Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NÒNG SILICON MỘT LỆ QUẢN MINIMONOKA VÀ HAI LỆ QUẢN HÌNH VÒNG<br />
TRONG PHỤC HỒI LỆ QUẢN CHẤN THƯƠNG<br />
Nguyễn Văn Thịnh*, Lê Minh Thông**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của hai phương pháp đặt nòng silicon hai lệ quản hình vòng<br />
và một lệ quản Mini-monoka trong phục hồi lệ quản chấn thương.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Nghiên cứu thực hiện từ<br />
tháng 02/2010 đến tháng 03/2011 trên 86 mắt bệnh nhân với 94 lệ quản tại khoa chấn thương BV. Mắt<br />
TP.HCM.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 38,98 ± 13,2%, tỷ lệ nam 72,1%, nữ 27,9%, lệ quản trên 10,5%, lệ quản dưới<br />
80,2%, hai lệ quản 9,3%. Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu ở nhóm ống Minimonoka lần lượt là 81,4%<br />
và 84,8% và ở nhóm ống vòng 74,4% và 87,5%. Tỷ lệ hết chảy nước mắt một tháng sau mổ 62,8% ở nhóm ống<br />
Mini-monoka và 37,2%. Tỷ lệ rách lệ quản và mòn bờ mi ở nhóm ống vòng là 25%. Tỷ lệ rớt ống ở nhóm ống ở<br />
nhóm ống mini-monoka 8,7%.<br />
Kết luận Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu cả hai nhóm tương đương nhau ở thời điểm sau mổ<br />
6 tháng. Nhóm ống Mini-monoka có hiệu quả giảm chảy nước mắt sớm và ít tổn thương lệ quản hơn nhóm<br />
ống vòng.<br />
Từ khóa: Đứt lệ quản, ống lưu lệ quản 1 nòng Mini Monoka, ống lưu lệ quản vòng, xông đuôi heo.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPARATION OF THE DONUT SILICON STENT AND THE MINI MONOKA SILICON<br />
MONOCANALICULAR STENT METHOD FOR REPAIR OF CANALICULAR LACERATION<br />
Nguyen Van Thinh, Le Minh Thong.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 85 - 91<br />
Objectives: To evaluate the effect and safety of the donut silicone stent (using the pigtail probe) and Mini<br />
Monoka silicone monocanalicular lacrimal stent for repair of canalicular laceration.<br />
Method: A prospective, randomized, case-control comparative clinical trial, from February 2010 to March<br />
2011 at Department of Traumatic Ophthalmology, Eye Hospital of HCM city.<br />
Results: The mean age was 40, male 7.1%, female 27.9%, upper canaliculus 10.5%, lower canaliculus<br />
80.2%, both 9.3%. The donut silicon stent group, 87.5% achieved canalicular patency and functional successfull<br />
rate was 74.4%. The Mini Monoka silicon monocanalicular lacrimal stent group, 84.8% achieved canalicular<br />
patency and functional successful rate was 81.4%. The free of tearing symptom of Mini monoka group was earlier<br />
than the other. The most common complication of the Mini Monoka was premature stent loss (8.7%), while the<br />
donut stent group was erosion on eyelid margin and canalicular slitting (25.0%).<br />
Conclusion: Anatomical and functional successfull rate were the same in both methods at 6 months after<br />
<br />
* Khoa Chấn thương, bệnh viện Mắt TP.HCM; ** Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Thịnh<br />
ĐT: 0918340112<br />
Email: thinhngv@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
the operation. The free of tearing symptom of Mini monoka group was earlier than the other and the Mini<br />
monoka group was less canalicular injured than the donut group.<br />
Keywords: Canalicular laceration, the Mini Monoka silicon monocanalicular lacrimal stent, the donut<br />
silicone stent, the pigtail probe.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Ở nước ta, vết thương đứt lệ quản do tai<br />
nạn giao thông, sinh hoạt rất phổ biến. Điều<br />
trị lệ quản chấn thương là một yêu cầu thực tế<br />
nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu và chức<br />
năng sinh lý bình thường cũng như hạn chế<br />
thấp nhất tổn hại về thẩm mỹ. Phương pháp<br />
nối lệ quản với nòng silicone hai lệ quản hình<br />
vòng (gọi tắt là ống vòng, sử dụng thông đuôi<br />
heo để đặt nòng) đã được áp dụng ở Việt<br />
Nam từ năm 2001(7) có kết quả thành công về<br />
giải phẫu khá tốt. Từ tháng 7/2002 tại bệnh<br />
viện Mắt TPHCM đã bắt đầu dùng ống<br />
silicone Mini-monoka (gọi tắt là ống đơn) để<br />
đặt nòng lệ quản trong phục hồi lệ quản chấn<br />
thương.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá, so sánh kết quả điều trị đứt lệ<br />
quản do chấn thương bằng phương pháp nối lệ<br />
quản với nòng silicone một lệ quản MiniMonoka với nòng silicone hai lệ quản hình<br />
vòng.<br />
<br />
Hiện vẫn còn nhiều tranh luận về việc lựa<br />
chọn phương pháp phẫu thuật. Pongsapak<br />
Promchot cho rằng sử dụng ống vòng để nối<br />
lệ quản rất kinh tế và thích hợp với các nước<br />
đang phát triển(8). Ngược lại, Saunders và<br />
cộng sự chủ trương rằng phương pháp sử<br />
dụng thông đuôi heo để phục hồi lệ quản nên<br />
bỏ đi vì gây nhiều biến chứng. Ống silicone<br />
Mini-monoka có ưu điểm ít gây tổn thương<br />
trên lệ quản lành nhưng dễ bị tuột ống(1) và<br />
giá thành còn cao đối với nhiều người dân<br />
nhất là người dân vùng nông thôn(9).<br />
Việc cần thiết phải có cơ sở khoa học để<br />
đánh giá, so sánh các ưu khuyết điểm của từng<br />
phương pháp cũng như chỉ định phương pháp<br />
an toàn, hiệu quả cho từng đối tượng bệnh<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng chấn<br />
thương đứt lệ quản.<br />
- Xác định tính hiệu quả và an toàn của hai<br />
phương pháp.<br />
- Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng<br />
kết quả điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Dân số mục tiêu: các bệnh nhân bị đứt lệ<br />
quản chấn thương.<br />
- Dân số chọn mẫu: tất cả các bệnh nhân bị<br />
đứt lệ quản chấn thương nhập viện ngoại<br />
trú hoặc nội trú tại khoa Chấn thương, Bệnh<br />
viện Mắt TP HCM từ tháng 2/2010 đến tháng<br />
3/2011, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn<br />
loại trừ được chọn vào nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu, lâm sàng, ngẫu nhiên<br />
có đối chứng.<br />
Cỡ mẫu<br />
Đây là nghiên cứu so sánh hai tỷ lệ, có công<br />
thức như sau:<br />
<br />
nhân.Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài:”So<br />
sánh phương pháp đặt nòng silicon một lệ quản<br />
Mini-monoka và hai lệ quản hình vòng trong<br />
phục hồi lệ quản chấn thương”.<br />
<br />
86<br />
<br />
Cỡ mẫu mỗi nhóm là 43.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Các trường hợp đứt lệ quản nhập khoa<br />
Chấn thương thỏa các điều kiện chọn mẫu được<br />
bốc thăm ngẫu nhiên chia thành hai lô: số lẻ lô 1,<br />
số chẵn lô 2.<br />
+ Lô 1: Dùng phương pháp nối lệ quản với<br />
nòng silicone một lệ quản Mini Monoka có nút<br />
cài ở điểm lệ.<br />
+ Lô 2: Dùng phương pháp nối lệ quản với<br />
nòng silicone hai lệ quản hình vòng (sử dụng<br />
thông đuôi heo để đặt nòng).<br />
Cả 2 lô được phẫu thuật bởi 1 bác sĩ.<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
- Phương pháp nối lệ quản với nòng<br />
silicone một lệ quản Mini-monoka có nút cài<br />
ở điểm lệ: Nong điểm lệ chú ý chỉ nong vừa<br />
đủ rộng để đặt ống. Nếu quá rộng dễ làm rớt<br />
ống. Đặt ống từ điểm lệ đến đầu ngòai lệ<br />
quản đứt. Cài nút ống silicone vào điểm lệ.<br />
Tiếp tục đặt ống qua đầu trong chỗ đứt vào<br />
túi lệ và ống lệ mũi. Chúng tôi vẫn để nguyên<br />
kích thước ống silicon (40mm) chứ không xén<br />
bớt còn 20mm như các sách hướng dẫn, điều<br />
này giúp chúng tôi dễ dàng thao tác khâu nối<br />
tận tận, mặt khác với sự kiểm soát chặt chẽ<br />
quá trình khâu nối không làm tổn thương lệ<br />
quản lành nên chúng tôi mở rộng chỉ định<br />
cho tất cả các trường hợp đứt lệ quản 1/3<br />
trong.<br />
- Phương pháp nối lệ quản với nòng silicone<br />
hai lệ quản hình vòng (sử dụng xông đuôi heo<br />
để đặt nòng):<br />
+ Để tránh biến chứng đi lạc đường, chúng<br />
tôi phải tìm cho được đầu trong lệ quản đứt<br />
để luồn thông đuôi heo từ đây lên điểm lệ của<br />
lệ quản lành. Trường hợp không tìm được<br />
đầu trong chỗ đứt hoặc không thể đặt thông<br />
đuôi heo từ vị trí này, chúng tôi sẽ chuyển<br />
phương pháp khác.<br />
+ Nong điểm lệ trên và dưới, chú ý chỉ nong<br />
vừa đủ rộng nếu không dễ làm rách vòng xơ<br />
quanh điểm lệ.<br />
+ Đặt chỉ vào 2 lệ quản.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quản đứt đi ngược lên lệ quản lành, luồn<br />
chỉ nylon 6.0 vào lỗ xỏ của thông rồi đi ngược<br />
lại đề đặt chỉ từ lệ quản lành đến đầu trong lệ<br />
quản đứt. Kế đó thông đuôi heo đi từ điểm<br />
lệ của lệ quản đứt đến đầu ngoài lệ quản đứt rồi<br />
xỏ sợi chỉ đã luồn đến đầu trong vào lỗ xỏ rồi<br />
kéo ra ngoài. Khi đó sợi chỉ nylon 6.0 đã ở cả lệ<br />
quan trên và dưới.<br />
+ Đặt ống silicone vào 2 lệ quản.<br />
+ Cắt đọan ống silicone dài 2,5cm. Luồn vào<br />
sợi chỉ nylon 6.0 vào lòng ống silicone trên.<br />
Theo đường dẫn của chỉ, đặt ống silicone vào 2<br />
lệ quản. Cột chỉ khoảng 5-6 nốt vuông, khi đó ta<br />
đã biến đoạn silicon trên thành hình vòng đi<br />
qua 2 lệ quản. Đẩy mối chỉ vào lòng ống silicon<br />
để tránh gây kích thích cho lệ quản, sau đó đẩy<br />
chỗ nối ống silicone vào lệ quản lành.<br />
- Khâu nối lệ quản tận tận và phục hồi góc<br />
trong (chung cho cả 2 phương pháp).<br />
+ Nếu đứt ở gần điểm lệ, khi đó lệ quản gần<br />
sát da và niêm mạc, ta có thể khâu các thành<br />
bằng chỉ vicryl 7.0, 8.0 ba nốt ở (1) bờ mi, (2) da<br />
mi, (3) kết mạc.<br />
+ Trường hợp đứt lệ quản ở sâu hơn (1/3<br />
giữa đến 1/3 trong). Khi đó, lệ quản đi xuống<br />
sâu hơn, nằm giữa hai gân trực tiếp và gân<br />
quặt sau, đồng thời hai lệ quản càng nằm gần<br />
sát nhau nên khi khâu nếu không chú ý sẽ gây<br />
tổn thương cho lệ quản lành. Khâu nối lệ<br />
quản và các mô xung quanh lệ quản bằng 3<br />
nốt vicryl 6.0 ở thành sau, trước trên, trước<br />
dưới. Các nút chỉ quay ra ngoài.<br />
- Với kiểu bị nhổ bật góc trong (complete<br />
avulsion of the medial canthus), khâu nhánh sau<br />
của dây chằng mi trong vào màng xương vùng<br />
mào lệ sau bằng chỉ không tan 5/0 hoặc 6/0 (chỉ<br />
Prolene, Dacron,...).<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên<br />
bản 11.2. Test Chi2 được dùng để so sánh các tỷ<br />
lệ và phân tích liên quan giữa các biến số, t test<br />
được dùng để so sánh 2 số trung bình.<br />
<br />
+ Dùng thông đuôi heo đi từ đầu trong lệ<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
87<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của dân số<br />
nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình 38,98 ± 13,2, nam 72,1%; nữ<br />
27,9%. Lao động phổ thông 44,8%.<br />
Lệ quản tổn thương: lệ quản trên 10,5%, lệ<br />
quản dưới 80,2%, cả hai lệ quản 9,3%.<br />
Vị trí đứt lệ quản: 1/3 ngoài 12,8%; 1/3 giữa<br />
54,2%; 1/3 trong 33%.<br />
Mắt chấn thương: mắt phải 40,7%, mắt trái<br />
59,3%.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Nhóm đơn n (%) Nhóm vòng n (%)<br />
Phản ứng viêm tại<br />
3 (6,5)<br />
0 (0,0)<br />
điểm lệ<br />
<br />
Bảng 4: Ảnh hưởng các yếu tố nguy cơ lên sự thành<br />
công<br />
Các yếu tố<br />
Thời gian trước mổ<br />
Có khâu da tuyến trước<br />
Vị trí đứt lệ quản<br />
Đứt lệ quản phức tạp<br />
Đứt 2 lệ quản<br />
<br />
Thành công<br />
chức năng<br />
≥ 1 tuần (+)<br />
(+)<br />
(−)<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />
Thành công<br />
giải phẫu<br />
≥ 2 tuần (+)<br />
(−)<br />
(−)<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />
Ghi chú: (−) không ảnh hưởng, (+) có ảnh hưởng.<br />
<br />
Chấn thương trực tiếp51,2%, gián tiếp<br />
48,8%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Nguyên nhân tai nạn giao thông 52,3%, tai<br />
nạn sinh hoạt 16,3%, tai nạn lao động 15,1%, ẩu<br />
đả 16,3%.<br />
<br />
Đa số các trường hợp đứt lệ quản trong hai<br />
nhóm ở lứa tuổi lao động (87,2%). Tai nạn giao<br />
thông là nguyên nhân chính gây đứt lệ quản<br />
chiếm tới 52,3%, cao hơn gấp 3 lần các nguyên<br />
nhân còn lại. Các nghiên cứu khác ở Việt nam<br />
đều cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân<br />
hàng đầu(6,7,10,11). Trong khi ở các nước phát triển,<br />
cho thấy nguyên nhân ẩu đả và chó cắn chiếm<br />
tỷ lệ ưu thế(6,10). Có đến 75,6% bệnh nhân từ các<br />
tỉnh thành khu vực phía Nam đến các bệnh viện<br />
lớn như bệnh viện Mắt TP.HCM, bệnh viện Chợ<br />
Rẫy, nơi có điều kiện làm vi phẫu. Điều này<br />
chứng tỏ kỹ thuật này còn là một nhu cầu cần<br />
thiết chưa đáp ứng được ở tuyến cơ sở. Tỷ lệ đứt<br />
lệ quản trên trong nghiên cứu này10,5% hơi cao<br />
hơn Vương Văn Quý(11) (2,2%) có lẽ vì tỷ lệ chấn<br />
thương trực tiếp hơi cao hơn so với chấn thương<br />
gián tiếp. Tính chất đứt lệ quản phức tạp chiếm<br />
39/86 ca (45,3%) tương đương tác giả Vương<br />
Văn Quý 42,14%.<br />
<br />
Thời gian chấn thương đến khi mổ: dưới 1<br />
tuần: 84,9%, trên 1 tuần15,1%.<br />
Đứt lệ quản đơn giản 54,7%, phức tạp 45,3%.<br />
<br />
So sánh tính hiệu quả của hai phương<br />
pháp<br />
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân hết chảy nước mắt sau mổ<br />
Phương Tỷ lệ% bệnh nhân hết chảy nước mắt sau<br />
pháp phẫu<br />
mổ ở các thời điểm<br />
thuật<br />
1 tuần<br />
1 tháng<br />
3 tháng<br />
6 tháng<br />
Ống đơn<br />
34,9<br />
62,8<br />
74,4<br />
81,4<br />
Ống vòng<br />
20,9<br />
37,2<br />
58,1<br />
76,7<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ thành công của hai phương pháp ở thời<br />
điểm 6 tháng sau mổ<br />
Phương pháp<br />
phẫu thuật<br />
Ống đơn<br />
Ống vòng<br />
<br />
Thành công chức Thành công giải<br />
năng<br />
phẫu<br />
81,4%<br />
84,8%<br />
74,4%<br />
87,5%<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của 2 nhóm<br />
<br />
So sánh tính an toàn của hai phương pháp<br />
<br />
So sánh tính hiệu quả của 2 phương pháp<br />
<br />
Bảng 3: Tần số biến chứng của hai phương pháp<br />
<br />
Tỷ lệ hết chảy nước mắt sống ở phương<br />
pháp dùng ống Mini-monoka tốt hơn nhóm<br />
sử dụng ống vòng ở các thời điểm một tuần,<br />
một tháng, ba tháng và sáu tháng. Tuy nhiên,<br />
chỉ ở thời điểm một tháng sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê. Sau khi rút ống, tỷ lệ hết chảy<br />
nước mắt ở nhóm ống vòng tăng nhanh đến<br />
thời điểm sáu tháng hai tỷ lệ này gần tương<br />
<br />
Biến chứng<br />
Rớt ống<br />
Lật điểm lệ<br />
Lật mí<br />
Rách lệ quản<br />
Khuyết chữ V mi<br />
mắt<br />
Mòn bờ mi<br />
U hạt<br />
<br />
88<br />
<br />
Nhóm đơn n (%) Nhóm vòng n (%)<br />
4 (8,7)<br />
0(0,0)<br />
3 (6,5)<br />
1 (2,1)<br />
1 (2,2)<br />
1 (2,1)<br />
0 (0,0)<br />
6 (12,5)<br />
2 (4,2)<br />
1 (2,2)<br />
0 (0,0)<br />
1 (2,2)<br />
<br />
6 (12,5)<br />
1 (2,1)<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
đương nhau. Không còn ca nào chảy nước<br />
mắt thường xuyên ở cả hai nhóm. Ở nhóm<br />
Mini-monoka, đa số vẫn còn một lệ quản<br />
nguyên vẹn còn hoạt động nên có thể làm bù<br />
cho lệ quản tổn thương. Lissner và Christian<br />
thấy rằng một lệ quản đơn độc cũng đủ dẫn<br />
lưu nước mắt ở điều kiện bình thường(3). Điều<br />
này giải thích nhóm đơn có ưu điểm làm hết<br />
triệu chứng chảy nước mắt sớm hơn nhóm<br />
vòng.<br />
Ở nhóm ống vòng, cả hai lệ quản đều đặt<br />
ống silicon có kích thước tương đương lệ quản,<br />
gây cản trở cơ học cho sự dẫn lưu nước mắt<br />
trong thời gian đầu. Sau một thời gian, hai lệ<br />
quản có dãn ra nhờ tác dụng nong của ống<br />
silicon nên có tăng tỷ lệ hết chảy nước mắt<br />
nhưng chậm. Sau khi rút ống, cản trở cơ học<br />
không còn nên tỷ lệ hết chảy nước mắt tăng<br />
nhanh ở thời điểm sáu tháng tương đương<br />
nhóm đặt ống Minimonoka.<br />
Hiệu quả dẫn lưu tốt nước mắt qua<br />
nghiệm pháp thoát màu Fluorescein tại thời<br />
điểm 6 tháng ở hai nhóm tương đương nhau<br />
(81,4% so với 79,1%).<br />
Cách tính tỷ lệ thành công chung về chức<br />
năng của chúng tôi là:<br />
Tỷ lệ thành công chung về chức năng là<br />
không chảy nước mắt đồng thời có nghiệm<br />
pháp thoát màu Fluorescein dương tính (ở thời<br />
điểm sáu tháng).<br />
Tỷ lệ thành công chung về chức năng ở<br />
nhóm ống đơn là 35 ca (81,4%), cao hơn tỷ lệ<br />
thành công chung về chức năng ở nhóm ống<br />
vòng là 32 ca (74,4%) tuy nhiên sự khác biệt này<br />
không có ý nghĩa thống kê (p=0,4).<br />
Tỷ lệ thành công chung về chức năng trong<br />
công trình nghiên cứu của chúng tôi có thấp<br />
hơn một số công trình nghiên cứu khác. Tuy<br />
nhiên các tác giả này thường chỉ dùng triệu<br />
chứng chảy nước mắt (chức năng chủ quan)(5,8,10)<br />
hoặc đánh giá riêng từng chức năng(1) để tính tỷ<br />
lệ thành công, còn chúng tôi đánh giá cả hai<br />
chức năng khách quan và chủ quan nên cách<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đánh giá này toàn diện, chặt chẽ và khoa học<br />
hơn dù tỷ lệ thành công có thấp hơn.<br />
Cách tính tỷ lệ thành công chung về giải<br />
phẫu của chúng tôi là:<br />
Tỷ lệ thành công chung về giải phẫu = có<br />
dấu chạm cứng + bơm rửa lệ đạo nước thoát<br />
xuống miệng tốt (ở thời điểm sáu tháng).<br />
Tỷ lệ thành công chung về giải phẫu ở nhóm<br />
ống Mini Monoka là 39 lệ quản (84,8%) hơi thấp<br />
hơn so với nhóm ống vòng là 43 lệ quản (89,6%),<br />
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa<br />
thống kê (p=0,48).<br />
Về phương pháp đặt ống silicon hai lệ<br />
quản hình vòng, tỷ lệ thành công của chúng<br />
tôi hơi cao hơn Nguyễn Thị Đợi có thể vì (1)<br />
tác giả Nguyễn Thị Đợi và cộng sự đã ứng<br />
dụng kỹ thuật đặt ống silicon vòng đầu tiên<br />
tại Việt Nam nên một số phẫu thuật viên chưa<br />
có kinh nghiệm nối hai đầu lệ quản đứt không<br />
áp sát nhau, sự liền sẹo không liên tục nên tổ<br />
chức xơ xâm lấn vào vào ống lệ quản dẫn đến<br />
tắc lệ quản, (2) thông đi lạc đường, (3) đặt ống<br />
thô bạo(7). So sánh với tác giả Vương Văn Quý<br />
thì hai tỷ lệ này gần tương đương có thể vì<br />
chúng tôi đều tìm đầu trong lệ quản đứt trước<br />
để kiểm soát được đường đi của thông đuôi<br />
heo và sử dụng kỹ thuật đi “xuôi dòng” thay<br />
vì đi ngược dòng như kinh điển nên hạn chế<br />
được nhược điểm của phương pháp này.<br />
Về phương pháp đặt ống Minimonoka, tỷ lệ<br />
thành công của chúng tôi hơi cao hơn Anastas<br />
có lẽ vì tỷ lệ rớt ống sớm của tác giả này lến đến<br />
29% và ống lạc chỗ 14%(1) so với tỷ lệ rớt ống của<br />
chúng tôi là 8,7%. Nếu so sánh hai phương pháp<br />
với các tác giả khác nhau thì tỷ lệ thành công<br />
của phương pháp ống vòng (81% và 86,8%)(1,9)<br />
tương đương với ống Minimonoka (79% và<br />
90%)(1,8). So sánh hai phương pháp ngẫu nhiên,<br />
có đối chứng trong công trình nghiên cứu này<br />
cũng cho kết quả tương tự (89,6% so với 84,8%).<br />
Điều này khẳng định việc kêu gọi loại bỏ<br />
phương pháp sử dụng ống vòng là không có cơ<br />
sở khoa học.<br />
<br />
89<br />
<br />