T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
<br />
SO SÁNH GÂY MÊ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH VÀ<br />
TRUYỀN LIÊN TỤC BẰNG PROPOFOL CHO PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ<br />
T Đ c Lu n*; Nguy n Trung Kiên**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh hiệu quả vô cảm, tính an toàn của gây mê kiểm soát nồng độ đích và<br />
truyền liên tục propofol cho phẫu thuật nội soi (PTNS) tán sỏi niệu quản ngược dòng (TSNQND).<br />
Đối tượng và phương pháp: 120 bệnh nhân (BN) TSNQND được chia thành 2 nhóm: nhóm 1<br />
(n = 60) gây mê kiểm soát nồng độ đích; nhóm 2 gây mê bằng truyền liên tục propofol qua bơm<br />
tiêm điện. Kiểm soát thông khí qua mask thanh quản (MTQ). Điều chỉnh độ mê theo thang điểm<br />
PRST; ngưng propofol trước khi kết thúc can thiệp khoảng 5 phút, rút MTQ tại phòng mổ khi BN<br />
tỉnh, đáp ứng tốt theo y lệnh; cho xuất viện khi thang điểm Chung F sửa đổi ≥ 9. Kết quả: tiêu<br />
thụ propofol nhóm 1 (473,9 ± 151,3mg) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 (537,6 ±<br />
169,5mg). Thời gian hồi tỉnh và thời gian nằm hồi tỉnh trung bình nhóm 1 và nhóm 2 tương ứng<br />
theo thứ tự 13,9 ± 5,4; 17,8 ± 8,6 phút và 38,5 ± 11,6; 44,7 ± 10,5 phút; p < 0,05. Tỷ lệ BN xuất<br />
viện trong 6 giờ đầu ở nhóm 1 (31,7%) cao hơn nhóm 2 (20%); p < 0,05. Tiểu buốt, tiểu dắt gặp<br />
ở 2 nhóm với tỷ lệ lần lượt 25% và 31,7%; bí tiểu hai nhóm lần lượt là 6,7% và 5%. Kết luận:<br />
gây mê kiểm soát nồng độ đích bằng propofol cho phẫu thuật TSNQND ở BN ngoại trú tiêu thụ<br />
ít propofol hơn, thời gian hồi tỉnh ngắn hơn và tỷ lệ xuất viện trong vòng 6 giờ cao hơn so với<br />
truyền liên tục propofol.<br />
* Từ khóa: Tán sỏi niệu quản ngược dòng; Kiểm soát nồng độ đích; Propofol, Bệnh nhân<br />
ngoại trú.<br />
<br />
Comparison between Target Controlled Infusion Anesthesia and<br />
Continuous Infusion with Propofol for Retrograde Ureteroscopic<br />
Lithotripsy in Outpatients<br />
Summary<br />
Objectives: To compare the efficacy and safety of target controlled infusion (TCI) anesthesia<br />
and continuous infusion with propofol for retrograde ureteroscopic lithotripsy in outpatients.<br />
Subjects and methods: A prospective study on 120 outpatients who was divided into two<br />
groups: group 1 (n = 60) target controlled infusion anesthesia and group 2 (n = 60) continuous<br />
infusion with propofol for retrograde ureteroscopic lithotripsy. Ventilation was controlled through<br />
laryngeal mask. Deep anesthesia level was adjusted based on Evan’s PRST score. Propofol<br />
infusion stopped 5 minutes before ending procedure and laryngeal mask was withdrawn if the<br />
patients responsed well the command; the patients were discharged if Chung F score ≥ 9.<br />
* BÖnh viÖn 30/4 - Bé C«ng an<br />
** BÖnh viÖn Qu©n y 103<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): NguyÔn Trung Kiªn (drkien103@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 30/06/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 04/11/2016<br />
Ngày bài báo đ<br />
<br />
166<br />
<br />
c đăng: 24/11/2016<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Results: The average consumption of propofol in group 1 (473.9 ± 151.3 mg) was significantly<br />
lower than the group 2 (537.6 ± 169.5 mg). Recovery time and duration in recovering room in both<br />
groups were 13.9 ± 5.4; 17.8 ± 8.6 min and 38.5 ± 11.6; 44.7 ± 10.5 min, respectively, p < 0.05;<br />
the rate of discharging within 6 hours in group 1 (31.7%) was significantly higher than group 2<br />
(20%). The rate of dysuria, urinary retention in both groups were 25%, 6.7% and 31.7%, 5%,<br />
respectively. Conclusions: Target controlled infusion with propofol provided good effectiveness of<br />
anesthesia for retrograde ureteroscopic lithotripsy in outpatients; less propofol consumption; faster<br />
recovery; shorter duration in recovering room and higher rate of discharge from hospital within<br />
6 hours when compared with continuous propofol infusion. Side effects were mild and transient.<br />
* Key words: Retrograde ureteroscopic lithotripsy; Target controlled infusion; Propofol;<br />
Outpatients.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Những tiến bộ không ngừng trong PTNS<br />
và gây mê hồi sức đã tạo một bước tiến<br />
lớn trong lĩnh vực vô cảm và phẫu thuật<br />
về trong ngày [3]. Gây mê kiểm soát nồng<br />
độ đích bằng propofol, kiểm soát thông khí<br />
qua MTQ đã được một số tác giả ngoài<br />
nước nghiên cứu về hiệu quả và tính an<br />
toàn cho phẫu thuật ngoại trú TSNQND<br />
nhưng vẫn còn chưa được nghiên cứu ở<br />
Việt Nam [1, 7, 8]. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm: So sánh hiệu<br />
quả vô cảm và tính an toàn của phương<br />
pháp gây mê kiểm soát nồng độ đích với<br />
truyền liên tục propofol có kiểm soát đường<br />
thở bằng MTQ cho PTNS TSNQND ở BN<br />
ngoại trú.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và nguyên vật liệu<br />
nghiên cứu.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: 120 BN PTNS<br />
TSNQND tại Bệnh viện Đại học Y Dược<br />
Thành phố Hồ Chí Minh từ 10 - 2011 đến<br />
12 - 2012, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm,<br />
mỗi nhóm 60 BN:<br />
Nhóm 1: gây mê tĩnh mạch kiểm soát<br />
nồng độ đích bằng propofol.<br />
Nhóm 2: gây mê tĩnh mạch bằng truyền<br />
liên tục propofol qua bơm tiêm điện.<br />
<br />
Cả 2 nhóm được kiểm soát thông khí<br />
qua MTQ.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- BN có chỉ định TSNQND ngoại trú,<br />
thời gian can thiệp dự kiến không quá<br />
90 phút; đồng ý tham gia nghiên cứu, tuổi<br />
từ 16 - 70, phân loại sức khỏe ASA I, II,<br />
chỉ số BMI ≤ 30 kg/m2; có người chăm sóc,<br />
có điện thoại để liên lạc, nơi ở cách bệnh<br />
viện không quá một giờ đi taxi.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu; viêm đường hô hấp;<br />
đã mổ mở đường tiết niệu; phụ nữ có thai;<br />
đang dùng thuốc kháng đông. Đưa ra khỏi<br />
nghiên cứu BN có biến chứng, phải chuyển<br />
đổi phương pháp can thiệp; phải dùng<br />
thuốc giãn cơ; không đặt được MTQ; can<br />
thiệp kéo dài hơn 90 phút.<br />
- Thuốc, phương tiện nghiên cứu: propofol<br />
ống 20 ml (200 mg) (Hãng Astra-Zeneca),<br />
fentanyl ống 2 ml (100 mcg) (Hãng<br />
Jansen), midazolam ống 1 ml (1mg)<br />
(Hãng Roch, Thụy Sỹ). Máy gây mê<br />
Datex-Ohmeda, monitor Nihon Kohden,<br />
máy TCI Terumo TE 372 (Nhật Bản),<br />
bơm tiêm điện (Hãng B/Braun, Đức),<br />
MTQ ProSeal các số (Hãng Johnson,<br />
Mỹ), máy tán sỏi laser Revolix (Hãng<br />
LISA, Đức).<br />
167<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên<br />
có đối chứng.<br />
* Phương pháp tiến hành:<br />
- Chuẩn bị BN: bổ sung các xét nghiệm,<br />
giải thích cho BN, hướng dẫn cách đánh<br />
giá mức độ đau theo thang điểm VAS<br />
(Visual Analogue Scale), nhịn ăn trước<br />
mổ ít nhất 6 giờ, bơm rửa trực tràng bằng<br />
fleet enema sáng sớm hôm can thiệp.<br />
- Tại phòng mổ: đặt đường truyền tĩnh<br />
mạch kim luồn số 20G, theo dõi huyết áp,<br />
SpO2, ECG, thở oxy qua mũi 3 lít/phút.<br />
Tiêm tĩnh mạch 1 mg midazolam; tiêm<br />
fentanyl tĩnh mạch theo cân nặng: ≤ 50 kg,<br />
từ 51 - 75 kg, ≥ 75 kg tương ứng là 100 µg,<br />
150 µg, 200 µg.<br />
+ Khởi mê: nhóm 1 khởi mê với nồng<br />
độ đích huyết tương (Cp) 6 µg/ml, khi BN<br />
mất đáp ứng với lời nói giảm Cp xuống<br />
4 µg/ml. Nhóm 2 tiêm propofol bằng tay<br />
trong vòng 20 giây liều 2,5 mg/kg cân<br />
nặng với BN ≤ 55 tuổi; 2 mg/kg với những<br />
BN còn lại. Thông khí bóp bóng oxy 100%,<br />
đặt MTQ; sau đó truyền liên tục qua bơm<br />
tiêm điện liều 10 mg/kg/giờ. Kiểm soát<br />
thông khí thể tích với Vt = 6 - 8 ml/kg,<br />
tần số 12 - 14 lần/phút, tỷ lệ I/E = 1/2.<br />
+ Duy trì mê: nhóm 1 duy trì mê với<br />
nồng độ đích não (Ce) 4 µg/ml, nếu điểm<br />
PRST ≥ 3, tăng Ce lên mỗi lần 0,5 µg/ml<br />
nhưng không quá 5 µg/ml. Nhóm 2 duy trì<br />
tốc độ truyền 10 mg/kg/giờ, điều chỉnh liều<br />
propofol giữ điểm PRST < 3; khi BN có<br />
điểm PRST ≥ 3, tăng mỗi lần 0,5 mg/kg/giờ<br />
nhưng không quá 12 mg/kg/giờ.<br />
168<br />
<br />
Khi BN có dấu hiệu mê sâu (điểm<br />
PRST = 0, huyết áp hạ, tần số tim chậm),<br />
truyền nhanh 100 ml dịch tinh thể trong<br />
2 phút; giảm Ce mỗi lần 0,5 µg/ml ở<br />
nhóm 1 và giảm 0,5 mg/kg/giờ ở nhóm 2.<br />
Nếu huyết áp vẫn giảm > 20% so với giá<br />
trị huyết áp ban đầu, tiêm 3 mg ephedrin<br />
tĩnh mạch. Nếu nhịp tim chậm, tiêm tĩnh<br />
mạch atropin 0,5 mg.<br />
Bảng 1: Điểm PRST của Evans [5].<br />
Thông số<br />
Huyết áp tâm thu<br />
(mmHg)<br />
<br />
Tần số tim(l/ph)<br />
<br />
Mồ hôi<br />
<br />
Nước mắt<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
< mức nền + 15<br />
<br />
0<br />
<br />
< mức nền + 30<br />
<br />
1<br />
<br />
> mức nền + 30<br />
<br />
2<br />
<br />
< mức nền + 15<br />
<br />
0<br />
<br />
< mức nền + 30<br />
<br />
1<br />
<br />
> mức nền + 30<br />
<br />
2<br />
<br />
Không có<br />
<br />
0<br />
<br />
Sờ thấy ẩm ướt<br />
<br />
1<br />
<br />
Chảy thành giọt<br />
<br />
2<br />
<br />
Mắt ướt bình<br />
thường<br />
<br />
0<br />
<br />
Ướt nhiều<br />
<br />
1<br />
<br />
Chảy nước mắt,<br />
mí mắt nhắm<br />
<br />
2<br />
<br />
+ Kết thúc mê: ngưng propofol trước<br />
khi kết thúc can thiệp khoảng 5 phút;<br />
truyền tĩnh mạch paracetamol chai 1 g<br />
(100 ml) 120 giọt/phút; rút MTQ tại phòng<br />
mổ khi BN tỉnh, đáp ứng tốt theo y lệnh.<br />
- Tại phòng hồi tỉnh: thở oxy qua mũi<br />
4 lít/phút; đánh giá mức độ tỉnh theo<br />
điểm OAA/S; đánh giá tiêu chuẩn Aldrete<br />
mỗi 3 - 5 phút, khi điểm Aldrete đạt ≥ 9,<br />
chuyển BN đến phòng hậu phẫu.<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Bảng 2:<br />
Tiêu chuẩn Aldrete sửa đổi<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
SpO2 > 92% (thở khí trời)/ > 90%/< 90% có thở O2<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Thở sâu và ho dễ/nhanh nông/ngưng thở hoặc tắc thở<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Huyết áp = ± 20%/± 20% - 50%/> ± 50% so với trước mổ<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Tỉnh táo hoàn toàn/thức dậy khi gọi/không đáp ứng<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Cử động 4 chi/cử động 2 chi/không cử động<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Tại phòng hậu phẫu: tiêm bắp 30 mg ketorolac, truyền tĩnh mạch paracetamol 1 g<br />
(100 ml); đánh giá điểm Chung F sửa đổi mỗi 30 - 60 phút, cho BN làm thủ tục xuất viện<br />
khi điểm Chung F đạt ≥ 9 điểm.<br />
Bảng 3:<br />
Tiêu chuẩn chung F<br />
<br />
Dấu hiệu<br />
<br />
Sự ổn định các dấu hiệu sinh tồn (huyết áp,<br />
mạch, hô hấp)<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Thay đổi < 20% so với giá trị nền<br />
Thay đổi 20 - 40% so với giá trị nền<br />
Thay đổi > 40% so với giá trị nền<br />
<br />
2<br />
1<br />
0<br />
<br />
Khả năng đi lại<br />
<br />
Đi lại bình thường, không chóng mặt<br />
Đi lại nếu có người giúp đỡ<br />
Đi lại khó khăn, chóng mặt<br />
<br />
2<br />
1<br />
0<br />
<br />
Buồn nôn và nôn<br />
<br />
Nhẹ/trung bình/nặng<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Đau<br />
<br />
Nhẹ/trung bình/nặng<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
Chảy máu<br />
<br />
Nhẹ/trung bình/nặng<br />
<br />
2/1/0<br />
<br />
- Tại nhà của BN: đánh giá qua điện<br />
thoại theo bảng câu hỏi, các biến chứng<br />
và tác dụng không mong muốn; BN được<br />
tư vấn qua điện thoại khi cần.<br />
- Một số thời điểm theo dõi: T0: nhận<br />
BN; T1: trước khởi mê; T2: mất tri giác;<br />
T3: trước đặt MTQ; T4: 1 phút sau đặt MTQ;<br />
<br />
T5: trước can thiệp; T6: can thiệp được<br />
1 phút; T7: can thiệp được 5 phút (trong<br />
can thiệp); T8: trước khi kết thúc can thiệp<br />
5 phút (cuối can thiệp); T9: hồi tỉnh; T10:<br />
trước rút MTQ; T11: 1 phút sau rút MTQ.<br />
- Các số liệu được xử lý bằng phần<br />
mềm y sinh học SPSS 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Bảng 4: Đặc điểm về tuổi, giới, chỉ số BMI, vị trí sỏi, thời gian can thiệp.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhóm 1 (n = 60)<br />
<br />
Nhóm 2 (n = 60)<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
46,5 ± 12,9 [21 - 70]<br />
<br />
45,2 ± 12,7 [21 - 70]<br />
<br />
Giới nam/nữ<br />
<br />
33/27<br />
<br />
32/28<br />
<br />
22,7 ± 2,9 [16,9 - 29,7]<br />
<br />
22,7 ± 2,8 [17,1 - 29,3]<br />
<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
Vi trí sỏi niệu quản: 1/3 dưới/giữa/trên<br />
Thời gian can thiệp (phút)<br />
<br />
36/23/1<br />
<br />
38/20/2<br />
<br />
25,8 ± 17,4 [5 - 90]<br />
<br />
24,8 ± 16,1 [5 - 70]<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
(Giá trị trung bình ± SD, hoặc giá trị %, hoặc [min-max]).<br />
169<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
2. Hiệu quả vô cảm.<br />
* Đánh giá độ mê theo thang điểm PRST:<br />
Bảng 5: Độ mê theo PRST.<br />
Thời điểm<br />
<br />
Nhóm 1 (n = 60)<br />
<br />
Nhóm 2 (n = 60)<br />
<br />
T3<br />
<br />
0,5 ± 0,7<br />
<br />
0,2 ± 0,4<br />
<br />
T4<br />
<br />
0,9 ± 0,7<br />
<br />
0,7 ± 0,5<br />
<br />
T5<br />
<br />
0,5 ± 0,7<br />
<br />
0,2 ± 0,4<br />
<br />
T6<br />
<br />
1,3 ± 0,9<br />
<br />
1,1 ± 0,7<br />
<br />
T7<br />
<br />
1,5 ± 0,9<br />
<br />
1,3 ± 0,9<br />
<br />
T8<br />
<br />
1,8 ± 0,9<br />
<br />
1,7 ± 0,6<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
(Giá trị trung bình ± SD, hoặc giá trị %, hoặc [min-max]).<br />
* Các chỉ tiêu chung trong gây mê, hồi tỉnh và xuất viện:<br />
Bảng 6:<br />
Kết quả<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
p<br />
<br />
Nhóm 1 (n = 60)<br />
<br />
Nhóm 2 (n = 60)<br />
<br />
Thời gian mất tri giác (giây)<br />
<br />
45,3 ± 6,6 [26 - 52]<br />
<br />
39,7 ± 9,1 [20 - 50]<br />
<br />
Thời gian đủ điều kiện đặt mask<br />
<br />
4,4 ± 0,7 [3,3 - 6,7]<br />
<br />
3,9 ± 0,8 [2,0 - 5,7]<br />
<br />
Thời gian gây mê (phút)<br />
<br />
40,7 ± 17,6 [19 - 105]<br />
<br />
41,8 ± 15,9 [20 - 78]<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng liều propofol (mg)<br />
<br />
473,9 ± 151,3 [200 - 950]<br />
<br />
537,6 ± 169,5 [220 - 950]<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
12/60 (20%)<br />
<br />
23/60 (38,3%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
144,2 ± 20,8 [100 - 200]<br />
<br />
143,3 ± 21,5 [100 - 200]<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
13,9 ± 5,4 [7 - 35]<br />
<br />
17,8 ± 8,6 [4 - 50]<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
38,5 ± 11,6 [15 - 60]<br />
<br />
44,7 ± 10,5 [15 - 60]<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
9,9 ± 4,1 [3 - 20]<br />
<br />
10,8 ± 4,9 [3 - 20]<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Hạ huyết áp cần tiêm ephedrin (%)<br />
Tổng liều fentanyl (µg)<br />
Thời gian hồi tỉnh (phút)<br />
Thời gian nằm hồi tỉnh (phút)<br />
Thời gian xuất viện (giờ)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
(Giá trị trung bình ± SD, hoặc giá trị %, hoặc [min-max])<br />
* Mức độ đau theo thang điểm VAS tại một số thời điểm nghiên cứu:<br />
Bảng 7: Điểm VAS của BN tại một số thời điểm nghiên cứu.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm 1 (n = 60)<br />
<br />
Nhóm 2 (n = 60)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tại phòng hồi tỉnh<br />
<br />
1,4 ± 0,8<br />
<br />
1,2 ± 0,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tại phòng hậu phẫu<br />
<br />
3,0 ± 0,4<br />
<br />
2,9 ± 0,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tại nhà của BN<br />
<br />
1,8 ± 0,5<br />
<br />
1,8 ± 0,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
(Giá trị trung bình ± SD, hoặc giá trị %, hoặc [min-max]).<br />
170<br />
<br />