Cẩn Vũ Xuân Cẩn người làng Hoà Luật Nam, nay thuộc xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt. Thuở nhỏ ông là người tính tình hiền hậu, thông minh và có chí đèn sách. Ông đã từng đi thi và đỗ Cống sĩ (ngang với Cử nhân) nhưng không ra làm quan. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn và mời Vũ Xuân Cẩn vào làm ở Viện Hàn lâm. Trong 50 năm làm quan, trải 4 đời vua (Từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), ông đã giữ nhiều chức vụ ở địa phương (Tham biện hiệp trấn Hưng Hoá, Sơn Nam, Hoài Đức, Thị lang biện lí Bắc Thành, Tổng đốc tỉnh Bình Phú…) và nhiều chức vụ quan trọng bậc nhất trong triều (Thượng thư bộ Hình, Thượng thư bộ Công, Hàm Lâm viện học sĩ, Đông các Đại học sĩ, Tổng tài Quốc sử quán…). Là người có học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, thẳng thắn, thương dân nên dù ở cương vị nào ông cũng tận tụy với công việc, có khả năng hộ quốc an dân, luôn vì việc nghĩa. Năm 1852, Vũ Xuân Cẩn cáo quan về quê dưỡng lão. Dù rất luyến tiếc nhưng vua Tự Đức cũng y cho. Tháng 4 1852, Vũ Xuân Cẩn mất. Vua thương tiếc lắm nên đã ban cho tên thụy là Văn Đoan, cấp vàng lụa, sửa việc quan tang, cử phái đoàn triều đình đến tế. Tháng 7 1852, vua sai người đem bài minh do vua làm khắc vào bia đá dựng chỗ đầu làng để ghi nhận công lao của Vũ Xuân Cẩn với triều đình. Bài minh có nhan đề “Tứ triều nguyên lão” Ông lão có đức vọng lớn ở bốn triều. 16
- (Lược theo: Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về danh nhân Quảng Bình, 7 2013) Lớp 7 Tiết 65 QUẢNG BÌNH TỪ THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH ĐẾN THỜI ĐẠI QUANG TRUNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học sinh nắm được: Thế kỉ XVII, Đại Việt nằm trong tình trạng nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn Lê Trịnh và Nguyễn, Quảng Bình là chiến trường chính của các cuộc giao tranh. Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi phong trào Tây Sơn nổ ra, nhân dân Quảng Bình đã tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược. Giáo dục tinh thần yêu chuộng hoà bình, ý thức về độc lập dân tộc 17
- luôn gắn liền với thống nhất đất nước. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Bài học này gắn với những nội dung của lịch sử dân tộc trong các thế kỉ XVII, XVIII. Vì vậy, giáo viên phải liên hệ, gợi nhớ cho học sinh những kiến thức đã được học để hiểu được lịch sử Quảng Bình trong bối cảnh đó. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ để học sinh tìm hiểu trước về luỹ Thầy, về Đào Duy Từ… III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC Tranh ảnh về hệ thống luỹ Thầy. Tư liệu về các cuộc giao tranh Trịnh Nguyễn. IV. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Mục 1. Chiến trường chính của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn Giáo viên nhắc qua tình hình nước ta ở thế kỉ XVI, XVII và sự hình thành hai tập đoàn phong kiến Lê Trịnh và Nguyễn. Sau đó đưa ra các câu hỏi: Chúa Nguyễn đã làm gì để chống lại sự xâm nhập của quân đội Lê Trịnh ở mặt Bắc? Họ Nguyễn nhờ vào sự giúp đỡ của Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, sự đóng góp của quân dân đã xây dựng các tuyến phòng thủ kiên cố như luỹ Trường Dục, luỹ Động Hải, luỹ Trấn Ninh,… để trấn giữ mặt Bắc. Vị trí của Quảng Bình trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn? Hậu quả? + Trong suốt nửa thế kỉ (1627 1672), hai thế lực Trịnh Nguyễn giao tranh ác liệt (diễn ra 7 cuộc giao tranh lớn). Quảng Bình là nơi trực tiếp diễn ra chiến sự ác liệt. 18
- + Năm 1672, do không phân được thắng bại, hai bên đành lấy Linh Giang (sông Gianh) làm giới tuyến chia cắt đất nước. Phía bắc sông Gianh gọi là Đàng Ngoài do chính quyền Lê Trịnh cai quản, phía nam gọi là Đàng Trong thuộc quyền quản lí của chúa Nguyễn. + Hậu quả: Chiến tranh đã làm cho đời sống nhân dân điêu đứng, khốn khổ, chết chóc, li loạn. Tình cảnh nồi da xáo thịt trở thành nỗi niềm đau đáu của nhân dân. Vì vậy, người dân Quảng Bình có thơ rằng: Sông Gianh nước chảy đôi dòng Đèn chong đôi ngọn, biết trông ngọn nào? Mục 2. Đấu tranh chống áp bức, thống nhất đất nước Giáo viên giới thiệu qua về tình hình nước ta ở thế kỉ XVIII và sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn. Sau đó hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Nhân dân Quảng Bình đã có những đóng góp gì trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước? Năm 1774, quân Trịnh vượt sông Gianh lần lượt chiếm Bố Chính, Thuận Hoá. Năm 1777, nhân dân hai huyện Khang Lộc, Lệ Thuỷ nổi dậy chống ách thống trị của họ Trịnh, làm cho quân Trịnh hoảng sợ bỏ chạy. Chúa Trịnh sai quân đàn áp cuộc khởi nghĩa, song nhân dân vẫn không nguôi chí khí đấu tranh. Năm 1786, Nguyễn Huệ chỉ huy một đạo quân tiến ra Bắc tiêu diệt thế lực quân Trịnh. Chỉ trong vòng 10 ngày của tháng 6 1786, nhân dân Bố Chính đã nổi dậy phối hợp với nghĩa quân đánh tan 3 vạn quân Trịnh trên phòng tuyến sông Gianh. Mục 3. Đấu tranh chống quân Thanh xâm lược. Chung tay xây dựng đất nước Bằng phương pháp đàm thoại, giáo viên giúp học sinh giải quyết các câu hỏi sau: 19
- Tình hình nước ta vào cuối 1788 như thế nào? Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh tràn sang xâm lược nước ta. Từ Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi tiến quân ra Bắc chống quân xâm lược. Nhân dân Quảng Bình đã có đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống Thanh xâm lược? + Tham gia nghĩa quân để giết giặc, cứu nước. + Nhân dân hai bờ sông Gianh cung cấp lương thực, thuyền mảng để quân Tây Sơn vượt sông Gianh, Roòn tiến quân ra Bắc… Tình hình Quảng Bình sau khi giải phóng được đất nước như thế nào? + Nhân dân châu Thuận Chính (Bố Chính) sau nhiều năm phiêu bạt, nay trở về quê hương yên ổn làm ăn. Sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công được phục hồi và phát triển, các chợ buôn bán trở nên tấp nập. + Các trường tư được dựng lại thu hút con em học tập. + Nhiều người Quảng Bình tích tham gia bộ máy chính quyền Tây Sơn như Thượng thư Nguyễn Thế Trực (người Lệ Thuỷ), Tư vụ Bộ Hộ Nguyễn Viết Tuấn (người Quảng Ninh)... Như vậy, nhân dân Quảng Bình đã có sự đóng góp đáng kể vào công cuộc thống nhất và xây dựng đất nước thời Tây Sơn Quang Trung. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những chiến luỹ được các chúa Nguyễn xây dựng trên đất Quảng Bình Năm 1630, xây xong luỹ Trường Dục, bắt đầu từ làng Trường Dục dưới chân núi Trường Sơn chạy đến phá Hạc Hải. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở - Nội dung bồi dưỡng 2: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn Toán ở trường trung học cơ sở
70 p | 30 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THPT - Nội dung bồi dưỡng 2: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THPT theo hướng tích cực
43 p | 39 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non; giáo viên phổ thông; giáo viên GDTX, GD-DN năm học 2016-2017: Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển GD&ĐT
51 p | 52 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 môn Giáo dục công dân cáp THPT - Chuyên đề: Giáo dục pháp luật và một số giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT
48 p | 54 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông - Nội dung bồi dưỡng 2: Dạy học phân hóa môn Toán trung học phổ thông
56 p | 34 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS - Nội dung bồi dưỡng: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
43 p | 46 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học THPT năm học 2016-2017 - Chuyên đề 2: Một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực
58 p | 39 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn GDCD cấp THCS: Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học nội dung đạo đức, pháp luật trong môn Giáo dục Công dân ở trường THCS
42 p | 53 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THCS năm học 2016-2017: Sử dụng di sản trong dạy học môn Địa lí cấp THCS
52 p | 28 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THPT: Những kiến thức cơ bản về sinh lý máu - hệ tuần hoàn (phần 1) phục vụ giảng dạy sinh học THPT
50 p | 48 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT năm học 2016-2017: Sử dụng di sản trong dạy học môn Địa lí cấp THPT
54 p | 30 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017
44 p | 29 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THCS: Những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học (phần 1) phục vụ giảng dạy Sinh học THCS
59 p | 39 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THPT năm học 2016-2017
51 p | 39 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn KTNN cấp THCS năm học 2016-2017
46 p | 40 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Âm nhạc THCS (Năm học 2016-2017)
50 p | 36 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên - Chuyên đề: Kỹ thuật dạy học tích cực
34 p | 34 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ
39 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn