intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống lâu trăm tuổi

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

96
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thống kê vừa mới được CDC công bố hôm 16 tháng 3 năm 2011, cho thấy rằng trong 10 năm liên tiếp, tuổi thọ của người Mỹ vẫn tiếp tục tăng, đã vượt qua tuổi thọ trung bình là 78 tuổi. “Sống lâu trăm tuổi bạc đầu râu”, “bách niên giai lão,” niềm mơ ước khó đạt được của nhiều người từ lâu nay, đã và đang trở thành “chuyện thường ngày” ở các nước giàu có (cuộc sống đúng là không công bình - “life is not fair”) đối với những người được sinh ra trong thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống lâu trăm tuổi

  1. Sống lâu trăm tuổi Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng, Chuyên Khoa Nội Thương Một thống kê vừa mới được CDC công bố hôm 16 tháng 3 năm 2011, cho thấy rằng trong 10 năm liên tiếp, tuổi thọ của người Mỹ vẫn tiếp tục tăng, đã vượt qua tuổi thọ trung bình là 78 tuổi. “Sống lâu trăm tuổi bạc đầu râu”, “bách niên giai lão,” niềm mơ ước khó đạt được của nhiều người từ lâu nay, đã và đang trở thành “chuyện thường ngày” ở các nước giàu có (cuộc sống đúng là không công bình - “life is not fair”) đối với những người được sinh ra trong thế kỷ này Ðó là gợi ý của một nghiên cứu được đăng trên tập san y khoa nổi tiếng thế giới “Lancet”. Các nhà nghiên cứu ở Ðức và Ðan Mạch, qua việc phân tích lại các nghiên cứu về tuổi thọ trên toàn thế giới trong hai năm 2004-2005, đã nhận
  2. thấy rằng từ thế kỷ 20 đến nay, những người sống ở các nước đã phát triển, đã có tuổi thọ gia tăng đến khoảng ba thập kỷ, so với trước đó. Các nhà nghiên cứu, trong một nghiên cứu đăng trong số báo nói trên, đã viết rằng quá trình lão hóa, già đi, có thể được bổ sung. Và do đó, việc chế tạo ra các loại thuốc có thể giúp làm tăng tuổi thọ, có thể không phải là điều không tưởng. Các nghiên cứu hiện nay trên chuột, cho thấy rằng, có vẻ như là, thuốc làm chậm quá trình lão hóa có thể giúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến tuổi tác. Tuổi thọ có thể vượt qua các giới hạn, các ngưỡng, mà các nhà khoa học vẫn tưởng. Ví dụ như ở Nhật Bản, nơi có tuổi thọ cao nhất thế giới, hơn phân nửa các cụ bà ở tuổi 80, được phỏng định là, có thể sống đến tuổi 90. Trong khi các bệnh thường ảnh hưởng người lớn tuổi như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường đang có vẻ gia tăng, các tiến bộ trong việc điều trị đã giúp cho các bệnh nhân này có khả năng tiếp tục sống và hoạt động trong một thời gian dài. Tuy nhiên, dịch mập phì, có thể làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Chứng béo phì có thể khiến cho người lớn tuổi dễ bị một số bệnh và làm cho họ chết sớm hơn.
  3. Ở Hoa Kỳ, các số liệu từ 1982 đến 2000 cho thấy sự giảm thiểu đáng kể các bệnh và tật ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể đang bị đảo ngược bởi sự gia tăng của chứng béo phì. Tuổi thọ tăng, (hình như) là điều đáng mừng cho nhiều người. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống lúc về già, cũng là điều được quan tâm không kém, nếu không muốn nói là nhiều hơn, ở những người lớn tuổi, hay ngấp nghé bước vào giai đoạn này. Một nghiên cứu được công bố trên tập san chuyên về xã hội học Hoa Kỳ “American Sociological Review” cho thấy rằng ở Hoa Kỳ, càng lớn tuổi thì người ta có khuynh hướng càng (?biết) hài lòng hơn với cuộc sống. Nghiên cứu được thực hiện từ năm 1972 đến 2004, bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt trong nhiều giai đoạn, với hai mươi tám ngàn người từ 18 đến 88 tuổi, đã được chọn mẫu để có thể đại diện cho người Hoa Kỳ trên toàn quốc. Kết quả gây ngạc nhiên cho nhiều người, là nghiên cứu đã cho thấy những người Mỹ hạnh phúc, vui vẻ nhất, lại là những người lớn tuổi nhất. Và người lớn tuổi lại tham gia hoạt động xã hội tích cực, hơn là những định
  4. kiến trước đây thường cho rằng người lớn tuổi thường là người già nua, cô đơn. Việc tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội của người lớn tuổi, và tỉ lệ cảm thấy hạnh phúc yêu đời cao ở lứa tuổi này cho thấy là việc tham gia này giúp giảm bớt sự buồn bã, cô đơn. Tác giả chính của nghiên cứu, nhà xã hội học Yang Yang, cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, cuộc sống được cảm nhận đẹp đẽ, đáng yêu hơn khi người ta thêm tuổi; mặc dù nhiều bất lợi cho người lớn tuổi như các chứng đau nhức, sự ra đi của những người thương yêu và bạn bè, là điều không tránh khỏi ở lứa tuổi này. (Không biết có phải một trong các nguyên nhân chưa được nêu lên, là càng gần lúc phải chia tay, thì mới càng thấy quí; mới biết cách “nhìn vào mặt người lần cuối trong đời” - như lời một bài hát của Trịnh Công Sơn). Việc người lớn tuổi yêu đời hơn người trẻ tuổi, theo các tác giả của nghiên cứu, một phần vì người lớn tuổi đã học được cánh hạ thấp kỳ vọng và chấp nhận những gì họ đã đạt được, nói một cách gọn hơn, là biết chấp nhận cuộc đời. (Như có người nói đại ý là nếu không đạt được những gì mình yêu thích, thì hãy tập yêu thích những gì mình đã và đang đạt được).
  5. Một nhà nghiên cứu về tuổi già, không tham gia vào nghiên cứu, cho rằng nghiên cứu này quan trọng vì nhiều người nghĩ rằng tuổi “gần đất xa trời”, không phải là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời, và không mấy hăng hái, hăm hở mong đợi được sống đến lứa tuổi này. Những lúc thăng, trầm trong cuộc sống, cũng như thăng trầm của lòng yêu đời, trong lúc nghiên cứu được thực hiện, nói chung có liên quan đến sự thăng, trầm của tình hình kinh tế. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn thăng hay trầm nào, những người lớn tuổi vẫn là những người (cảm thấy là mình) hạnh phúc nhất. Nói chung, nghiên cứu này phát hiện rằng mỗi khi tăng lên mười tuổi, cảm giác hạnh phúc (trong nhóm tuổi đó) tăng lên 5%. Khoảng 33% người Mỹ ở lứa tuổi 88 cho biết rằng họ cảm thấy rất hạnh phúc, trong khi điều này chỉ xảy ra trong 24 phần trăm của những người trong lứa tuổi từ mười tám đến các tuổi đầu hai mươi (như hai mốt, hăm hai...) Dù sao, đa số người Mỹ tham gia nghiên cứu này cho biết là họ yêu đời, cảm thấy hạnh phúc; chỉ có dưới 20% người tham gia nghiên cứu cho biết là họ không vui vẻ lắm.
  6. Trong nghiên cứu này, những người trong thế hệ baby boomers (những người được sinh ra sau Thế Chiến Thứ Hai, khi tỉ lệ sinh sản tăng vọt, từ năm 1947 đến 1961), là những người ít vui vẻ nhất. Một chuyên gia về tuổi già cho rằng họ có thể sẽ đi vào con đường sống một cách buồn bã vào cuối đời như định kiến trước đây về tuổi già, nếu họ không biết chấp nhận sự thật, chấp nhận những gì mình đang có. Cho đến nay, có vẽ như là những người thuộc thế hệ này chưa biết hạ bớt kỳ vọng (ảo tưởng) như những thế hệ lớn tuổi hơn, về những gì họ “cần” phải có ở tuổi già, như là họ vẫn mong đợi những chương trình hưu bổng cho phép họ có thể làm được tất cả mọi điều mà họ chưa thực hiện được trước đó trong cuộc đời. Một nghiên cứu khác cũng của University of Chicago, phỏng vấn 3,005 người tại nhà của họ trong hai năm 2005 và 2006, cũng được đang trên tập san chuyên về xã hội học Hoa Kỳ “American Sociological Review,” cho thấy rằng khoảng 75 phần trăm những người từ 57 đến 85 tuổi tham gia vào ít nhất một hoạt động xã hội mỗi tuần. Các hoạt động này bao gồm giao du với chòm xóm, tham gia các hoạt động tôn giáo, tự nguyện, hoặc tham gia các sinh hoạt hội đoàn. Những người ở lứa tuổi 80 có tỉ lệ tham gia hoạt động xã hội này cao gấp đôi những người ở lứa tuổi 50.
  7. Các mối quan hệ xã hội (social circles) có khuynh hướng thu hẹp lại đôi chút khi tuổi tác chồng chất, tuy nhiên, đó cũng vẫn là các quan hệ xã hội, và nếu mở rộng định nghĩa của liên hệ xã hội ra theo hướng này, thì hình ảnh tự cô lập, cô đơn, trốn tránh xã hội sẽ không còn tồn tại như các định kiến trước đây. Ðó là ý kiến của một tác giả cùng tham gia nghiên c ứu trên của trường Ðại Học Chicago. Một người lớn tuổi hạnh phúc tham gia nghiên cứu cho rằng hạnh phúc, niềm vui, là sự cởi mở và hòa nhập với người khác. Một người lớn tuổi hạnh phúc khác có ý kiến hơi khác đôi chút, cho rằng hạnh phúc đến khi ta biết chấp nhận sự việc như nó hiện hữu, và thật sự chấp nhận và hiểu rằng không có gì trên đời là toàn hảo (“nothing is perfect”). Chúng ta sống trên đời, (nếu muốn hạnh phúc), (hình như), không phải là để tìm kiếm những gì toàn hảo (không có thực), mà là biết yêu những gì không toàn hảo, (mà ông trời, cơ duyên, đã đưa đến cho mình), một cách trọn vẹn. Một nhà xã hội học của đại học nổi tiếng Cornell University cho biết một nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng tuổi trung niên (mid-life) có
  8. khuynh hướng là giai đoạn căng thẳng nhất trong cuộc đời. Vì ở tuổi này, có vẽ như là ai cũng đòi hỏi họ phải làm điều này, điều nọ. Và nghiên cứu trên đây về niềm vui của người lớn tuổi có thể là ánh sáng cuối đường hầm cho lứa tuổi này. Nếu học được bài học “chấp nhận cuộc đời,” biết (học bài học, dù (ra) sao (về sau) thì cũng phải và nên) yêu đời, sớm hơn; hy vọng rằng nhiều người trong chúng ta sẽ có được nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui của cuộc sống hơn. Chứ không cần phải đợi đến lúc không c òn bao nhiều thời gian vào lúc cuối đời, mới (chợt), nhận ra chân lý (hình như bao giờ cũng đơn giản).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2