intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

148
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

4. Biến chứng do thuốc chống viêm không steroid. Các thuốc dùng trong lâm sàng có thể gây ra biến chứng trên hệ thống tiêu hoá, thận, gan và một số cơ quan khác. Trong đó biến chứng trên hệ thống tiêu hoá là hay gặp nhất (14-44% tổng số người dùng thuốc chống viêm không steroid kéo dài). 4.1. Biến chứng trên hệ thống tiêu hoá: Biến chứng tiêu hoá gồm nhiều mức độ khác nhau. - Nhẹ: cảm giác đầy bụng, mất ngon miệng, cảm giác nóng rát. - Vừa: viêm, loét dạ dày hành tá tràng. - Nặng: chảy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (Kỳ 4)

  1. Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (Kỳ 4) TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY) 4. Biến chứng do thuốc chống viêm không steroid. Các thuốc dùng trong lâm sàng có thể gây ra biến chứng trên hệ thống tiêu hoá, thận, gan và một số cơ quan khác. Trong đó biến chứng trên hệ thống tiêu hoá là hay gặp nhất (14-44% tổng số người dùng thuốc chống viêm không steroid kéo dài). 4.1. Biến chứng trên hệ thống tiêu hoá: Biến chứng tiêu hoá gồm nhiều mức độ khác nhau. - Nhẹ: cảm giác đầy bụng, mất ngon miệng, cảm giác nóng rát. - Vừa: viêm, loét dạ dày hành tá tràng. - Nặng: chảy máu tiêu hoá, thủng ổ loét, thậm trí tử vong. 4.2. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tiêu hoá: 4.2.1. Những yếu tố nguy cơ không thay đổi được: bao gồm.
  2. - Tuổi: khi tuổi cao thường kèm theo các yếu tố nguy cơ khác (mức độ, thời gian bị bệnh, những thuốc đã dùng trước đây...). Những người trên 60 tuổi có nguy cơ biến chứng tiêu hoá cao gấp 4-5 lần so với người dưới 60 tuổi. - Giới tính. - Tiền sử đã có bệnh loét. - Tiền sử có xuất huyết tiêu hoá. - Tiền sử có thủng tạng rỗng. - Đã sử dụng các thuốc chống loét. 4.2.2. Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: thường các nguy cơ này phụ thuộc vào quyết định của người thầy thuốc gồm. - Chỉ định: dùng thuốc. - Liều lượng thuốc: liều càng cao nguy cơ tai biến càng nhiều. - Thời gian dùng thuốc: thời gian càng kéo dài, nguy cơ tai biến càng cao. - Loại thuốc được lựa chọn. - Sự phối hợp với các thuốc khác:
  3. . Thuốc chống đông. . Corticoid. . Các thuốc chống viêm không steroid khác. - Tự ý bệnh nhân dùng thuốc không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. 4.2.3. Những yếu tố có thể được coi là nguy cơ: - Dùng thuốc liên quan với thức ăn. - Rượu. - Nhiễm H. pylori. - Thuốc lá. - Phẫu thuật. 4.3. Cơ chế bệnh sinh tổn thương ống tiêu hoá do thuốc chống viêm không steroid: Sơ đồ cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày và vai trò của prostaglandin.
  4. Sơ đồ cơ chế tổn thương ống tiêu hoá do thuốc chống viêm không steroid ( Schoen-vender 1989) - Hầu hết các thuốc chống viêm không steroid đều là axit hữu cơ yếu, hoà tan trong mỡ, độ pH giao động từ 3-5. Có ảnh hưởng đến sự hấp thu và phân bố thuốc trong tổ chức viêm. Thuốc tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, màng hoạt dịch khớp. - Theo Schoen-Vender tác dụng phụ có thể thông qua hai cơ chế.
  5. . Tác dụng trực tiếp: các axit hữu cơ yếu, làm giảm tổng hợp chất nhầy bảo vệ, tăng tính thấm thành mạch, màng tế bào. . Tác dụng toàn thận: thuốc ức chế men COX, dẫn đến giảm tổng hợp prostaglandin, làm giảm tác dụng chống bài tiết dịch vị. Làm giảm dòng máu đến niêm mạc dạ dày. Giảm cơ chế thích ứng bảo vệ. Do đó làm suy giảm yếu tố bảo vệ, các yếu tố tân công chiếm ưu thế gây ra các biến chứng ống tiêu hoá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2