Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
SO SÁNH KẾT QUẢ CỦA X QUANG NGƯỢC ĐẦU VÀ X QUANG NẰM<br />
SẤP TRONG CHẨN ĐOÁN DỊ DẠNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG<br />
Bùi Hải Trung*, Trương Nguyễn Uy Linh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: so sánh khoảng cách từ bóng hơi trực tràng đến đường PC trên phim X quang thế ngược đầu và<br />
phim X quang thế nằm sấp ở bệnh nhân dị dạng hậu môn - trực tràng.<br />
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên những trẻ sơ sinh bị dị dạng hậu môn –<br />
trực tràng tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/10/2008 đến 31/09/2009.<br />
Kết quả: có 50 bệnh nhân. Khoảng cách trung bình từ bóng hơi trực tràng tới đường PC trên X quang thế<br />
ngược đầu là -2,56 ± 9,84 mm. Khoảng cách trung bình từ bóng hơi trực tràng tới đường PC trên X quang thế<br />
nằm sấp là -7,58 ± 10,59 mm. Bóng hơi trực tràng trên X quang thế nằm sấp xuống thấp hơn trên X quang thế<br />
ngược đầu trung bình là 5,02 mm (p < 0,001).<br />
Kết luận: X quang thế nằm sấp có ưu điểm hơn X quang thế ngược đầu trong chẩn đoán dị dạng hậu môn trực tràng.<br />
Từ khóa: X quang thế ngược đầu, X quang thế nằm sấp, sơ sinh, dị dạng hậu môn trực tràng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVERTOGRAM AND PRONE CROSS-TABLE LATERAL VIEW IN DIAGNOSIS ANORECTAL<br />
MALFORMATIONS<br />
Bui Hai Trung, Truong Nguyen Uy Linh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 376 - 380<br />
Purpose: To compare the distance from the rectal gas shadow to pubococcygeal line (PC line) on<br />
invertogram and prone cross-table lateral view in diagnosis anorectal malformations.<br />
Material and Method: A cross-sectional study on newborns with anorectal malformation at Children<br />
Hospital No1 from 01/10/2008 to 31/09/2009.<br />
Results: There were 50 patients. The mean distance from the rectal gas shadow to PC line on invertogram is<br />
-2.56 ± 9.84 mm. The mean distance from the rectal gas shadow to PC line on prone cross-table lateral view is 7.58 ± 10.59 mm. The rectal gas shadow on prone cross-table lateral view was more caudal (5.02mm) than on<br />
invertogram.<br />
Conclusion: Prone cross-table lateral view has certain advantages over the invertogram in diagnosis<br />
anorectal malformations.<br />
Keyswords: Invertogram, prone cross-table lateral view, newborns, anorectal malformations.<br />
1/4000-1/5000 trẻ sơ sinh và gặp ở nam nhiều<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
hơn nữ(3,4,7,15).<br />
Dị dạng hậu môn - trực tràng là bệnh bẩm<br />
Để điều trị đạt kết quả tốt thì chẩn đoán<br />
sinh đường tiêu hoá đứng thứ hai sau bệnh<br />
chính xác thể loại dị dạng là hết sức quan trọng.<br />
Hirschsprung và là bệnh cấp cứu thường gặp ở<br />
Việc kết hợp các triệu chứng lâm sàng và các xét<br />
trẻ sơ sinh. Theo y văn, bệnh có xuất độ từ<br />
nghiệm chẩn đoán hình ảnh giúp ta đạt được<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
** Bộ Môn Ngoại Nhi - ĐHYD TpHCM<br />
Tác giả liên lạc: Bs Bùi Hải Trung<br />
ĐT: (+84-8) 983741901<br />
Email: buihaitrung@gmail.com<br />
<br />
376<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
điều này. Mặc dù các xét nghiệm chẩn đoán<br />
hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán và<br />
cộng hưởng từ đã được sử dụng trong chẩn<br />
đoán dị dạng hậu môn - trực tràng nhưng X<br />
quang không sửa soạn vẫn giữ vai trò quan<br />
trọng, nhất là ở những nước đang phát triển(9,14).<br />
Năm 1930, Wangensteen và Rice(18) là những<br />
người đầu tiên mô tả việc sử dụng X quang thế<br />
ngược đầu để xác định khoảng cách từ túi cùng<br />
trực tràng đến da tầng sinh môn. Sau đó nhiều<br />
tác giả khác(1,2,4,5,6,8,12,15, 17) đã sử dụng kỹ thuật này<br />
để chẩn đoán thể loại dị dạng. Tuy nhiên, ở<br />
nhiều nơi trên thế giới, X quang thế ngược đầu<br />
không còn được sử dụng nữa mà đã được thay<br />
thế bởi X quang thế nằm sấp do Narasimharao<br />
giới thiệu vào năm 1983(10), vì X quang thế nằm<br />
sấp có nhiều ưu điểm hơn.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hông gấp và giữ ở tư thế chéo với mặt phẳng<br />
ngang 3 phút trước khi được chụp phim<br />
nghiêng sao cho 2 ụ ngồi chồng lên nhau.<br />
X quang thế ngược đầu (hình 2): Trẻ được<br />
chụp sau sinh 18-24 giờ để hơi nuốt vào di<br />
chuyển đến trực tràng, và khi dốc đầu phải chờ<br />
3 phút để hơi lên vị trí cao nhất. Đặt trẻ nằm sao<br />
cho 2 ụ ngồi chồng lên nhau.<br />
Tia X quang được chiếu tập trung vào mấu<br />
chuyển lớn và khoảng cách từ đầu đèn tới bệnh<br />
nhân là 1m.<br />
<br />
Ở Việt Nam, việc sử dụng X quang thế nằm<br />
sấp chưa phổ biến và cũng chưa có công trình<br />
nghiên cứu nào về kỹ thuật này. Do đó, chúng<br />
tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm so sánh<br />
khoảng cách từ bóng hơi trực tràng đến đường<br />
PC trên phim X quang thế ngược đầu và phim X<br />
quang thế nằm sấp ở bệnh nhân dị dạng hậu<br />
môn - trực tràng.<br />
<br />
SỐ LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Từ 01/10/2008 đến 31/09/2009, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh nhập<br />
viện tại bệnh viện nhi đồng 1 được chẩn đoán dị<br />
dạng hậu môn - trực tràng không rò hoặc rò tiết<br />
niệu ở trẻ nam và dị dạng hậu môn - trực tràng<br />
không rò ở trẻ nữ, loại ra khỏi nghiên cứu trẻ<br />
nam có rò tầng sinh môn và trẻ nữ có rò tiết niệu<br />
hay sinh dục .<br />
<br />
Hình 1: Tư thế chụp ngược đầu<br />
<br />
Bệnh nhi được hỏi bệnh sử và khám lâm<br />
sàng ghi nhận các đặc điểm về dịch tễ, thể loại dị<br />
tật, dị tật phối hợp theo VACTERL.<br />
Chúng tôi chụp 2 phim cho mỗi bệnh nhi ,<br />
đầu tiên chụp X quang thế nằm sấp sau đó 20 30 phút chụp phim X quang thế ngược đầu:<br />
X quang thế nằm sấp ( hình 1): trẻ được<br />
chụp sau sinh 18 - 24 giờ để hơi nuốt vào di<br />
chuyển đến trực tràng. Trẻ được đặt nằm sấp,<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Hình 2: Tư thế chụp nằm sấp<br />
<br />
377<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Các điểm mốc trên phim X quang:<br />
P: phần cốt hóa của xương mu.<br />
C: điểm C là phần thấp nhất của trung tâm<br />
cốt hóa của xương cùng.<br />
Đường PC là đường nối từ phần cốt hóa của<br />
xương mu tới chỗ nối giữa xương cùng và<br />
xương cụt. Nếu phần đuôi của xương cùng bị<br />
thiếu, đường PC có thể vẽ từ xương mu qua<br />
điểm tương tự trên xương ngồi là điểm nối 1/4<br />
trên và 3/4 dưới.<br />
I: điểm cốt hóa thấp nhất của xương chậu.<br />
Sau đó, đo khoảng cách giữa bóng hơi trực<br />
tràng với đường PC và đường I (tính bằng mm).<br />
Giá trị dương khi bóng hơi trực tràng trên<br />
đường PC, giá trị âm khi bóng hơi trực tràng<br />
dưới đường PC.<br />
Sử dụng các phép kiểm T cặp, chi bình<br />
phương để kiểm định, so sánh các kết quả, với p<br />
< 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 01/10/2008 đến 31/09/2009 có 50 bệnh nhi<br />
thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Phần lớn bệnh nhi (70% trường hợp) có dị<br />
tật phối hợp thường gặp nhất dị tật tim mạch<br />
(44% trường hợp), kế đến là dị tật tiết niệu (16%<br />
trường hợp).<br />
<br />
Kết quả của X quang thế ngược đầu và X<br />
quang thế nằm sấp<br />
Trung bình khoảng cách từ bóng hơi trực<br />
tràng tới đường PC trên X quang thế ngược đầu<br />
là -2,56 ± 9,84 mm, thấp nhất là -27 mm, cao nhất<br />
là 13 mm. Trung bình khoảng cách từ bóng hơi<br />
trực tràng tới đường PC trên X quang thế nằm<br />
sấp là -7,58 ± 10,59 mm, thấp nhất là -32mm, cao<br />
nhất là 6mm.<br />
So sánh khoảng cách từ bóng hơi trực tràng<br />
tới đường PC trên 2 thế chụp bằng phép kiểm T<br />
cặp cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(t49= -4,3714, p=0,0001). Bóng hơi trực tràng trên<br />
X quang thế nằm sấp xuống thấp hơn trên X<br />
quang thế ngược đầu trung bình là 5,02 mm với<br />
độ tin cậy là 95%.<br />
Kết quả của X quang thế ngược đầu dựa trên<br />
vị trí của bóng hơi trực tràng đối với đường PC<br />
và điểm I:<br />
Trên đường PC: 20 trường hợp.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhi<br />
<br />
Dưới đường PC: 30 trường hợp.<br />
<br />
Đa số bệnh nhi là nam (43 trường hợp), sanh<br />
đủ tháng (92%).<br />
<br />
Trên điểm I: 45 trường hợp.<br />
<br />
Cân nặng lúc sinh trung bình là 2,84 ± 0,5 kg<br />
(1,9-3,9 kg) với 35 trường hợp (70%) không nhẹ<br />
cân, 15 trường hợp (30%) nhẹ cân.<br />
<br />
Dưới điểm I: 5 trường hợp.<br />
Kết quả của X quang thế nằm sấp dựa trên<br />
vị trí của bóng hơi trực tràng đối với đường PC<br />
và điểm I:<br />
<br />
Thời gian từ lúc sinh đến lúc nhập viện<br />
trung bình là 28,24 ± 35,19 giờ (1- 192 giờ).<br />
<br />
Trên đường PC: 10 trường hợp.<br />
<br />
Nôn là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhi<br />
nhập viện trễ (29 trường hợp (58%)).<br />
<br />
Trên điểm I : 35 trường hợp.<br />
<br />
Qua thăm khám , chúng tôi ghi nhận có 7<br />
trường hợp (14%) trướng bụng nhẹ, 12 trường<br />
hợp (24%) trướng bụng vừa, 15 trường hợp<br />
(30%) trướng bụng nặng và 15 trường hợp (30%)<br />
có rò phân qua đường tiết niệu.<br />
<br />
378<br />
<br />
Dưới đường PC: 40 trường hợp.<br />
Dưới điểm I: 15 trường hợp.<br />
Số bệnh nhi có bóng hơi trực tràng dưới<br />
đường PC ở X quang thế nằm sấp nhiều hơn ở X<br />
quang thế ngược đầu. Phép kiểm chi bình<br />
phương cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê<br />
(χ2(1) = 13,021, p = 0,001).<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bệnh nhân không có dị tật phối hợp nặng,<br />
không bất sản xương cùng, nên thực hiện tạo<br />
hình hậu môn theo ngã sau(13). Do đó, việc xác<br />
định vị trí của bóng hơi trực tràng với đường<br />
PC là 1 yếu tố quan trọng trong chẩn đoán và<br />
điều trị dị dạng hậu môn - trực tràng ở giai<br />
đoạn sơ sinh.<br />
Qua so sánh khoảng cách từ bóng hơi trực<br />
tràng đến đường PC trên 2 thế chụp, chúng tôi<br />
nhận thấy bóng hơi trực tràng trên X quang thế<br />
nằm sấp xuống thấp hơn thế ngược đầu trung<br />
bình là 5,02mm. Kết quả này tương tự kết quả của<br />
Narasimharao(10) với túi cùng xuống thấp hơn<br />
trên X quang thế nằm sấp trung bình là 4mm.<br />
<br />
Hình 3: X quang thế ngược đầu<br />
<br />
Hình 4: X quang thế nằm sấp<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Điều trị trẻ sơ sinh bị dị dạng hậu môn - trực<br />
tràng chỉ nên được bắt đầu sau khi đánh giá<br />
chính xác thể loại dị dạng: tạo hình hậu môn<br />
một thì hay làm hậu môn tạm trong khi chờ<br />
phẫu thuật thì hai. Trước đây, tạo hình hậu môn<br />
một thì chỉ được thực hiện với dị dạng thấp( túi<br />
cùng trực tràng xuống qua khỏi cơ nâng hậu<br />
môn tương ứng với bóng hơi trực tràng ở dưới<br />
điểm I trên phim X quang)(11,8,16). Tuy nhiên, vào<br />
năm 2006, Marc A. Levitt và Alberto Peña cho<br />
rằng nếu bóng hơi trực tràng dưới đường PC và<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Trong nghiên cứu của ông chỉ có 2 trường<br />
hợp bóng hơi trực tràng nằm trên đường PC<br />
trên X quang thế ngược đầu nhưng xuống dưới<br />
đường PC trên X quang nằm sấp, trong khi đó<br />
chúng tôi ghi nhận được 10 trường hợp tương<br />
tự. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng<br />
tôi lớn hơn. Khi so sánh vị trí của bóng hơi trực<br />
tràng so với điểm I, chúng tôi ghi nhận có 5<br />
trường hợp bóng hơi trực tràng nằm dưới điểm I<br />
trên phim X quang thế ngược đầu trong khi đó<br />
trên X quang thế nằm sấp có 15 trường hợp. Sự<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, X<br />
quang thế nằm sấp có giá trị hơn so với X quang<br />
thế ngược đầu trong chẩn đoán dị dạng hậu<br />
môn – trực tràng cả ở dạng thấp và dạng cao.<br />
Tương tự Narasimharao, chúng tôi nhận<br />
thấy X quang thế nằm sấp có những thuận lợi<br />
hơn so với X quang thế ngược đầu:<br />
- Tư thế nằm sấp dễ dàng hơn cho bệnh nhi<br />
và dễ chuẩn bị hơn, mặt khác nó tránh được<br />
những biến chứng về mặt hô hấp, tuần hoàn khi<br />
chụp ở tư thế ngược đầu nhất là ở trẻ có rò khí<br />
quản – thực quản do trào ngược dịch dạ dày vào<br />
đường hô hấp qua lỗ rò.<br />
- Trẻ thường khóc khi chụp ở thế ngược đầu<br />
làm co phức hợp cơ thắt và cơ mu trực tràng, do đó<br />
làm bóng hơi trực tràng bị kéo lên cao gây sai lệch<br />
trong chẩn đoán. Mặt khác, bóng hơi trực tràng bị<br />
bao bọc bởi cơ thắt nên không hiện rõ trên phim.<br />
Trong khi đó, trẻ nằm yên thoải mái khi chụp ở tư<br />
<br />
379<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
thế nằm sấp giúp bóng hơi rõ hơn và ở vị trí thực<br />
sự của nó giúp chẩn đoán chính xác.<br />
- Trực tràng có thể bị kéo về phía đầu do<br />
trọng lực ở tư thế ngược đầu làm bóng hơi bị<br />
kéo lên cao hơn so với tư thế nằm sấp.<br />
- Ở trẻ có rò đường tiết niệu hay sinh dục lỗ<br />
rò ở vị trí cao nhất của trực tràng ở tư thế ngược<br />
đầu nên hơi bị thoát ra ngoài qua lỗ rò làm cho<br />
bóng hơi trực tràng không hiện rõ. Ở tư thế nằm<br />
sấp, lỗ rò ở vị trí thấp nhất nên trực tràng chứa<br />
đầy hơi và hiện rõ trên phim. Ông ghi nhận 9<br />
bệnh nhi có rò trực tràng tiết niệu có bóng hơi rõ<br />
hơn trên X quang nằm sấp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Qua nghiên cứu trên 50 trẻ sơ sinh bị dị<br />
dạng hậu môn – trực tràng tại bệnh viện Nhi<br />
đồng 1 từ 01/10/2008 đến 31/09/2009, chúng tôi<br />
ghi nhận trên X quang thế nằm sấp, bóng hơi<br />
trực tràng xuống thấp hơn 5,02mm so với X<br />
quang thế ngược đầu. Mặt khác, X quang thế<br />
nằm sấp có nhiều ưu điểm hơn. Vì vậy, chúng<br />
tôi đề nghị sử dụng X quang thế nằm sấp để<br />
thay thế cho X quang thế ngược đầu trong chẩn<br />
đoán thể loại dị dạng hậu môn - trực tràng.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
380<br />
<br />
Berman J.K. (1938) “Congenital anomalies of rectum and<br />
anus”, Surg Gynecol Obstet, 66, pp.11-16.<br />
Bradham R.R. (1958) “Imperforate anus: report of 130 cases”,<br />
Surgery, 44, pp. 578-584.<br />
Cho S., Moore S.P., Fangman T. (2001) “One hundred three<br />
consecutive patients with anorectal malformations and their<br />
<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
associated anomalies”, Arch Pediatr Adolesc Med, 155, pp. 587–<br />
591.<br />
Crowell E.A., Dulin J.W. (1940) “Congenital anomalies of the<br />
anus and rectum”, Surgery, 7, pp. 529.<br />
Gans S.L., Friedmam N.B., David J.S. (1963). “Congenital<br />
anorectal anomalies: changing concepts in management”, Clin<br />
Pediatr, 2, p. 605.<br />
Kiesewetter W.B., Turner C.R. (1963) “Continence after<br />
surgery for imperforate anus: a critical analysis and<br />
preliminary experience with the sacroperineal pull-through”,<br />
Ann Surg, 158, pp. 498–512.<br />
Ladd W.E., Gross R.E. (1934) “Congenital malformations of<br />
the anus: report of 162 cases”, Am J Surg, 23, pp. 167–183.<br />
Mayo C.W., Rice R.G. (1950) “Ano-rectal anomalies: a<br />
statistical study of 165 cases with special reference to distal<br />
loop trouble”, Surgery, 27, p. 485.<br />
McHugh K. (1998) “The role of radiology in children with<br />
anorectal anomalies; with particular emphasis on MRI”, Eur J<br />
Radiol, 26, pp. 194–199<br />
Narasimharao K.L., Prasad G.R., Katariya S., Yadav K., Mitra<br />
S.K., Pathak I.C. (1983) “Prone cross-table lateral view: an<br />
alternative to the invertogram in imperforate anus”, AJR Am J<br />
Roentgenol, 140, pp. 227–229.<br />
Nguyễn Thanh Liêm (2000). ”Dị tật hậu môn trực tràng”,<br />
Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em. Nhà xuất bản Y học, tr. 251-283.<br />
Palmer J.A. (1956) “Congenital malformations of the anus”,<br />
Can Med Assoc J, 74, pp. 882.<br />
Peña A., Levitt M.A. (2006). “Anorectal Malformation”,<br />
Pediatric Surgery, Mosby 6, Philadelphia, pp.1566-1589.<br />
Shopfner C.E. (1965) “Roentgenologic evaluation of<br />
imperforate anus, South Med J, 58, pp. 712–719.<br />
Smith C.C. (1953) “Seven cases of imperforate anus treated by<br />
the abdominoperineal placement of the rectum”, Acta Chir<br />
Scand, 105 , pp. 305–310.<br />
Stephens F.D., Smith E.D. (1988) “Anorectal malformations in<br />
children: update 1988”, Birth Defects Orig Artic Ser, 24 , pp. 1–<br />
604.<br />
Trusler G.A., Wilkinson R.H. (1962) “Imperforate anus: a<br />
review of 147 cases” Can J Surg, 5, pp. 269–277.<br />
Wangensteen O.H., Rice C.O. (1930) “Imperforate anus. A<br />
method of determining the surgical approach”, Ann Surg, 92,<br />
pp. 77.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />