Sự chấp nhận và tính an toàn của hai phác đồ polyethylene glycol 4000 trong làm sạch đại tràng ở trẻ em
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày so sánh sự chấp nhận và tính an toàn của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol (PEG) trong làm sạch đại tràng ở trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự chấp nhận và tính an toàn của hai phác đồ polyethylene glycol 4000 trong làm sạch đại tràng ở trẻ em
- tạp chí nhi khoa 2016, 9, 6 SỰ CHẤP NHẬN VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA HAI PHÁC ĐỒ POLYETHYLENE GLYCOL 4000 TRONG LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG Ở TRẺ EM Phan Thị Hiền*, Nguyễn Thị Việt Hà**, Ninh Quốc Đạt** * Bệnh viện Nhi Trung ương, ** Trường Đại Học Y Hà Nội TÓM TẮT Đặt vấn đề: Một trong những yếu tố quan trọng khi tiến hành nội soi để chẩn đoán và can thiệp là quá trình chuẩn bị bệnh nhân cho phép tiến hành thủ thuật nhanh chóng, an toàn và chính xác. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh sự chấp nhận và tính an toàn của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol (PEG) trong làm sạch đại tràng ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: 104 trẻ từ 1-14 tuổi được chia thành 2 nhóm tham gia nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm sàng mở ngẫu nhiên có đối chứng. Nhóm I sử dụng phác đồ PEG kết hợp với sodium phosphate thụt và nhóm II dùng PEG kết hợp với glycerol thụt. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân và bố mẹ trẻ cho rằng phác đồ dễ và không khó thực hiện lần lượt ở nhóm I và II là 61,5% và 63,5%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ phác đồ lần lượt ở nhóm I và II là 71,2% và 59,6%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Biểu hiện không mong muốn như nôn chiếm 20,2%, buồn nôn 21,2%, chướng bụng 3,8% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trước và sau phác đồ. Tỷ lệ trẻ có rối loạn điện giải và phospho sau phác đồ ở nhóm I cao hơn nhóm II, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về kết quả xét nghiệm sinh hóa và huyết học của hai nhóm trẻ trước và sau phác đồ. Kết luận: Phác đồ polyethylene glycol 4000 kết hợp glycerol là chấp nhận được và an toàn trong làm sạch đại tràng ở trẻ em. ABSTRACT Evaluation of the acceptance and safety if sofiumphosphate solution regimen in children undergoing colonoscopy Background and aim: One of the key factors when conducting colonoscopy is a safe and fast bowel cleansing procedure. Aim: to compare the acceptance and safe of a combination of Polyethylene Glycol 4000 with either sodium phosphate or glycerol in children undergoing colonoscopy. Materials and methods: A randomized controlled treatment trial allocated in 104 children, aged 1 to 14 years, to one of two regimens: PEG combined with sodium phosphate (1st group) and PEG combined with glyxerol (2nd group). Results: A combination of PEG with sodium phosphate and PEG with glyxerol was easily reported in 61.5 and 63.5%, respectively. Prevalence of children fully completed all medication in the 1st and 2nd regimen was 71.2% and 59.6%, respectively (p>0.05). Vomiting, nausea and abdominal distention rate was 20.2%, 21.2% and 3.8% respectively. No significant difference in prevalence of unwanted effects between 2 regimens. The rate of electrolyte disorder in children received the 1st regimen was higher than in children using the 2nd regime (p>0.05). There were no significant difference in laboratory test result before and after receiving all medication in two regimens. Conclusion: Polyethylene Glycol 4000 regimen with Glycerol is an acceptance and safe method for bowel cleansing in children. 80
- phần nghiên cứu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Chống chỉ định sử dụng dung dịch PEG: nuôi dưỡng tĩnh mạch, tắc Làm sạch đại tràng (LSĐT) ở trẻ em là một ruột, bán tắc ruột. Bệnh lý tim mạch, gan, thận, thách thức lớn do phải uống một lượng dịch lớn thần kinh hoặc bệnh toàn thân như suy kiệt, rối và có thể gây rối loạn về nội môi hoặc tạo ra các loạn điện giải. tổn thương thứ phát tại niêm mạc. Hiện nay, hầu 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thử hết các thuốc LSĐT ở trẻ em được thế giới khuyến nghiệm lâm sàng mở ngẫu nhiên có đối chứng. cáo không có trên thị trường Việt Nam (2, 5). Tại Chọn ngẫu nhiên: Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ khoa Nội soi-Bệnh viện Nhi Trung ương, phác đồ được LSĐT bằng 1 trong 2 phương pháp theo tỷ LSĐT bằng dung dịch polyethylene glycol (PEG) lệ 1:1. 4000 đã được áp dụng trong nhiều năm qua nhưng 2.3. Phác đồ: PEG 4000 liều 70mg/kg, không quá chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, vì vậy chúng 1 lít/giờ, 1/2 liều uống trong 2 giờ, ngừng uống 2 tôi thực hiện đề tài “Sự chấp nhận và tính an toàn giờ, 1/2 liều uống trong 2 giờ tiếp theo (3) kết hợp của hai phác đồ có sử dụng polyethylene glycol sodium phosphate (nhóm I) hoặc glycerol (nhóm II) 4000 trong chuẩn bị đại tràng ở trẻ em” nhằm thụt hậu môn 2 lần (ngay trước khi uống PEG và mục tiêu: Đánh giá sự chấp nhận và tính an toàn ngay trước nội soi). của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol 4000 2.4. Xử lý số liệu: Thu nhập theo mẫu bệnh án kết hợp thụt sodium phosphate hoặc glycerol trong thiết kế sẵn và xử lý trên phần mềm spss 16.0. LSĐT ở trẻ em. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi có 104 trẻ, mỗi nhóm 52 trẻ. Tuổi 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các trẻ từ trung bình là 5,2±2,5 (1-14 tuổi), thường gặp từ 1-18 tuổi có chỉ định nội soi đại tràng tại khoa 3-6 tuổi (40,4%). Trẻ trai chiếm ưu thế, tỷ lệ trẻ Nội soi - Bệnh viện Nhi TW từ 1/10/2014 đến trai/trẻ gái ≈ 2/1. Không có sự khác biệt giữa hai 31/06/2015. nhóm về tuổi và giới với p>0,05. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Tuân thủ phác đồ LSĐT. 3.1. So sánh sự chấp nhận của hai phác đồ ≥2/3 1/3-2/3 ≤2/3 Biểu đồ 1. Tỷ lệ trẻ hoàn thành lượng dung dịch PEG cần uống Nhận xét: 65,4% số trẻ uống ≥2/3 lượng dịch PEG và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I (71,2%) và nhóm II (59,6%) với p>0,05. 81
- tạp chí nhi khoa 2016, 9, 6 * Đánh giá mức độ khó – dễ khi thực hiện phác đồ Nhóm I Nhóm II Biểu đồ 2. Đánh giá mức độ dễ thực hiện phác đồ Nhận xét: Tỷ lệ các cha mẹ ở nhóm I và nhóm II cho rằng phác đồ dễ thực hiện là 50% và 46,2%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.2. So sánh tính an toàn của hai phác đồ Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số mạch và huyết áp giữa hai nhóm trước và sau phác đồ, p>0,05. Bảng 1. Các biểu hiện không mong muốn sau dùng phác đồ 2 Nhóm Nhóm I Nhóm II Biểu hiện p n (%) n (%) n (%) Nôn 21 (20,2%) 11 (21,2%) 10 (19,2%) 0,5 Buồn nôn 22 (21,2%) 11 (21,2%) 11 (21,2%) 0,595 Chướng bụng 4 (3,8%) 1 (1,9%) 3 (5,8%) 0,309 Không có 81 (77,9%) 41 (78,8%) 40 (76,9%) 0,813 Nhận xét: 77,9% trẻ không có tác dụng phụ sau phác đồ. Tác dụng phụ thường gặp nhất là nôn và buồn nôn chiếm 21,2%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p>0,05. Bảng 2. Sự thay đổi các chỉ số huyết học, chức năng gan thận trước và sau phác đồ của hai nhóm Trước phác đồ Sau phác đồ Chỉ số p P Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Hb 120,3±7,2 117±9,9 0,106 118,1±7,1 116,6±7,9 0,398 Hct 36,2±2,0 35,8±4,2 0,575 36±1,8 35,6±3,0 0,494 Ure 4,4±1,1 4,4±1,29 0,93 4,9±1,36 4,8±1,32 0,823 Creatinin 44,4±8,1 42,3±6,21 0,229 43,8±7,28 40,8±6,0 0,071 SGOT 33,3±8,7 33,9±10,6 0,796 33,9±8,9 34,0±10,5 0,784 SGPT 17,3±7,9 16,0±4,5 0,424 17,8±7,4 16,3±5,2 0,348 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xét nghiệm huyết học và sinh hóa trước và sau phác đồ của 2 nhóm, p>0,05. 82
- phần nghiên cứu Bảng 3. Sự thay đổi của điện giải, calci, đường và phospho máu trước và sau phác đồ của hai nhóm Trước phác đồ Sau phác đồ Chỉ số p p Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Na 135,2±1,9 134,1±1,4 0,012 135,2±2,0 135,9±1,8 0,185 K 4,0±0,3 4,0±0,3 0,325 3,8±0,4 3,8±0,3 0,911 Cl 104,0±2,3 103,4±1,7 0,22 102,9±2,2 103,3±1,6 0,532 Calci 2,3±0,1 2,3±0,1 0,347 2,3±0,1 2,3±0,1 0,277 Calci ++ 1,0±0,05 1,0±0,05 0,501 1,0±0,05 1,0±0,06 0,120 Glucose 5,4±0,8 5,2±1,0 0,053 4,3±1,3 4,1±1,3 0,052 Phospho 1,6±0,2 1,5±0,3 0,209 1,6±0,3 1,5±0,3 0,079 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điện giải, calci, đường, phospho máu trước và sau phác đồ của hai nhóm, p>0,05. 3,8% trẻ nhóm I có đường máu giảm dưới bình thường. Rối loạn điện giải nhẹ gặp ở cả hai nhóm, nhóm I có tỷ lệ rối loạn điện giải cao hơn (7,6% so với 5,7%). 4. BÀN LUẬN các thuốc được khuyến cáo rộng rãi trong làm sạch ĐT ở trẻ em trên thế giới thì không có mặt Chúng tôi có 104 trẻ, tuổi trung bình là 5,2±2,5 tại thị trường Việt Nam. PEG 4000 còn ít được đề (1-14 tuổi), tỷ lệ cao nhất từ 3-6 tuổi là 40,4%. Trẻ cập trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Bệnh trai chiếm ưu thế với tỷ lệ nam/nữ = 2:1. viện Nhi Trung ương từ năm 2003 đến nay, với 4.1. Đánh giá sự chấp nhận phác đồ số lượng gần 10.000 bệnh nhân được LSĐT bằng Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ chung là 65,4% các trẻ dung dịch PEG 4000 không nghi nhận tác dụng uống được ≥2/3 lượng dung dịch PEG, tỷ lệ này ở phụ nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu trên 104 nhóm I và nhóm II là 71,2% và 59,6%, tuy nhiên sự bệnh nhân cho thấy không có sự khác biệt có ý khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. nghĩa thống kê về biểu hiện không mong muốn Kết quả của chúng tôi tương đương với nhóm cũng như các chỉ số mạch, huyết áp, huyết học, PEG 4000 của Nardo (63,9%) và thấp hơn nhóm sinh hóa trước và sau phác đồ của mỗi nhóm và PEG 4000 kết hợp với bisacodyl (88,9%) (4) có lẽ do lượng dung dịch uống giảm trong nhóm kết giữa hai nhóm với p>0,05 (Bảng 1, 2, 3). Khi phân hợp bisacodyl nên được dung nạp tốt hơn. tích các điểm cần chú ý chúng tôi nhận thấy: Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các cha mẹ trẻ cho Tỷ lệ các bệnh nhân có ít nhất một tác dụng rằng phác đồ dễ dàng khi thực hiện ở nhóm I và II không mong muốn, trong đó, nôn và buồn nôn là là 50%; 46,2% và không có sự khác biệt có ý nghĩa 22,1%, chướng bụng (3,8%) (Bảng 1). Kết quả này giữa hai nhóm. Kết quả của chúng tôi thấp hơn tương tự với nhiều tác giả khác nhận thấy nôn, của Turner (60%) (7) có lẽ do lứa tuổi của tác giả buồn nôn là hay gặp nhất, có lẽ do mùi vị khó lớn hơn nên dễ chấp nhận phác đồ hơn. chịu, hơn nữa một lượng dịch khá nhiều dễ gây 4.2. Đánh tính an toàn của hai phác đồ buồn nôn (6). Các nghiên cứu khác khi sử dụng Trước kia, OSP uống được sử dụng rộng rãi PEG cho thấy ngoài biểu hiện buồn nôn còn có trong LSĐT ở trẻ em, tuy nhiên tác dụng phụ đau bụng (6). Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng, được chứng minh bởi các nghiên cứu trong và mất nước, tổn thương niêm mạc hoặc các biểu ngoài nước nên thuốc này đã bị cấm sử dụng ở hiện lâm sàng khác không được nghi nhận trong trẻ em (1, 2, 5). Ngày nay, sản phẩm PEG 3350 và nghiên cứu của chúng tôi. 83
- tạp chí nhi khoa 2016, 9, 6 Có 77,9% các bệnh nhân không có biểu hiện Như vậy, nhóm II có ít các biểu hiện rối loạn không mong muốn nào sau phác đồ (Bảng 1). Kết nội môi hơn so với nhóm I sau phác đồ tuy nhiên quả của chúng tôi cao hơn so với của Nardo khi sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. dùng PEG 4000 (45,8%) và PEG 3350 (50%), có lẽ do liều PEG của tác giả cao hơn tới 100ml/kg. Tuy 5. KẾT LUẬN nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn nhóm Làm sạch đại tràng bằng polyethylene glycol sodium picosulfate kết hợp magiesium oxide (80%) của Nardo (4) có lẽ do lượng dịch uống của 4000 kết hợp với Glycerol thụt là chấp nhận được nhóm này ít hơn. Kết quả của chúng tôi tương và an toàn ở trẻ em. đương kết quả của Tan khi dùng PEG trên 6459 bệnh nhân (75,6%) (6). TÀI LIỆU THAM KHẢO Nồng độ ure tăng nhẹ ở cả hai nhóm (Bảng 1. Lê Thị Vân Anh (2012), “. Đánh giá hiệu quả 2). Men gan trước và sau khi thực hiện phác đồ làm sạch, tính an toàn và sự chấp nhận của dung không có sự khác biệt có ý nghĩa, kết quả phù dịch sodium phosphate trong nội soi đại tràng ở hợp với nghiên cứu Nardo (4). Tăng nhẹ nồng độ natri máu ở hầu hết các bệnh nhân sau khi phác trẻ em”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. đồ, (Bảng 3), kết quả này phù hợp với nghiên cứu 2. Cardey J, Lachaux A, Mougenot JF et al dùng PEG của Turner D (7). Kali chỉ giảm nhẹ ở cả (2012). “Consensus en endoscopie digestive: la hai nhóm (Bảng 3). Rối loạn điện giải nhẹ ở nhóm préparation à l’endoscopie digestive basse en I có tỉ lệ cao hơn (7,6%) so với nhóm II (5,7%). pédiatrie “, Acta Endosc ; 42, 197-204. Nồng độ phospho huyết thanh ở nhóm I tăng 3. Mougenot JF (2000), “Endoscopie digestive”, từ 1,6±0,2 lên 1,6±0,3 sau phác đồ (Bảng 3) và Gastroentérologie pédiatrique, Médecine - có 5 bệnh nhân có phospho máu tăng 2mmol/l. Sciences ; (2), pp: 664-86. Nhóm II không ghi nhận có sự thay đổi phospho 4. Nardo GD, Aloi M, Cucchiara S et al (2014), trước và sau phác đồ (1,51±0,2) (Bảng 3). Như vậy, thuốc thụt sodium phosphate có thể là nguyên “Bowel preparations for colonoscopy”, Pediatric; nhân gây tăng nhẹ nồng độ phospho máu ở 5 134 (2), pp: 1-8. bệnh nhân của nhóm I. Có 3/52 bệnh nhân ở 5. Pall H, Zacur GM, Kramer RE et al (2014), nhóm I, 5/52 bệnh nhân ở nhóm 2 có nồng độ “Bowel Preparation for pediatric colonoscopy: calci toàn phần giảm (
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể
5 p | 324 | 64
-
Tăng cân trong thời gian mang thai
5 p | 179 | 22
-
Quy định đối với tạp chất là dung môi tồn dư
27 p | 219 | 20
-
Sơ lược về Thở Oxy qua ống thông mũi,Mask và Nội Khí Quản (g1 s or s)
5 p | 374 | 19
-
Các loại Dược thiện dưỡng thai
7 p | 116 | 18
-
Phòng chống đái dầm ở trẻ
3 p | 80 | 6
-
Làm sao cho con bớt khảnh ăn?
5 p | 56 | 5
-
Quy định đối với tạp chất là dung môi tồn dư
25 p | 76 | 5
-
Kinh nghiệm phẫu thuật nội soi 3D trong cắt dạ dày kèm nạo vét hạch
5 p | 30 | 4
-
Hiệu quả làm sạch, tính an toàn và sự chấp nhận phác đồ làm sạch đại tràng ở trẻ em bằng polyethylene glycol 4000 kết hợp với Bisacodyl
5 p | 37 | 3
-
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan đến việc chấp nhận sử dụng PrEP ở nhóm MSM tại thành phố Cần Thơ năm 2020
9 p | 12 | 3
-
Điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch trên 121 bệnh nhân thiếu máu não cấp trong 3 giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 53 | 2
-
Diễn tiến âm thầm và những tiến bộ mới trong điều trị thiếu máu động mạch mạc treo mạn tính
7 p | 60 | 2
-
Đánh giá sự chấp nhận và tính an toàn của dung dịch sodium phosphate trong nội soi đại tràng ở trẻ em
7 p | 37 | 2
-
Đánh giá hiệu lực, tính an toàn và sự chấp nhận của cộng đồng của hương xua diệt muỗi Nimpe trong phòng chống muỗi truyền sốt rét tại xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, Lai Châu
7 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn