Sự ảnh hưởng của nghệ thuật trà đạo đến phong cách sống của người Trung Quốc
lượt xem 2
download
Bài viết "Sự ảnh hưởng của nghệ thuật trà đạo đến phong cách sống của người Trung Quốc" trình bày về tinh thần trà đạo Trung Quốc bắt nguồn từ chính con người và qua những hoạt động thường ngày, những trải nghiệm, chiêm nghiệm về cuộc sống, vạn vật. Trà chứa đựng trong mình yếu tố văn hóa, tinh thần, mang đậm tính truyền thống nổi bật của người dân Trung Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự ảnh hưởng của nghệ thuật trà đạo đến phong cách sống của người Trung Quốc
- SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT TRÀ ĐẠO ĐẾN PHONG CÁCH SỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC Đặng Kiều Yến Linh*, Trần Thị Kim Yến Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Minh Thông TÓM TẮT Trà lần đầu tiên được khám phá và được sử dụng như một loại thức uống bởi đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa hơn 5000 năm - Trung Quốc. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Trung Quốc, thưởng trà đã trở thành nét văn hóa ngàn năm lịch sử, cũng chính là món ăn tinh thần không thể thiếu. Thưởng trà là một nghệ thuật, người thưởng trà chính là một nghệ nhân. Một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa “trà” và “đạo”. Từ khóa: nghệ thuật trà đạo, trà đạo Trung Quốc, văn hóa uống trà 1. KHÁI QUÁT CHUNG “Trà đạo Trung Quốc” hay còn gọi là văn hóa pha và uống trà ở Trung Quốc – một trường phái nổi tiếng khắp thế giới từ xưa đến nay. Văn hóa trà đạo Trung Quốc có lịch sử lâu đời, nó không chỉ bao gồm các khía cạnh văn hóa vật chất mà còn bao hàm cả nền văn minh tinh thần sâu sắc. Văn hóa Trà đạo đã thâm nhập sâu vào triều đình và xã hội từ xa xưa, thâm nhập vào thơ ca, hội họa, thư pháp, tôn giáo và y học Trung Quốc. Hàng nghìn năm nay, Trung Quốc không chỉ tích lũy được một khối lượng lớn văn hóa vật chất về trồng và sản xuất trà mà còn tích lũy văn hóa tinh thần về trà vô cùng sâu sắc. Đây là nét văn hóa Trà đạo đặc sắc của Trung Quốc, thuộc phạm trù văn hóa học. Trong văn học và triết học Trung Quốc, trà đã trở thành một yếu tố quan trọng và thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển như Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung, Hồng Lâu Mộng của Cao Xương Nguyên và các tác phẩm của Trương Bá Chi. Trong các tác phẩm này, trà thường được miêu tả như là một hình tượng của tinh thần yên tĩnh, đơn giản, tinh tế và cảm nhận động tác của thiên nhiên. Ngoài ra, trà còn được sử dụng như một cách để thể hiện các mối quan hệ xã hội và tình bạn giữa các nhân vật trong truyện. Nghệ thuật uống trà đóng một vai trò văn hóa quan trọng ở Trung Quốc. Nó truyền cảm hứng cho các bài thơ và bài hát. Tình yêu thương lẫn nhau của trà đã củng cố một tình bạn trọn đời. Trong nhiều thế kỷ, trà đạo và trà đạo đã giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim và tâm trí của quý tộc, quan lại, trí thức và nhà thơ Trung Quốc. Người Trung Quốc khi uống trà rất chú trọng đến chữ “vị”. “ Thưởng trà ” không chỉ là để phân biệt trà ngon hay dở mà nó còn mang ý nghĩa tôn kính, thưởng thức thú vui uống trà. 2144
- Sau một khoảng thời gian làm việc bận rộn, pha một ấm trà đặc, chọn một nơi tao nhã yên tĩnh rồi tự mình thưởng trà. Việc này vừa có thể giúp tiêu trừ mệt mỏi, giải trừ ưu phiền, sảng khoái tinh thần, nâng cao sức khỏe trí óc, vừa có thể nhâm nhi thưởng thức và thăng hoa trong thế giới tinh thần mà trà đem lại. Nói về công dụng của trà có thể kể đến một số danh trà như: Trà Long Tỉnh (龙井) có tác dụng phòng chống ung thư, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, giải độc, hỗ trợ giảm cân; trà Thiết Quan Âm (铁观音) giúp thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm Cholesterol, cải thiện hệ tiêu hóa, ngừa sâu răng; trà Mao Phong (毛峰) ngăn ngừa được ung thư, các bệnh về tim mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu. Không gian để pha trà thường bao gồm các đình viện, vườn cây, đồ đạc, bộ ấm trà và nhiều yếu tố khác. Uống trà cần sự yên tĩnh, trong lành, thoải mái và sạch sẽ. Các khu vườn Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới với phong cảnh thích hợp để “thực hiện nghi lễ trà đạo”. Tận dụng vườn tược hay sông núi tự nhiên, dùng gỗ làm đình, ghế đẩu, dựng trà thất, tạo cho người ta cảm giác nên thơ, đẹp như tranh vẽ, vô cùng thích hợp để thưởng trà. Hai khía cạnh trong văn hóa của trà: Theo nghĩa rộng, văn hóa trà được chia thành hai khía cạnh: Khoa học tự nhiên về trà và khoa học nhân văn về trà. Cuối cùng là đề cập đến tổng thể của cải vật chất và của cải tinh thần liên quan đến trà được tạo ra trong quá trình xã hội loài người và thực tiễn lịch sử. Theo nghĩa hẹp , khoa học nhân văn về trà chủ yếu đề cập đến các chức năng tinh thần và xã hội của trà. Vì khoa học tự nhiên về trà đã hình thành một hệ thống nghiên cứu độc lập, nên văn hóa trà thường được nói đến chú trọng nhiều hơn vào khoa học nhân văn. 2. NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ TRÀ ĐẠO TRUNG QUỐC Nguồn gốc của cây trà có lịch sử ít nhất 60.000 đến 70.000 năm. Trà đã được con người phát hiện và sử dụng với lịch sử khoảng bốn, năm nghìn năm. Trải qua từng thời kỳ lịch sử gắn liền với các triều đại, trà đạo đã phát triển không ngừng phát triển và dần dần khẳng định được vị thế của mình. Ở Trung Quốc vào thời nhà Thương – Chu, trà chủ yếu là được dùng với công dụng làm thuốc chữa bệnh và lúc bấy giờ nó thực sự chưa được xem là loại một thức uống. Mãi đến thời nhà Hán, tục uống trà mới dần dần hình thành ở Trung Quốc và đã được du nhập vào cung đình Từ thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn. Ở thời điểm đó, trà được coi là một thức uống sang trọng và tuyệt vời nhất để đãi khách trong giới đại sĩ phu và văn nhân. Thời nhà Đường, trà đạo được phổ biến và lan rộng đến tất cả tầng lớp nhân dân, không những thế trà còn được người dân coi như một nét truyền thống văn hóa đẹp và cần được kế thừa và phát triển hơn nữa. Trong thời kỳ nhà Thanh lúc bấy giờ, việc đặt riêng một quán trà đã trở thành một trào lưu phổ biến, tại đây, các quan khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức nhâm nhi một tách trà cũng như cùng đàm đạo các vấn đề xảy ra được xem là một sự hưởng thụ tuyệt vời. Trà ở Trung Quốc khởi điểm như một loại thuốc để chữa bệnh và sau giai đoạn phát triển nó dần trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong đời sống người dân. 2145
- Nơi được xem là khởi nguồn của nghệ thuật trà đạo Trung Hoa ngày nay chính là nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Để trở thành một nét văn hóa nghệ thuật như bây giờ thì trà đã trải qua ba giai đoạn để hình thành từ trà bánh đến trà ngâm, cụ thể như sau: Giai đoạn thứ nhất, là vào thời Đường ở Trung Quốc lúc bấy giờ được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật uống trà bánh. Vào thời điểm này, Lục Vũ - một vị trà sư đã đúc kết kinh nghiệm và viết nên bộ sách “Trà kinh”. Đây được xem là một bộ sách trà học đầu tiên trên thế giới và mở đầu cho nghệ thuật văn hóa uống trà của người Trung Quốc. Giai đoạn thứ hai, là vào đời nhà Tống người dân đã chuyển từ trà bánh sang dùng loại trà bột. Tức là tán lá chè ra thành bột rồi khuấy cùng nước sôi. Ở giai đoạn này, mỗi tầng lớp sẽ có cách thưởng trà khác nhau. Giai đoạn thứ ba, do cuộc chiến xâm lược dưới sự cai trị của quân Nguyên thì đến thế kỉ 13 văn hóa uống trà của trời đại trước đã bị tàn phá. Nghệ thuật trà đạo Trung Hoa đã bị suy tàn và phải đến thời nhà Minh thì văn hóa trà Trung Hoa mới được phục hồi phần nào. Và chính trong thời kỳ này, trà ngâm tức là hình thức pha trà như này nay mới được định hình do Minh Thái Tổ nghĩ ra. 3. NGHỆ THUẬT TRÀ ĐẠO TRUNG QUỐC 3.1. Nghệ thuật pha trà đạo Để có chén trà ngon cần có nhiều yếu tố, trong đó có trà, nước, cách pha trà và cuối cùng mới là bộ ấm trà. Dụng cụ pha trà truyền thống thường bao gồm: ấm trà, chén quân, chén tống, cây xúc trà, muỗng trà, kháo trà, khăn trà, đĩa lót, tách trà có nắp đậy, lưới lọc trà, khay trà, bàn trà, ấm đun nước, que nhỏ, chén đong trà hình lá sen và cây gắp trà,... Có rất nhiều cách và công đoạn để pha một ấm trà. Đơn giản thì chỉ cần cho trà vào tách sau đó đổ nước sôi vào và chờ vài giây là có thể mang ra thưởng thức. Tuy nhiên, để có được một ấm trà “chuẩn vị” thì người pha trà cần phải có những công đoạn chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo và dựa theo những quy định nghiêm ngặt và khắt khe. Đầu tiên ở công đoạn chuẩn bị, cần phải chọn những lá trà khỏe, thơm ngon, tươi và không dập, héo hay nát. Tiếp theo là sơ chế và sao khô trên chảo nóng rồi đem hạ thổ. Người Trung Quốc giải thích rằng trà sau khi sao khô và được hạ thổ sẽ tiếp nhận được dương khí của đất trời. Đây chính là công đoạn để cân bằng âm khí và dương khí cho trà. Nước dùng pha trà có thể sử dụng nước mưa, nước giếng hoặc nước suối. Theo người xưa trà chuẩn vị được pha bằng nước từ một mạch nước nhỏ chảy từ lòng núi chảy ra, hoặc họ sử dụng những giọt sương mai trên những cành hoa đọng lại mới có hương vị ngon lạ. Ấm pha trà thường dùng bằng chất liệu gốm sứ (đất sét tráng men) để đảm bảo giữ được nhiệt cho trà khi pha. Bên cạnh đó, chất liệu này còn giữ nguyên vị thơm ngon cho trà. Chén, tách dùng để uống trà thường là loại chén nhỏ vừa đủ để thưởng thức hết mà trà vẫn nóng. Người uống chỉ nhấp môi, nhâm nhi 1-2 hụm tận hưởng hương vị đậm đà của trà. Lượng trà dùng để pha không nên dùng nhiều quá mà cũng không nên dùng ít quá. Nhiệt độ của nước pha trà phải căn cứ vào từng loại, có loại cần nước thật nóng nhưng có loại chỉ cần nước đủ ấm, có loại phải để ngấm mới uống nhưng cũng có loại không cần để ngấm lâu. 2146
- Pha trà trong trà đạo bao gồm 6 bước: Bước 1 là đong trà, đổ lá trà vào cây xúc, sau đó dùng muỗng lấy lượng trà thích hợp cho vào trong tách có nắp hoặc ấm trà; bước 2 là tráng trà, đổ nước nóng vào ấm trà rồi đậy nắp lại, đợi một chút rồi đổ nước trong ấm đi, nước này chỉ dùng để tráng trà chứ không uống; bước 3 là hãm trà lần 1, đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà, từng loại trà khác nhau sẽ dùng nhiệt độ nước khác nhau và thời gian hãm cũng khác nhau. Sau đó rót ra để uống thử; bước 4 là hãm trà lần 2, sau khi hãm trà xong, sẽ đổ nước trà trong ấm hoặc tách trà ra; bước 5 là chia chén, sau khi hãm trà xong, rót trà vào từng chén nhỏ (chén quân); bước 6 là thưởng thức trà, sau khi hoàn thành các bước trên thì có thể bắt đầu thưởng thức trà. Thưởng thức trà đầu tiên sẽ quan sát màu sắc, sau đó là ngửi mùi hương, rồi từ từ thưởng để cảm nhận được vị ngon từ lá trà. 3.2. Lễ nghi thưởng trà của người Trung Quốc Dụng cụ thưởng trà phải sạch sẽ: Để pha được một chén trà ngon thì trước tiên dụng cụ pha trà cần phải được làm sạch. Dụng cụ pha trà sạch sẽ không chỉ làm cho tách trà trông trở nên ngon hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh mà đó còn thể hiện sự tôn trọng người thưởng thức chén trà đó. Lượng nước pha trà phải vừa đủ: Không nên bỏ quá nhiều nước pha trà sẽ làm cho trà bị loãng nên pha vừa đủ lượng nước so với lượng trà bỏ vào để đảm bảo hương vị trà sẽ nguyên vẹn, đậm đà thơm ngon. Hay có cách khác khi khách đến thưởng thức trà đạo gia chủ có thể hỏi xem khách muốn dùng trà đậm vị hay vừa để cho lượng nước pha trà phù hợp. Bưng trà phải đúng cách: Dựa theo thói quen của văn hóa uống trà của người Trung Quốc, khi bưng trà cần phải bưng hai tay, một tay cầm vai tách và một tay đỡ đáy tách trà, điều này thể hiện sự tôn trọng với khách. Khi bưng trà cần phải cẩn thận và chú ý để không làm đổ trà tránh gây bỏng. Thêm trà phải kịp lúc: Khi ly trà của khách cần thêm nước thì gia chủ cần rót thêm nước trà cho khách, thứ tự khi thêm nước trà đó là khách của gia chủ trước sau đó mới tới gia chủ cũng như ưu tiên người lớn trước rồi mới tới người nhỏ. 3.3. Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc “Tửu mãn kính nhân, trà mãn khi nhân” (Uống rượu rót đầy thì kính khách, uống trà rót đầy thì khinh khách). Vì rượu thường lạnh, nên trong văn hóa thưởng thức trà của người Trung Quốc, khi đưa sang cho khách thì sẽ không gây bỏng nhưng trà thì lại hoàn toàn khác vì trà mời khách luôn là trà nóng. Nếu ly trà rót đầy thì khi khách cầm vào sẽ rất nóng tay, dễ gây bỏng. Có khi vì bị bỏng mà tuột tay khiến ly trà rơi xuống đất vỡ tan tành, khiến khách khó xử. “Tiên tôn hậu ti, tiên lão hậu thiếu” (Mời bề trên trước mời bề dưới sau, mời kẻ lớn trước, mời kẻ nhỏ sau). Trong văn hóa thưởng thức trà của người Trung Quốc, lần châm trà đầu tiên phải theo thứ tự từ lớn đến nhỏ để châm. Đối phương khi được người khác châm trà, phải có phản ứng hồi kính, nếu người thưởng trà là bề trên thì họ sẽ dùng ngón trỏ gõ nhẹ xuống bàn cái biểu thị cảm ơn. Nếu là người cùng thứ bậc hoặc nhỏ hơn sẽ dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ 2 lần xuống bàn biểu thị cảm ơn. Lúc kính trà trừ việc phân thứ bậc đối xử, tuân theo từng bước một, còn phải kính khách trước rồi mới đến người nhà. “Cường binh áp chủ, hưởng bối sát bàn” (Khách lấn áp chủ, kéo lê tách trà trên khay). Khách bưng ly thưởng trà không được tùy tiện kéo lê ly trà trên khay trà, thưởng xong trà thì phải đặt ly xuống nhẹ 2147
- nhàng, không được đặt ly phát ra tiếng động, nếu không sẽ bị xem là “cường binh áp chủ” hoặc “có ý khiêu khích”.Uống trà cau mày sẽ biểu thị sự chê bai. Khách khi uống trà không được cau mày, vì cau mày sẽ bị xem là hành động cảnh báo dành cho gia chủ, nếu gia chủ phát hiện khách cau mày, sẽ cho rằng khách đang chê trà không ngon, không hợp khẩu vị. “Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp” (Nước trà lần đầu nên bỏ đi, nước trà lần hai mới có thể mời khách). Khi gia chủ pha trà, lần pha đầu tiên phải bỏ đi không được uống. Vì nước trà ở lần pha đầu có nhiều tạp chất, không nên uống, vì vậy mà người Trung Hoa có câu “Đầu xung tước tích, nhị xung trà diệp”, nếu để khách uống nước trà ở lần pha đầu tiên sẽ bị xem là hiếp đáp người ta. “Tân khách hoán trà” khi mọi người đang thưởng trà thì có khách mới đến, gia chủ phải nghênh đón, lập tức đổi trà, nếu không sẽ bị xem là tiếp khách không chu đáo. “Ám hạ trục khách lệnh” (Ám hiệu muốn đuổi khách đi). Người Trung Hoa vốn nhiệt tình hiếu khách, mỗi lần thưởng trà đều dùng trà đậm mời khách. Nhưng có lúc vì quan hệ công việc cá nhân mà nếu tiếp khách tán gẫu quá lâu sẽ dẫn đến chậm trễ hoặc gia chủ sẽ cố ý nói chuyện không ăn khớp với khách, ám hiệu “tiễn khách” đi. Khách đến thăm vào ban đêm ảnh hưởng đến gia chủ, gia chủ cố ý không đổi nước trà mới, khách sẽ cảm nhận được “ám hạ trục khách lệnh” của gia chủ, họ sẽ đứng dậy cáo từ, nếu không sẽ chọc giận gia chủ. 4. TRÀ ĐẠO TRUNG QUỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC Lúc đầu, trà đạo Trung Hoa chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhưng hiện nay trà đạo đã trở thành một nét văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc. Bởi cuộc sống hiện nay có quá nhiều muộn phiền nên nhu cầu thư giãn, giảm căng thẳng trong cuộc sống ngày càng tăng lên. Mọi người cần đến sự yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên, muốn tịnh tâm để suy nghĩ về cuộc sống, quan sát những sự vật diễn ra xung quanh trong một không gian nhẹ nhàng, thanh thản thì trà đạo là một sự lựa chọn lý tưởng. Mỗi ngụm trà thưởng thức đều có vị đắng sau đó để lại vị ngọt thanh như cuộc sống hàng ngày. Trà đạo giúp cho mọi người trở nên điềm tĩnh, cẩn thận hơn cũng như giúp mọi việc được xử lý nhẹ nhàng, đơn giản và chỉnh chu hơn bao giờ hết. Thưởng trà của người Trung Quốc xưa không đơn giản là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà trong không gian non nước hữu tình để suy ngẫm về chuyện đời, chuyện người, bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại đôi điều về lời dạy của cổ nhân, đôi khi tức cảnh sinh tình mà đưa ra câu đối, hoặc ngẫu hướng mà nghe đàn tì bà hay cổ cầm. Chính vì những lẽ đó mà thưởng trà tại Trung Quốc được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã đến thanh khiết. Bên cạnh việc coi trà là một trong các thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày và thưởng trà như một nghệ thuật thì Trà còn có ý nghĩa về Trà đạo với hàm nghĩa là một nghệ thuật “Trung gian”, lấy trà làm phương tiện truyền đạt, kế thừa tinh thần của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí khí thanh cao. Đó là: Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm hay còn gọi là “trà đạo lục sự”. Không chỉ là ngồi uống trà và đàm đạo, Trà đạo còn yêu cầu cả ở cái tâm, tâm nhất quán cùng thưởng trà. Chính vì vậy, trà Đạo đòi hỏi khá phức tạp từ khâu chuẩn bị dụng cụ tới cách pha chế, hay tâm tính 2148
- của người pha chế trà. Đó là sự kết hợp nhiều công đoạn khác như rửa trà, tráng ly, lọc trà rồi rót trà. Mùi cũng như hương vị của trà sẽ quyết định tất cả, đó là điều quan trọng nhất để người thưởng trà có thể đánh giá một tách trà có ngon hay không ngon. Trà Đạo quan trọng nhất là tu tâm dưỡng tính, từ vị đắng của trà mà nhìn thấu được nhân sinh, hiểu được rằng con người sinh ra không phải là hưởng phúc, mà chính là chịu khổ mà hành thiện. Sau vị đắng của trà sẽ cảm nhận được vị ngọt nơi cổ họng, đó chính là gian khổ trong tu luyện đã qua đi, tư tưởng từng ngày thăng hoa đề cao. 5. KẾT LUẬN Tinh thần trà đạo Trung Quốc bắt nguồn từ chính con người và qua những hoạt động thường ngày, những trải nghiệm, chiêm nghiệm về cuộc sống, vạn vật. Trà chứa đựng trong mình yếu tố văn hóa, tinh thần, mang đậm tính truyền thống nổi bật của người dân Trung Quốc. Phong tục uống trà của Trung Quốc đã lan rộng sang châu Âu và nhiều khu vực khác thông qua trao đổi văn hóa bằng "Con đường tơ lụa" cổ đại và các kênh thương mại khác. Đất nước rộng lớn này cũng đã viết nên một trang chói lọi cho văn hóa trà trong lịch sử văn minh nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phùng Huệ Quyên (2015). Trà Đạo. NXB Cát Lâm. 2. Lam Qua (2020). Trà Đạo – Từ thưởng trà đến hiểu trà. NXB Nghệ thuật Cát Lâm. 3. Diêu Hoa (2017). Trí tuệ Trà Đạo. NXB Dân tộc Thiểm Tây. 2149
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - CHƯƠNG 3
5 p | 312 | 96
-
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại
13 p | 782 | 24
-
Thiền đạo và nghệ thuật thơ ca thời Lý – Trần
9 p | 158 | 17
-
Ảnh hưởng của lý luận, phê bình văn học phương Tây đến Việt Nam trong thế kỉ XX từ góc nhìn văn học sử
11 p | 21 | 7
-
Trầm hương và nghệ thuật khám phá
46 p | 9 | 6
-
Ảnh hưởng của văn hóa Kinh, Hán tới thi pháp lời thơ nghệ thuật của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày
7 p | 47 | 5
-
“Ly tao” - Sự khởi đầu của nghệ thuật thi ca cổ điển Trung Quốc
5 p | 47 | 5
-
Nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa kỹ thuật – công nghệ tại Trường Đại học Tây Đô
12 p | 90 | 4
-
Murakami quan niệm về nghệ thuật tự sự
5 p | 42 | 4
-
Ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp lên nét điêu khắc của Phật giáo
6 p | 60 | 4
-
Thơ mới một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới
8 p | 49 | 4
-
Ảnh hưởng của vốn tâm lý nhân viên đến khả năng đổi mới sáng tạo (công nghệ) tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
8 p | 7 | 4
-
Khảo sát thời gian nghệ thuật gắn với các phương thức dự báo trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
11 p | 28 | 2
-
Cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật với vấn đề giáo dục thẩm mỹ
6 p | 66 | 2
-
Nghệ thuật Champa thế kỷ 11 và 12 trong mối quan hệ với đế chế Chola qua con đường hải thương
14 p | 77 | 1
-
Tìm hiểu hướng tiếp cận múa dân gian
7 p | 3 | 1
-
Nghệ thuật tha thứ - Quà tặng cuộc sống: Phần 2
60 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn