intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

124
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này chỉ ra sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang chịu ảnh hưởng bởi năm yếu tố (1) lương và các khoản phúc lợi, (2) sự lãnh đạo của cấp trên, (3) mối quan hệ với đồng nghiệp, (4) điều kiện môi trường làm việc và (5) đặc điểm tính chất công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang

Tạp chí Khoa học Số 01 (2013): 91 – 100<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> SỰ HÀI LÒNG CỦA GIẢNG VIÊN TRONG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU TẠI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG<br /> Trần Minh Hiếu 12<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This study figured out five factors indicating the satisfaction level of lecturers in teaching and research at An<br /> Giang University: (1) salary and benefits, (2) employers’ management (3) colleague relationship, (4) working<br /> environment, and (5) job’s characteristics. The study also assessed the impact of these factors on lecturers’<br /> satisfaction. Result regression analysis showed that 60.3% of lecturers’ satisfaction was explained by the<br /> above factors.<br /> Keywords: satisfaction, salary, management, relationship, working conditions<br /> Title: Lecturers’ satisfaction in teaching and researching at An Giang University<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này chỉ ra sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang<br /> chịu ảnh hưởng bởi năm yếu tố (1) Lương và các khoản phúc lợi, (2) Sự lãnh đạo của cấp trên, (3) Mối quan<br /> hệ với đồng nghiệp, (4) Điều kiện môi trường làm việc và (5) Đặc điểm tính chất công việc. Đồng thời, nghiên<br /> cứu cũng đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến sự hài lòng của giảng viên. Kết quả phân tích hồi quy<br /> cho thấy có đến 60,3% mức độ hài lòng của giảng viên được giải thích bởi các các yếu tố nêu trên.<br /> Từ khóa: sự hài lòng của giảng viên, lương, sự quản lý, mối quan hệ, điều kiện làm việc<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> Trong giáo dục đại học, người lao động chủ yếu là giảng viên - người trực tiếp truyền đạt kiến thức<br /> cho người học. Giảng viên được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Sự hài<br /> lòng trong công việc của giảng viên là một trong những động lực làm việc quan trọng của giảng viên<br /> và thường được xem là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một<br /> trường đại học (Sharma & Jyoti, 2009). Do đó, sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng<br /> của giảng viên tại nơi làm việc là rất quan trọng cho sự thành công của một trường đại học. Trường<br /> Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm<br /> 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Trường có 6 khoa, 5 trung tâm và Trường Phổ thông Thực<br /> hành Sư phạm. Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là đào tạo nguồn nhân lực có trình trình độ đại học.<br /> Trường có 856 cán bộ, viên chức, trong đó có 1 phó giáo sư, 16 tiến sỹ, 327 thạc sỹ, 387 cử nhân và<br /> 125 cán bộ - viên chức có trình độ khác. Có 125 cán bộ - viên chức đang theo học chương trình đào tạo<br /> thạc sỹ, tiến sỹ, trong đó 42 thành viên đang học tập tại nước ngoài. So với các trường đại học lâu đời<br /> của Việt Nam như Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia<br /> TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học An Giang còn rất trẻ, thành lập được 13 năm. Có thể thấy rằng,<br /> công tác bồi dưỡng và thu hút giảng viên thật sự là một thách thức đối với Trường Đại học An Giang<br /> hiện nay.<br /> 1<br /> <br /> Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang<br /> E-mail: tmhieu@agu.edu.vn<br /> <br /> 91<br /> <br /> Tạp chí Khoa học Số 01 (2013): 91 – 100<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Để vượt qua thách thức này, hai câu hỏi lớn đặt ra cho nhà quản lý: (1) Giảng viên Trường Đại học An<br /> Giang hài lòng với công việc giảng dạy và nghiên của mình ở mức độ nào? (2) Những yếu tố nào tác động<br /> đến sự hài lòng của giảng viên ở đây? Nghiên cứu này về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của giảng<br /> viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang nhằm chỉ ra các yếu tố nói trên và đo<br /> lường mức độ hài lòng của giảng viên trên từng yếu tố. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở để xây<br /> dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với định hướng phát triển của Trường.<br /> 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc<br /> Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng của người lao động và sự hài lòng trong công việc<br /> của người lao động. Các nhà nghiên cứu có cách lý giải riêng thông qua các công trình nghiên cứu<br /> mà họ đã thực hiện. Công việc không chỉ là một nguồn thu nhập chính mà còn là một thành phần quan<br /> trọng của cuộc sống. Nghiên cứu của Smith (2007) chỉ ra rằng công việc giữ vai trò trung tâm trong cuộc<br /> sống của nhiều người. Vì vậy, theo Smith, sự hài lòng với công việc của một người là một thành phần<br /> quan trọng trong tổng thể hạnh phúc của người lao động. Lee (2007) định nghĩa sự hài lòng trong công<br /> việc là trạng thái mà người lao động cảm nhận và thỏa mãn khi thực hiện công việc có mục tiêu và định<br /> hướng hiệu quả rõ ràng. Ông cũng cho rằng sự hài lòng trong công việc được tác động bởi ba nhân tố kết<br /> hợp, đó là giá trị kỳ vọng từ công việc, phương tiện làm việc và sự đãi ngộ từ thành quả lao động trong tổ<br /> chức. Sự hài lòng trong công việc còn là sự phản ánh về thái độ đối với công việc mà người lao động yêu<br /> thích thể hiện qua các yếu tố đánh giá: tiền lương, cơ hội thăng tiến, giám sát cấp trên, mối quan hệ với<br /> đồng nghiệp, hài lòng với công việc bản thân (Patricia & James, 1969) và được đánh giá thông qua các chỉ<br /> số mô tả công việc (JDI, 2009). Sự hài lòng của người lao động là mức độ yêu thích công việc hay cố<br /> gắng duy trì làm việc của người lao động (Herzberg, 1959). Người lao động cảm thấy hài lòng với<br /> cơ hội đào tạo thăng tiến; hài lòng với sự giám sát của cấp trên và hài lòng với mối quan hệ đồng<br /> nghiệp (Patricia Cain Smith, 1969). Sự hài lòng của người lao động được thể hiện qua hai nhóm yếu<br /> tố, yếu tố bên trong và bên ngoài, thông qua các tiêu chí chung như điều kiện làm việc và phương<br /> pháp làm việc theo nhóm (Gay, Weiss, Hendel, Dawis, & Lofquist, 1971; Rounds, Dawis, &<br /> Lofquist, 1987). Để đo lường sự hài lòng, các nhà nghiên cứu còn sử dụng thang đo nhân tố bao<br /> gồm: tính chất công việc, thu nhập (tiền lương và phúc lợi), cơ hội đào tạo và thăng tiến, công nhận<br /> hiệu quả công việc, điều kiện làm việc, đồng nghiệp và giám sát.<br /> Mối quan hệ với sinh viên<br /> Cơ hội đào tạo và thăng tiến<br /> Đặc điểm tính chất công việc<br /> Mối quan hệ với đồng nghiệp<br /> Điều kiện môi trường làm việc<br /> <br /> Sự hài lòng<br /> của giảng viên<br /> trong giảng dạy và<br /> nghiên cứu<br /> <br /> Chính sách quản lý<br /> Sự lãnh đạo của cấp trên<br /> Lương và các khoản phúc lợi<br /> <br /> 92<br /> <br /> Tạp chí Khoa học Số 01 (2013): 91 – 100<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Hình 1. Mô hình về sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu<br /> <br /> Sự hài lòng của giảng viên có thể chịu tác động của các yếu tố nội tại, các yếu tố bên ngoài và các biến<br /> nhân khẩu học (Sharma & Jyoti, 2009). Sự hài lòng của giảng viên là sự thỏa mãn với thành quả mà<br /> giảng viên đạt được trong quá trình giảng dạy. Theo nghiên cứu của Williams và Reavis (2009), sự hài<br /> lòng của giảng viên là động lực thúc đẩy giảng viên làm việc và gắn bó với công việc giảng dạy và<br /> nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu này cho rằng sự hài lòng của giảng viên được thể hiện qua sự thỏa mãn<br /> với các yếu tố: (1) tiền lương và sự tăng lương, (2) cơ hội thăng tiến, (3) người quản lý, (4) những phần<br /> thưởng (không nhất thiết phải tiền tệ), (5) các quy tắc, thủ tục và điều kiện làm việc, (6) đồng nghiệp, (7)<br /> tính chất công việc thực hiện và (8) thông tin trong tổ chức. Nghiên cứu này là một nghiên cứu lặp lại<br /> tại một địa điểm mới. Theo đó, mô hình nghiên cứu (Hình 1) dựa theo kết quả của một số nghiên<br /> cứu nêu trên. Với tính chất là một nghiên cứu lặp lại như vậy, nghiên cứu này kế thừa có chọn lọc<br /> một số thang đo nhân tố của các nhà nghiên cứu trước như: Lester (1987), Sharma, JyotiSharma<br /> and Jyoti (2009), Best (2006), Billingsley (2004), McKee (2003) và Denlinger (2002). Việc lựa chọn<br /> được thực hiện trên cơ sở phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài về sự hài lòng của giảng viên<br /> trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang.<br /> <br /> Nghiên cứu sơ bộ<br /> <br /> 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> <br /> Lý thuyết<br /> Thang đo nháp<br /> Chuyên gia<br /> Nghiên cứu định tính<br /> <br /> Thang đo chính thức<br /> <br /> Nghiên cứu chính thức<br /> <br /> Nghiên cứu<br /> định lượng<br /> <br /> Độ tin cậy Cronbach’s Alpha<br /> <br /> Phân tích nhân tố khám phá<br /> (EFA)<br /> <br /> Mô hình<br /> hồi quy tuyến tính bội<br /> <br /> Hình 2. Quy trình nghiên cứu<br /> Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2012)<br /> <br /> 93<br /> <br /> Tạp chí Khoa học Số 01 (2013): 91 – 100<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Theo đề xuất của Nguyễn Đình Thọ (2012), quy trình nghiên cứu bao gồm hai bước là (1) nghiên<br /> cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức (Hình 2). Trong nghiên cứu sơ bộ, bản hỏi nháp được xây dựng<br /> trên cơ sở kế thừa theo bộ công cụ TJSQ của Lester (1987) cùng với nghiên cứu ứng dụng của (Sharma<br /> & Jyoti, 2009). Bản hỏi nháp được hiệu chỉnh và áp dụng cho nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang.<br /> Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là<br /> phỏng vấn qua bản câu hỏi (thang đo chính thức). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu<br /> thuận tiện (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS<br /> (Statistical Package for the Social Sciences). Dữ liệu sẽ được tiến hành phân tích qua ba bước: (1)<br /> đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; (2) phân tích nhân tố khám phá<br /> EFA (Exploratory Factor Analysis); (3) kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội.<br /> Có chín khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này. Đó là: (1) mối quan hệ với sinh viên, (2) cơ<br /> hội đào tạo và thăng tiến, (3) đặc điểm tính chất công việc, (4) mối quan hệ với đồng nghiệp, (5)<br /> điều kiện môi trường làm việc, (6) chính sách quản lý, (7) sự lãnh đạo của cấp trên, (8) lương và các<br /> khoản phúc lợi và (9) sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu (Phụ lục 1). Thang<br /> đo được đo lường ở dạng thang đo Likert 5 điểm, cụ thể: 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3<br /> = trung lập, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý. Riêng thang đo về sự hài lòng của giảng viên là 1 = rất<br /> không hài lòng, 2 = không hài lòng, 3 = trung lập, 4 = hài lòng, 5 = rất hài lòng.<br /> 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG<br /> 3.1 Kết quả nghiên cứu<br /> Nghiên cứu định lượng được tiến hành với 241 bản hỏi được thu về trong tổng số 252 bản hỏi được<br /> phát ra. Trong số các bản hỏi thu về có 4 bản hỏi bị loại bỏ vì đáp viên không trả lời đầy đủ thông<br /> tin và/hoặc không thuộc đối tượng khảo sát. Nghiên cứu này sử dụng 43 biến quan sát để đo lường 8<br /> khái niệm cũng là 8 biến độc lập trong mô hình. Qua phân tích nhân tố khám phá, năm biến quan sát<br /> không phù hợp được loại ra khỏi mô hình, còn lại 38 biến được tập hợp thành 8 yếu tố. Tất cả các khái<br /> niệm đều đạt độ tin cậy về giá trị. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội chỉ ra năm (05) yếu<br /> tố tác động đến sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang<br /> (Phụ lục 2) đó là: (1) lương và các khoản phúc lợi; (2) chính sách quản lý; (3) mối quan hệ với đồng<br /> nghiệp; (4) sự lãnh đạo của cấp trên và (5) đặc điểm tính chất công việc. Yếu tố về mối quan hệ với sinh<br /> viên có hệ số tương quan thấp (0,058). Điều này chứng tỏ rằng yếu tố này không ảnh hưởng đến sự hài<br /> lòng của giảng viên tại Trường Đại học An Giang. Tượng tự, cơ hội đào tạo và thăng tiến và điều kiện<br /> môi trường làm việc cũng không tác động đến sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu<br /> tại Trường Đại học An Giang. Do vậy, mô hình sau khi phân tích hồi quy tuyến tính bội được điều<br /> chỉnh lại như hình 3.<br /> Lương và các khoản phúc lợi<br /> Chính sách quản lý<br /> Mối quan hệ với đồng nghiệp<br /> Sự lãnh đạo của cấp trên<br /> <br /> Sự hài lòng<br /> của giảng viên<br /> trong giảng dạy và<br /> nghiên cứu<br /> <br /> Đặc điểm tính chất công việc<br /> Hình 3. Mô hình về sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang sau khi phân tích hồi quy<br /> tuyến tính<br /> <br /> 94<br /> <br /> Tạp chí Khoa học Số 01 (2013): 91 – 100<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> Các hệ số B trong phương trình hồi quy đều có giá trị dương. Điều này có nghĩa là tất cả các giả<br /> thuyết đặt ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Nói cách khác, cả năm<br /> yếu tố: (1) lương và các khoản phúc lợi, (2) chính sách quản lý, (3) mối quan hệ với đồng nghiệp, (4)<br /> sự lãnh đạo của cấp trên và (5) đặc điểm tính chất công việc, đều có quan hệ cùng chiều với sự hài<br /> lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu (Bảng 2).<br /> Bảng 2. Phương trình hồi quy tuyến tính<br /> <br /> Gốc<br /> <br /> HL =<br /> <br /> B0 +<br /> <br /> B1 LU +<br /> <br /> B2 CS +<br /> <br /> B3 DN +<br /> <br /> B4 LD +<br /> <br /> B5 CV<br /> <br /> B<br /> <br /> HL =<br /> <br /> 0,20 +<br /> <br /> 0,40 LU +<br /> <br /> 0,20 CS +<br /> <br /> 0,16 DN +<br /> <br /> 0,12 LD +<br /> <br /> 0,11 CV<br /> <br /> Sai số chuẩn<br /> <br /> 0,22<br /> <br /> 0,05<br /> <br /> 0,07<br /> <br /> 0,06<br /> <br /> 0,06<br /> <br /> 0,05<br /> <br /> 0,44<br /> <br /> 0,20<br /> <br /> 0,14<br /> <br /> 0,13<br /> <br /> 0,10<br /> <br /> 0,89<br /> <br /> 8,48<br /> <br /> 2,97<br /> <br /> 2,82<br /> <br /> 2,09<br /> <br /> 2,08<br /> <br /> 0,376<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,003<br /> <br /> 0,005<br /> <br /> 0,038<br /> <br /> 0,039<br /> <br /> 1,56<br /> <br /> 2,63<br /> <br /> 1,36<br /> <br /> 2,39<br /> <br /> 1,46<br /> <br /> Hệ số Bêta<br /> Giá trị t<br /> Mức ý nghĩa<br /> Hệ số phóng<br /> đại phương sai<br /> R2<br /> <br /> 0,603<br /> <br /> Đồng thời, giá trị của R2 = 0,603 cho thấy mối quan hệ giữa năm yếu tố này là khá chặt chẽ (50% ≤<br /> R2 < 70%) (Lê Văn Huy, 2012). Theo đó, năm yếu tố này giải thích được 60,3% sự hài lòng của<br /> giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang.<br /> 3.2 Đánh giá thực trạng về sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu<br /> Kiểm định giá trị trung bình được thực hiện để đánh giá hiện trạng năm yếu tố được xác định có tác<br /> động đến sự hài lòng của giảng viên trên cơ sở mô hình đã được hiệu chỉnh trong phân tích hồi quy.<br /> Kết quả tính giá trị trung bình trong biểu đồ 1 cho thấy, giảng viên Trường Đại học An Giang chưa thật<br /> sự hài lòng với chế độ tiền lương và các khoản phúc lợi (2,91), chính sách quản lý của Trường (3,13)<br /> và sự lãnh đạo của cấp trên (3,19). Giảng viên hài lòng hơn và có nhiều động lực làm việc, nâng cao<br /> hiệu quả công việc nhờ vào đặc điểm của công việc - lòng yêu nghề (3,69) và mối quan hệ với đồng<br /> nghiệp (3,98). Có thể nói, đây là hai yếu tố đang giữ chân các giảng viên làm việc tại Trường Đại học<br /> An Giang.<br /> <br /> Biểu đồ 1. Giá trị trung bình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An<br /> Giang<br /> <br /> 95<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0