Sổ tay Người quản lý dành cho phụ nữ
lượt xem 5
download
Sổ tay quản lý dành cho phụ nữ là cuốn sách mang tới cho các bạn những kiến thức, kinh nghiệm cốt yếu nhất, bằng những câu chuyện thú vị từ các mô hình quản lý doanh nghiệp, tổ chức của chị em phụ nữ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới để cùng chia sẻ, học hỏi và ứng dụng hiệu quả vào công việc quản trị doanh nghiệp, tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay Người quản lý dành cho phụ nữ
- MỤC LỤC Lời Nhà xuất bản Lời mở đầu Chương 1: Phân tích tài chính Câu chuyện thứ nhất * Để trở thành người am hiểu về tài chính 1. Xác định 03 loại báo cáo tài chính quan trọng * Tác dụng của báo cáo tài chính 2. ánh giá “sức khỏe” và kiểm soát tài chính doanh nghiệp Đ qua số liệu tài chính Chương 2: Làm chủ thời gian Câu chuyện thứ hai 1. Xây dựng kế hoạch 2. riển khai thực hiện và quản lý thực thi đạt mục tiêu đúng T tiến độ 3. Sự tập trung, yếu tố quyết định thành công
- Chương 3: Xây dựng đội nhóm thành công Câu chuyện thứ ba 1. Bí quyết tuyển người phù hợp 2. Phương thức khích lệ tạo động lực 3. Đào tạo và huấn luyện nhân sự 4. Phương pháp quản trị hiệu quả Chương 4: Ứng dụng kỹ năng mềm trong quản trị Câu chuyện thứ bốn 1. Sức mạnh ngôn từ trong quản trị 2. ận dụng phương pháp tư duy trong giải quyết vấn đề của V quản trị 3. rách nhiệm xã hội và kỹ năng chăm sóc khách hàng của T doanh nghiệp Lời kết Tài liệu tham khảo
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đ ề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2017 - 2025” có mục tiêu chung là: Nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Mục tiêu cụ thể của Đề án là: Ít nhất 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và cán bộ các bộ/ngành tham gia triển khai Đề án được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; 70% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp; Hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; Phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 HTX/THT do phụ nữ quản lý. 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu đó, đề án có 3 nhóm hoạt động: Tuyên truyền; Hỗ trợ đổi mới sáng tạo phát triển kinh doanh, khởi nghiệp; Nghiên cứu theo dõi đánh giá, đúc kết bài học kinh nghiệm. Các hoạt động của Đề án tập trung vào việc tối đa hóa sự trợ giúp nhằm hiện thực hóa các ý tưởng có tính sáng tạo được xuất phát từ nhu cầu nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại 6
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ của phụ nữ, của cộng đồng góp phần thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Khơi dậy tinh thần, sức mạnh nội lực của từng phụ nữ, mạnh dạn có ý tưởng, kế hoạch kinh doanh sáng tạo để khởi nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông, tôn vinh... Nhằm giúp phụ nữ có kiến thức về khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh thông qua việc tiếp cận với nguồn sách về khởi nghiệp, kinh tế, tài chính, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tiến hành biên soạn những cuốn sách phù hợp với phụ nữ các cấp hội với mục đích truyền cảm hứng và thúc đẩy quyết tâm khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh/quản trị để phát triển doanh nghiệp, tổ chức của phụ nữ tại cộng đồng. Sổ tay quản lý dành cho phụ nữ là cuốn sách mang tới cho các bạn những kiến thức, kinh nghiệm cốt yếu nhất, bằng những câu chuyện thú vị từ các mô hình quản lý doanh nghiệp, tổ chức của chị em phụ nữ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới để cùng chia sẻ, học hỏi và ứng dụng hiệu quả vào công việc quản trị doanh nghiệp, tổ chức. Gồm có bốn phần chính: - Phân tích tài chính. - Làm chủ thời gian. - Xây dựng đội nhóm thành công. - Ứng dụng kỹ năng mềm trong quản trị. Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam 7
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ LỜI TÁC GIẢ L à người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết: Làm sao để kiểm soát được tài chính của công ty? Tuyển dụng và giữ chân được nhân sự giỏi và phù hợp bằng cách nào? Thúc đẩy và phát triển tiềm năng của từng nhân viên như thế nào? Quy trình cần phải tuân thủ để việc lập kế hoạch triển khai công việc không chỉ tồn tại trên giấy? Phong cách giao tiếp của một người quản lý thì khác gì một người bình thường? Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, dù là lãnh đạo một doanh nghiệp lớn hay chỉ là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn vẫn cần trang bị những kỹ năng cần thiết của một nhà quản lý chuyên nghiệp. Đó là những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính, quản lý sản xuất, quản trị nhân sự,… Mặt khác, là một nữ quản trị bên cạnh việc nắm vững những quy luật then chốt chi phối toàn bộ các hoạt động của công ty, bản thân bạn còn phải luôn học hỏi không ngừng để hoàn thiện các kỹ năng mềm trong quản trị để phát huy tốt nhất “sức mạnh mềm” của chính bạn. 8
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ Từ thực tiễn môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay, chúng ta có thể thấy để thành công thực sự các doanh nghiệp đều xây dựng văn hóa doanh nghiệp bằng uy tín thương hiệu và uy tín của nhà lãnh đạo. Họ không thể chỉ chú trọng vào mỗi doanh thu mà còn tạo mọi điều kiện để đội ngũ nhân viên được phát triển cùng với đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Với tập sách này, chúng tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức căn bản, hữu ích và cần thiết nhất cùng các bài học rút ra từ hoạt động kinh doanh thực tiễn ở trong và ngoài nước nhằm giúp những chủ doanh nghiệp, nhà quản lý nữ, nhất là đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nắm bắt được những điểm cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp nói chung. Từ đó giúp cho các bạn ý thức và hiểu biết hơn những vấn đề then chốt trong công tác quản trị doanh nghiệp. Đó là phải làm tốt việc tuyển dụng và giữ chân người giỏi; thúc đẩy và phát triển tiềm năng của từng thành viên trong phòng, ban; lập kế hoạch có sức thuyết phục; kiểm soát được ngân sách; ra những quyết định chính xác và hiệu quả,… Hy vọng cuốn sách này giúp cho bạn nắm bắt những vấn đề dễ dàng, làm cho bạn tự tin, quyết tâm và chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, đồng thời giúp bạn phát huy tốt nhất những đặc thù về giới để tạo thành thế mạnh riêng khi quản trị doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ thấy mình gắn bó và sâu sát hơn với những vấn đề then chốt cho sự sống còn của công ty cũng như thể hiện được bản lĩnh, phong cách ứng xử khôn khéo, tinh tế và văn minh của nhà quản lý nữ. Chúc các bạn vững tin hơn khi hoàn thiện các kỹ năng của một nhà quản trị giỏi, lèo lái đưa doanh nghiệp của mình phát triển ngày càng vững mạnh hơn! 9
- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ngày nay, nhu cầu duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. Trong môi trường kinh doanh ngày càng chuyên nghiệp, buộc các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý phải thay đổi. Họ cần tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp thay vì phụ thuộc vào các bộ phận liên quan, giúp quản lý chặt chẽ nguồn vốn và dòng tiền nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Đó chính là việc sử dụng một trong những tác nhân chủ đạo là tài chính để thúc đẩy sự tiến hóa của doanh nghiệp.
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ CÂU CHUYỆN THỨ 1 Khi Covid tấn công, có đến 70.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động ở Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều doanh nghiệp lớn hay nhỏ khác vẫn đang thích ứng tốt và còn ngược dòng tăng trưởng. Mặc cho cổ phiếu chứng khoán Việt Nam rơi tự do liên tục trong những tháng đỉnh điểm của dịch bệnh vẫn có nhiều doanh nghiệp giữ vững phong độ và liên tục phát triển. Biểu đồ chứng khoán Thế Giới Di Động tính đến tháng 7/ 2021. (Nguồn: Sàn chứng khoán HOSE) 11
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ Đây có phải là sự may mắn nhất thời của các doanh nghiệp này hay không? Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trụ vững trong mùa dịch với những doanh nghiệp bị thua lỗ là gì? Một trong những lý do chính để một tổ chức có thể phát triển bền vững cả trong thời kỳ khó khăn đó là nền tảng tài chính vững chắc. Quá trình chuẩn bị và xây dựng những nền tảng vững chắc của tổ chức, doanh nghiệp đã tạo nên những kỳ tích mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chạm tới. Để trở thành người am hiểu về tài chính Để có thể cạnh tranh trong thị trường hôm nay, dù bạn là chủ một doanh nghiệp lớn hay công ty TNHH một thành viên, yếu tố tiên quyết cần có là bạn phải am hiểu những kiến thức cơ bản về tài chính và kế toán. Đối với nhiều nhà quản lý, báo cáo tài chính và bảng dự toán ngân sách giống như một điều huyền bí. Còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc quản lý và kiểm soát tài chính thường bị xem nhẹ, hoặc nếu có quan tâm thì cũng làm không được tốt. Thực tế cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp ở mọi quy mô, nếu không quản lý tốt tài chính thì đều kinh doanh không thành công, thậm chí có thể phá sản. Thực ra, công việc quản lý tài chính đặt ra rất nhiều vấn đề. Từ việc dữ liệu không chính xác, thiếu nguồn nhân lực đến hạn 12
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ chế về kiến thức, công cụ,... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp. Các khó khăn điển hình nhất trong quản lý tài chính doanh nghiệp, đó là: - Không thể nắm chính xác khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Đánh giá sai hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Quản lý chỉ dựa trên ước lượng, dự đoán và thiếu sự phân tích dẫn đến không kiểm soát được đầy đủ tất cả nguồn thu và không cắt giảm được chi phí,… - Kiểm soát các khoản công nợ chưa thường xuyên, lỏng lẻo, chưa có chính sách xử lý nợ tốt dễ dẫn đến tình trạng thâm hụt tiền. - Kiểm soát không chặt chẽ chi phí về vật tư, hàng hóa, xuất nhập tồn kho,… làm thất thoát và lãng phí nguồn vốn. - Không kiểm soát được dòng tiền vào/ra và kế hoạch thu trả nợ. - Để lọt các hành vi gian lận, trục lợi bất chính. Nhằm đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh hiện tại cũng như triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai, nhà quản lý doanh nghiệp phải xem xét các khía cạnh liên quan và xử lý hàng loạt các vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp của mình: - Chúng ta đang có bao nhiêu tiền, nguồn thu nhập của công ty đến từ đâu? Bao nhiêu trong số đó đến từ doanh thu, bao nhiêu đến từ nợ nhưng khó đòi, bao nhiêu đến từ vốn vay? 13
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ - Dòng sản phẩm nào và khu vực địa lý nào mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty? Đâu là sản phẩm và khu vực chưa đạt yêu cầu? Để có thể trả lời chính xác các câu hỏi này, bạn hãy bắt đầu bằng cách học cách đọc báo cáo tài chính, để biết sự chuyển động của dòng tiền, doanh thu đến từ đâu, tiền được sử dụng kinh doanh như thế nào. 14
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ 1. Xác định 03 loại báo cáo tài chính quan trọng B áo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, khoản phải thu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác, kết quả kinh doanh và dòng tiền luân chuyển trong kỳ của doanh nghiệp. Trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có 3 loại báo cáo phổ biến sau đây: - Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement): Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. - Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet): Đây là một báo cáo tài chính tổng hợp tình hình “sức khoẻ” của doanh nghiệp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn và khoản nợ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). 15
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow Statement): Thể hiện các nguồn tiền đến từ đâu và chi chỗ nào. 1.1. Báo cáo kết quả kinh doanh Đây là báo cáo sẽ cho chúng ta biết liệu công ty đang có tạo ra lợi nhuận không hay đang chịu lỗ. Báo cáo này thường được lập theo tháng, quý và năm để nắm rõ thông tin về các khoản thu, chi, lãi lỗ trong khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này đôi khi cũng được gọi là báo cáo lãi và lỗ bởi vì nó cho chúng ta hai cách tính toán khả năng sinh lợi, lãi gộp và lãi ròng, cũng còn gọi là thu nhập gộp và thu nhập ròng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm liên quan trong báo cáo này, chúng ta có thể xem báo cáo kinh doanh của Công ty Dịch vụ rau sạch VN dưới đây. BÁO CÁO KINH DOANH CÔNG TY DỊCH VỤ RAU SẠCH VN Thời gian: Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 Đơn vị: VND Doanh thu bán lẻ tại cửa hàng (1) 500,000,000 Doanh thu từ đại lý (2) 380,000,000 Doanh thu bán online (3) 210,000,000 16
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ Tổng doanh thu bán hàng 1,090,000,000 (4 = 1 + 2 + 3) Trừ: Giá vốn hàng bán (5) (218,000,000) Lợi nhuận gộp (6 = 4 - 5) 872,000,000 Tỷ số lợi nhuận gộp (%6 = 6/4) 80% Trừ: Chi phí hoạt động (7) (109,000,000) Trừ: Chi phí khấu hao (8) (440,000,000) Thu nhập trước thuế & lãi suất 323,000,000 (9 = 6 - 7 - 8) Doanh thu từ hoạt động tài chính (10) 0 Chi phí từ hoạt động tài chính (11) 0 Tổng thu chi từ hoạt động tài chính 0 (12 = 10 - 11) Trừ: Thuế thu nhập doanh nghiệp (13) (64,600,000) Lợi nhuận sau thuế (14 = 9 - 12 - 13) 258,400,000 * Ghi chú: Các con số trong ngoặc (cột bên phải) là số âm, được thể hiện theo phương pháp kế toán để dễ phân biệt và đọc số liệu tài chính. 17
- Sổ tay người quản lý dành cho phụ nữ Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm sau đây: - Giá vốn hàng bán (5) là chi phí mà công ty kinh doanh rau sạch phải bỏ ra để sản xuất rau. Bao gồm: nguyên liệu thô (hạt giống, phân bón,...), nhân công và tất cả chi phí nào liên quan trực tiếp đến sản xuất ra sản phẩm. - Lợi nhuận gộp (6) là số liệu ghi nhận khả năng công ty có thể làm ra bao nhiêu tiền từ hàng hóa đã có trước khi chi trả các chi phí vận hành không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất (lương nhân viên bán hàng, phí thuê văn phòng, công tác phí...) - Tỷ số lợi nhuận gộp (%6) hay còn gọi là biên lợi nhuận gộp, cho chúng ta bức tranh về việc giá trị tối ưu của doanh số hiện tại để định hướng việc định giá và khuyến mãi hoặc tiếp tục tối ưu về chi phí sản xuất. Ví dụ 1: Trong trường hợp trên, chỉ số là 80% có ý nghĩa rằng hiện tại khi doanh nghiệp thu được 10 đồng thì có được 9 đồng là lợi nhuận gộp. Ví dụ 2: Trong trường hợp công ty gia tăng doanh số do khuyến mãi nhiều (sales 50%) thì có thể chỉ số tỷ số lợi nhuận gộp lúc đó sẽ là 30%, nghĩa rằng thời điểm mới khi doanh nghiệp thu được 10 đồng thì có được 3 đồng là lợi nhuận gộp. Như vậy doanh thu cao chưa chắc đã tốt mà cần cân đối thêm các chỉ số về lợi nhuận. Nhìn vào đây để biết cần tối ưu phần nào. - Chi phí khấu hao (8) là cách để ước tính & phân bổ chi phí của những tài sản giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Ví dụ: 01 máy đóng gói sản phẩm mua 20 triệu có thể dùng tốt trong 04 năm, vì vậy nếu đưa toàn bộ chi phí mua máy vào 01 năm đầu tiên thì không hợp lý. Vì vậy, công ty sẽ 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chạy đua giành và giữ nhân tài – Cách nào?
5 p | 181 | 49
-
Sổ tay Văn hóa doanh nghiệp: Phần 1
52 p | 187 | 38
-
Chín bài học từ văn hóa công sở của người Nhật
11 p | 155 | 34
-
Xây dựng hệ thống chất lượng dựa trên ISO
74 p | 112 | 25
-
Bí quyết bắt chuyện để trở thành đối tác
4 p | 83 | 18
-
Dựa vào binh lực mà đánh
4 p | 89 | 14
-
KẾ NGẦM VƯỢT BẾN TRẦN TƯƠNG
1 p | 86 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn