intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam" nhằm xác định sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tổ chức công tác kế toán có ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SATISFACTION OF ACCOUNTANTS IN ORGANIZATIONS UTILIZING ERP IN VIETNAM ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo; ThS. Trịnh Ngọc Anh Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tổ chức công tác kế toán có ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP). Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng theo mô hình nhân tố khám phá EFA, tác giả đã xác định được năm nhân tố gồm đặc điểm công việc, chất lượng hê thống, chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và cảm nhận của nhân viên kế toán có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán khi làm việc trong môi trường ERP. Từ khóa: sự hài lòng; nhân viên kế toán; môi trường ERP ABSTRACT This research paper aims to identify the impact of various factors on job satisfaction of accountants in companies with accounting systems utilizing both IT and Enterprise Resource Planning (ERP). By combining both qualitative and quantitative methods using Exploratory factor analysis, the authors were able to identify 5 factors that have positive influence on the satisfaction of accountants working in ERP environment, including Job characteristics, Quality of systems, Peer knowledge sharing, IT skills, and Accountants’ feelings. Keywords: satisfaction, accountants, ERP 1. Giới thiệu Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm, ứng dụng của nó đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Ngày nay với quá trình toàn cầu hóa và hoạt động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đưa đến nhiều cơ hội, nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, điều này đòi hỏi việc hoạch định, kiểm soát nguồn lực trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP - Enterprise Resource Planning) ra đời và trở thành công cụ giúp việc quản trị doanh nghiệp trở nên hữu hiệu và hiệu quả hơn. Hệ thống ERP giúp cải thiện hoạt động đa chức năng, cải thiện hiệu quả kinh doanh ở các mức độ khác nhau (Rajagopal, 2002), giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, giá trị trên thị trường (Hitt và cộng sự, 2002), hỗ trợ việc ra quyết định nhanh chóng, kịp thời với việc liên kết làm việc trong và ngoài doanh nghiệp (Holsapple và Sena, 2005), tiết kiệm thời gian cho một chu kì hinh doanh, giảm hàng tồn kho, sự chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp được liền mạch 943
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hơn (Palaniswamy và Frank, 2000), tính linh hoạt của việc cung cấp thông tin được tăng lên đáng kể thông qua việc khai thác và kiểm soát hiệu quả tài sản, dòng doanh thu chi phí, cải thiện việc đưa ra quyết định (Spathis và Ananiadis, 2005). Hầu hết các tổ chức lớn trên toàn thế giới đã áp dụng ERP và ngày càng có nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang thấy được những hiệu quả về mặt chi phí và sự cần thiết trong cạnh tranh kinh doanh (Klaus và cộng sự, 2000), điều này chứng minh việc sử dụng ERP đang là xu hướng chung trên thế giới và tại Việt Nam. Theo Chen và cộng sự (2012), việc ứng dụng ERP giúp nâng cao vai trò và vị thế của bộ phận kế toán và nhân viên kế toán. Kế toán là đối tượng giữ vai trò quan trọng và khó có thể thay thế. Hoạt động của kế toán thực sự cần thiết ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị ở mọi ngành nghề, quy mô. Các thông tin kinh tế tài chính đều được bộ phận kế toán thu nhận, xử lý, lập báo cáo, phân tích, qua đó đó nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị từ đó đưa ra những đánh giá, quyết định quan trọng cho định hướng phát triển, cung cấp báo cáo để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và các cơ quan khác. Tuy nhiên, hiện nay có ít nghiên cứu xem xét sự hài lòng trong công việc với đối tượng là những nhân viên kế toán, chủ yếu là các nghiên cứu ứng dụng khi tìm hiểu để đưa ra các đề xuất tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại một số doanh nghiệp cụ thể, đặc biệt tại Việt Nam điều này ít được quan tâm cả về khái cạnh khoa học lẫn thực tiễn. Từ đây nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng hệ thống ERP. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc là một trong các dòng nghiên cứu về sự hài lòng, được quan tâm, tìm hiểu từ rất lâu như: nhân tố về nhân khẩu học như giới tính, tuổi (Oshagbemi, 2006; Moyes và cộng sự, 2006; Carland, 2010), nhân tố về sự cam kết liên quan đến cam kết chuyên môn, cam kết nghề nghiệp, cam kết tổ chức (Aranya và cộng sự, 1982; Norris và Niebuhr, 1984; Jaskyte và Dressler, 2005), nhân tố văn hóa được nghiên cứu trên các khía cạnh về văn hóa quản lý, văn hóa chia sẻ kiến thức, văn hóa tổ chức (Tong và cộng sự, 2013; Trivellas và cộng sự, 2015; Raisi và Forutan, 2017), các nhân tố về môi trường làm việc lương, sự thăng tiến (Peixinho, 2011; Rad và De Moraes, 2009; Panchal, 2016; Dhamija và cộng sự, 2019). Cùng với sự phát triển của công nghệ với việc ứng dụng hệ thống thông tin trong công việc, xuất hiện các nhân tố mới liên quan đến đặc tính công nghệ, trong đó nhân tố đặc tính công nghệ như chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin đã được đề cập trong nghiên cứu của Chang và cộng sự (2012), Joshi và Rai (2000), trong khi đó nhân tố chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Ngoài ra, các nhân tố thể hiện trong các nghiên cứu trước có thể bị điều chỉnh dưới sự tác động trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin như khả năng sử dụng CNTT cũng như sự cảm nhận của người vận hành hệ thống (Bhattacherjee, 2001). Do đó trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu 5 nhân tố: đặc điểm công việc, chất lượng hê thống, chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp, kỹ năng sử dụng CNTT và cảm nhận của nhân viên kế toán trong môi trường ERP. Việc ứng dụng ERP giúp nâng cao vai trò và vị thế của bộ phận kế toán và nhân viên kế toán (Desormeaux, 1998). Kế toán là đối tượng giữ vai trò quan trọng và khó có thể thay thế. Hoạt động của kế toán thực sự cần thiết ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị ở mọi ngành nghề, quy 944
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mô. Các thông tin kinh tế tài chính đều được bộ phận kế toán thu nhận, xử lý, lập báo cáo, phân tích, qua đó đó nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị từ đó đưa ra những đánh giá, quyết định quan trọng cho định hướng phát triển, cung cấp báo cáo để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và các cơ quan khác. Tuy nhiên, hiện nay có ít nghiên cứu xem xét sự hài lòng trong công việc với đối tượng là những nhân viên kế toán, chủ yếu là các nghiên cứu ứng dụng khi tìm hiểu để đưa ra các đề xuất tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại một số doanh nghiệp cụ thể. Hệ thống ERP không chỉ là một công nghệ quan trọng trong tổ chức mà còn được xem là một động lực chính trong việc thiết kế công việc và chiến lược thay đổi của doanh nghiệp (Morris và Venkatesh, 2010). Từ đây nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng hệ thống ERP. Tại Việt Nam, ERP phần lớn được ứng dụng tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh ở các thị trường lớn, năng động trong đó có TP. Hồ Chí Minh. Đây là lý do tác giả chọn và nghiên cứu đề tài này cho các DN hoạt động trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống – nơi có số lượng DN áp dụng hệ thống ERP phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị nhiều. 3. Cơ sở lý thuyết Khái niệm về hệ thống ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được dịch từ cụm từ tiếng Anh “Enterprise Resource Planning” và được viết tắt là ERP. Khái niệm ERP có thể được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau như: ERP là một sản phẩm dưới dạng phần mềm máy tính, ERP có thể được nhìn nhận từ khía cạnh mục tiêu phát triển với việc tích hợp quy trình và dữ liệu, ERP có thể được xem là yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng mang lại giải pháp cho doanh nghiệp hay ERP được nhìn nhận trên quan điểm của hệ thống thông tin (Klaus và cộng sự., 2000). Quá trình hình thành và phát triển ERP Trên thế giới, hệ thống ERP được biết đến vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỉ 20, tuy nhiên tiền thân của ERP đã được xây dựng, hình thành trước đó. Trong một nghiên cứu của mình Robert Jacobs và Ted Weston (2007) đã tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ERP và được tóm tắt theo các mốc thời gian quan trọng nào những năm 1960; 1970; 1980; 1990 và từ những năm 2000 cho đến nay. Hiện nay, những công ty cung cấp phần mềm tìm kiếm các cách thức cải tiến sản phẩm của mình và mở rộng thị phần, điều này xuất hiện chiến lược sáp nhập công ty: sản phẩm của công ty có thể mạnh về chức năng sản xuất, kế toán, tài chính kết hợp với sản phẩm có thể mạnh về nguồn nhân lực. Sự kết hợp này có thể cung cấp danh mục phần mềm hoàn chỉnh hơn cho nhóm khách hàng kết hợp. Thêm vào đó là sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử (E- Commerce), một phiên bản mới của ERP là ERP-II cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh qua mạng với đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 945
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nguồn: Robert Jacobs và Ted Weston, 2007 Hình 1. Mô hình hình thành và phát triển của hệ thống ERP Đặc điểm cơ bản của hệ thống ERP: Tích hợp dòng thông tin của đơn vị một cách liền mạch từ các nguồn thông tin khác nhau trên một ứng dụng và cơ sở dữ liệu duy nhất (Nah và cộng sự, 2001); gồm nhiều phân hệ được tích hợp một ứng dụng duy nhất, nơi doanh nghiệp sử dụng để tích hợp dữ liệu, quy trình và công nghệ thông tin, đúng thời gian thực tế (Shang và Seddon, 2002); và mang tính tự động và tích hợp quy trình kinh doanh điều này cho phép việc chia sẻ dòng dữ liệu giữa các chức năng kinh doanh khác nhau (Yazgan và cộng sự, 2009). Tác động của ERP đến lợi ích, vai trò và đặc điểm công việc của kế toán Kanellou và Spathis (2013) nghiên cứu về lợi ích của việc sử dụng ERP đến thông tin kế toán và việc quản lý cho thấy việc triển khai và ứng dụng ERP mang lại những lợi ích kế toán sau: - Các lợi ích liên quan đến HTTT kế toán: Việc thu thập dữ liệu , tạo ra kết quả xử lý nhanh hơn, thuận tiện hơn. - Các lợi ích kế toán về mặt thời gian: Giảm thời gian khóa sổ các tài khoản và giảm thời gian phát hành báo cáo tài chính. - Các lợi ích kế toán về mặt tổ chức: Tăng khả năng tích hợp các ứng dụng kế toán, tăng tính linh hoạt của thông tin, cải thiện việc đưa ra quyết định, cải thiện việc kiểm toán nội bộ và chất lượng báo cáo. - Các lợi ích kế toán về mặt quản lý: Cải thiện việc kiểm soát vốn lưu động và tăng cường việc sử dụng các chỉ số phân tích tài chính. - Các lợi ích kế toán về mặt chi phí: Giảm số lượng nhân viên trong bộ phận kế toán. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Mô hình nghiên và giả thuyết nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: từ mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 ở trên, tác giả đã trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 với một số chuyên gia, giảng viên chuyên ngành hệ 946
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thống thông tin kế toán của một số trường đại học ở TP.HCM, cán bộ kế toán tại DN có áp dụng hệ thống ERP. Các chuyên gia đã góp ý bảng câu hỏi phần khảo sát các nhân tố ảnh hưởng theo thang đo Likert, cần phải khảo sát cả về thực trạng sự nhận thức thưc cũng như sự hài lòng của nhân viên kế toán khi làm việc trong môi trường ERP tai các DN đã khảo sát. Các chuyên gia cũng đồng tình với nhận định về các nhân tố đặc điểm công việc, chất lượng hê thống, chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp, kỹ năng sử dụng CNTT và cảm nhận của nhân viên kế toán trong môi trường ERP có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng về công việc của nhân viên kế toán. Trên cơ sở kế thừa các mô hình nghiên cứu trước; kết quả nghiên cứu chuyên gia, tác gải đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: Đặc điểm công việc Chất lượng hệ thống Sự hài lòng trong công việc Sự chia sẻ kiến thức của đồng của nhân viên nghiệp kế toán trong Kỹ năng sử dụng CNTT môi trường ERP tại các doanh nghiệp Cảm nhận của nhân viên kế toán Hình 2. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất Trên cơ sở mô hình nghiên cứu xây dựng được, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm khẳng định về sự tác động của các nhân tố đến sự hài òng trong công việc của nhân viên kế toán như sau: Giả thuyết H1: Đặc điểm công việc có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp. Giả thuyết H2: Chất lượng hệ thống có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp. Giả thuyết H3: Sự chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp. Giả thuyết H4: Khả năng sử dụng CNTT có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp. Giả thuyết H5: Cảm nhận của nhân viên kế toán có tác động cùng chiều (+) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp. 947
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.2. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Mục đích của bước nghiên cứu này là để kiểm định lại mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở trên, và đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các bước sau: Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng ngoài phần câu hỏi tham khảo bao gồm 23 biến quan sát đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố độc lập, và 3 biến đo lường của nhân tố phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các DN. DN mà đề tài khảo sát là đang hoạt động trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống trên địa bàn TP.HCM vì theo quan sát của tác giả đây là ngành hàng mà có số lượng DN áp dụng ERP trong quản lý khá nhiều. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5). Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 23 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 23x5 = 115. Để đạt được tối thiểu 115 quan sát, tác giả đã gửi 200 bảng câu hỏi đến các DN có áp dụng ERP ở Việt Nam mà chủ yếu là ở TP.HCM. Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho DN Bằng các hình thức: gửi thư điện tử (có chứa liên kết đến bảng câu hỏi được xây dựng bằng công cụ Google Document), trực tiếp khảo sát các cá nhân đang công tác ở bộ phận kế toán tại các DN thông qua sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Bước 4: Thu nhận phản hồi từ phía doanh nghiệp Kết quả nhận được 191 phiếu khảo sát, trong đó có 6 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 185 phiếu. Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS Dữ liệu thu được từ phiếu sẽ được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS 23.0 và Excel 2010 để xử lý, tiếp theo dữ liệu sẽ được kiểm tra, mã hóa và làm sạch dữ liệu, sau đó tiến hành các bước phân tích cần thiết để kết luận mô hình nghiên cứu. 5. Kết quả nghiên cứu và phân tích 5.1. Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Số biến quan Hệ số Cronbach Số biến quan Biến sát ban đầu ‘s Alpha sát giữ lại Đặc điểm công việc (JOB) 5 0.758 5 Chất lượng hê thống (QUALITY) 4 0.830 4 Chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp 5 0.858 5 (SHARE) Kỹ năng sử dụng CNTT (SKILL) 5 0.826 5 Cảm nhận của nhân viên kế toán 4 0.796 4 (PERCEPTION) Sự hài lòng trong công việc 3 0.757 3 (SATISFACTION) 948
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Theo kết quả số liệu cho thấy 23 thang đo của 5 biến độc lập và 3 thang đo của biến phụ thuộc đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và hệ số tin cậy Cronbach's Alpha từng biến đều lớn hơn 0.6. Vì vậy, tất cả 6 biến nghiên cứu với 26 thang đo đều đáp ứng được độ tin cậy và được đưa vào phân tích ở bước tiếp theo. 5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc Bảng 3: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.677 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 138.180 Bậc tự do 3 Sig (giá trị P – value) 0.000 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích Bảng 4: Phương sai trích biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Tích lũy Tích lũy Phương Phương Nhântố Tổng phương sai Tổng phương sai sai trích % sai trích % trích % trích % 1 2.024 67.481 67.481 2.024 67.481 67.481 2 0.569 18.964 86.445 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 67.481% > 50% đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Bảng 5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett. Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.762 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 1753.650 Bậc tự do 253 Sig (giá trị P – value) 0.000 Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.00 < 0.05, bác bỏ H0, nhận H1). Đồng thời, hệ số KMO = 0.762 > 0.5. Chứng tỏ phân tích 949
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Kết quả kiểm định Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 62.181% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 5 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 62.181% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kết quả mô hình EFA: Bảng 6: Ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 SHARE3 0.836 SHARE5 0.789 SHARE1 0.769 SHARE4 0.768 SHARE2 0.739 SKILL2 0.802 SKILL1 0.778 SKILL5 0.762 SKILL3 0.749 SKILL4 0.690 QUALITY4 0.855 QUALITY3 0.833 QUALITY1 0.737 QUALITY2 0.712 JOB2 0.784 JOB4 0.709 JOB1 0.703 JOB5 0.683 JOB3 0.665 PERCEPTION3 0.818 PERCEPTION4 0.807 PERCEPTION2 0.767 PERCEPTION1 0.692 Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được gom thành 5 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến đều lớn hơn 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3. Kết quả các nhóm yếu tố được gom lại gồm 5 nhóm với 23 biến quan sát gồm: Đặc điểm công việc (JOB) có 5 biến; Chất lượng hê thống (QUALITY) có 4 biến; Chia sẻ kiến thức của 950
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đồng nghiệp (SHARE) có 5 biến; Kỹ năng sử dụng CNTT (SKILL) có 5 biến và Cảm nhận của nhân viên kế toán (PERCEPTION) có 4 biến 5.3. Phân tích hồi quy bội Bảng 7: Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp Enter Hệ số chuẩn Thống kê đa cộng Hệ sốchưa chuẩn hóa hóa tuyến Sai số Hệ số Hệ số Mô hình B Beta T Sig. chuẩn Tolerance VIF (Constant) (0.491) 0.214 -2.291 0.023 JOB 0.244 0.030 0.316 8.059 0.000 0.977 1.023 QUALITY 0.247 0.029 0.368 8.476 0.000 0.798 1.252 SHARE 0.281 0.030 0.405 9.375 0.000 0.807 1.240 SKILL 0.197 0.029 0.274 6.819 0.000 0.930 1.075 PERCEPTION 0.162 0.038 0.172 4.283 0.000 0.935 1.070 Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập JOB; QUALITY; SHARE; SKILL và PERCEPTION đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 5%. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều > 0,5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Bảng 8: Mức độ giải thích của mô hình Sai số Thống kê thay đổi Hệ số Hệ số chuẩn Hệ số Bậc tự Bậc tự R2 - của ước R2 sau do 1 do 2 Mô Hệ số R Hệ số Hệ số F Durbin- lượng khi đổi hình R2 hiệu khi đổi Watson chỉnh 1 0.855a 0.731 0.723 0.29340 0.731 97.078 5 179 1.931 Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.855 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.723. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 72.3%. Điều này cho biết khoảng 72.3%. sự biến thiên của biến phụ thuộc (SATISFACTION) là do tác động của 5 biến độc lập (JOB; QUALITY; SHARE; SKILL và PERCEPTION), các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.931 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị Như vậy, kết quả nghiên cứu đã khẳng định có 5 nhân tố tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp. Theo đó, các hệ số hồi quy được chuẩn hóa như sau: 951
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Biến độc lập Giá trị tuyệt Tỷ lệ Thứ tự tác đối động Đặc điểm công việc (JOB) 0.316 20.5% 3 Chất lượng hê thống (QUALITY) 0.368 24.0% 2 Chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp 0.405 26.4% 1 (SHARE) Kỹ năng sử dụng CNTT (SKILL) 0.274 18.8% 4 Cảm nhận của nhân viên kế toán 0.172 10.3% 5 (PERCEPTION) Theo đó, biến chia sẻ kiến thức của đồng nghiệp đóng góp lớn nhất là 26.4%, thứ hai là biến chất lượng hệ thống đóng góp 24.0%, thứ ba là biến đặc điểm công việc đóng góp 20.5%; các biến kỹ năng sử dụng CNTT và cảm nhận của nhân viên kế toán đóng góp lần lượt là 18.8% và 10.3% vào sự tác động đến sự hài lòng trong công việc kế toán tại các DN đang áp dụng ERP. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm năng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ERP xoay quanh 5 nhân tố tác động trong mô hình nghiên cứu như sau: Thứ nhất, năng cao việc chia sẻ kiến thức giữa các đồng nghiệp trong tổ chức: Kiến thức là một nguồn lực vô hình có giá trị, là chìa khóa mở ra cơ hội nghề nghiệp cho mỗi các nhân. Chia sẻ kiến thức thể hiện ở việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tăng sự hiểu biết để cùng nhau hoàn thành tốt công việc. Đặc biệt trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP là hệ thống mang tính tích hợp, quy trình làm việc gồm nhiều bước, liên quan đến nhiều đối tượng, thông tin được cập nhật từ tất cả các bộ phận, phòng ban. Thông tin cuối cùng được kế toán phân tích, xử lý để lập các báo cáo. Do đó để thực hiện tốt công việc, yêu cầu kế toán cần có sự hiểu biết về quy trình làm việc, sự tương tác với các bộ phận. Điều này thể hiện vai trò của việc chia sẻ kiến thức trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP là thực sự cần thiết, tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán nói riêng và toàn bộ nhân viên nói chung. Thứ hai, cần năng cao chất lượng hệ thống: Hệ thống thông tin hay hệ thống ERP mang yếu tố công nghệ, liên tục cải tiến, đổi mới đòi hỏi sự hỗ trợ người sử dụng. Không loại trừ yếu tố phát sinh lỗi hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình làm việc. Do đó sự hỗ trợ của nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng, tác động đến sự hài lòng trong công việc của người sử dụng đặc biệt là nhân viên kế toán với hệ thống ERP là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc kế toán. Một số doanh nghiệp có nguồn lực lớn khi đầu tư riêng một bộ phận CNTT để xây dựng các ứng dụng, phần mềm cho chính doanh nghiệp. Theo đó, các DN cần lựa chọn những nhà cung cấp hệ thống ERP lớn, có uy tín để đảm bảo độ tin cậy của hệ thống ERP và sự hỗ trợ sau này vì ứng dụng hệ thống ERP là một quá trình lâu dài liên quan không chỉ thể hiện ở giai đoạn triển khai mà thể hiện trong suốt quá trình vận hành, sử dụng; Xác định người phụ trách chính hệ thống ERP của doanh nghiệp để khi có vấn đề phát sinh lỗi hay các vấn đề hỗ trợ khác có thể kịp thời liên hệ xử lý mà không cần thông qua tổng đài hỗ trợ làm tốn thời gian; cần có những ràng buộc được quy định rõ ràng trên hợp đồng về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ ERP trong việc xử lý sự cố hệ thống, thời gian hoạt động của hệ thống ERP, cách thức và thời gian bảo trì hệ thống. Thứ ba, cần ý thức và xác định rõ đặc điểm công việc của kế toán cũng như nâng cao 952
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 khả năng sử dụng CNTT của nhân viên kế toán: Việc vận dụng hệ thống ERP làm thay đổi cách thức làm việc của nhân viên kế toán khi giảm được khối lượng công việc, cách thu thập thông tin, dữ liệu cho việc xử lý, phân tích, lập các báo cáo. Theo đó, các DN cần năng cao nhận thức về tầm quan trọng về công việc của nhân viên kế toán. Thành công của doanh nghiệp là tổng thể thành quả công việc của tất cả các bộ phận, nhân viên. Công việc của nhân viên nào cũng quan trọng, đặc biệt trong môi trường ứng dụng ERP khi mang tính mắt xích kết nối công việc của tất cả mọi người. Và trong mắt xích đó không thể thiếu vai trò của nhân viên kế toán, người phân tích, xử lý dữ liệu từ các bộ phận, phòng ban, lập cáo báo cáo để đánh giá toàn bộ kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh. Mặt khác, trong môi trường ERP, người kế toán không chỉ cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán mà còn có các kỹ năng khác như: Kỹ lãnh đạo, kỹ năng về công nghệ thông tin, lập kế hoạch...Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo để năng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên kế toán hoặc có những chính sách hỗ trợ, động viên nhân viên kế toán tự năng cao trình độ chuyên môn của chính mình bằng cách tự học hỏi, theo học các khóa học bên ngoài. Ngoài ra, Việc thiết lập quy trình làm việc trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP để nhân viên kế toán nắm rõ vị trí, vai trò của mình trong từng vận hành của hệ thống. Tạo điều kiện trong việc phân công công việc để từng nhân viên kế toán có thể đảm nhận các công việc mà họ có thể tham gia ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, đảm nhận từng phần hành riêng biệt. Vì khi tham gia ngay từ ban đầu sẽ giúp nhân viên nắm rõ, chi tiết về công việc, hồ sơ, chứng từ, tiến độ công việc và khi tham gia đến khi kết thúc sẽ mang đến cho nhân viên cảm giác thành công, hài lòng với kết quả mà mình thực hiện. Ngoài ra, các DN cần thực hiện khảo sát định kỳ về chất lượng dịch vụ, thái độ của nhân viên thực hiện dịch vụ ERP, nhu cầu cá nhân người sử dụng… từ đó có những phản hồi đến nhà cung cấp dịch vụ ERP để xem xét, điều chỉnh, thay đổi phù hợp với nhu cầu của người sử dụng trong đơn vị, làm tăng cảm nhận về sự phù hợp, chất lượng cũng như sự đồng thuận của nhân viên kế toán trong quá trình tham gia vận hành hệ thống ERP của DN. 7. Hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ, chỉ 186 DN chủ yếu tại TP.HCM nên tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế. Nghiên cứu này chỉ khảo sát các nhân tố chủ yếu là các yếu tố thuộc bên trong DN mà các yếu tố bên ngoài chưa được đề cập; đồng thời đề tài cững chưa nghiên cứu được sự hài lòng trong công việc của nhân viên kế toán có tác động như thế nào đến hiệu quả công việc, hiệu quả hoạt động trong các DN. Đây cũng là những hướng nghiên cứu trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aranya, N., Lachman, R., & Amernic, J. (1982). Accountants’ job satisfaction: A pat analysis. Accounting, Organizations and Society, 7(3), 201–215. [2] Bhattacherjee, 2001, Understanding Information Systems Continuance: An Expectation- Confirmation Model, MIS Quarterly 25(3):351-370, DOI:10.2307/3250921, Source: DBLP [3] Bollen, K.A. (1989) Structural Equations with Latent Variables. John Wiley and Sons, Inc., New York. [4] Carland, J. C. (2010). Gender role in job satisfaction: The case of the U.S. Information Technology Professionals. Journal of Organizational Culture, Communications and Conflict, 14(2). 953
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [5] Chang, C. S., Chen, S. Y., & Lan, Y. T. (2012). Motivating medical information system performance by system quality, service quality, and job satisfaction for evidence-based practice. BMC Medical Informatics and Decision Making, 12(1). [6] Chen, H. J., Huang, S. Y., Chiu, A. A., & Pai, F. C. (2012). The ERP system impact on the role of accountants. Industrial Management and Data Systems, 112(1), 83–101. [7] Dhamija, P., Gupta, S., & Bag, S. (2019). Measuring of job satisfaction: the use of quality of work life factors. Benchmarking, 26(3), 871–892. [8] Hitt, L. M., Wu, D., & Zhou, X. (2002). ERP Investment: Business Impact and Productivity Measures I . Introduction. Journal of Management Information Systems, 19(1), 1–35. [9] Holsapple, C. W., & Sena, M. P. (2005). ERP plans and decision-support benefits. Decision Support Systems, 38(4), 575–590. [10] Jaskyte, K., & Dressler, W. (2005). Commitment and Job Satisfaction as Predictors of Turnover Intentions Among Welfare Workers. Administration in Social Work, 29(2), 23–41. [11] Joshi, K., & Rai, A. (2000). Impact of the quality of information products on information system users’ job satisfaction: An empirical investigation. Information Systems Journal, 10(4), 323–345. [12] Kanellou, A., & Spathis, C. (2013). Accounting benefits and satisfaction in an ERP environment. International Journal of Accounting Information Systems, 14(3), 209–234. [13] Klaus, H., Rosemann, M., & Gable, G. (2000). What is ERP? Information Systems Frontiers. Information Systems Frontiers, 2(2), 141–162. [14] Moyes, G. D., Williams, P. A., & Koch, B. (2006). The effects of age and gender upon the perceptions of accounting professionals concerning their job satisfaction and work-related attributes. Managerial Auditing Journal, 21(5), 536–561. [15] Morris, M. G., & Venkatesh, V. (2010). Job characteristics and job satisfaction: understanding the role of enterprise resource planning system implementation; MIS Quarterly: Management Information Systems, 34(1), 143–161. [16] Nah, F. F. H., Faja, S., & Cata, T. (2001). Characteristics of ERP software maintenance: A multiple case study. Journal of Software Maintenance and Evolution, 13(6), 399–414. Norris, D. R., & Niebuhr, R. E. (1984). Professionalism, organizational commitment and job satisfaction in an accounting organization. Accounting, Organizations and Society, 9(1), 49–59. [17] Oshagbemi, T. (2006). Satisfaction with co-workers’behaviour. [18] Palaniswamy, R., & Frank, T. (2000). Enhancing manufacturing performance with erp systems. Information Systems Management, 17(3), 43–55. [19] Panchal, I. (2016). The Impact of Job Satisfaction; While Performing Responsibilities. International Research Journal of Engineering and Technology, 3(7), 1859–1866. [20] Peixinho, A. M. L. (2011). Factors affecting employee job satisfaction of pharmaceutical sector. Australian Journal of Business and Management Research, 11(2), 10–14. [21] Rad, A. M. M., & De Moraes, A. (2009). Factors affecting employees’ job satisfaction in public hospitals: Implications for recruitment and retention. Journal of General Management, 35(2), 51–66. [22] Rajagopal, P. (2002). An innovation - Diffusion view of implementation of enterprise resource planning (ERP) systems and development of a research model. Information and Management, 40(2), 87–114. 954
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [23] Raisi, E., & Forutan, M. (2017). Study of the relationship between Knowledge Sharing Culture and Job Satisfaction (Case Study: Bank Sepah Branches in Shriraz, Iran) Introduction: 4(3), 29–36. [24] Robert Jacobs, F., & “Ted” Weston, F. C. (2007). Enterprise resource planning (ERP)-A brief history. Journal of Operations Management, 25(2), 357–363. [25] Scapens, R. W., & Jazayeri, M. (2003). ERP systems and management accounting change: opportunities or impacts? A research note. In European Accounting Review (Vol. 12, Issue 1). [26] Shang, S., & Seddon, P. B. (2002). Assessing and managing the benefits of enterprise systems: the business manager’s perspective. Information Systems Journal, 2000, 271– 299. [27] Severin Grabski, S. L. and A. S. (2009). Management Accounting in Enterprise Resource Planning Systems. An imprint of Elsevier. [28] Spathis, C., & Ananiadis, J. (2005). Assessing the benefits of using an enterprise system in accounting information and management. Journal of Enterprise Information Management, 18(2), 195–210. [29] Tong, C., Tak, W. I. W., & Wong, A. (2013). The Impact of Knowledge Sharing on the Relationship between Organizational Culture and Job Satisfaction: the Perception of Information Communication and Technology (ICT) Practitioners in Hong Kong. International Journal of Human Resource Studies, 3(1), 9. [30] Trivellas, P., Akrivouli, Z., Tsifora, E., & Tsoutsa, P. (2015). The Impact of Knowledge Sharing Culture on Job Satisfaction in Accounting Firms. The Mediating Effect of General Competencies. Procedia Economics and Finance, 19(15), 238–247. [31] Yazgan, H. R., Boran, S., & Goztepe, K. (2009). An ERP software selection process with using artificial neural network based on analytic network process approach. Expert Systems with Applications, 36(5), 9214–9222. 955
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2