intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự kiện Huyền Trân Công chúa

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

161
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự kiện Huyền Trân Công chúa Năm 1225, nhà Trần thay nhà Lý. Lợi dụng thời gian ban đầu của triều đại mới gặp nhiều khó khăn nội bộ, Champa lại ra quấy nhiễu và đòi lại ba châu đã cắt nhượng là Bố Chính, Ðịa Lý, Ma Linh. Ðến năm 1251, vua Trần Thái Tông phải thân chinh, bắt được Vương phi Bố Da La, nhiều thần thiếp và quan lại, quân dân đem về. Sau đó, vua Champa sai sứ sang cống, hai bên trở lại hòa hảo. Vua Champa bấy giờ có lẽ là Jaya Indravarman V...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự kiện Huyền Trân Công chúa

  1. Sự kiện Huyền Trân Công chúa Năm 1225, nhà Trần thay nhà Lý. Lợi dụng thời gian ban đầu của triều đại mới gặp nhiều khó khăn nội bộ, Champa lại ra quấy nhiễu và đòi lại ba châu đã cắt nhượng là Bố Chính, Ðịa Lý, Ma Linh. Ðến năm 1251, vua Trần Thái Tông phải thân chinh, bắt được Vương phi Bố Da La, nhiều thần thiếp và quan lại, quân dân đem về. Sau đó, vua Champa sai sứ sang cống, hai bên trở lại hòa hảo. Vua Champa bấy giờ có lẽ là Jaya Indravarman V (1257- 1284). Ông này cùng với con- thái tử Harijit- đã kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông, góp phần với nhân dân Ðại Việt giữ vững nền độc lập... Câu chuyện tiếp theo thuộc triều Vua Nhân Tông và Anh Tông nhà Trần ở nước ta. Vua Nhân Tông húy Khâm, sinh ngày 11 tháng Mười năm Mậu Ngọ (7/11/1258), lên ngôi năm Mậu Dần (1278), có công tổ chức đánh tan cuộc xâm lược cuối cùng của Nguyên Mông. Ông tốn vị năm 1293, rồi lên ẩn tu tại am Ngọa Vân núi Yên Tử năm 1299, pháp hiệu Hương Vân đại đầu đà, khai sáng thiền phái Trúc Lâm, được tôn xưng là Ðiều Ngự Gíac Hoàng, tịch ngày 3 tháng Mười Một, Mậu Thân (6/12/1308), để lại nhiều tác phẩm, trong đó Khóa hư lục nổi tiếng nhất. Con trưởng ông là Trần Thuyên, tức Anh Tông, sinh ngày 17 tháng Chín, Bính Tý (25/10/1276), lên ngôi ngày 9 tháng Ba, Qúy Tỵ (16/4/1393), và sẽ tốn vị ngày 18 tháng Ba, Gíap Dần (3/4/1314) mất ngày 16 tháng Ba, Canh Thân (24/4/1320) sau khi sai đốt hết các tác phẩm của mình, nay chỉ còn sót lại một số bài thơ chép trong các tuyển tập. Bấy giờ, đế quốc Nguyên Mông đang bành trướng thế lực ra khắp Châu á, châu Âu đánh bật nhà Tống xuống miền đông nam Trung quốc, Hốt Tất Liệt muốn sử dụng Ðại Việt làm gọng kềm thứ hai, sai sứ sang vừa đe dọa vừa dỗ dành.
  2. Nhà Trần khôn khéo dùng biện pháp ngọai giao mềm dẻo nhưng kiên quyết để kéo dài thời gian, chuẩn bị lực lượng. Giữa lúc ấy, Hốt Tất Liệt tổ chức một đạo thủy quân, sai Toa Ðô chỉ huy, vượt biển đánh vào Champa để tạo áp lực và hình thành một mũi tấn công ra Ðại Việt. Toa Ðô xuất phát từ Qủang Châu (12/1282), đổ bộ ở cửa Thi Nại (gọi tắt của Thi lị bì nại, Cri Vinaya) chiếm Vijaya. Quốc vương Indravarman V, thái tử Harijit và Tể tướng Bảo- thóat- thốc- hoa (G. Maspéro đóan là Bhadradeva) rút vào rừng, tổ chức cuộc kháng chiến (2/1283). Sách Nguyên sử, An nam truyện dẫn lời Trịnh Thiên Hựu báo cáo: “ Giao chỉ thông mưu Chiêm Thành, sai hai vạn quân và năm trăm thuyền ứng viện”. Chuyện ấy có hay không chưa rõ, nhưng Toa Ðô đại bại khi đánh vào mật khu Champa (19/3/1283). Thấy quân ở lâu, gặp khó khăn về lương thực, Hốt Tất Liệt sai sứ sang Ðại Việt mượn đường đi đánh Champa. Nhà Trần trả lời: “Từ nước tôi đến Chiêm Thành, đường bộ và đường thủy đều không tiện.” Lại sai chở thóc gạo vào tiếp tế cho Toa Ðô, nhà Trần đáp: “Lần trước bị đại quân tàn phá, nhân dân nước tội chưa sản xuất kịp”. Toa Ðô chờ lâu, phần thì hao binh tổn tướng, phần thì lương thực cạn dần, phải rút quân ra Bắc (24/3/1284), đóng ở vùng hồ Ðại Lăng (có lẽ là phá Cầu Hai ngày nay), cướp bóc vùng Ô lệ, Việt Lý để kiếm ăn!... Ðến đầu năm 1285, khi Thóat Hoan xâm lược Ðại Việt, Toa Ðô lại kéo quân ra, làm một gọng kềm từ phía Nam. Nhưng vua tôi và quân dân nhà Trần đã phản công, giáng cho chúng những đòn sấm sét, kết cục Thóat Hoan bại tẩu về nước, chắc “tởn đến già”, còn Toa Ðô thì bỏ mạng trên sông Cầu (24/6/1285). Cái mộng làm bá chủ cả phương Nam của Hốt Tất Liệt tan thành mây khói!. Chiến thắng to lớn lần này chính là nhờ sự đòan kết đồng tâm giữa hai dân tộc Việt - Chàm vậy.
  3. Sau chiến tranh, năm 1293, Nhân Tông tốn vị nhàn du và tu thiền. Năm 1301, nghĩ tình hòa hiếu, ngài giao hẳn việc nước cho con (Anh Tông), cùng tả hữu tùy tùng sang dạo xem phong cảnh Champa. Quốc vương Chế Mân- Jaya Shimhavarman III, tức thái tử Harijit thời chống Nguyên- ân cần đón tiếp. Thấy Chế Mân phong thái anh hùng, ngài hứa gả công chúa út Huyền Trân cho, mặc dù ông đã có bà hòang hậu người Java. Nhân Tông trở về, gác bỏ hẳn việc đời, lên núi Yên Tử tu hành. Nhưng Chế Mân thì vẫn nhớ lời hẹn ước, sai sứ giả đem vàng, châu báu, sản vật sang cống và xin cưới. Vua Anh Tông và triều thần bàn bạc mãi không quyết. Chế Mân chưa nản lòng, bèn xin dâng đất hai châu Ô, Lý làm sính lễ. Bấy giờ, không ai bàn bạc gì nữa, mà công chúa Huyền Trân cũng bằng lòng vì nước ra đi... Tháng sáu năm Bính Ngọ (khỏang giữa tháng 7 đến giữa T tháng 8 năm 1306), Anh Tông cử một phái đòan đưa em gái sang làm dâu Champa, tiếp nhận đất đai. Tương truyền chính vua thân hành, khi nghỉ lại ở cửa Ô Long, mới cho đổi tên Tư Dung (dáng vẻ nết na của người con gái) để kỷ niệm. Qua tháng Giêng năm sau, vì nhân dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Ðà Bồng (hẳn là người Champa) chống đối, vua sai hành khiển Ðòan Nhữ Hài vào hiểu dụ, đổi tên châu Ô ra châu Thuận, châu Lý ra châu Hóa, cùng thuộc phủ Lâm Bình với ba châu cũ, chọn người bản thổ đặt quan cai trị, cấp ruộng đất và miễn tô thuế ba năm cho nhân dân. Huyền Trân rất được sủng ái; nhưng chẳng may, cuộc tình duyên ngắn ngủi!. Tháng Năm- Ðinh Mùi (1307), Chế Mân chết. Sợ em mình bị đưa lên giàn thiêu theo tục lệ Champa, đến tháng Mười, Anh Tông sai tả bộc xạ Trần Khắc Chung và An phủ sứ Ðặng Văn sang dùng mưu đón công chúa và Thế tử Chế Ða Da (chắc là con của Huyền Trân) về nước...Mối giao hòa thế là tan vỡ hẳn. Champa thường xuyên ra lấn cướp, đòi lại hai châu; quân Trần cũng nhiều
  4. lần vào tấn công, khi thắng khi bại. Nhân dân ở đây phải chịu nạn chiến tranh chà đi xát lại bao nhiêu phen, không an tâm khai canh sản xuất, cho đến lúc vua Lê Thánh Tông đẩy biên giới xa hẳn về phía nam năm 1470- 1471. Vùng đất cũ của nước Văn Lang thời các Vua Hùng xưa kia đã trở về trọn vẹn với gia đình Ðại Việt, mà bộ phận cuối cùng ở “đầu sóng ngọn gió” là tỉnh Thừa Thiên- Huế ngày nay. (Trích Ô Châu cận lục) LAST_UPDATED2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2