TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 19, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN <br />
CỦA CHẾ ĐỊNH CHỦ THỂ HỢP TÁC ĐẦU TƯ <br />
CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Hà<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là vấn <br />
đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong điều kiện chuyển đổi từ nền kinh tế <br />
tập trung với hai thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể sang nền <br />
kinh tế thị trường, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tồn tại và <br />
phát triển. Trên cơ sở đó, văn bản có tính pháp quy đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước <br />
ngoài đã được ban hành, đó là "Điều lệ Đầu tư nước ngoài ở nước CHXHCNVN" <br />
được ban hành kèm theo Nghị định số 115/HĐCP ngày 18/4/1977 của Hội đồng Chính <br />
phủ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy định về vấn đề Đầu tư trực tiếp nước <br />
ngoài trong pháp luật Việt Nam, nó ghi nhận những điều kiện, những khái niệm đầu <br />
tiên về vấn đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài và là căn cứ tạo tiền đề cho những quy <br />
định tiếp sau này.<br />
Vấn đề hình thức đầu tư được quy định trong NĐ 115/CP dưới ba dạng:<br />
Hợp tác sản xuất chia sản phẩm;<br />
Xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp;<br />
Xí nghiệp tư doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.<br />
Trên cơ sở 3 hình thức đầu tư này, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã hoàn <br />
thiện thêm một bước theo hướng cụ thể hơn, có tính khoa học hơn. Chẳng hạn như <br />
hình thức hợp tác sản xuất chia sản phẩm được qui định trong Điều lệ Đầu tư nước <br />
ngoài năm 1977, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã hoàn thiện thành hình thức <br />
Hợp đồng hợp tác kinh doanh và qui định rất rõ đặc trưng cơ bản của nó là các bên <br />
cùng góp vốn kinh doanh, sau đó phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập <br />
một pháp nhân mới như hình thức liên doanh. Mỗi bên hợp doanh vẫn giữ tư cách <br />
pháp nhân của mình, tự quản lý, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo pháp luật của nước <br />
<br />
19<br />
mình. Đây là hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư hoan nghênh vì nó rất đa dạng, <br />
linh hoạt.<br />
Về hình thức xí nghiệp liên doanh, điều 2 Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 <br />
đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp liên doanh như sau: "Xí nghiệp liên doanh là xí <br />
nghiệp do Bên nước ngoài và Bên Việt Nam hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ <br />
sở hợp đồng hợp tác liên doanh hoặc Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà <br />
XHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài". Từ định nghĩa này cho thấy, Nhà nước <br />
ta cho phép xí nghiệp liên doanh chỉ có hai bên là Bên nước ngoài và Bên Việt Nam; <br />
trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân muốn hợp tác đầu tư dưới hình thức này thì <br />
phải thỏa thuận lại thành một Bên nước ngoài và một Bên Việt Nam để liên doanh <br />
với nhau. Mặt khác, trong thực tế còn tồn tại một liên doanh được thành lập trên cơ <br />
sở Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Liên Xô trước đây và Chính phủ Việt <br />
Nam, đó là liên doanh dầu khí Việt Xô. Do đó trong nội hàm của khái niệm trên còn <br />
mở rộng diện áp dụng cho cả đối tượng liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp <br />
đồng ký kết giữa các chính phủ. Ngoài liên doanh dầu khí Việt Xô, từ đó đến nay <br />
không có liên doanh nào được thành lập theo phương thức tương tự.<br />
Mặc dù vậy, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 chưa quy định hình thức liên <br />
doanh giữa một xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân <br />
theo pháp luật Việt Nam với một tổ chức kinh tế khác ở nước ngoài. Thực tiễn thi <br />
hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đặt ra vấn đề phải bổ sung quy định về <br />
việc một doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài được liên doanh tiếp <br />
với một tổ chức nước ngoài để thành lập một pháp nhân liên doanh mới. Quy định <br />
mới này có lợi cho việc mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp liên doanh khi <br />
có yêu cầu và điều kiện, đó cũng là hình thức thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. <br />
Khái niệm Hai bên trong doanh nghiệp liên doanh mới sẽ khác với khái niệm Hai bên <br />
trong Luật Đầu tư nước ngoài 1987. Bên Việt Nam không phải làm "một bên gồm <br />
một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân" như quy định tại <br />
Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài 1987, mà là "một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư <br />
nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam". Chính vì vậy, khái niệm <br />
"xí nghiệp liên doanh" tại khoản 10 Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đã được <br />
sửa đổi, bổ sung như sau: "Xí nghiệp liên doanh là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều <br />
bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp động liên doanh hoặc Hiệp định <br />
ký giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc là xí nghiệp <br />
mới do xí nghiệp liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại <br />
Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh" ; đồng thời Điều 6 Luật này cũng đã được <br />
<br />
<br />
20<br />
bổ sung như sau: "Xí nghiệp liên doanh được hợp tác với tổ chức và cá nhân nước <br />
ngoài để thành lập xí nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam".<br />
Hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được quy định trong Điều lệ <br />
đầu tư nước ngoài năm 1977 với điều kiện chặt chẽ, bắt buộc phải xuất khẩu 100% <br />
sản phẩm làm ra. Lúc đó hình thức này được gọi là: "Xí nghiệp tư doanh chuyên sản <br />
xuất hàng xuất khẩu". Để có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư <br />
nước ngoài năm 1987 đã đổi lại tên thành hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài <br />
và quy định tại Điều 14 như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập <br />
tại Việt Nam xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự <br />
kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài được hưởng quyền <br />
lợi và thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Giấy phép đầu tư. Xí nghiệp 100% vốn nước <br />
ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam". Theo quy định này, xí nghiệp <br />
100% vốn nước ngoài không bắt buộc phải xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra. Đây là <br />
một bước tiến quan trọng về kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài so <br />
với Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977.<br />
Thực tiễn nhiều nước đã cho thấy rằng, thành lập Khu chế xuất là một hình <br />
thức đầu tư có sức hấp dẫn thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo được nhiều việc <br />
làm, tăng nhanh khả năng xuất khẩu và tác động tích cực tới kinh tế nội địa.<br />
Để chỉ đạo việc xây dựng Khu chế xuất mang tính thí điểm, Hội đồng Bộ <br />
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 kèm <br />
theo Quy chế Khu chế xuất. Mô hình Khu chế xuất mà Nhà nước ta chủ trương xây <br />
dựng chỉ là khu sản xuất trong đó không có dân cư thường trú, không có cấp chính <br />
quyền riêng. Khu chế xuất có một số đặc thù về cơ chế quản lý, nhưng vẫn nằm <br />
trong tổng thể của chính sách đầu tư nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu <br />
tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Nhà nước ta quy định về Khu <br />
chế xuất trong Luật Đầu tư nước ngoài để họ yên tâm đầu tư vào đó.<br />
Trên tinh thần như vậy, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 đã bổ <br />
sung Điều 19a như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào các Khu <br />
chế xuất tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 4 Luật này... quan hệ <br />
trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam với các xí nghiệp <br />
chế xuất được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và theo các quy định của pháp luật về <br />
xuất nhập khẩu".<br />
Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như: cầu cống, <br />
đường sá, bến cảng, nhà máy cung cấp nước... là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước ta. <br />
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi số vốn đầu tư lớn nhưng việc thu hồi vốn <br />
lại gặp nhiều khó khăn. Phương thức đầu tư đặc thù "xây dựng kinh doanh <br />
21<br />
chuyển giao" (BOT) là một sáng kiến của cộng đồng quốc tế, đã được áp dụng ở <br />
nhiều nước, mang lại những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực xây dựng kết cấu <br />
hạ tầng, nhất là ở những nước đang phát triển. Trong phương thức này, nhà đầu tư <br />
tự nguyện bỏ vốn xây dựng công trình, tự khai thác kinh doanh công trình trong một <br />
thời gian nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận, sau đó chuyển giao công trình cho <br />
Nhà nước.<br />
Trên tinh thần đó, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi 1992) đã bổ sung Điều <br />
19b như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam xây dựng công <br />
trình hạ tầng có thể ký hợp đồng Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao với cơ quan <br />
Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng <br />
các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng".<br />
Đến Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã bổ sung một số quy định nhằm <br />
hoàn thiện hình thức đầu tư, phưong thức đầu tư như quy định đa dạng hóa các <br />
phương thức đầu tư theo phương thức BOT, BTO, BT; cho phép bệnh viện, trường <br />
học, Viện nghiên cứu hợp tác đầu tư với nước ngoài, Luật hoá Khu công nghiệp, cho <br />
phép doanh nghiệp liên doanh được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập <br />
liên doanh mới (Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 chỉ cho phép liên doanh <br />
tiếp với Bên nước ngoài); cho phép Bên nước ngoài góp vốn bằng tiền Việt Nam có <br />
nguồn gốc đầu tư tại Việt Nam.<br />
Ngoài ra khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập <br />
văn phòng đại diện. Quá trình thành lập và hoạt động của các chi nhánh được quy <br />
định tại Luật Thương mại năm 1997. Văn phòng không được phép tiến hành kinh <br />
doanh, chỉ được phép xúc tiến thương mại.<br />
Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể thành lập các chi nhánh tại Việt Nam <br />
trong các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, thành lập các chi nhánh các công ty Luật, <br />
thành lập các công ty bảo hiểm, kiểm toán ...<br />
Để phù hợp với thông lệ quốc tế và cạnh tranh với các nước trong khu vực <br />
về thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã bổ sung qui định doanh nghiệp có vốn <br />
đầu tư nước ngoài hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Điều này phù hợp với <br />
phương hướng chung là tiến tới nhất thể hóa khung pháp luật đầu tư trong nước và <br />
nước ngoài.<br />
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc cho phép nhà đầu tư nước <br />
ngoài thành lập doanh nghiệp cổ phần là giải pháp cần thiết để tạo thêm kênh huy <br />
động vốn mới, tạo ra khả năng cho phép doanh nghiệp trong nước mua lại cổ phần <br />
của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, qui định này cũng sẽ tạo điều kiện cho <br />
<br />
<br />
22<br />
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký tại thị trường chứng <br />
khoán.<br />
Như vậy, kể từ bản Điều lệ Đầu tư nước ngoài đầu tiên năm 1977 cho đến <br />
nay, chế định Hình thức và Phương thức đầu tư không ngừng được hoàn thiện theo <br />
hướng mở rộng, phù hợp với Pháp luật của các nước và thông lệ quốc tế, tạo ra môi <br />
trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng phát triển, <br />
giúp cho Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới về thu hút đầu <br />
tư nước ngoài trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi nổi như <br />
hiện nay. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các văn bản pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại <br />
Việt Nam, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1994).<br />
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tập bài giảng về đầu tư nước ngoài năm 1996.<br />
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư <br />
nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng Bộ kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội (1998).<br />
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tờ trình về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của <br />
Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000.<br />
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Những vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư trực tiếp <br />
nước ngoài tại Việt Nam, Tài liệu giảng dạy, học tập. Hà Nội (2000)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật đầu tư nước ngoài <br />
nói chung cho ta thấy bức tranh tổng thể, mang tính khái quát về Pháp luật đầu tư nước <br />
ngoài. Trong đó đi sâu nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của chế định chủ thể <br />
tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng làm đầy đủ hoàn thiện bức tranh <br />
tổng thể đó. Chế định này ngày càng được qui định theo hướng thông thoáng hơn, tạo điều <br />
kiện tối đa cho mọi thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài, nhất là trong <br />
điều kiện Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực <br />
cũng như thế giới.<br />
<br />
THE ESTABLISHMENT AND DEVELOPMENT<br />
OF INSTITUTION: INVESTMENT FORMS AND MEASURES<br />
OF FOREIGN INVESTMENT LAW IN VIETNAM.<br />
Nguyen Thi Ha<br />
College of Sciences, Hue University<br />
<br />
<br />
23<br />
SUMMARY<br />
Researches on the Institution on Investment Forms and Measures of Foreign <br />
Investment Law in Vietnam play a part in pecfectalizing the whole picture of Foreign <br />
Investment Law in Vietnam. From the first Regulations on Foreign Investment in 1977 to Law <br />
of Foreign Investment in 2000, forms and measures of investment have been regulated in a <br />
more detailed, scientific and larger way, contributing to perfectalize the investment <br />
environment in Vietnam and to attract foreign investment, especially in the condition that <br />
Vietnam is activily and subjectively integrating into the world and region economy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />