intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự ảnh hưởng của các hội nhóm đánh giá dịch vụ ăn uống địa phương đối với khách hàng

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo "Sự ảnh hưởng của các hội nhóm đánh giá dịch vụ ăn uống địa phương đối với khách hàng" điều tra, nghiên cứu những ảnh hưởng của mạng xã hội đến các địa điểm ăn uống ở địa phương. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện với khoảng 100 người ở nhiều độ tuổi trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự ảnh hưởng của các hội nhóm đánh giá dịch vụ ăn uống địa phương đối với khách hàng

  1. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HỘI NHÓM ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ ĂN UỐNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG Nguyễn Hoàng Vũ Huy*, Giang Thị Kim Phương, Huỳnh Thị Cẩm Giang, Đặng Trần Minh Phú, Nguyễn Cửu Quốc Kim Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như thói quen tiêu dùng bởi nhu cầu hưởng thụ và trải nghiệm ngày càng được nâng cao vì tính tiện lợi mà nó mang lại nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Mục đích của bài báo cáo này để điều tra, nghiên cứu những ảnh hưởng của mạng xã hội đến các địa điểm ăn uống ở địa phương. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện với khoảng 100 người ở nhiều độ tuổi trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Thông qua việc thu thập và xử lý dữ liệu đã cho ta biết được những thực trạng xử dụng mạng xã hội, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và giải pháp cho những ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra nghiên cứu này còn có ý nghĩa trong việc đề xuất những cải thiện nhằm nâng cao chất lượng của những bài đánh giá. Từ khóa: mạng xã hội, wom-sự truyền miệng, sự tham gia của cộng đồng, niềm tin thương hiệu 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Mạng xã hội Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,... 1.2. Wom- sự truyền miệng e-WOM từ lâu đã được coi là một công cụ tiếp thị có ảnh hưởng và phương tiện truyền thông xã hội được công nhận là nền tảng tốt nhất cho e-WOM. E-WOM tương tự như WOM ngoại tuyến truyền thống ở chỗ nó là một quá trình giao tiếp tương tác để trao đổi kinh nghiệm và thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi khác với WOM ngoại tuyến ở chỗ dựa trên Internet. e-WOM thường được định nghĩa là hành động gặp gỡ và chia sẻ ý kiến với nhau trên Internet và trao đổi xếp hạng cho các dịch vụ, cung cấp khả năng sử dụng, khả năng truy cập và tính ổn định đối với thông tin không có trong WOM ngoại tuyến truyền thống. Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin được đăng bởi những người đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ định mua nhằm cố gắng giảm bớt nỗi sợ hãi hoặc lo lắng về thất bại bằng cách xác minh thông tin có liên quan. 1610
  2. 1.3. Sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng đề cập đến sự tham gia của người dân vào việc phát triển du lịch ở một nơi (Jaafar và cộng sự 2015b; Nicholas và cộng sự 2009). Tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng đã được nhấn mạnh vì nó cho phép các thành viên địa phương kiểm soát các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của họ; nó cũng cho phép người dân nâng cao nhận thức của họ về những lợi ích mà họ sẽ nhận được từ các hoạt động du lịch (Rasoolimanesh et al. 2015; Rasoolimanesh et al. 2017). Ở những nơi nhất định, chẳng hạn như là các khu vực di sản, các thành viên cộng đồng chăm sóc bảo vệ và bảo tồn các tài sản văn hóa (Mustafa và Tayeh 2011; Wager 1995). 1.4. Niềm tin thương hiệu Niềm tin thương hiệu dùng để chỉ quan điểm, kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp, là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu trong kỷ nguyên cách mạng 4.0. 2. GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỘI NHÓM ẨM THỰC Sài gòn là một vùng đất giao thoa của nhiều nền văn hoá khác nhau trên khắp mọi miền tổ quốc mà nổi trội và dễ nhận biết nhất chính là văn hoá ẩm thực. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội đã góp phần tạo nên những chiến lược quảng bá sản phẩm mới mẻ thông qua các hội nhóm đánh giá về sản phẩm và doanh nghiệp. Đó cũng là cầu nối tốt nhất dẫn lối mọi người đến với những địa điểm ăn uống địa phương mà phần lớn đối tượng là những người trẻ như sinh viên, nhân viên văn phòng và những người yêu thích sự trải nghiệm nhiều địa điểm ẩm thực mới lạ. Những hội nhóm nổi bật có thể kể đến như: Mê quán, Sài gòn ùm, Ăn sập sài gòn, Ẩm thực sài gòn, Đảo đồ ăn. Những hội nhóm này tập chung đánh giá về giá cả, chất lượng món ăn, phong cách phục vụ và không gian tại các địa điểm ăn uống ở Sài Gòn. 3. THỰC TRẠNG Ta có thể thấy được rằng số lượng người thường xuyên truy cập vào mạng xã hội đa phần là giới trẻ có độ tuổi từ 30 trở lại. Ứng dụng học xài nhiều nhất là Facebook và tiếp theo là tiktok. Chính từ các yếu tố đó ta có thể thấy được những người trẻ đó là nhân tố truyền miệng chia sẻ các thông tin và rất hay tương tác trên các trang mạng xã hội. Bảng 1. Yếu tố cá nhân 1 2 3 4 5 6 TB Định danh 3.29 3,36 3,18 3,46 - - 3,32 1 2 3 4 5 6 TB Sự nhiệt tình 3,56 3,53 3,46 3,62 3,56 - 3,54 Chú ý 1 2 3 4 5 6 TB 1611
  3. 3,71 3,51 3,47 3,41 3,57 - 3,53 1 2 3 4 5 6 TB Hấp thụ 3,23 3,36 3,39 3,23 3,16 3,5 3,31 1 2 3 4 5 6 TB Tương tác 3,29 3,42 3,24 3,29 3,21 - 3,3 Về yếu tố cá nhân, các số liệu trên cho ta thấy được phần lớn các trang đánh giá đã ảnh hưởng ít nhiều vào sự quan tâm và sự mong đợi của người dân đối với địa điểm ăn uống địa phương. Hoặc có thể tăng lòng trung thành của khách hàng đối với một địa điểm ăn uống địa phương nào đó. Bảng 2. Yếu tố xã hội khi sử dụng MXH 1 2 3 4 TB Cầu nối vốn xã hội 3,46 4,47 3,63 3,5 3,51 1 2 3 4 TB Liên kết vốn xã hội 3,68 3,6 3,72 3,82 3,71 Các trang đánh giá trên mạng xã hội giúp nhiều nguời tiếp xúc, tìm hiểu và đưa ra quyết định đối với các địa điểm ăn uống. Và còn giúp liên kết mọi người lại với nhau thông qua việc tương tác chia sẻ thông tin trên các trang đánh giá đó. Bảng 3. Đặc điểm thông tin khi sử dụng MXH 1 2 3 4 5 TB Số lượng thông tin 3,76 3,78 3,73 - - 3,76 1 2 3 4 5 TB Độ tin cậy của thông tin 3,49 3,38 3,62 - - 3,5 1 2 3 4 5 TB Chất lượng thông tin 3,6 3,32 3,49 - - 3,47 1 2 3 4 5 TB Ủng hộ du lịch ẩm thực 3,73 3,67 3,72 3,69 3,71 3,7 1612
  4. 1 2 3 4 5 TB Ý định truyền miềng 3,77 3,74 3,77 3,71 3,71 3,74 MXH giúp cho người xem thấy được rõ ràng các số liệu như giá cả, lượt xem,... tuy nhiên độ tin cậy là chưa hoàn toàn. Trên các trang mạng ấy chất lượng thông tin cũng chưa đảm bảo đúng 100%. người trẻ Việt Nam đa số sẽ truyền thông tin cho nhau bằng các bình luận trên các trang MXH nên việc ủng hộ địa điểm ăn uống đó khi mà nơi đó đạt được sự hài lòng các nhu cầu của họ là điều đương nhiên. Và tất nhiên sẽ quảng bá giúp nơi đó được biết đến nhiều hơn. 6. GIẢI PHÁP CHO SỰ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỪ MXH Phần lớn những “dấu hiệu tiêu cực” được biểu hiện qua việc: - Các người dùng đánh giá tiêu cực thiếu sự khách quan và mang nhiều sự cảm tính. - Những người dùng MXH hùa theo chỉ trích nhưng thiếu đi sự xem xét thông tin tổng thể của sự việc. - Cạnh tranh bất chính trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, đâu là cách để bảo vệ các “hàng quán ẩm thực địa phương” trước những “ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội”. - Facebook nên phát triển thuật toán kiểu duyệt những thông tin dạng text nhằm kiểm duyệt các nội dung được sử dụng trong nền tảng của mình. - Ngoài ra Facebook nên tạo ra dạng kiểm duyệt nội dung dạng videos vì ngày nay đây là dạng nội dung phổ biến nhất và khó kiểu soát nhất trên Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://www.thegioididong.com/hoi-dap/mang-xa-hoi-la-gi-845011 2. Sức mạnh của niềm tin thương hiệu “Brand trust” (plato.edu.vn) 3. Blasco López, M. F., Virto, N. R., & Figueiredo, J. (2020). Determinants of Residents’ Word-of- Mouth Behaviour and Support for Tourism. Administrative Sciences, 10(3), 51. doi:10.3390/admsci10030051 4. Blasco López, M. F., Virto, N. R., & Figueiredo, J. (2020). Determinants of Residents’ Word-of- Mouth Behaviour and Support for Tourism. Administrative Sciences, 10(3), 51. doi:10.3390/admsci10030051 5. Oswald, Margit E., and Stefan Grosjean. "Confirmation bias." Cognitive illusions. Psychology Press, 2012. 91-108. 6. Forgas, Joseph P., and Simon M. Laham. "Halo effects." Cognitive illusions. Psychology Press, 2016. 286-300. 1613
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0