SO SÁNH SỰ ĐỔI MÀU CỦA MỘT SỐ COMPOSITE DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ VÀ CÀ
lượt xem 8
download
SO SÁNH SỰ ĐỔI MÀU CỦA MỘT SỐ COMPOSITE DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ VÀ CÀ PHÊ TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự đổi màu của các loại composite khác nhau dưới tác động của trà và cà phê. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Bốn loại composite khác nhau cùng màu A3 là: Tetric Ceram (TC), Tetric Ceram heavy body (HB), Instent S (IS), Compoglass flow (CF); Mỗi loại gồm 4 mẫu (kích thước 27 15 1 mm) và được mã hoá thành 4 nhóm: Nhóm 0: Ngâm trong nước cất liên tục trong suốt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SO SÁNH SỰ ĐỔI MÀU CỦA MỘT SỐ COMPOSITE DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ VÀ CÀ
- SO SÁNH SỰ ĐỔI MÀU CỦA MỘT SỐ COMPOSITE DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ VÀ CÀ PHÊ TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự đổi màu của các loại composite khác nhau dưới tác động của trà và cà phê. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Bốn loại composite khác nhau cùng màu A3 là: Tetric Ceram (TC), Tetric Ceram heavy body (HB), Instent S (IS), Compoglass flow (CF); Mỗi loại gồm 4 mẫu (kích thước 27 15 1 mm) và được mã hoá thành 4 nhóm: Nhóm 0: Ngâm trong nước cất liên tục trong suốt tất cả các chu trình nhuộm màu; Nhóm 1: Ngâm trong trà lipton; Nhóm 2: Ngâm trong trà xanh; Nhóm 3: Ngâm trong cà phê Trung Nguyên. Các mẫu được ngâm vào 4 loại dung dịch khác nhau kể trên theo nhóm mã hoá trong vòng 20 ngày (Thay mới dung dịch sau mỗi ngày). Đánh giá sự đổi màu của các mẫu sau 1, 3, 5, 10, 20 ngày bằng máy do quang phổ phản xạ (Reflectance Spectrophotometter).
- Kết quả: Không có sự đổi màu có ý nghĩa của các loại composite khi ngâm trong nước cất sau 20 ngày. Các composite đổi màu tỉ lệ thuận với thời gian tiếp xúc với dung dịch màu. Với cùng một dung dịch màu, các loại composite khác nhau có sự đổi màu khác nhau: CF luôn là loại đổi màu nhiều nhất với cả 3 dung dịch, ba loại còn lại thứ tự đổi màu khác nhau tùy dung dịch màu. Kết luận: Với cả 4 loại CF, IS, TC và HB các dung dịch gây đổi màu theo thứ tự giảm dần: trà Lipton> trà xanh > cà phê. ABSTRACT Objectives: The purpose of this study was to evaluate the color stability of various composites after immersion in coffee and tea. Materials and Methods: In this test, four kinds of composite (shade A3) were used: Tetric Ceram (TC), Tetric Ceram heavy body (HB), Instent S (IS), Compoglass flow (CF). Each composite consisted of four samples (27×15×1mm) and coded to four groups: Group 0: Immersed in pure water continuously during all of staining cycles; Group 1: Immersed in Lipton tea; Group 2: Immersed in Green tea; Group 3: Immersed in Trung Nguyen coffee. These samples were immersed in four solutions according to their
- respective code during 20 days (The solutions were renewed everyday). Color change was measured after 1, 3, 5, 10, 20 days by Reflectance Spectrophotometer. Results: Composites were immersed in pure water: No significant difference in color change among various composites after 20 days. The more time the samples were immersed in color solutions the more they stained. In the same color solution, various composites has different color changes: CF is always the most heavily stained in all three solutions.For the three other composites, the order of color changes depended on the color of the solutions. Conclusion: The staining capacity of color solutions by descending order was Lipton tea> Green tea> Coffee. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng đối với phục hồi các răng trước, do đó tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn vật liệu trám là phải có màu giống màu răng thật và ít bị đổi màu. Trước đây, xi măng silicate được chọn nhưng chúng có khuyết điểm là đổi màu nhanh chóng và co nhiều tạo khe hở, năm 1963 Composite đầu tiên ra đời, vật liệu này có giống răng thật và
- có nhiều màu để lựa chọn, không dẫn nhiệt, dán vào mô răng tốt, không tan rã trong môi trường miệng. Chính vì vây, vật liệu này trở thành vật liệu trám thẩm mỹ được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Có thể nói composite ra đời đã giải quyết được tương đối yêu cầu của việc trám răng thẩm mỹ. Tuy vậy người ta nhận thấy composite vẫn tồn tại một số khuyết điểm như sau: độ kháng mài mòn kém, lực liên kết giữa mô răng và vật liệu chưa đủ mức, sự hở bờ…. Riêng về khía cạnh thẩm mỹ, sự đổi màu của Composite là vấn đề được bác sỹ và bệnh nhân quan tâm nhiều. Composite có thể đổi màu do nhiều yếu tố khác nhau như: do tác dụng của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời, do các chất có màu trong thức ăn, nước uống hàng ngày v.v... Để nghiên cứu sự đổi màu của các loại Composite khác nhau dưới tác dụng của các chất màu có trong thức ăn, nước uống, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá và so sánh sự đổi màu của các loại Composite khác nhau của cùng một hãng sản xuất dưới tác dụng của trà và cà phê. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu
- Bốn loại composite khác nhau của cùng một hãng, màu A3 được làm thành hình khối chữ nhật có kích thước 27mm×15mm×1mm: Tetric Ceram; Tetric Ceram heavy body; Insten S; Compoglass Flow. Dung dịch màu: dung dịch trà và cà phê. Để đồng nhất yếu tố màu tất cả các mẫu composite đều được ngâm trong cùng dung dịch trà hoặc cà phê cho mỗi chu trình nhuộm. Mô thức nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm trong labo với bốn loại composite khác nhau của cùng một hãng theo phương pháp mù đôi. Quy trình thực hiện Tạo mẫu composite: Sử dụng khuôn bằng mica trong, hai mặt được chặn bằng hai tấm thuỷ tinh, lòng khuôn có kích thước: 27×15×1mm. nhồi composite vào khuôn, ép hai mặt khuôn cho khít sát. Quang trùng hợp theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, chia khuôn ra làm bốn phần, mỗi phần trùng hợp trong 40 giây sau đó trùng hợp thêm ở phần trung tâm khuôn 40 giây, chiếu đèn ở cả hai mặt.
- Đánh bóng: tất cả các mẫu đều được đánh bóng bằng đĩa nhám với 4 độ mịn khác nhau và 1 mũi silicone theo cùng 1 qui trình với cùng 1 khoảng thời gian như nhau (đánh bằng đĩa nhám từ thô tới mịn trong 3 phút và hoàn tất bằng mũi silicone trong 1 phút). Mã hóa mẫu Việc mã hóa mẫu sẽ do một nghiên cứu viên độc lập thực hiện. mỗi loại composite được làm thành 4 mẫu và được mã hóa theo loại composite và chất nhuộm màu. Mỗi loại composite được chia thành 4 nhóm phụ: Nhóm 0: ngâm trong nước cất liên tục trong suốt tất cả các chu trình nhuộm màu; Nhóm 1: ngâm trong trà Lipton; Nhóm 2: ngâm trong trà xanh; Nhóm 3: ngâm trong cà phê. Chuẩn bị dung dịch màu Trà xanh: Sử dụng trà cây đa: cho 2 gam trà vào ly, chế vào ly 220ml nước sôi, đậy nắp ly chờ trong 5 phút, quậy đều và lọc bỏ xác trà. trà lipton: một gói trà lipton 10 gam pha trong 220ml nước sôi trong 5 phút, quậy đều và bỏ túi trà đi.
- Cà phê Sử dụng cà phê trung nguyên: cho 10 gam cà phê vào ly, chế 220ml nước sôi vào ly rồi đậy nắp lại trong vòng 5 phút sau đó quậy đều rồi lọc bỏ xác cà phê Phương pháp ngâm Các dung dịch sau khi pha được làm nguội tới 50 độ C sau đó ngâm mẫu vào dung dịch và đưa vào máy ủ ở 37 độ C. Cho máy ủ vào tủ kín để loại bỏ tác dụng của ánh sáng. Dung dịch ngâm đ ược thay mới hàng ngày. Khi kết thúc một chu trình ngâm, rửa mẫu dưới vòi nước chảy 10 giây sau đó đặt vào nước cất và đem đi đo. Đánh giá sự đổi màu Sử dụng máy đo quang phổ phản xạ (Reflectance spectrophometer) model UV-2510 hiệu Shimazdu. Thông số đánh giá: đánh giá dựa vào độ phản xạ của ánh sáng khi gặp vật chất, được tính bằng R%; Đánh giá độ khác biệt về màu của các mẫu dựa vào sự vào sự chênh lệch độ phản xạ: R(%). Cách đo: tất cả các mẫu được đo trước khi bắt đầu vào chu trình nhuộm màu; Việc đo sẽ được lặp lại sau mỗi chu trình nhuộm, tại các thời điểm: sau 1 ngày, sau 3 ngày, sau 5 ngày, sau 10 ngày và sau 20 ngày.
- Xử lý thống kê - Sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu và phần mềm STATA để xử lý thống kê. - Ap dụng phương pháp thống kê hồi quy logic để xác định có sự khác biệt về sự nhiễm màu giữa các loại composite khác nhau khi chịu cùng tác động nhuộm màu. - Áp dụng phương pháp thống kê hồi quy logic để xác định có sự khác biệt về tác động gây nhiễm màu của các dung dịch khác nhau trên cùng một loại composite. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN So sánh sự đổi màu của các loại composite khác nhau trong c ùng một dung dịch màu Để so sánh sự đổi màu của bốn loại composite (CF: compoglass Flow; IS: Inten-S; TC: tetric Ceram; HB: Tetric Ceram heavy body) trong các dung dịch nhuộm màu, tất cả các mẫu sẽ được đo đường chuẩn trước khi tiến hành nghiên cứu và đo sau mỗi chu trình nhuộm màu. Sự chênh lệch về màu của từng mẫu được tính bằng thông số R%, là hiệu số giữa độ phản xạ R0%
- (Baseline) và độ phản xạ Rx%, trong đó x là số ngày mẫu vật được ngâm. R% càng tăng nghĩa là độ nhiễm màu càng tăng và ngược lại (bảng 1) Bảng 1. Độ chênh lệch phản xạ R% trong các dung dịch màu (0: nước cất; 1: trà lipton; 2: trà xanh; 3: cà phê) Ngày Composit e 1 3 5 10 20 CFO(chuẩ 0,99 2,06 3,962 4,083 3,065 n) 6 2 CF1 4,88 7,77 11,15 12,84 15,39 0 4 5 1 5 CF2 4,37 6,48 12,18 9,143 9,301 6 3 1 CF3 6,331 7,260 9,193 4,16 4,14
- 8 9 ISO(chuẩn 0,14 0,45 1,749 1,353 1,382 ) 0 5 IS1 2.94 5.20 11,65 7,634 9,303 8 0 3 IS2 2.38 2.62 4,818 5,481 7,014 1 7 IS3 0.81 1.57 3,980 3,900 4,947 6 5 TCO(chuẩ 0,18 0,03 1,862 1,097 0,820 n) 1 8 TC1 3,24 5,80 10,06 11,10 7,847 3 5 1 5
- TC2 1,54 2,86 5,992 6,451 7,650 7 2 TC3 1,59 3,00 4,925 5,349 5,895 9 0 HBO(chuẩ 0,27 0,20 - - 0,264 n) 6 2 0,655 0,971 HB1 0,21 1,62 4,508 6,043 8,974 9 4 HB2 0,14 2,46 5,754 7,607 8,405 1 8 HB3 0,12 1,06 4,037 4,437 4,795 1 4 Đối với các mẫu ngâm trong nước cất (mẫu chuẩn)
- Cả bốn mẫu composite CF, IS, TC, HB ngâm nước cất có R% thay đổi không đáng kể sau 20 ngày so với chính nó. Kết quả kiểm định hồi qui logic cho thấy HB có độ phản xạ cao nhất (sáng màu và đục nhất), ba loại còn lại độ phản xạ tương đương nhau và thấp hơn (sậm màu hơn). Khác biệt về màu ban đầu giữa HB và 3 loại CF, TC, IS là có ý nghĩa (p< 0,05) và không có sự khác biệt màu ban đầu có ý nghĩa giữa CF, TC, IS (p>0,05) (bảng 1, biểu đồ 1). Quan sát bằng mắt ta cũng thấy có sự khác biệt về màu ban đầu giữa bốn loại: HB có vẻ đục hơn, ba composite còn lại không thấy được sự khác biệt. Hình 1. Các mẫu composite sau 20 ngày ngâm trong các dung dịch màu (0: nước cất, 1: trà Lipton, 2: trà xanh, 3: cà phê)
- Đối với các mẫu ngâm trong trà lipton, trà xanh và cà phê ở 37 0C Kết quả của phép kiểm định hồi quy logic cho thấy các mẫu composite của cả 4 loại sậm màu dần tỉ lệ thuận với thời gian ngâm. Trong cùng một dung dịch màu, dù là trà lipton, trà xanh hay cà phê thì bốn mẫu composite (CF; IS, TC và HB) đều có sự biến đổi màu khá giống nhau: vào ngày thứ 5 sau khi ngâm các mẫu composite sậm màu rõ rệt so với sau 3 ngày ngâm; Sự đổi màu chậm dần sau đó: độ phản xạ của các mẫu composite đo sau 10 ngày ngâm và sau 20 ngày ngâm khác biệt không đáng kể mặc dù thời gian ngâm dài hơn, nghĩa là chỉ hơi sậm màu hơn so với ngày thứ 5. Điều này có thể là do thời gian đầu sự chênh lệch về nồng độ chất màu trong vật liệu và dung dịch ngâm lớn, do đó mặc dù thời gian ngâm ngắn nhưng chất màu khuyếch tán vào vật liệu nhanh và nhiều, càng về sau sự chênh lệch về nồng độ chất màu giảm dần nên khả năng ngấm màu từ dung dịch sang vật liệu giảm dần. Đối với dung dịch trà Lipton, sau khi ngâm bốn loại composit trong 20 ngày và ghi nhận sự đổi màu vào các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 10 và 20 nhận thấy mức độ đổi màu (thấm màu nhiều) của chúng xếp theo thứ tự giảm dần như sau: CF > IS > TC > HB. Như vậy CF bị nhiễm màu nhiều nhất và HB ít bị thấm màu nhất (biểu đồ 1).
- Biểu đồ1. Độ chênh lệch phản xạ của bốn loại composite sau khi ngâm trong dung dịch trà Lipton Đối với dung dịch trà xanh, quy trình ngâm và đánh giá tương tự như đối với dung dịch trà Lipton, kết quả cho thấy sự sậm màu so với chính nó ban đầu được liệt kê theo thứ tự giảm dần là: CF > HB >TC > IS. Như vậy, CF vẫn là loại nhiễm màu nhất, IS lại là loại ít nhiễm màu nhất (biểu đồ 3, 4).
- Biểu đồ 3: Thay đổi của độ phản xạ ( R%) của bốn loại composite sau 20 ngày ngâm trong nước cất Biểu đồ 4. Độ chênh lệch phản xạ của bốn loại composite sau khi ngâm trong dung dịch trà xanh. Đối với dung dịch cà phê, thứ tự sậm màu của các loại composite so với chính nó trước khi ngâm giảm dần như sau: CF > TC > IS > HB (biểu đồ 5).
- Biểu đồ 5. Độ chênh lệch phản xạ của bốn loại composite sau khi ngâm trong dung dịch cà phê Như vậy trong cả 3 loại dung dịch màu, CF (compoglass flow) luôn là loại bị nhiễm màu nhiều nhất, vì thế sau 20 ngày ngâm, dù trong dung dịch nào, CF sậm màu nhất so với màu nguyên thuỷ của nó. Trong bốn loại composite được lựa chọn trong nghiên cứu, CF là loại có thành phần nhựa khung chiếm tỷ lệ nhiều nhất (32,9% trọng lượng) gấp 1,88 lần so với IS; 1,63 lần so với TC và 1,73 lần so với HB. Khung nhựa của composite là pha yếu, co nhiều khi trùng hợp, dễ hấp thu nước và có tính xốp. Tỷ lệ khung nhựa càng cao, composite xốp, càng dễ hấp thu nước kéo theo các chất màu. Ngoài ra trong thành phần CF còn có xi măng Glass ionomer. Theo Abu – Bakr do khả năng hấp thu nước và sự nở vì hút ẩm của compomer cao hơn composite nên compomer và xi măng resin modified glassionomer có sự đổi màu nhiều hơn hẳn composite (p < 0,001) khi ngâm chúng trong các dung dịch màu. Nghiên cứu của FayR và CS về sự đổi màu của compomer ngâm trong cà phê và rượu vang đỏ cho kết quả sự đổi màu nhìn thấy được sau 24 giờ. Nghiên cứu trên lâm sàng của Kitty MY và CS về sử dụng compomer cho răng sữa đã đưa đến kết luận: sau 1 năm miếng trám compomer không đổi màu có ý nghĩa thống kê, nhưng khi so sánh sự nhiễm màu của bờ miếng trám compomer so với composite người ta thấy miếng trám compomer nhiễm màu nhiều hơn và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê. Đối với ba loại
- composite IS, TC và HB tuy có sự thấm màu tăng theo thời gian nhưng ít hơn composite CF. So sánh ảnh hưởng của các dung dịch màu Theo phép kiểm định hồi quy logic, các dung dịch màu khác nhau có khả năng gây đổi màu khác nhau trên cùng loại composite. Dung dịch trà Lipton gây đổi màu nhiều nhất, kế tiếp là trà xanh và cuối cùng là dung dịch cà phê. Khác biệt về khả năng gây đổi màu vật liệu của các loại dung dịch so với nhau và so với nước cất là có ý nghĩa (p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Khokhar ZA và cs. là trà gây nhiễm màu các loại composite nhiều hơn cà phê và sự có mặt của chlorexidine và nước bọt sẽ làm tăng sự nhiễm màu đối với trà. Ngược lại, trong nghiên cứu về sự ổn định màu của các loại composite khác nhau sau khi ngâm trà và cà phê Jang Sang và cs thấy rằng với cùng một loại composite, sau khi ngâm trong trà và cà phê sau 14 ngày cà phê gây đổi màu vật liệu nhiều hơn trà. Giải thích về cơ chế nhiễm màu của dung dịch màu vào vật liệu, Ruyter IE và cs cho rằng trà gây đổi màu vật liệu chủ yếu là do sự hút bám chất màu lên bề mặt vật liệu, còn cà phê gây đổi màu vật liệu là vừa do sự hút bám lẫn sự ngấm chất màu vào pha hữu cơ của vật liệu.
- Từ những kết quả trên ta có thể rút ra một số ý nghĩa ứng dụng: trà và cà phê làm composite đổi màu theo , vì thế để miếng trám giữ được vẻ thẩm mỹ lâu dài, hạn chế sự đổi màu thì bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những thức ăn, nước uống có màu như trà, cà phê, rượu vang, nghệ…. Composite có thành phần khung nhựa chiếm tỷ lệ cao hay có chứa glass ionomer có khuynh hướng nhiễm màu nhiều hơn các loại composite có tỷ lệ hạt độn cao, vì thế các Bác Sĩ RHM cần cân nhắc để chọn lựa loại composite có khả năng ổn định màu. Tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh về màu sắc và thẩm mỹ, để lựa chọn 1 loại composite tối ưu còn phụ thuộc vào nhiều tính chất khác: vị trí miếng trám, độ kháng mòn, độ kết dính với mô răng của composite… KẾT LUẬN Nghiên cứu đánh giá sự ổn định màu của bốn loại Composite khác nhau của hãng Ivoclar Vivadent là: Compoglass Flow (CF), Inten-S (IS), Tetric Ceram (TC) và Tetric Ceram Heavy Body (HB) dưới tác dụng của các dung dịch màu trà lipton, trà xanh và cà phê bằng cách dùng máy đo quang phổ phản xạ để đo độ phản xạ (R%) của các mẫu trước khi ngâm và sau 1, 3, 5, 10, 20 ngày trong các dung dịch màu tương ứng. Sự khác biệt về màu
- giữa các loại Composite sẽ được đánh giá qua thông số R%. Nghiên cứu cho phép kết luận như sau: Không có sự đổi màu có ý nghĩa của các loại composite khi ngâm trong nước cất sau 20 ngày. Các composite đổi màu tỉ lệ thuận với thời gian tiếp xúc với dung dịch màu. Với cùng một dung dịch màu, các loại Composite khác nhau có sự đổi màu khác nhau: CF luôn là loại đổi màu nhiều nhất với cả 3 dung dịch, ba loại còn lại thứ tự đổi màu khác nhau tùy dung dịch màu. Với cả 4 loại composite (CF, IS, TC và HB), dung dịch trà lipton gây đổi màu nhiều nhất, kế đến là dung dịch trà xanh và dung dịch cà phê ít gây đổi màu nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alacam A. Burgaz Y. Effect of various polishing techniques on restorative resin discoloration. Ankara Unty Hekim Fak Derg, 1989 May, 16 (1):123-7.
- 2. Craig. Powers. Wataha. Dental Materials:properties and manipulation. 3. Dietschi D. Campanile G. Holz J. Meyer JM. Comparison of the color Stability of ten new–generation composites: an in vitro stuty. Dent mater , 1994 Nov, 10(6):353-62. Đinh Thị Khánh Vân. Cập nhật về nhựa composite trực tiếp. 4. Cập nhật nha khoa tập 7 số 2 năm 2002,72-82. 5. Fay RM. Servos T. Powers JM. Color of restorative materials after staining and bleaching. Oper Dent 1999 Sep-Oct, 24(5): 292-6. Hoàng Tử Hùng. Giáo trình vật liệu nha khoa: composite nha 6. khoa. Hoàng Tử Hùng. Phát triển hệ thống lai composite- glass 7. ionomer cement. 8. J.Sang. X.Wang.B.A Hughes and L.C Hayes (Dentsply / Caulk, Milford, DE, USA). Color Stability of Vartous Composites after Immersion in Coffee and tea.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỰ ĐỔI MÀU CÁC LOẠI COMPOSITE DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GEL FLUOR
42 p | 140 | 19
-
SỰ ĐỔI MÀU CỦA NHỰA ACRYLIC DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ, CÀ PHÊ VÀ LÀM SẠCH VỚI
20 p | 164 | 15
-
So sánh hiệu quả cai máy thở của phương thức thông khí Smartcare-PS với hỗ trợ áp lực thông thường ở bệnh nhân thở máy kéo dài sau mổ
4 p | 19 | 3
-
So sánh sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc thuộc hệ thống nhà thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
5 p | 35 | 3
-
Khảo sát sự biến đổi của một số chỉ số doppler mô cơ tim ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ
4 p | 14 | 3
-
Đánh giá tình hình sử dụng các chế phẩm máu tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013
8 p | 22 | 3
-
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ H- fABP trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp
8 p | 78 | 3
-
Đánh giá sự biến đổi của một số chỉ tiêu đông cầm máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue theo mức độ
7 p | 63 | 3
-
10 giá trị của BruxChecker trong chẩn đoán nghiến răng khi ngủ
7 p | 82 | 3
-
Thay đổi sự tuân thủ điều trị và tự chăm sóc của người bệnh có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2023
6 p | 3 | 2
-
So sánh mức độ thay đổi nồng độ glucose máu và lượng insulin tiêu thụ trong mổ tim mở giữa phương pháp gây mê dùng fentanyl với sufentanil
7 p | 71 | 2
-
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ H-FABP trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp
8 p | 44 | 2
-
So sánh hiệu quả và an toàn của thuốc Rivaroxaban với phác đồ tiêu chuẩn trong điều trị huyết khối tĩnh mạch
8 p | 47 | 1
-
Khảo sát mối liên quan của SLC17A1 rs1165196 với bệnh gút ở người Việt Nam
8 p | 47 | 1
-
Sự tồn lưu mangan trong môi trường và mối liên quan tới chỉ số huyết học của người dân sống tiếp giáp khu khai thác mỏ mangan ở Cao Bằng
6 p | 68 | 1
-
Một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ
9 p | 65 | 1
-
Đánh giá hiệu quả của dầu ăn hỗn hợp chứa dầu gạo và dầu ôliu đối với thành phần lipid máu ở người trưởng thành 40-60 tuổi tại Hà Nội
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn