Sự nghiệp Thư viện Việt Nam 20 năm đổi mới
lượt xem 10
download
Cùng với sự đi lên của đất nước, hai mươi năm qua với biết bao thăng trầm, khó khăn, vất vả, sự nghiệp thư viện cũng thay da đổi thịt, lớn dần theo hơi thở của thời đại. Nhìn lại quá trình hai mươi năm đổi mới để tổng kết, đánh giá những thành quả đã đạt được, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu là việc làm cần thiết để khẳng định rõ hơn vị thế của thư viện và tìm ra hướng đi mới phù hợp với tiến trình đi lên của xã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự nghiệp Thư viện Việt Nam 20 năm đổi mới
- Sự nghiệp Thư viện Việt Nam 20 năm đổi mới LTS: Cùng với sự đi lên của đất nước, hai mươi năm qua với biết bao thăng trầm, khó khăn, vất vả, sự nghiệp thư viện cũng thay da đổi thịt, lớn dần theo hơi thở của thời đại. Nhìn lại quá trình hai mươi năm đổi mới để tổng kết, đánh giá những thành quả đã đạt được, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu là việc làm cần thiết để khẳng định rõ hơn vị thế của thư viện và tìm ra hướng đi mới phù hợp với tiến trình đi lên của xã hội. Nhân dịp này, Tạp chí Thư viện Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ các nhà quản lý đầu ngành và lắng nghe ý kiến đánh giá của họ về hoạt động thư viện trong hai mươi năm vừa qua. Ở mỗi cương vị riêng, các nhà quản lý sẽ có những nhận định khác nhau, từ đó có thể xây dựng nên một bức tranh tổng quát về thư viện Việt Nam trong quá trình hai mươi năm đổi mới. Bức tranh nhiều góc độ đó sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn chặng đường đã qua, tiếp tục phấn đấu cho bước đường dài phía trước để sự nghiệp thư viện vững vàng và phát triển hơn, gặt hái được nhiều thành quả to lớn hơn trong tiến trình phát triển chung của đất nước. Ở các số tiếp theo, chúng tôi mong muốn được công bố những bài tổng kết 20 năm đổi mới của các thư viện trong cả nước. Phóng viên Tạp chí Thư viện Việt Nam Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư viện
- Phóng viên (PV): Trên cương vị quản lý của mình, xin bà cho biết những nhận định khái quát về sự phát triển của hệ thống thư viện công cộng trong hai mươi năm đổi mới vừa qua với những con số cụ thể? Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (NTNT): Việt Nam đang xây dựng và phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào kinh tế tri thức. Tri thức và thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sách báo và thư viện là một trong những kênh cung cấp thông tin và tri thức được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Từ nhận thức đó, trong 20 năm qua việc đầu tư để phát triển sự nghiệp thư viện nói chung, đặc biệt là đối với hệ thống thư viện công cộng được Nhà nước hết sức quan tâm. Đến nay, Việt Nam đã hình thành mạng lưới thư viện rộng khắp với hai loại hình thư viện cơ bản là thư viện công cộng và thư viện đa ngành, chuyên ngành, trong đó: - Mạng lưới thư viện công cộng bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam, 64 thư viện cấp tỉnh, 587 thư viện cấp huyện, gần 10.000 thư viện, tủ sách, phòng đọc sách ở cơ sở do ngành Văn hoá - Thông tin (VHTT) xây dựng.
- Ngoài ra còn có 10.000 tủ sách pháp luật xã, trên 7.000 phòng đọc sách trong các điểm Bưu điện - Văn hoá xã, trên 400 thư viện, tủ sách đồn biên phòng… - Mạng lưới thư viện nhà trường (thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo) với trên 230 thư viện trong các trường đại học, cao đẳng; trên 19.000 thư viện trong trường phổ thông các cấp. - Mạng lưới thư viện trong các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước (do các Bộ, ban, ngành thành lập) với hơn 60 thư viện các viện nghiên cứu khoa học, trên 200 trung tâm thông tin - thư viện các Bộ, ngành. - Mạng lưới thư viện, phòng đọc sách trong quân đội gồm thư viện Quân đội và hàng nghìn thư viện, phòng đọc sách ở đơn vị cơ sở. Vốn tài liệu (sách báo và các vật mang tin khác) trong các thư viện Việt Nam ước tính 100 triệu đơn vị. Khoảng 10.000 cán bộ chuyên trách đang làm việc trong các thư viện (chưa kể số cán bộ kiêm nhiệm). Ngân sách dành cho thư viện ước tính khoảng 150 tỷ đồng/năm (không kể phần xây dựng cơ bản). PV: Những thành tựu và những hạn chế cơ bản của sự nghiệp thư viện Việt Nam trong 20 năm đổi mới đó? NTNT: Sự nghiệp thư viện Việt Nam được xây dựng và phát triển ổn định, hình thành một mạng lưới thư viện rộng khắp với nhiều hệ thống. Quy mô của các thư viện được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Ở nhiều thư viện các trường đại học, viện nghiên cứu, thư viện các Bộ, ngành và thư viện cấp tỉnh đã áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động thư viện, đang
- làm thay đổi diện mạo các thư viện Việt Nam từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. - Các thư viện phục vụ rộng rãi các đối tượng, bám sát nhu cầu thông tin, học tập, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân trong từng giai đoạn phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước. - Bằng hiệu quả phục vụ xã hội, công tác thư viện ngày càng được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm. Hoạt động thư viện đã được xã hội thừa nhận và khẳng định. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho các thư viện phát triển. Nhiều chương trình cấp Nhà nước đã đầu tư cho lĩnh vực thư viện. - Đã hình thành một đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm công tác, có lòng nhiệt tình yêu nghề. Công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành được chú trọng với nhiều hình thức: Chính quy, tại chức, đào tạo lại ở nhiều cấp độ khác nhau: thạc sỹ, cử nhân, trung cấp. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thư viện ngày càng được chú trọng, mở rộng và phát triển. Vị thế của ngành thư viện Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế. Tuy nhiên cũng còn một số mặt hạn chế: - Sự phát triển không đồng đều giữa các mạng lưới thư viện, giữa các thư viện trong cùng một mạng lưới, giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi. Hệ thống thư viện công cộng chưa nhiều và mạnh.
- Cứ gần 40.000 dân mới có một thư viện công cộng và cứ 4 người dân mới có một bản sách trong thư viện. Là một nước nông nghiệp, nhưng mạng lưới thư viện ở nông thôn còn chưa được chú trọng phát triển đúng mức. - Nhìn chung, thư viện ở nước ta còn khá lạc hậu về cơ sở vật chất trang thiết bị, vốn sách báo lẫn phương thức hoạt động và phục vụ. Đầu tư ngân sách cho ngành thư viện còn ít, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. - Chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thư viện. Thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành. Trình độ ngoại ngữ, các kiến thức cơ bản về tin học, về quản lý và điều hành thư viện hiện đại còn yếu, do vậy hạn chế khả năng tiếp cận với công nghệ mới. - Nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường đào tạo người làm công tác thư viện còn chậm đổi mới dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt, lãng phí bậc đại học trong khi đó, đào tạo tiến sỹ để có chuyên gia đầu ngành hoặc đào tạo trung cấp để có kỹ thuật viên lành nghề trong từng khâu kỹ thuật thư viện lại chưa được chú ý đúng mức. - Việc tiêu chuẩn hoá thư viện (về cơ sở vật chất, cán bộ, kỹ thuật… ở từng loại hình, hạng thư viện), đặc biệt là sự liên thông để khai thác nguồn lực thông tin giữa các thư viện là mục tiêu yêu cầu của thư viện hiện đại gần như chưa được thực hiện. PV: Vậy theo bà, đầu tư phát triển hệ thống thư viện công cộng theo hướng hiện đại hoá được thể hiện ra sao?
- NTNT: Hệ thống thư viện công cộng Nhà nước do UBND các cấp thành lập chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan VHTT cùng cấp, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ VHTT. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp, nền kinh tế chưa phát triển, với chức năng nhiệm vụ của mình, hệ thống thư viện công cộng đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đầu tư đặc biệt để phát triển hệ thống thư viện công cộng theo hướng hiện đại hoá. Hiện đại hoá hệ thống thư viện công cộng được thực hiện với sự kết hợp chặt chẽ giữa Bộ VHTT và chính quyền địa phương và được thực hiện trên 2 nội dung: - Hiện đại hoá cơ sở vật chất: Cho đến nay đã có khoảng hơn 50% số thư viện cấp tỉnh trong cả nước được UBND tỉnh đầu tư xây dựng mới về trụ sở và trang thiết bị, trung bình mỗi thư viện từ 4 - 5 tỷ đồng, một số thư viện được đầu tư xây dựng từ 10 - 20 tỷ đồng, đặc biệt có thư viện được xây dựng 50 tỷ đồng (Hải Dương, Hà Nội). Bộ VHTT với chương trình bảo quản kho tài liệu cho các thư viện tỉnh (nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá trong lĩnh vực thư viện), trung bình mỗi năm có từ 5 - 10 thư viện tỉnh được hưởng lợi từ chương trình này, mỗi thư viện được cấp khoảng 100 triệu đồng. Nhiều địa phương đã quan tâm xây dựng mới trụ sở thư viện cấp huyện (trung bình mỗi thư viện từ 300 - 500 triệu đồng). Một số thư viện huyện được đầu tư từ 800 - 1 tỷ đồng, đặc biệt có thư viện cấp huyện được địa phương đầu tư xây dựng từ 2 tỷ đồng trở lên (các thư viện huyện của tỉnh Đồng Nai, thư viện Thành phố Việt Trì…). Bộ VHTT cũng có chương trình
- xây dựng trụ sở cho các thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (34 thư viện huyện, trung bình mỗi thư viện huyện từ 250 - 350 triệu). Hiện nay, trong cả nước có khoảng hơn 30% thư viện cấp huyện được xây dựng mới từ ngân sách địa phương và trung ương. - Hiện đại hoá phương thức hoạt động: Hiện đại hoá phương thức hoạt động gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. Trong hệ thống thư viện công cộng, việc ứng dụng công nghệ thông tin được bắt đầu từ năm 1986 đối với Thư viện Quốc gia Việt Nam và được triển khai tới các thư viện tỉnh. Từ năm 1992, thông qua chương trình hiện đại hoá thư viện cấp tỉnh do Bộ VHTT chủ trì và giao cho Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện, các thư viện tỉnh được đầu tư trang thiết bị ban đầu (gồm 2 máy tính cho một thư viện và một số trang thiết bị ngoại vi hiện đại khác…); được đào tạo cán bộ và chuyển giao công nghệ. Đến nay, nhiều tỉnh đã triển khai dự án điện tử hoá thư viện, có tỉnh được cấp từ 4 - 7 tỷ đồng để thực hiện (Đồng Nai, Bình Dương…); gần 20% thư viện tỉnh có từ 20 - 30 máy tính; tổ chức phòng đọc đa phương tiện phục vụ độc giả. Để tăng cường đẩy nhanh tốc độ ứng dụng CNTT trong hệ thống thư viện công cộng, Bộ VHTT đã quyết định triển khai dự án đầu tư “Thư viện điện tử, thư viện số của thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống thư viện công cộng” nhằm xây dựng Thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện cấp tỉnh thành thư viện hiện đại, nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, đảm bảo khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên điện tử.
- PV: Xin bà cho biết một số định hướng phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam? NTNT: - Đầu tư phát triển thư viện theo hướng hiện đại, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu đọc và thông tin của mọi người dân. Từng bước thực hiện tự động hoá, hiện đại hoá các hoạt động thư viện. Đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT. - Thực hiện xã hội hoá công tác thư viện trên nguyên tắc xây dựng đi đôi với quản lý tốt để phát triển đọc ở mọi vùng miền trong cả nước. Ưu tiên đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện phối kết hợp giữa các Bộ, Ban, ngành xây dựng mô hình đọc sách báo ở cơ sở. Tích cực luân chuyển sách báo xuống cơ sở từng bước xây dựng xã hội đọc trong tương lai. - Xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện đủ về số lượng, vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. - Từng bước hoà nhập với hệ thống thư viện trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường nguồn lực thông tin và chia sẻ với các hệ thống thư viện trong nước và quốc tế. PV: Theo bà, quan điểm chủ đạo của hoạt động thư viện trong những năm tới là gì? NTNT: Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin. Bên cạnh sự phát triển nội tại của hệ thống tự động hoá trong nước, chúng ta còn phải đóng góp
- vào mạng thông tin các nước Đông Nam Á - SEANET. Do vậy, phát triển tự động hoá thư viện là phương hướng chủ đạo để phát triển thư viện. Tập trung hiện đại hoá một số thư viện tầm cỡ quốc gia, các thư viện trung tâm đầu ngành, thư viện các trường đại học lớn, thư viện các viện nghiên cứu khoa học hàng đầu và thư viện tỉnh, thành phố. Tiếp tục tổ chức, củng cố những hoạt động thư viện theo phương thức truyền thống nhằm phục vụ đại đa số người sử dụng thư viện. Trong tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng đã lưu ý các quốc gia cần phải có sự phục vụ thư viện công bằng tới tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, quốc tịch và địa vị xã hội. PV: Xin trân trọng cảm ơn bà! Ông Phạm Thế Khang - Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam PV: Xin ông cho biết nhận định của mình về sự nghiệp Thư viện Việt Nam trong 20 năm đổi mới vừa qua? Ông Phạm Thế Khang (PTK): Đánh giá về một sự nghiệp trong 20 năm quả là một bài toán khó, một vấn đề có phạm vi khá rộng. Có thể đánh giá
- của tôi chưa tuyệt đối chính xác, nhưng với tư cách người trong cuộc, tôi xin trả lời ngay rằng: Trong 20 năm đổi mới vừa qua, sự nghiệp Thư viện Việt Nam đã vượt qua muôn vàn sóng gió của quá trình chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang thị trường, hòa nhập và đứng vững trong công cuộc đổi mới, khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PV: Ông có thể nêu một số thành tích tiêu biểu của sự nghiệp Thư viện trong 20 năm đổi mới ? PTK: Hai mươi năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của hàng ngàn cán bộ thư viện trong cả nước, ngành Thư viện Việt Nam đã tạo nên những thành tích cực kỳ lớn lao. Những thành tích đó vừa là những dấu ấn phát triển của ngành, vừa là những nguyên nhân, những động lực thúc đẩy sự nghiệp thư viện nước ta phát triển. Có thể nêu lên những thành tích nổi bật tiêu biểu trên các lĩnh vực của sự nghiệp Thư viện như sau: - Đã tạo nên một hành lang pháp lý quan trọng, kiến tạo một đường băng mới cho sự nghiệp thư viện Việt Nam cất cánh. Đó là hệ thống các văn bản pháp quy từ các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tư, nghị định của Đảng và Chính phủ… tới Pháp lệnh Thư viện của Nhà nước. Có những văn bản đã trở thành cứu cánh cho hàng trăm thư viện đứng vững trong những ngày đầu của cơ chế thị trường. Đó là quyết định 359 của Hội đồng Bộ trưởng về “Ngân sách Nhà nước cấp 100% cho sự nghiệp Đào tạo, Bảo tồn, Bảo tàng, Thư viện…”, Thông tư liên bộ VHTT - Tài chính số 97 về “Định mức kinh
- phí cho hoạt động Thư viện “ (1990). Nghị quyết 4,5 của BCH Trung ương Đảng khóa VII, VIII xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự phát triển”. Đặc biệt, sự ra đời của Pháp lệnh Thư viện (năm 2001) đã tạo thế và lực cho ngành thư viện Việt Nam phát triển và hội nhập với thư viện thế giới. - Bước đầu thống nhất lực lượng thư viện cả nước. Tuy mới là bước đầu nhưng có thể coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử thư viện Việt Nam. Vai trò cơ quan đầu não là Vụ Thư viện - Bộ VHTT đang từng bước được khẳng định bằng những hoạt động cụ thể. Nhờ có sự chỉ đạo tập trung, chúng ta đã hình thành nên những mô hình tổ chức cơ sở hợp lý cho sự thống nhất lực lượng. Đó là các Liên hiệp thư viện trong hệ thống thư viện công cộng, các trường đại học, các chương trình liên kết, phối hợp giữa thư viện công cộng với hệ thống thư viện quân đội. Trong những năm qua, các liên hiệp đã thể hiện rất rõ vai trò chủ động của mình trong việc thực hiện chủ trương chung về chuyên môn nghiệp vụ. Chúng ta đã có nhiều hoạt động gây dư luận xã hội mạnh mẽ bằng những đợt ra quân đồng loạt như: Trưng bày, triển lãm Báo Xuân; Thi tìm hiểu, thi kể chuyện sách trong người lớn và trẻ em nhân những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước… - Đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trên các lĩnh vực đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, chúng ta có tới 5 trường đại học đào tạo cử nhân Thư viện, tăng 3 trường so với trước 1986, trong đó 2 trường đã bắt đầu đào tạo thạc sỹ Thư viện. Cùng với các thạc sỹ được đào tạo từ các trường của Hoa Kỳ, Úc, New Zealand…, số lượng thạc sỹ thư viện đang tăng nhanh, góp phần tăng cường chất lượng cán bộ thư
- viện. Hơn 50 thư viện các trường đại học và các tỉnh, thành phố đã được đầu tư xây dựng mới, trở thành những trung tâm học liệu, những thư viện công cộng hiện đại. Thư viện Quốc gia bước đầu được nâng cấp, mở rộng tương đối khang trang, tương xứng với vị trí thư viện trung tâm của cả nước. Các thư viện tỉnh, thành phố, thư viện các viện nghiên cứu, các cơ quan trung ương, các trường đại học đang chuyển mạnh theo hướng một thư viện hiện đại, thư viện điện tử. Việc số hóa đã bắt đầu được triển khai ở một số thư viện lớn. Mạng lưới thư viện huyện thị đang được củng cố tích cực. Chương trình mục tiêu của Nhà nước đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ cho các thư viện huyện. Đã ra đời hơn 7.000 phòng đọc sách trong các điểm Bưu điện - Văn hóa xã và gần 10.000 tủ sách Pháp luật ở hầu hết các xã, phường. - Hợp tác quốc tế được tăng cường mạnh mẽ. Cho đến nay, đã có 3 thư viện gia nhập Liên hiệp hội thư viện quốc tế (IFLA). Đại diện Liên hiệp thư viện các trường đại học phía Bắc và Nam là thành viên của Liên hiệp thư viện các trường Đại học khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Thư viện Quốc gia đã được kết nạp vào Liên hiệp thư viện các nước Đông Nam Á, và là chi nhánh của Thư viện Liên hiệp quốc. Các thư viện đã xây dựng hàng loạt các dự án hợp tác, trao đổi sách báo với hàng trăm thư viện của các nước trên thế giới. Hàng trăm thư viện trong nước đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức phi chính phủ, nhiều quỹ từ thiện, nhiều nhà hảo tâm trên thế giới về đào tạo, sách báo, trang thiết bị và kinh phí xây dựng nhà thư viện, trị giá hàng chục triệu USD…
- PV: Vậy trong tiến trình phát triển đó, xin ông vui lòng cho biết những đổi mới quan trọng ở Thư viện Quốc gia Việt Nam ? PTK: Những đổi mới tiêu biểu của Thư viện Quốc gia Việt Nam trong 20 năm qua có thể kể là: - Thư viện Quốc gia là thư viện đầu tiên trong cả nước đi tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện. Một sự trùng hợp thú vị, đầu năm 1986 là thời điểm Đảng ta phát động công cuộc đổi mới thì Thư viện Quốc gia cũng bắt đầu sử dụng máy tính vào công tác thư viện. Sau 20 năm với nhiều lần nâng cấp và đổi mới, đến nay, mô hình thư viện điện tử đã hình thành và phát huy tác dụng mạnh mẽ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, với vị trí là “Thư viện trung tâm của cả nước” Thư viện Quốc gia đã đào tạo một đội ngũ cán bộ tin học khá mạnh trong cả nước và giúp đỡ 64 thư viện tỉnh, thành triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện. Hiện nay, Thư viện Quốc gia bắt đầu đi vào giai đoạn số hóa tài liệu. - Cơ ngơi của Thư viện Quốc gia ngày nay đã khang trang, bề thế tương xứng với thư viện quốc gia các nước trong khu vực và xứng đáng với vị trí thư viện đầu ngành trong nước. Đơn vị đã được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, góp phần bảo quản tốt vốn tài liệu phong phú, quí giá và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bạn đọc. - Thư viện đã thực hiện thành công một số thay đổi lớn, có thể coi như những cuộc “cách mạng” về chất của thư viện. Đó là, mở rộng đối tượng phục vụ bạn đọc. Hiện nay, ngoài các nhà nghiên cứu, các cán bộ có trình độ từ đại
- học trở lên, Thư viện Quốc gia đã tiếp nhận phục vụ sinh viên từ năm thứ 2 trở lên tới đọc sách báo. Hàng năm, đã cấp thẻ cho hơn 30.000 bạn đọc và phục vụ hơn 1.200.000 lượt tài liệu. Một con số kỷ lục từ trước tới nay. Về công nghệ, Thư viện đã thực hiện tin học hóa toàn bộ các khâu công tác, đưa lại hiệu quả cao. Hiện nay, Thư viện Quốc gia bắt đầu nghiên cứu để áp dụng chuẩn về nghiệp vụ thư viện thế giới như Bảng phân loại Dewey (DDC), Mục lục đọc bằng máy (MARC21), Biên mục Anh - Mỹ (AACR2). Đơn vị chú trọng và coi việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ là công tác hàng đầu. Song song với việc trẻ hóa cán bộ, hàng năm, gần 30 cán bộ được cử đi học, nghiên cứu, hội nghị, hội thảo ở nước ngoài. Hàng chục cán bộ được cử đi học thạc sỹ và các chương trình nâng cao trình độ trong nước. Tất cả các công việc này đều nhằm thực hiện định hướng chung của đơn vị và ngành: Thống nhất, chuẩn hóa, chia sẻ, hội nhập. PV: Và những bài học được rút ra từ thực tiễn đổi mới của đơn vị? PTK: Có nhiều bài học từ thực tiễn đổi mới của Thư viện Quốc gia đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tôi xin nêu một vài bài học đó là: - Với một Thư viện đã có bề dày lịch sử gần 90 năm, bên cạnh nhiều ưu điểm đã bộc lộ không ít hạn chế, xuất phát từ vấn đề kinh nghiệm chủ nghĩa. Nên, chỉ có kiên quyết ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG thì đơn vị mới có bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để một sự đổi mới thành công là một vấn đề không đơn giản, không dễ dàng. Vì, đổi mới là có thể phải thay đổi hoặc bắt đầu lại từ đầu một nếp làm, một thói quen đã hình thành hàng chục năm của
- cán bộ.Vì vậy, từng cán bộ, từng bộ phận phải mạnh dạn đổi mới, thậm chí phải dũng cảm nữa mới thành công. - Đổi mới phải xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Hàng năm, cần bám sát định hướng phát triển của đơn vị để suy nghĩ và đề xuất các vấn đề cần đổi mới. Phải lấy HIỆU QUẢ làm thước đo kết quả của đổi mới. Kiên quyết không sa vào việc “Đổi mới” hình thức, tốn công, tốn của mà không hiệu quả. - Đổi mới cần được quan tâm đồng bộ, bao gồm đổi mới về cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ và cả về cơ sở vật chất. Cần đặt vấn đề đổi mới cán bộ lên hàng đầu. Việc đổi mới cán bộ không hoàn toàn là thay người, mà trước hết là việc giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm không còn phù hợp, là nâng cao năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm đối với danh dự đơn vị - một Thư viện đầu ngành trong cả nước. - Sự nghiệp Thư viện trong nước và thế giới đang biến đổi từng ngày. Cần mở rộng cửa để giao lưu, học hỏi bè bạn. Không được phép tự mãn, bằng lòng với những gì đã làm được. Trong hợp tác quốc tế, cần chủ động tìm bạn và vươn dần lên ở tầm hợp tác song phương, không ỷ lại chỉ xin bạn giúp đỡ. Cần tích cực tham gia các Hội, các tổ chức, các hội nghị, hội thảo nghề nghiệp trong khu vực và thế giới. Đồng thời, không quên trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực cho các thư viện trong nước trong điều kiện có thể… PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Đại tá, Thạc sỹ Đỗ Gia Nam - Giám đốc Thư viện Quân đội PV: Xin ông điểm qua vài nét chính về Thư viện Quân đội và hệ thống thư viện toàn quân? Đại tá Đỗ Gia Nam (ĐGN): Thư viện Quân đội được thành lập ngày 15/11/1957, theo Chỉ thị của Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tiền thân là tủ sách của Tổng quân uỷ ở chiến khu Việt Bắc với vốn sách ban đầu gần 500 cuốn. Cùng trong thời kỳ này, một số thư viện ở các đơn vị cơ sở trong quân đội cũng được thành lập, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng cũng như yêu cầu xây dựng quân đội trong thời bình. Được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, gần nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển của quân đội, Thư viện Quân đội không ngừng lớn mạnh. Từ một tủ sách đến nay đã trở thành một thư viện khoa học tổng hợp về quân sự của toàn quân. Hệ thống thư viện trong quân đội cũng được hình thành và phát triển sâu rộng từ trung ương đến các đơn vị cơ sở trong toàn quân theo tổ chức hành chính của quân đội. Bao gồm hơn
- 200 thư viện Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Học viện, Nhà trường, Sư đoàn và tương đương; gần 200 phòng đọc cấp Trung, Lữ đoàn và tương đương; gần 2.000 Tủ sách Phòng Hồ Chí Minh ở đơn vị cơ sở. Thư viện Quân đội trở thành thư viện trung tâm đầu ngành của hệ thống thư viện trong quân đội. PV: Ông có thể nêu những thành tựu mà đơn vị ông và hệ thống thư viện quân đội đã đạt được trong 20 năm đổi mới vừa qua? ĐGN: Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước đứng trước những vận hội và thách thức mới, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hoá diễn ra gay go và quyết liệt, Quân đội cũng có bước phát triển mới. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin. Các phương tiện thông tin đại chúng như: văn hoá nghe, nhìn đã tác động mạnh mẽ tới văn hoá đọc tạo ra sự cạnh tranh trên lĩnh vực văn hoá và thông tin. Thư viện Quân đội và hệ thống thư viện trong quân đội luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của quân đội, khắc phục và vượt qua nhiều khó khăn, tích cực chủ động triển khai hoạt động bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động, phục vụ đắc lực công tác học tập, nghiên cứu, tổng kết và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội trong toàn quân, thực sự là công cụ sắc bén thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về mặt chính trị và đạt được một số kết quả nổi bật như sau: - Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, phục vụ đắc lực công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
- - Phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu khoa học quân sự, tổng kết chiến tranh, đáp ứng yêu cầu học tập nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. - Góp phần bảo đảm đời sống văn hoá, tinh thần cho bộ đội trong toàn quân. - Chăm lo xây dựng hệ thống thư viện phòng đọc sách báo và đội ngũ cán bộ, nhân viên thư viện trong quân đội ngày càng củng cố và lớn mạnh. Trong hai mươi năm đổi mới, cùng với các hoạt động văn hoá khác trong quân đội, công tác thư viện thông qua sách báo và những hoạt động của mình đã góp phần tích cực tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội, tạo ra được các hoạt động văn hoá sôi nổi, lành mạnh, bổ ích và thiết thực, góp phần từng bước làm thay đổi cơ bản bộ mặt văn hoá của các đơn vị quân đội và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của bộ đội trong toàn quân. PV: Vậy hướng đi tiếp theo sẽ tập trung vào trọng tâm nào? ĐGN: Trước yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong thời kỳ mới, Thư viện Quân đội và hệ thống thư viện toàn quân tiếp tục phát huy truyền thống và kinh nghiệm hoạt động trong gần nửa thế kỷ qua và nhất là trong hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006). Ngành thư viện toàn quân quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương
- V (khoá 8) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hoá nói chung và môi trường văn hoá vui tươi lành mạnh trong quân đội; tập trung vào việc tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách các cấp trong quân đội; đổi mới mạnh mẽ hình thức hoạt động, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động thư viện với thông tin, giữa hoạt động thư viện truyền thống với hiện đại, tại chỗ với hướng mạnh về cơ sở; chú trọng đầu tư về mọi mặt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện; phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu, tổng kết, học tập và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội; góp phần xây dựng quân đội vững mạnh, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của quân đội trong giai đoạn mới. PV: Xin trân trọng cảm ơn ông và chúc Thư viện Quân đội cũng như hệ thống thư viện toàn quân tiếp tục thực hiện tốt phương hướng đề ra! 4. Ông Nguyễn Minh Hiệp Giám đốc Thư viện ĐH KHTN Thành phố Hồ Chí Minh PV: Xin ông cho biết Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên ra đời và hoạt động như thế nào? Nguyễn Minh Hiệp (NMH): Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên với tên gọi quen thuộc Thư viện Cao học - Graduate Library, đã trở nên gần gũi với rất nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nước trong hơn mười năm qua. Bởi vì sự ra đời và những sinh hoạt tích cực của nó đã đánh dấu một bước đột phá trong
- hoạt động thông tin thư viện và đã tạo nên một bước ngoặt cho sự phát triển hệ thống thông tin - thư viện Việt Nam. PV: Tôi có nghe nói về chính sách “Vết dầu loang”của Thư viện Cao học (tiền thân của Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên)? NMH: Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, với nội dung nghiệp vụ gần như hoàn toàn đổi mới, với việc ứng dụng tin học triệt để và phong cách phục vụ mở, Thư viện Cao học đã dễ dàng thu hút sự đồng tình và ủng hộ của đồng nghiệp gần xa. Thư viện Cao học áp dụng chính sách “vết dầu loang” để nhân rộng mô hình thư viện đổi mới này với phương châm CHUẨN HÓA – HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN. Dần dần với sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo Trường ĐH Tổng hợp TP. HCM và sau này của ĐHQG và trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Thư viện Cao học đã chủ động đứng ra tổ chức hội thảo và tập huấn thường xuyên kể từ tháng 10 năm 1998 để quảng bá nghiệp vụ thư viện chuẩn hóa và hiện đại, thành lập Câu lạc bộ Thư viện thu hút 162 hội viên. Hệ quả là đã làm đổi mới sâu rộng về quan điểm, tổ chức, quản lý, và nghiệp vụ trong các thư viện đại học phía Nam trong những năm cuối thế kỷ 20 và tạo nên dấu ấn sâu đậm về một mô hình thư viện hiện đại luôn được đổi mới của Thư viện Cao học cho những đồng nghiệp khác. PV: Hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay của Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên là gì, thưa ông? NMH: Đó chính là dịch vụ tham khảo phản ánh nhiệm vụ thứ hai của thư viện: đáp ứng yêu cầu thông tin cho tất cả mọi đối tượng độc giả. Dịch vụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Từ điển thuật ngữ thông tin thư viện
23 p | 240 | 22
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 3: Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1975-2018)
49 p | 122 | 18
-
60 năm sự nghiệp thư viện Việt Nam
14 p | 129 | 12
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 3 - Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1975-2018) (2023)
49 p | 31 | 11
-
Các kỹ năng cần thiết của cán bộ thư viện trong quá trình hướng tới đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế
5 p | 123 | 11
-
Thực trạng việc phổ biến và áp dụng DDC tại các Thư viện Việt Nam
17 p | 110 | 9
-
Để hướng tới sự chuẩn hoá trong công tác định từ khoá và định chủ đề tài liệu ở Việt Nam
11 p | 114 | 8
-
Nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện
13 p | 98 | 8
-
Toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức đối với ngành Thông tin – Thư viện Việt Nam
8 p | 120 | 7
-
Đường Cách mệnh đã đặt nền móng cho sự nghiệp Thư viện Cách mạng Việt Nam
12 p | 98 | 7
-
Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế ở Việt Nam
15 p | 68 | 7
-
Xây dựng thư viện hạt nhân - giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Thư viện Đại học Việt Nam
9 p | 118 | 5
-
Chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học Việt Nam
12 p | 130 | 5
-
Đào tạo nguồn nhân lực ngành ở Việt Nam-50 năm nhìn lại
14 p | 96 | 4
-
Chính sách thu thập tư liệu và công tác bảo quản Margaret Child - Nguyên cố vấn về công tác bảo quản
9 p | 86 | 4
-
Các Phương pháp lưu giữ và thao tác xử lý Sherelyn Ogden - Trưởng Phòng Bảo quản, Hội Lịch sử Minnesota
15 p | 78 | 4
-
Ngành Thông tin - Thư viện với sự nghiệp nghiên cứu & đào tạo các ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn ở Việt Nam hiện nay
15 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn