YOMEDIA
ADSENSE
Sự gia tăng số Phonon âm trong dây lượng tử hình trụ với thế vô hạn dưới tác dụng của trường Laser
63
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sự thay đổi số phonon âm trong dây lượng tử hình trụ (CQW) đặt trong trường laser đối với trường hợp khí điện tử không suy biến được nghiên cứu về mặt lý thuyết dựa trên phương trình động lượng tử cho toán tử số phonon,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự gia tăng số Phonon âm trong dây lượng tử hình trụ với thế vô hạn dưới tác dụng của trường Laser
SỰ GIA TĂNG SỐ PHONON ÂM TRONG DÂY LƯỢNG<br />
TỬ HÌNH TRỤ VỚI THẾ VÔ HẠN DƯỚI TÁC DỤNG<br />
CỦA TRƯỜNG LASER<br />
LÊ ĐÌNH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
LÊ QUỐC ANH<br />
Trường THPT Quốc Học, Huế<br />
<br />
Tóm tắt: Sự thay đổi số phonon âm trong dây lượng tử hình trụ (CQW)<br />
đặt trong trường laser đối với trường hợp khí điện tử không suy biến<br />
được nghiên cứu về mặt lý thuyết dựa trên phương trình động lượng tử<br />
cho toán tử số phonon. Bài báo tập trung khảo sát sự gia tăng phonon<br />
âm trong dây lượng tử hình trụ và sự biến đổi phổ tần số của nó dưới<br />
ảnh hưởng của trường laser. Kết quả cho thấy hướng phân cực của các<br />
phonon có ảnh hưởng quan trọng đến hệ số hấp thụ sóng âm và phổ tần<br />
số của phonon âm.<br />
1 GIỚI THIỆU<br />
Sự sinh và gia tăng số phonon trong bán dẫn khi được đặt trong trường laser là một chủ<br />
đề đang được nghiên cứu ráo riết trong bán dẫn khối [1], trong bán dẫn hố lượng tử [2], và<br />
trong siêu mạng bán dẫn [3]. Các công trình này đã chứng tỏ rằng tương tác của trường<br />
laser với điện tử (sau đây gọi là electron) dẫn đến sự kích thích các dao động bậc cao và<br />
do đó sinh ra phonon. Về mặt vật lý, sự sinh và gia tăng phonon trong bán dẫn thấp chiều<br />
khi có mặt của trường laser phản ánh tính chất của tương tác điện tử-phonon.<br />
Hệ số hấp thụ sóng âm là kết quả của sự tương tác electron và photon (lượng tử sóng<br />
điện từ). Tuy nhiên, nếu electron chỉ tương tác với photon thì electron không thể hấp thụ<br />
sóng điện từ vì lúc này định luật bảo toàn năng-xung lượng không được thoả mãn. Thật<br />
vậy, nếu gọi p~, p~, lần lượt là xung lượng của electron trước và sau khi hấp thụ photon<br />
(năng lượng ~ω, xung lượng ~~k), theo định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng, ta có:<br />
p2<br />
p,2<br />
~ + ~~k = p~ 0 . Gọi θ là góc giữa hướng p~ và ~k, ta rút ra được:<br />
2m∗ + ~ω = 2m∗ , và p<br />
cos θ =<br />
<br />
c<br />
~ω<br />
c<br />
[1 −<br />
] ≈ >> 1.<br />
∗<br />
2<br />
v<br />
2m c<br />
v<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 15-20<br />
<br />
16<br />
<br />
LÊ ĐÌNH - LÊ QUỐC ANH<br />
<br />
Không có giá trị nào của góc θ để thoả mãn định luật bảo toàn năng-xung lượng. Do vậy,<br />
electron chỉ có thể hấp thụ sóng điện từ khi tương tác với phonon. Trong quá trình tương<br />
tác này, electron huỷ (hấp thụ) hoặc sinh (phát) phonon. Số các phonon của các trạng thái<br />
riêng biệt được đặc trưng bởi số sóng q và nhánh các phổ tán sắc ω(~q).<br />
Tương tác giữa electron - phonon quang không làm thay đổi lớn tần số của phonon quang<br />
và chuẩn xung lượng q (tán xạ đàn hồi) nên tương tác giữa electron - phonon âm được đặc<br />
biệt quan tâm [5]. Bài báo được tổ chức như sau: trong phần 2, chúng tôi trình bày sự gia<br />
tăng phonon âm trong CQW với thế giam giữ electron được giả sử là vô hạn khi có mặt<br />
trường laser. Các tính toán về thay đổi phổ phonon được đưa ra ở phần 3. Cuối cùng, một<br />
số kết luận quan trọng được đưa ra ở phần 4.<br />
2<br />
<br />
SỰ GIA TĂNG SÓNG ÂM<br />
<br />
Phương trình tán sắc của phonon âm trong dây lượng tử dưới tác dụng của trường laser<br />
~ 0 có dạng [4]:<br />
tần số Ω, biên độ E<br />
ω − ωq~ = −<br />
<br />
1<br />
~<br />
<br />
X<br />
<br />
|Cn,l,n0 ,l0 (~q)|2<br />
<br />
∞<br />
X<br />
<br />
λ X<br />
[fn0 ,l0 (~k) − fn,l (~k − ~q)] ×<br />
Jν2 ( )<br />
Ω<br />
ν=−∞<br />
~k<br />
<br />
n,l,n0 ,l0 ,~k<br />
<br />
×<br />
<br />
1<br />
[εn0 ,l0 (~k) − εn,l (~k − ~q) − ~ωq~ − ~νΩ − iδ]<br />
<br />
,<br />
<br />
(1)<br />
<br />
~0<br />
e~qE<br />
ở đây, ta kí hiệu fn0 ,l0 (~k) là hàm phân bố của electron trong dây lượng tử hình trụ, λ = ∗<br />
m Ω<br />
thông số của trường laser. Biểu thức (1) là phương trình tán sắc của phonon âm trong dây<br />
lượng tử.<br />
Hệ số hấp thụ sóng âm được xác định bởi biểu thức [4, 5]:<br />
α(~q) = −Im(ω).<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Sử dụng công thức biến đổi đối với hàm delta chứa phần ảo:<br />
1<br />
1<br />
= PV<br />
+ iπδ(X),<br />
X − iδ<br />
X<br />
trong đó P V chỉ giá trị chính Cauchy.<br />
Hệ số hấp thụ sóng âm (2) được viết lại như sau:<br />
π X<br />
α(~q) = −Im(ω) =<br />
|Cn,l,n0 ,l0 (~q)|2<br />
~<br />
n,l,n0 ,l0 ,~k<br />
<br />
×<br />
<br />
∞<br />
X<br />
<br />
λ X<br />
[fn0 ,l0 (~k) − fn,l (~k − ~q)]δ[εn0 ,l0 (~k) − εn,l (~k − ~q) − ~ωq~ − ~νΩ]<br />
Jν2 ( )<br />
Ω<br />
ν=−∞<br />
~k<br />
<br />
=<br />
<br />
∞<br />
X<br />
λ<br />
π X<br />
|Cn,l,n0 ,l0 (~q)|2<br />
Jν2 ( ) × F1 .<br />
~<br />
Ω<br />
0 0<br />
ν=−∞<br />
n,l,n ,l ,<br />
<br />
17<br />
<br />
SỰ GIA TĂNG SỐ PHONON ÂM TRONG DÂY LƯỢNG TỬ HÌNH TRỤ...<br />
<br />
Đặt: εa = εn, ,l, − εn,l −<br />
α(~q) =<br />
<br />
~2 q 2<br />
2m∗<br />
<br />
− ~ωq~ − ~νΩ, ta tính được:<br />
<br />
∞<br />
X<br />
π X<br />
λ L m∗ β(εF −εn, ,l, )<br />
βm∗<br />
|Cn,l,n0 ,l0 (~q)|2<br />
Jν2 ( )<br />
e<br />
[1 − eβ~ωq~+β~νΩ ] exp[ 2 2 ε2a ].<br />
2<br />
~<br />
Ω 2π ~ q<br />
2~ q<br />
0 0<br />
ν=−∞<br />
n,l,n ,l ,<br />
<br />
Để thuận tiện cho quá trình tính số và vẽ đồ thị, ta tính toán cho hai vùng năng lượng<br />
576J32 (qR)<br />
2<br />
n = 0; ` = ±1 với thừa số dạng I0,1,0,1<br />
(~q) =<br />
.<br />
(qR)6<br />
ξ 2 ~q<br />
2<br />
Thay |C0,1,0,10 (~q)|2 = |Cq~|2 I0,1,0,1<br />
(~q), với |C~q|2 =<br />
là hệ số tương tác electron-phonon<br />
2ρvs V<br />
λ<br />
λ 2<br />
âm và Jν2 ( Ω<br />
) ≈ ( 2Ω<br />
) (cường độ trường ngoài nhỏ), ta được:<br />
α(~q) =<br />
<br />
576J32 (qR) ξ 2 Lm∗ λ 2 β(εF −εn, ,l, )<br />
βm∗ 2<br />
β~ωq~ +β~νΩ<br />
ε ].<br />
(<br />
)<br />
e<br />
[1<br />
−<br />
e<br />
]<br />
exp[<br />
(qR)6 4~2 ρvs V 2Ω<br />
2~2 q 2 a<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Từ kết quả trên, ta thấy 1 − eβ~ωq~+β~νΩ < 0. Do vậy nên hệ số hấp thụ sóng âm α(~q) < 0.<br />
Điều này cho phép ta rút ra kết luận quan trọng: Dưới tác dụng của trường laser, sóng<br />
âm được tăng cường hay nói cách khác có xảy ra sự gia tăng sóng âm dưới tác dụng trường<br />
Laser.<br />
Hình 1 diễn tả sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ sóng âm vào số sóng phonon và tần số của<br />
trường laser. Từ đồ thị ở hình 1 ta thấy rằng hệ số hấp thụ sóng âm có giá trị lớn nhất<br />
ứng với một giá trị nhất định của số sóng q hoặc tần số Ω, lúc đó sự gia tăng sóng âm lớn<br />
nhất. Ngoài ra, đồ thị ở bên trái còn cho thấy ngoài đỉnh chính còn một số đỉnh phụ về<br />
phía số sóng q tăng. Tuy nhiên, ở miền giá trị của q này sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ<br />
α vào tần số Ω không được thể hiện rõ. Đồ thị ở bên phải còn cho thấy khi tần số laser có<br />
giá trị quá nhỏ hoặc quá lớn, sẽ không có sự gia tăng số phonon âm.<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
He so hap thu Α HdvbkL<br />
<br />
He so hap thu Α HdvbkL<br />
<br />
-2<br />
-2<br />
W=2.5 1014 Hz<br />
-4<br />
W=2 1014 Hz<br />
-6<br />
<br />
W=1.5 1014 Hz<br />
<br />
-8<br />
7.0<br />
<br />
7.5<br />
<br />
8.0<br />
<br />
q=1.2 108 m-1<br />
<br />
-4<br />
<br />
-6<br />
q=1.5 108 m-1<br />
-8<br />
q=1.7 108 m-1<br />
<br />
-10<br />
8.5<br />
<br />
So song q ´108 Hm-1 L<br />
<br />
9.0<br />
<br />
9.5<br />
<br />
10.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.5<br />
<br />
2.0<br />
<br />
2.5<br />
<br />
3.0<br />
<br />
Tan so W ´1014 HHzL<br />
<br />
Hình 1: Sự phụ thuộc hệ số hấp thụ sóng âm vào số sóng q ứng với cac giá trị nhất định<br />
của Ω (hình bên trái) và tần số laser Ω ứng với các giá trị nhất định của q (hình bên phải).<br />
<br />
18<br />
<br />
3<br />
<br />
LÊ ĐÌNH - LÊ QUỐC ANH<br />
<br />
BIỂU THỨC GIẢI TÍCH CỦA PHỔ PHONON TRONG DÂY LƯỢNG TỬ HÌNH<br />
TRỤ<br />
<br />
Bây giờ ta khảo sát phổ tần số phonon âm của dây lượng tử dưới tác dụng của trường<br />
laser. Xuất phát từ phương trình tán sắc (1), phổ tần số là phần thực của ω<br />
ω(~q) = Reω = ωq~ −<br />
×Re<br />
<br />
X<br />
[fn0 ,l0 (~k) − fn,l (~k − ~q)]<br />
~k<br />
<br />
1<br />
~<br />
<br />
X<br />
<br />
|Cn,l,n0 ,l0 (~q)|2<br />
<br />
n,l,n0 ,l0 ,~k<br />
<br />
∞<br />
X<br />
<br />
λ<br />
Jν2 ( ) ×<br />
Ω<br />
ν=−∞<br />
<br />
1<br />
[εn0 ,l0 (~k) − εn,l (~k − ~q) − ~ωq~ − ~νΩ − iδ]<br />
<br />
.<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Ta tính được:<br />
+∞<br />
X<br />
<br />
λ<br />
1<br />
1<br />
λ<br />
= ( )2<br />
Jν2 ( )<br />
,<br />
θ<br />
c<br />
c<br />
~<br />
~<br />
Ω [ε 0 0 (k) − ε (k − ~q) − ~νΩ − ~ωq~ − iδ]<br />
2Ω N + kq cos<br />
ν=−∞<br />
n,l<br />
m∗<br />
n ,l<br />
~2 A2n0 ,l0<br />
<br />
(5)<br />
<br />
~2 A2n,l<br />
~2 q 2<br />
−<br />
− ~Ω − ~ωq~.<br />
2m∗ R2<br />
2m∗<br />
2m∗ R2<br />
Thay biểu thức hệ số tương tác |Cq~|2 , ω~q = vq và (5) vào (4), ta được:<br />
r<br />
2<br />
X ξ2q<br />
ne L λ 2 h −β~2 An∗0 ,l02 ³ 1 2πm∗<br />
q cos θ ´<br />
2<br />
2m<br />
R<br />
ω(~q) = vq −<br />
In,l,n0 ,l0<br />
( ) e<br />
−<br />
−<br />
2ρvs V<br />
2π 2Ω<br />
N<br />
β~2<br />
2N 2 β~2<br />
n,l,n0 ,l0<br />
r<br />
r<br />
A2 0 0 ³<br />
´i<br />
q cos θ<br />
q 2 cos θ<br />
π<br />
1 2πm∗<br />
−β~2 n∗ ,l 2<br />
2m<br />
R<br />
−<br />
−<br />
.<br />
(6)<br />
− e<br />
N<br />
β~2<br />
2N 2 β~2<br />
N2<br />
2m∗ β~2<br />
trong đó θ = (~k, ~q) và N =<br />
<br />
−<br />
<br />
~0<br />
e~qE<br />
Hệ số hấp thụ sóng âm (3) và phổ sóng âm (6) cùng chứa λ = ∗ . Đối với phonon<br />
m Ω<br />
phân cực ngang: ~q⊥~k và ~q⊥E~0 (cos θ = 0 và cos α = 0) và phonon phân cực dọc: ~q k ~k và<br />
~q⊥E~0 (cos θ = 1 và cos α = 0) :<br />
e~qE~0<br />
λ = ? = 0.<br />
(7)<br />
m Ω<br />
Biểu thức giải tích của phổ phonon trong trường hợp này: ω(~q) = vq. Hệ số hấp thụ sóng<br />
âm α cũng bằng không. Điều này cho thấy các phonon phân cực như trên hoàn toàn không<br />
chịu tác động của trường laser.<br />
Trường hợp phonon phân cực ngang, ta có ~q⊥~k đồng thời ~q k E~0 , vì vậy cos θ = 0 và<br />
cos α = 1:<br />
e~qE~0<br />
eqE0<br />
λ= ∗ = ∗ .<br />
m Ω<br />
m Ω<br />
Thay vào (6) ta được biểu thức giải tích của phổ phonon âm:<br />
r<br />
2<br />
´<br />
A2<br />
X ξ2q<br />
ne L λ 2 1 2πm∗ ³ −β~2 An∗0 ,l02<br />
−β~2 n,l<br />
2<br />
∗<br />
2<br />
2m<br />
R<br />
2m<br />
R<br />
ω(~q) = vq −<br />
I<br />
( )<br />
e<br />
−e<br />
.<br />
0 0<br />
2ρvs V n,l,n ,l 2π 2Ω N<br />
β~2<br />
0 0<br />
n,l,n ,l<br />
<br />
SỰ GIA TĂNG SỐ PHONON ÂM TRONG DÂY LƯỢNG TỬ HÌNH TRỤ...<br />
<br />
19<br />
<br />
Ta giới hạn việc tính toán cho hai vùng năng lượng đầu tiên và vẽ được sự phụ thuộc của<br />
ω theo số sóng q với các giá trị của tần số trường laser Ω khác nhau như được diễn tả ở<br />
hình 2. Dáng điệu của đồ thị cho thấy tần số của các phonon âm thay đổi và không còn<br />
phụ thuộc tuyến tính vào số sóng q. Đồ thị ở hình 1 đạt giá trị cực đại tại số sóng q nào<br />
đó, đây là giá trị mà các phonon âm hấp thụ được năng lượng lớn nhất. So sánh với hình<br />
2, đường cong biểu diễn phổ tần số phonon âm cũng có cực trị nhờ hấp thụ năng lượng<br />
cực đại đó.<br />
<br />
2.5<br />
<br />
W=0.8 1014 s-1<br />
<br />
Tan so Ω ´ 1013 Hs-1 L<br />
<br />
2.0<br />
<br />
1.5<br />
W=1.0 1014 s-1<br />
1.0<br />
<br />
W=1.2 1014 s-1<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.0<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
So song q ´108 Hm-1 L<br />
<br />
Hình 2: Sự phụ thuộc của ω vào số sóng q ứng với các giá trị tần số trường laser khác<br />
nhau<br />
<br />
4 KẾT LUẬN<br />
Ta đã thu được biểu thức giải tích của phổ phonon trong quá trình tương tác electron<br />
- phonon trong dây lượng tử hình trụ. Kết quả này được xét trong trường hợp giới hạn<br />
cường độ trường bức xạ laser không quá mạnh, do đó phổ năng lượng của phonon thu được<br />
chỉ phụ thuộc bậc hai vào cường độ trường bức xạ (λ2 ). Sự xuất hiện của tần số trường<br />
laser (photon) Ω trong biểu thức của phổ phonon cho thấy quá trình tương tác electron phonon có sự tham gia của photon. Điều này là cần thiết vì nó đảm bảo cho định luật bảo<br />
toàn năng - xung lượng không bị vi phạm.<br />
Từ kết quả thu được ta có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của sự phân cực lên phổ phonon.<br />
Trường hợp phân cực dọc, phổ phonon không phụ thuộc vào trường ngoài, tần số phonon<br />
phụ thuộc bậc nhất vào số sóng và có dạng sóng âm đơn giản. Trường hợp phân cực ngang,<br />
phổ phonon bị ảnh hưởng của trường ngoài rõ rệt. Tuy nhiên, khi số sóng của phonon<br />
vuông góc với vectơ cường độ trường ngoài thì phổ phonon lại có dạng sóng âm đơn giản<br />
giống hệt trường hợp phân cực dọc. Trong các trường hợp còn lại, phổ phonon đều có dạng<br />
khá phức tạp.<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn