VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 191-194<br />
<br />
<br />
SỬ DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC”<br />
TRONG DẠY HỌC CA DAO (NGỮ VĂN 10, TẬP 1)<br />
Cù Thị Ngọc Anh - Nguyễn Thị Lan Anh - Nguyễn Thị Minh Bích<br />
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Ngày nhận bài: 23/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/5/2018; ngày duyệt đăng: 22/5/2019.<br />
Abstract: The flipped clasroom is a flexible, positive and effective model of teaching in promoting<br />
students' autonomy role. Applying this model in teaching folk-song will help learners to experience<br />
many different forms of learning, thereby creating excitement and interest in the subject. In this<br />
article, we will design a lesson plan for folk-song (Literature grade 10, volume 1) according the<br />
flipped clasroom model.<br />
Keywords: Flipped classroom, to teach folk songs, Literature grade 10.<br />
<br />
1. Mở đầu 2.1.1. Khái niệm<br />
Ca dao với tư cách là thơ trữ tình dân gian đã phản Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động DH được<br />
ánh sinh động thế giới tâm hồn, tình cảm của nhân dân thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo<br />
lao động Việt Nam thời kì xa xưa. Mang đặc trưng của ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý<br />
văn học dân gian (tính nguyên hợp, truyền miệng và sinh và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các<br />
hoạt thực hành), mỗi văn bản ca dao chỉ có thể được hiểu nội dung, mục tiêu DH và các hoạt động DH khác với<br />
thấu giá trị nội dung và nghệ thuật khi được đặt trong môi cách truyền thống trước đây của người dạy và người<br />
trường sống của nó: môi trường diễn xướng. Dạy học học [1; tr 12].<br />
(DH) ca dao không thể chỉ đơn thuần là giải mã văn bản Ngược lại với mô hình lớp học truyền thống, ở lớp<br />
ngôn từ như DH văn học viết, mà còn đòi hỏi phải huy học đảo ngược, GV thực hiện những bài giảng, những<br />
động nhiều yếu tố tổng hợp khác để tri nhận nó, đặc biệt video về lí thuyết và bài tập cơ bản, chia sẻ qua Internet<br />
là môi trường văn hóa dân gian cùng với hệ thống dị bản cho các HS xem trước tại nhà, thời gian ở lớp dành cho<br />
trong quá trình lưu truyền. Ca dao có vai trò quan trọng việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập khó hay thảo<br />
trong việc giáo dục, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp luận sâu hơn về kiến thức.<br />
cho người học, nhưng hiện nay với cách dạy truyền 2.1.2. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược<br />
thống, với khối lượng kiến thức đồ sộ và thời gian DH<br />
Theo mô hình lớp học đảo ngược, HS xem các bài<br />
trên lớp có hạn, học sinh (HS) không cảm hết được<br />
giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các<br />
những cái hay, cái đẹp của “hòn ngọc” tâm hồn dân gian<br />
hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã<br />
một thời kì lịch sử.<br />
tìm hiểu. HS chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lí<br />
Để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS,<br />
thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kì lúc nào,<br />
mở rộng hình thức học tập với sự linh hoạt về thời gian,<br />
có thể dừng bài giảng lại, ghi chú kiến thức, câu hỏi và<br />
không gian, sự phong phú, hấp dẫn trong những học liệu<br />
xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe GV<br />
đa phương tiện, mô hình lớp học đảo ngược là một cách<br />
giảng dạy trên lớp). Công nghệ E-Learning giúp HS hiểu<br />
thức hữu hiệu để DH ca dao hiệu quả. Không còn bị áp đặt<br />
kĩ hơn về lí thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi<br />
trong phương pháp dạy học (PPDH) truyền thụ một chiều,<br />
học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Như vậy,<br />
với mô hình này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV),<br />
việc học tập của HS sẽ hiệu quả hơn, người học chủ động<br />
HS sẽ làm chủ quá trình nhận thức của mình, từ đó sự rung<br />
hơn, tự tin hơn trong việc tích lũy kiến thức.<br />
động của các em trước những vần thơ dân gian sẽ trở nên<br />
chân thực, gần gũi và mang giá trị tích cực. Điều này khác với lớp học truyền thống, HS đến<br />
trường nghe giảng bài thụ động và hình thức này được<br />
Bài viết đề cập việc thiết kế bài học ca dao (Ngữ văn giới chuyên môn gọi là “Low thinking”. Sau đó, các em<br />
10, tập 1) theo mô hình lớp học đảo ngược, giúp học sinh về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn<br />
chủ động, tích cực học tập và tự tin trong việc tích lũy nếu HS không hiểu bài. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt<br />
kiến thức. kiến thức mới thuộc người thầy, và theo thang tư duy<br />
2. Nội dung nghiên cứu Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là<br />
2.1. Lí thuyết về mô hình lớp học đảo ngược “biết” và “hiểu”). Còn nhiệm vụ của HS làm bài tập vận<br />
<br />
191 Email: cuthingocanh1997@gmail.com<br />
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 191-194<br />
<br />
<br />
dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy - Chuyển từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức<br />
(bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và sang hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp<br />
“Đánh giá”). Điều trở ngại ở đây, đó là nhiệm vụ bậc cao tác.<br />
lại do HS và phụ huynh là những người không có chuyên Đổi mới phương pháp dạy và học vừa là mục tiêu,<br />
môn đảm nhận. vừa là yêu cầu của việc áp dụng mô hình lớp học đảo<br />
Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được ngược vào DH hiện nay. DH theo nhóm nhỏ, tranh luận<br />
định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, DH theo kiểu “dự<br />
E-Learning đã được GV chuẩn bị trước cùng thông tin án”... càng ngày sẽ càng chiếm ưu thế trước hình thức<br />
do HS tự tìm kiếm), nhiệm vụ của HS là tự học kiến thức thuyết giảng độc thoại một chiều. Do giải quyết được vấn<br />
mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Khi ở lớp, các đề hạn chế không gian, thời gian học tập, nên người học<br />
em được GV tổ chức các hoạt động để tương tác và chia và người dạy có thể không cần giáp mặt thường xuyên<br />
sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại trong quá trình tổ chức một nội dung DH cụ thể. Chẳng<br />
lớp dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn cùng nhóm. hạn, chuẩn bị cho một giờ học sắp tới, người học có thể<br />
Cách học này đòi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt đến thư viện, lên mạng để xem, phân tích, đánh giá bài<br />
động trí não nên được gọi là “High thinking”. Như vậy giảng từ trước với số lần không hạn chế.<br />
những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực 2.2. Thiết kế bài học ca dao (Ngữ văn 10, tập 1) theo<br />
hiện bởi cả thầy và trò. mô hình lớp học đảo ngược<br />
2.1.3. Tác dụng của mô hình lớp học đảo ngược 2.2.1. Trước giờ học trên lớp<br />
Tạo ra môi trường học tập mới: Môi trường học tập Theo mô hình lớp học truyền thống, khi chuẩn bị bài<br />
có tích hợp web 2.0 sẽ mang một cấu trúc mới đầy triển trước khi đến lớp, công việc HS thường làm chỉ đơn<br />
vọng với: giản là trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các kiến<br />
- Hệ thống học tập tự tổ chức (có định hướng của thức liên quan đến bài học chưa được HS chủ động tìm<br />
người dạy) hiểu, tích lũy. Trong mô hình lớp học đảo ngược, đây là<br />
- Chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy bước quan trọng trong việc hình thành kiến thức cơ bản<br />
tổng hợp nhờ đa giác quan hóa trong quá trình DH (người cho HS.<br />
học có thể thao tác được với bài giảng có kèm theo hình Bước đầu, GV cần xây dựng một lớp học ảo trên<br />
ảnh, âm thanh, mô phỏng sinh động...). mạng, trên nền tảng web 2.0 (ví dụ tạo ra một lớp học ảo<br />
- Cấu trúc ngang trong DH, không quan tâm tới thứ trên apps Classroom của Google). Sau đó HS sẽ được<br />
bậc, mức độ quan trọng của một trong ba đỉnh của tam cung cấp tài khoản tham gia,và thực hiện các nhiệm vụ<br />
giác sư phạm: Người dạy - Người học - Nội dung DH. học tập theo yêu cầu của GV. HS sẽ được cung cấp các<br />
Đây là điểm khác biệt rõ nét so với cách DH truyền học liệu trên mạng (video bài giảng, PowerPoint, tài liệu<br />
thống. tham khảo,…), tự tìm hiểu và hình thành các kiến thức<br />
cơ bản của bài học. Các nhiệm vụ của HS thường được<br />
- Môi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện giúp nâng<br />
GV yêu cầu là:<br />
cao hiệu quả chất lượng quá trình DH nhờ việc cải tiến<br />
hoạt động nhận thức tích cực mang định hướng cá nhân - Đọc văn bản trong sách giáo khoa, đề cương bài<br />
của người học, DH dựa trên năng lực và đánh giá thực. giảng; xem video bài giảng trên mạng (có thể đọc thêm<br />
các nguồn tài liệu khác trong thư viện lớp học ảo).<br />
- Môi trường học tập không có sự ràng buộc về thời<br />
gian, không gian đối với quá trình DH. Người học có thể - Tóm tắt các ý chính, ghi chép những nội dung quan<br />
nghe, nhìn, học qua web 2.0 đã lập trình, với số lần không trọng của bài giảng online.<br />
hạn chế, mọi lúc, mọi nơi, với cấp độ và tốc độ tuỳ chọn. - Làm bài trắc nghiệm online để kiểm tra kiến thức<br />
Tạo cơ hội đổi mới phương pháp và hình thức DH: cơ bản của bài học<br />
- Chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một - Chia sẻ ý kiến, câu hỏi về bài học lên mục diễn đàn.<br />
loại kiến thức (đơn ngành) sang việc tích hợp nhiều loại Ở khâu này, việc lập ra một ma trận mục tiêu bài<br />
kiến thức (đa ngành, đa lĩnh vực). học của GV là rất quan trọng, từ đó làm cơ sở cho việc<br />
- Chuyển từ hoạt động với những người học có học xây dựng các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động học tập<br />
lực khá là chủ yếu sang làm việc với toàn thể người học phù hợp cho từng giai đoạn (trước khi đến lớp, trên lớp,<br />
(thông qua cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ để thực hiện các sau giờ trên lớp). Với bài học ca dao trong chương trình<br />
bài tập cụ thể với những chỉ dẫn và dữ liệu đã cho trên Ngữ văn 10, chúng tôi xây dựng một bảng ma trận mục<br />
web 2.0). tiêu như sau:<br />
<br />
192<br />
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 191-194<br />
<br />
<br />
Vận dụng<br />
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng<br />
thấp cao<br />
Nêu được khái niệm và Phân tích được ý nghĩa và Biết tự đọc và khám phá<br />
Sưu tầm các bài ca dao cùng<br />
đặc trưng của thể loại ca tác dụng của các biện pháp những giá trị của các văn<br />
chủ đề, motip<br />
dao tu từ trong các bài ca dao. bản ca dao mới.<br />
Nêu được đề tài, cảm Phân tích được vẻ đẹp tâm So sánh các phương diện nội Vận dụng tri thức đọc hiểu<br />
hứng chủ đạo của các hồn của người bình dân dung, nghệ thuật giữa các tác văn bản để kiến tạo những<br />
bài ca dao trong ca dao trữ tình. phẩm cùng đề tài, thể loại. giá trị sống của cá nhân<br />
Nhận diện được nhân Thuyết minh được về ca dao, Có khả năng viết bài nghiên<br />
vật trữ tình trong các về một vấn đề đặt ra trong ca cứu khoa học về một vấn đề<br />
bài ca dao. dao đặt ra ca dao.<br />
Nhận diện được các<br />
biện pháp nghệ thuật sử Chuyển thể văn bản theo hình<br />
dụng trong các bài ca thức diễn xướng<br />
dao<br />
<br />
Trước khi đến lớp, HS cần đạt được các mục tiêu ở mới của HS. Sau cùng, GV nhận xét, đánh giá, giải đáp,<br />
cấp độ “nhận biết”, “vận dụng thấp” và một số nội dung chốt lại kiến thức, giao bài tập về nhà và nhiệm vụ mới<br />
của cấp độ “thông hiểu”. Để hỗ trợ HS học các kiến thức để HS chuẩn bị cho bài học sau.<br />
cơ bản, việc xây dựng các video bài giảng đa phương tiện 2.2.3.Sau giờ học<br />
sinh động, hấp dẫn đóng vai trò then chốt, vì vừa chứa Trong mô hình lớp học truyền thống, HS về nhà<br />
đựng những nội dung cốt lõi nhất của bài học, vừa phải thường làm các bài luyện tập trong sách giáo khoa và kết<br />
đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và thẩm mĩ, có sức thu hút đối thúc bài học tại đây. Không giống vậy, mô hình lớp học<br />
với người học. Có thể tham khảo video bài dạy về Ca đảo ngược thể hiện nhiều ưu điểm hơn do HS sẽ tiếp tục<br />
dao than thân, yêu thương tình nghĩa chúng tôi đã xây mở rộng vấn đề và có thể giải quyết vấn đề theo hình thức<br />
dựng cho mô hình lớp học này tại đường link: cá nhân hoặc hình thức làm việc nhóm.<br />
https://www.youtube.com/watch?v=hS9S79i0CVo. Sau giờ học, qua lớp học ảo với nguồn học liệu và tài<br />
2.2.2. Giờ học trên lớp liệu tham khảo phong phú, đa dạng, ngoài việc được củng<br />
Trong mô hình lớp học truyền thống, GV truyền đạt cố lại kiến thức đã học bằng cách xem lại PowerPoint bài<br />
kiến thức, HS bắt đầu tiếp nhận, tích lũy kiến thức mới giảng, HS có thể tiếp tục phát triển năng lực đọc hiểu bằng<br />
của bài học. Ở mô hình lớp học đảo ngược, dựa vào kết việc phân tích các bài ca dao khác cùng đề tài, motip,…<br />
quả bài làm trắc nghiệm online của HS trước giờ lên lớp không có trong sách giáo khoa. Ngoài ra các em có thể<br />
và hệ thống các câu hỏi của HS chia sẻ trên lớp học ảo, thực hiện các bài nghiên cứu nhỏ và đăng công khai trên<br />
GV sẽ bắt đầu bài học bằng việc giải đáp các thắc mắc, group học tập để chia sẻ với mọi người, tạo hứng thú tự<br />
hệ thống hóa lại các kiến thức cơ bản của bài học. Trọng học, tự nghiên cứu cho HS, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu<br />
tâm của giờ học là việc thảo luận các vấn đề ở bậc “nhận ca dao - một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.<br />
thức cao” trong thang bậc nhận thức của Bloom, để HS 2.3. Hình thức đánh giá<br />
hiểu sâu hoặc mở rộng nội dung bài học. Ví dụ: Sự phá Hình thức đánh giá HS theo mô hình này được căn cứ<br />
vỡ hình thức thơ lục bát quen thuộc trong bài ca dao trên 2 tiêu chí: đánh giá sản phẩm và đánh giá quá trình.<br />
“Khăn thương nhớ ai” có tác dụng gì?; Lời đối đáp về - Đánh giá sản phẩm: đánh giá dựa trên chất lượng<br />
việc thách cưới của chàng trai - cô gái chỉ là những lời thực hiện các bài tập lớn theo yêu cầu. Nội dung các bài<br />
bông đùa hay là những lời tỏ tình chân thành?; Ý nghĩa tập của HS được công bố công trên hệ thống để HS có<br />
của những bài ca dao trong cuộc sống ngày nay;… thể tiện theo dõi những đánh giá của GV và HS khác.<br />
GV tổ chức cho lớp thảo luận các vấn đề theo cách Ngoài ra việc đánh giá sản phẩm còn được thực hiện<br />
thức “bình luận bóng đá”. Lúc này, GV sẽ đưa ra cho HS thông qua kết quả thực hiện bài thi. Trong điều kiện lí<br />
những video, clip về ca dao, HS sẽ xem và bình luận về tưởng nhất mà phương tiện cho phép, GV có thể thực<br />
vấn đề. Từ những vấn đề lớn, nhỏ, HS sẽ phải tự tìm ra hiện một đề thi trực tuyến, trong đó yêu cầu tất cả HS<br />
hướng tiếp cận của mình; sau đó, GV mới kết luận và tham gia cùng một lúc. Hình thức chủ yếu là trắc nghiệm<br />
đưa ra các luận điểm chung, ghi nhận những luận điểm với câu hỏi ngắn. Kết quả bài thi sẽ do hệ thống kiểm tra<br />
<br />
193<br />
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 191-194<br />
<br />
<br />
và phản hồi cho HS. Đây là giải pháp để giảm thiểu thời GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG…<br />
gian chấm bài của GV và hạn chế tình trạng thiếu công<br />
(Tiếp theo trang 210)<br />
bằng trong kiểm tra, đánh giá.<br />
- Đánh giá quá trình: GV có thể dựa trên 3 căn cứ để<br />
đánh giá tính tích cực trong quá trình tham gia khóa học của GD lịch sử địa phương cho HS qua hoạt động trải<br />
HS: + Thống kê của hệ thống về số lần đăng nhập, số bài nghiệm có tính cấp thiết về mặt lí luận và thực tiễn, cấp<br />
viết HS tham gia trong khóa học; + Chất lượng nội dung ý<br />
bách, cần đầu tư nghiên cứu.<br />
kiến mà HS tham gia đóng góp thảo luận; + Báo cáo hoạt<br />
động của các nhóm trưởng về công tác làm việc nhóm.<br />
Để đánh giá chính xác, yêu cầu GV phải theo sát Tài liệu tham khảo<br />
những hoạt động của HS và thống kê kết quả từng hoạt<br />
động một cách chi tiết và toàn diện. [1] https://vi.wikiquote.org/wiki/Cicero.<br />
3. Kết luận [2] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (1989).<br />
Mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công Quốc sử Đại Việt sử kí tục biên. NXB Hồng Đức.<br />
nghệ thông tin sẽ mở ra những cơ hội học tập linh hoạt, [3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995). Hồ Chí Minh<br />
tích cực, hiệu quả cho người học. Ứng dụng mô hình này Toàn tập (tập 3). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
vào DH ca dao sẽ giúp HS được trải nghiệm phong phú [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội<br />
những hình thức học tập khác nhau, tăng hứng thú và đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc<br />
phát triển được năng lực đọc hiểu; đồng thời, đòi hỏi gia - Sự thật.<br />
người dạy cũng cần “toàn năng” hơn để tận dụng tối đa<br />
các hình thức, các phương tiện, kĩ thuật vào DH. Mặc dù [5] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br />
GV sẽ tốn công sức và thời gian hơn trong khâu thiết kế 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,<br />
học liệu, kịch bản bài học, nhưng nếu được triển khai toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br />
rộng rãi, đây sẽ là một mô hình DH hoàn toàn phù hợp nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br />
trong thời đại công nghệ số ngày nay. trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br />
quốc tế.<br />
Tài liệu tham khảo [6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội<br />
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc<br />
[1] Nguyễn Chính (2016). Dạy học theo mô hình gia - Sự thật.<br />
Flipped Classroom. Báo Tia sáng- Bộ Khoa học và<br />
Công nghệ, ngày 4/4/2016. [7] Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy (Nguyễn<br />
[2] Nguyễn Xuân Kính (2004). Thi pháp ca dao. NXB Quang Tuấn và Tống Văn Quán dịch, 2000). Tiến<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội. tới một phương pháp sư phạm tương tác. NXB<br />
[3] Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Thanh niên.<br />
Tường (2001). Quá trình dạy - tự học. NXB Giáo dục. [8] Nguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy<br />
[4] Nguyễn Văn Lợi (2016). Lớp học nghịch đảo - mô Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt<br />
hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Tạp chí động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ<br />
Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 43, tr 56-6. thông. NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
[5] Vũ Ngọc Phan (2010). Tục ngữ ca dao dân ca Việt [9] Đặng Thị Kim Thoa (2018). Tổ chức hoạt động trải<br />
Nam. NXB Thời đại. nghiệm trong dạy học phần “Địa lí du lịch Việt<br />
[6] Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình lớp Nam” ở Trường Đại học Đông Á. Tạp chí Giáo dục,<br />
học đảo ngược ở trường đại học. Tạp chí Khoa học, số đặc biệt tháng 9, tr 160-164.<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3, tr 20-27.<br />
[10] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ<br />
[7] Lê Thị Phượng - Bùi Phương Anh (2017). Dạy học thông - Hoạt động trải nghiệm, tr 5.<br />
theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển<br />
năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Quản lí giáo [11] Trần Vân Anh (2013). Cách tiếp cận mới về dạy học<br />
dục, tập 9, số 10, tr 1-8. lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo<br />
[8] Nguyễn Thanh Thủy (2016). Hình thành kĩ năng tự dục, số 305, tr 42-44.<br />
học cho sinh viên - Nhu cầu thiết yếu trong đào tạo [12] Trần Vân Anh (2011). Một số biện pháp dạy học<br />
ngành Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Lịch sử địa phương ở nước Anh. Tạp chí Giáo dục,<br />
Đồng Nai, số 03, tr 10-16. số 296, tr 39-40; 45.<br />
<br />
194<br />