Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
lượt xem 5
download
Cần phải được theo dõi, quản lý Việc dùng thuốc của bệnh nhân ngoại trú, hay dùng thuốc tại nhà, là một trong những nội dung rất được chú trọng tại nhiều nước phát triển. Quản lý sử dụng thuốc (quản lý liệu pháp thuốc) đối với bệnh nhân ngoại trú, dù đó là các thuốc đã được kê đơn, hoặc thuốc tự mua, vitamin, thực phẩm chức năng…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
- Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú: Cần phải được theo dõi, quản lý Việc dùng thuốc của bệnh nhân ngoại trú, hay dùng thuốc tại nhà, là một trong những nội dung rất được chú trọng tại nhiều nước phát triển. Quản lý sử dụng thuốc (quản lý liệu pháp thuốc) đối với bệnh nhân ngoại trú, dù đó là các thuốc đã được kê đơn, hoặc thuốc tự mua, vitamin, thực phẩm chức năng… là việc đánh giá từng cá thể về hiệu lực của từng thuốc đối với tình trạng bệnh, mức độ an toàn liên quan đến các thuốc khác nhau đang được dùng, công việc này cần được cả thầy thuốc và người bệnh cùng tham gia thực hiện. Quản lý là cần thiết Ở nước ta, thực hành điều trị bệnh nhân ngoại trú, việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, tăng cholesterol máu… ngày càng trở nên phổ biến cùng với tỷ lệ mắc các bệnh này tăng nhanh trong dân cư. Hơn thế, quản lý sử dụng thuốc tại nhà với các bệnh sau điều trị tại các tuyến chuyên khoa như bệnh lao, HIV/AIDS, các rối loạn tâm thần, động kinh, bệnh nội tiết… cũng là những thực hành phổ biến. Một trong những khác biệt cơ bản so với khi bệnh nhân nằm viện là một người bệnh ngoại trú có thể đang được điều trị hoặc hướng dẫn bởi nhiều cán bộ y tế, nhiều chuyên ngành khác nhau! Bệnh
- nhân ngoại trú không có sự hướng dẫn trực tiếp hằng ngày của bác sĩ, điều dưỡng như khi ở bệnh viện, nhưng lại có thể phải điều trị nhiều bệnh, và/hoặc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc. Thực tế này dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải có kế hoạch quản lý điều trị tại nhà một cách toàn diện, đảm bảo an toàn cho người bệnh và đạt được mục tiêu điều trị. Trong hệ thống y tế của nước ta, cán bộ y tế xã, phường, điều dưỡng viên, y sĩ và dược sĩ các nhà thuốc cũng thường giữ vai trò hỗ trợ, tư vấn và là cầu nối với bác sĩ trong thực hiện quản lý điều trị cho bệnh nhân tại gia đình. Bệnh nhân sử dụng thuốc tại nhà cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ. Bằng cách nào? Không phải tất cả các bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại trú đều cần có chế độ quản lý toàn diện như các bước nêu dưới đây.
- Tuy vậy, với các trường hợp như với những người cao tuổi, mắc đồng thời nhiều loại bệnh và có khả năng phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau thì việc thực hiện một quy trình quản lý liệu pháp thuốc toàn diện là hết sức cần thiết. Khi thầy thuốc thấy rằng một bệnh nhân nào đó cần được quản lý điều trị tại nhà một cách toàn diện và đầy đủ, có thể liên hệ với các thành viên trong hệ thống y tế, như các bác sĩ khác, y sĩ, dược sĩ nhà thuốc hoặc điều dưỡng viên tại khu vực để cùng tham gia quản lý điều trị. Việc phối hợp với ai là tùy từng trường hợp, hoàn cảnh và điều kiện của cả người bệnh và thầy thuốc, nhưng phối hợp là quan trọng để đảm bảo việc điều trị tại nhà đạt được mục tiêu điều trị. Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin, như điện thoại, email, bệnh án điện tử đã tạo điều kiện rất tốt cho quản lý điều trị tại nhà. Tuy vậy, điều quan trọng là cần có thông tin trực tiếp của thầy thuốc đối với người bệnh để tránh sự lầm lẫn và sai lạc, vốn rất dễ xảy ra với người bệnh ngoại trú. Lịch và các biện pháp để giám sát quản lý điều trị bằng thuốc sẽ được xác định tùy loại vấn đề liên quan đến thuốc có thể xảy ra, hoặc các nhu cầu điều chỉnh liều đã được xác định trước. Tuy nhiên, các vấn đề sau cần được xem xét kỹ: Xác định các bệnh nhân đã không đạt được mục tiêu điều trị.
- Hiểu được lịch sử và các trải nghiệm về thuốc của bệnh nhân, sự ưa thích và niềm tin của họ về liệu pháp thuốc. Xác định đúng hiện bệnh nhân đang dùng những loại thuốc nào, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, y học cổ truyền, thực phẩm chức năng... Đánh giá từng thuốc đã dùng về: sự phù hợp (có cần không), hiệu lực, độ an toàn (kể cả vấn đề tương tác với thuốc khác), sự tuân thủ, theo hướng đạt các mục tiêu điều trị đã được đặt ra. Xác định tất cả các vấn đề của liệu pháp thuốc, khoảng cách giữa liệu pháp hiện tại và liệu pháp cần để đạt được mục tiêu tối ưu cho điều trị. Xây dựng một kế hoạch quản lý với từng bước cụ thể, bao gồm cả sự điều chỉnh cần thiết để có thể đạt được mục tiêu tối ưu. Bệnh nhân đồng ý, hiểu rõ và tham gia với kế hoạch này. Ghi chép lại tất cả các bước, tình trạng lâm sàng hiện tại và mục tiêu điều trị cần đạt được. Đánh giá, giám sát là thiết yếu để xác định hiệu quả của sự điều chỉnh và có thể khuyến nghị điều chỉnh tiếp tục để đạt được kết quả tối ưu. Quản lý điều trị tại nhà một cách toàn diện cần sự tham gia của nhiều thành viên, bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, y sĩ. Do vậy, mọi thành viên liên quan cần hiểu rõ mục tiêu của điều trị và cũng vì
- vậy, một kế hoạch chăm sóc cho từng bệnh nhân càng trở nên cần thiết hơn. Đạt được kết quả điều trị tốt luôn là một điểm nhấn tích cực trong thực hành lâm sàng, nhất là trong điều trị ngoại trú. Kết quả điều trị nhìn chung đều có thể được cải thiện, điển hình như với các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nếu được quản lý tốt quá trình dùng thuốc. Vì mục tiêu điều trị là cá thể hoá cho từng người bệnh, các chỉ định cần được đánh giá, các vấn đề về thuốc cần được xác định và giải quyết và hiệu quả điều trị cần được xem xét và điều chỉnh liên tục.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp - đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
9 p | 80 | 8
-
Nghiên cứu sự tuân thủ sử dụng thuốc ở ngoại trú trên bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại Khoa Nội, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
10 p | 66 | 7
-
Dược lâm sàng: Khảo sát sử dụng Gabapentin trong điều trị trên bệnh nhân nội trú và ngoại chẩn Bệnh viện Chợ Rẫy
9 p | 83 | 5
-
Thực trạng sử dụng thuốc tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
7 p | 50 | 5
-
Thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám tăng huyết áp, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
6 p | 11 | 5
-
Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Hữu nghị năm 2020
5 p | 14 | 5
-
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) trên bệnh nhân xương khớp ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021
9 p | 12 | 4
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Cần Thơ năm 2023
6 p | 10 | 3
-
Thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú bảo hiểm y tế điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh, Khánh Hòa năm 2022
8 p | 17 | 3
-
Tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020
8 p | 18 | 3
-
Khảo sát các vấn đề liên quan đến thuốc trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại một bệnh viện đa khoa thuộc thành phố Thủ Đức
7 p | 28 | 3
-
Thực trạng việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
5 p | 23 | 2
-
Xây dựng quy trình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Quận 10
10 p | 45 | 2
-
Các vấn đề liên quan đến thuốc trong kê đơn ngoại trú cho trẻ em ở một bệnh viện tại tỉnh Kiên Giang
6 p | 5 | 2
-
Hoạt động tư vấn bởi dược sĩ về sử dụng thuốc chống đông máu đường uống cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
8 p | 9 | 1
-
Đánh giá thực trạng và nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của người bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Việt
8 p | 5 | 1
-
Phân tích chi phí sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú năm 2023 tại Bệnh viện Thống Nhất
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn