intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Stress Và Bệnh Tiểu Đường (Stress And Diabetes)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Stress là gì? Stress là những đả kích hay áp lực trên thể chất hay tinh thần có hại cho sức khỏe. Chúng ta nên dùng chữ stress cho ngắn gọn, hơn nữa từ stress cũng đã trở nên rất quen thuộc đối với người Việt. Trong cuộc sống hằng ngày, nhất là ở thời đại ngày nay, có rất nhiều sự việc gây stress cho chúng ta như bị kẹt xe trên đường đến sở làm, mất việc, đau ốm, bệnh tật như mắc bệnh tiểu đường... Cái gì làm cho bạn cảm thấy stress? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Stress Và Bệnh Tiểu Đường (Stress And Diabetes)

  1. Stress Và Bệnh Tiểu Đường (Stress And Diabetes) Stress là gì? Stress là những đả kích hay áp lực trên thể chất hay tinh thần có hại cho sức khỏe. Chúng ta nên dùng ch ữ stress cho ngắn gọn, h ơn nữa từ stress cũng đã trở nên rất quen thuộc đối với người Việt. Trong cuộc sống hằng ngày, nhất là ở thời đại ngày nay, có rất nhiều sự việc gây stress cho chúng ta nh ư bị kẹt xe trên đường đến sở làm, mất việc, đau ốm, bệnh tật như mắc bệnh tiểu đường... Cái gì làm cho bạn cảm thấy stress? Sự cảm nhận stress của mỗi người trong chúng ta không giống nhau. Một sự kiện không gây stress cho bạn, nhưng đối với người khác lại là một đả kích lớn. Bạn có thể lên một danh sách liệt kê những sự việc hoặc con người có thể gây stress cho bạn. Stress tác động trên cơ thể của bạn như thế nào?
  2. Khi bị stress, cơ thể của bạn ở trong tình trạng sẵn sàng phản kích. Một số kích thích tố như cortison và epinephrine được tiết ra. Các kích thích tố này được gọi là kích thích tố stress, có tác dụng huy động glucose và mỡ dự trữ đưa vào máu để có thêm năng lượng cần thiết. Tuy nhiên lượng glucose và mỡ thặng dư này chỉ có thể sử dụng tốt khi có đầy đủ insulin. Ở bệnh nhân tiểu đ ường, insulin vốn đã không đủ, chính các kích thích tố stress này lại gây trở ngại thêm cho việc sử dụng insulin. Do đó lượng đường và mỡ trong máu lại tăng cao kéo theo sự xuất hiện của ketones trong máu. Để tránh những biến chứng nặng nề do đường huyết và ketones tăng cao, bạn nên tự thử máu thường xuyên hơn khi bị stress. Stress ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết? Tùy theo loại stress mà bạn có những kết quả khác nhau. Stress về thể chất như bị chấn thương hoặc bị bệnh sẽ làm tăng đường huyết ở hầu hết bệnh nhân tiểu đường. Trái lại stress về mặt tinh thần như các vấn đề gia đình, hôn nhân, tài chánh có thể làm tăng đường huyết ở một số người, lại có thể làm hạ đường huyết ở một số người khác. Muốn biết đường huyết của bạn phản ứng như thế nào đối với stress,hãy làm thử nghiệm sau đây: Trước khi thử đường huyết, hãy lượng giá mức độ stress bằng cách dùng  thang điểm từ 1 đến 10 hoặc bằng các chữ ít, vừa ,khá, nhiều để lên một bảng về mức độ stress. Sau đó thử đường huyết cho mỗi loại stress và ghi lại kết quả. Tiếp tục làm như vậy trong một hay hai tuần lễ. So sánh kết quả
  3. thử máu với bảng thang điểm liệt kê các loại stress và xem lượng đường huyết cao có đi đôi với các loại stress có c ường độ cao trên thang điểm hay không. Khi có kết quả đường huyết cao đối với loại stress nào đó, bạn nên báo với bác sĩ của bạn để xem có cần sự can thiệp hay không. Bạn phản ứng lại với stress như thế nào? Mọi người không giống nhau trong việc phản ứng lại với stress. Bạn nên để ý đến cách bạn phản ứng với stress như thế nào. Khi có stress và cũng tùy loại stress, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn bã hay trống vắng, bạn cũng có thể cả m thấy đau đầu, đau bụng hay đau lưng. Có người hay cười gằn, cứ tự trách mình. Người khác thì cảm thấy nản chí, chán chường hoặc khóc lóc dễ dàng. Bạn đối phó với stress như thế nào? Stress tác động lên thể chất và tâm lý của bạn như thế nào là tùy thuộc vào cách đối phó của bạn trong các hoàn cảnh gặp stress. Bạn có thể đ ương đầú với stress bằng cách cố gắng tự kềm chế hoặc buông xuôi để tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Một số người chọn những cách có hại như dùng rượu, cà phê, thuốc la ùhay một thứ nào đó giúp họ cất đi stress hay làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn. Có người chọn cờ bạc, ăn uống không kềm chế hoặc ngủ vùi. Các giải pháp đó đôi khi có vẻ có hiệu quả. Nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường thì phần lớn trở nên rất nguy hiểm.Trên thực tế có nhiều cách làm giảm stress một cách an toàn.
  4. Làm thế nào đối phó với stress một cách an toàn? Thở sâu: Ngồi hay nằm duỗi thẳng tay và chân, nhắm mắt lại, thở sâu và chậm. Mỗi lần thở ra lại buông lỏng các cơ thêm nữa. Làm như vậy từ 10 đến 20 phút, ít nhất một lần mỗi ngày. Thư dãn: Nằm thẳng, nhắm mắt rồi thư dãn từng phần các cơ trong cơ thể. Bắt đầu từ đầu xuống cổ rồi tiếp tục đi xuống cho đến 2 b àn chân. Vận động thân thể: Sau đây là một số hoạt động có thể làm nhẹ bớt stress: Đi xe đạp, chạy bộ, chèo thuyền , bơi lội... Bạn cũng có thể chọn một môn thể dục hay thể thao mà bạn thích và luyện tập thường xuyên. Tư tưởng lạc quan: Tư tưởng của bạn có ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Mỗi khi bạn nghĩ đến những điều tiêu cực nên xóa đi và thay thế bằng một ý nghĩ lạc quan hơn. Hát to một bài hát hùng mạnh, đọc một bài thơ vui, cầu nguyện hay đọc kinh... Hãy cởi mở: Nói chuyện với bạn bè hay người thân trong gia đình về những tình huống hay hoàn cảnh gây áp lực tâm lý cho bạn. Bạn sẽ thấy nhẹ nhỏm.
  5. Viết lên giấy: Viết ra trên giấy những điều làm bạn buồn phiền, bạn có thể tìm thấy giải pháp. Bạn cũng có thể vẽ thành tranh nỗi bận tâm của bạn. Làm cái gì mới mẻ: Tìm một thú tiêu khiển nào đó hay học một nghề thủ công. Gia nhập hội hay câu lạc bộ, làm việc thiện nguyện để giúp đỡ người khác. Lập nhóm để bàn luận về thơ văn, kịch nghệ, điện ảnh hay bất cứ đề tài gì bạn thích. Du ngoạn: Cắm trại, đi nghỉ cuối tuần, Ra ngoài nhiều hơn. Nghe nhạc: Nghe băng nhạc có âm thanh thiên nhiên như tiếng nước chảy, suối reo, gió rì rào, sóng vỗ, chim hót... Tắm nước nóng: Dễ chịu nhất là nước có nhiệt độ thân thể (từ 85 đến 93 độ F) khoảng 20 đến 30 phút, có thể cho thêm nước thơm có mùi thiên nhiên. Biết từ chối: Nên từ chối những việc mà bạn thực sự không muốn làm hoặc nhưng việc mà bạn sẽ cảm thấy stress khi làm. Cười nhiều một chút: Nên cười thật lòng và lành mạnh. Xem phim hài hước hay gặp bạn "vui tính". Nhìn xem thế giới quanh bạn:Nhìn cảnh vật thiên nhiên , lá hoa, cây cỏ, mặt trời, trăng sao, gió mưa, mây ráng. Nếu không thể đi ra ngoài, bạn có thể nhìn cảnh vật qua cửa sổ. Ngắm một bức tranh thi ên nhiên cũng có thể giúp bạn cảm thấy lòng nhẹ nhỏm.
  6. Ăn uống vừa đủ: Khi bạn bị stress, cơ thể của bạn có thể cần thêm các vitamin nhóm B, vitamin C, protein, calcium...Nên ăn nhiều ngũ cốc, đậu, giá, cam, b ưởi, broccoli, gà cá, sữa, yogurt, cheese. Ngủ đẫy giấc: Ngủ khoảng 7 đến 9 giờ mỗi ngày. Mặc dù stress không gây ra bệnh tiểu đường, tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường stress gây trở ngại rất nhiều cho việc kiểm soát đường huyết. Do đó, bạn nên tránh các tình huống hoặc sự vật gây stress cho bạn và khi có stress bạn nên đương đầu với nó bằng những biện pháp tích cực và đừng quên theo dõi sát đường huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2