Sự phát triển nhận thức của đảng về kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới
lượt xem 3
download
Bài viết bàn về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các thành phần kinh tế nói chung, về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân nói riêng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phát triển nhận thức của đảng về kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới
- 14 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TS. Bùi Thanh Xuân Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương Tóm tắt: Từ khi tiến hành đường lối đổi mới đến nay, nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định:Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế này được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đây là kết quả của cả quá trình đổi mới và phát triển nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế này. Tứ khóa: Đảng cộng sản Việt Nam, kimh tế tư nhân, thời kỳ đổi mơi PARTY COGNITIVE DEVELOPMENT OF THE PRIVATE ECONOMY DURING THE RENEWAL PERIOD Abstract: Since the renovation process has been implemented up to now, the Party's awareness of the private economy has been increasingly supplemented and completed. The document of the 12th Party Congress affirmed: “The private economy is an important driving force in the development of the economy with many socialist-oriented components. This economic component is developed in all sectors and fields not prohibited by law”. This is the result of both the process of renewing and developing the Party's awareness of this economic component. Keyword: Communist Party of Vietnam, private economy, new era 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thể hiện tập trung trong các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết chuyên đề của Trung ương và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chủ trương nhất quán là phát triển kinh tế nhiều thành phần và khẳng định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các thành phần kinh tế nói chung, về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân nói riêng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15 2. NỘI DUNG 2.1 Bước phát triển nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân trong đường lối Trước thời kỳ đổi mới, đường lối kinh tế của Đảng ta là xây dựng một nền kinh tế quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) với cơ cấu kinh tế một thành phần - xã hội chủ nghĩa (XHCN) - gồm hai bộ phận, quốc doanh và tập thể, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, còn các thành phần kinh tế khác được gọi là phi XHCN, được nằm trong diện cải tạo và xóa bỏ, để tiến tới một nền kinh tế thuần khiết, do đó phạm trù kinh tế tư nhân không còn tồn tại trong lý luận và trong đời sống thực tiễn. Bước vào thời kỳ đổi mới, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội VI (năm 1986) phê phán và chỉ ra rằng “chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần”[1]; do đó, đã nôn nóng, chủ quan, duy ý chí khi muốn “xóa bỏ ngay các thành phần phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh”[1]. Trên cơ sở “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ” [1], Đại hội VI khẳng định: “Bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”[1]. Với quan điểm này, các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa” được tồn tại và hoạt động dưới sự dẫn dắt của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng đã có chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đó là “Phải có chính sách mở đường cho người lao động tự tạo ra việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tiêu dùng để tích lũy tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội”[2], “cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”[2]. Trên tinh thần đó, Đại hội VI chỉ rõ: “Không nên có thành kiến, phân biệt đối xử, gây khó khăn cho những người lao động cá thể chưa muốn tham gia các tổ chức kinh tế tập thể hoặc xin rút ra khỏi các tổ chức đó”[2]. Đại hội VI khẳng định: “Nhưng không thể xóa bỏ thương nghiệp nhỏ tự do theo ý muốn chủ quan bằng mệnh lệnh hành chính, mà chỉ có thể thu hẹp nó bằng sự thay thế tốt hơn của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và biết sử dụng nó trong những lĩnh vực mà thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chưa thể kinh doanh tốt hoặc chưa cần kinh doanh”[2]. Đây là những quan điểm đúng đắn về phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng. Tuy nhiên, ngay cả tại Đại hội VI của Đảng, khởi xướng công cuộc đổi mới và đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần nhưng tư tưởng cải tạo, xóa bỏ các thành phần kinh tế không được coi là XHCN vẫn được nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội VI đã xác định rõ: “Đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác”[3] . Kinh tế tư nhân mặc dù vẫn tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nhưng không còn tên gọi, bị cấm kỵ, thành kiến và bị xa lạ không chỉ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước mà cả trong các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc sống đời thường. Nó được gọi dưới các tên hợp thời hơn như kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế phi XHCN, kinh tế tư bản tư nhân…
- 16 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Chính sách kinh tế nhiều thành phần” tiếp tục được Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI (15-7-1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô, trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cũng trong năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó đổi mới cơ bản cách thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển năng động, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đó là bước khởi đầu đáng quý đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho những bước đột phá mạnh hơn sau này. Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội VI và nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, bước đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, Đại hội VII tiếp tục khẳng định phải “Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất”[3]. Trên cơ sở đó, Đại hội VII cũng khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Kinh tế cá thể “được phát triển trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh. Như vậy, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân được tiếp tục củng cố ở Đại hội VII. Từ Đại hội VII và đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1922) kinh tế tư nhân đã được coi trọng và khuyến khích phát triển, trong đó nhấn mạnh: “Bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định” [4]. Như vậy, từ chỗ coi kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế có thể sử dụng nhưng cần “cải tạo” bằng những bước đi thích hợp, Đại hội VII đã thực sự coi kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế độc lập, có tiềm năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đại hội VIII tổng kết 10 năm đổi mới và tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân đã thẳng thắn nhận thấy còn hạn chế, đó là “Chưa giải quyết tốt một số chính sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt thành phần kinh tế này” [5], mặc dù kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Tiếp tục tinh thần đổi mới, Đại hội VIII khẳng định “khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh” [5]. Đại hội VIII cũng khẳng định, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài, do vậy Nhà nước phải giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học, công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phNm; khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài; bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của kinh tế tư bản tư nhân [5]. Trên cơ sở đó, Đại hội VIII đề ra nhiệm vụ nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý kinh tế của N hà nước. Đối với kinh tế tư nhân, N hà nước cần “thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt” [5]. Để thực hiện mục tiêu này, quan điểm
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17 của Đảng tại Đại hội VIII là khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm, mọi công dân tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật [5]. N hờ những tư tưởng quan trọng này mà kinh tế cá thể, tiểu chủ đã phát triển nhanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế tư bản tư nhân bước đầu được phát triển, mặc dù mới tập trung nhiều ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu [5]. Đại hội VIII cũng chỉ rõ, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vừa chưa được phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, vừa chưa bảo đảm hoạt động có trật tự, kỷ cương theo pháp luật. Mặc dù vậy cần mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước [5]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng lâu dài của kinh tế cá thể, tiểu chủ ở thành thị và nông thôn. Do vậy, N hà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển. Đảng, N hà nước cũng khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài [6]. Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [6]. Đại hội IX có bước tiến lớn về nhận thức khi đề ra nhiệm vụ “Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khNu... tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế” [7]. Đây là bước phát triển về lý luận của Đảng ta đối với kinh tế tư nhân. Bởi lẽ, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, chủ trương bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được Đảng đề ra từ khi bắt đầu đổi mới (1986). Tuy nhiên đây là lần đầu tiên Đảng ta yêu cầu hiện thực hóa chủ trương bình đẳng về cơ hội trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khNu. Bởi lẽ, bình đẳng về cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đầu tư là một trong những bất cập mà các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước ở nước ta chưa được thụ hưởng. N hư vậy, từ Đại hội VI đến Đại hội IX quan điểm của Đảng đã có bước nhìn nhận mới về kinh tế tư nhân và đề ra định hướng: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh liên kết với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước.
- 18 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các động lực phát triển đất nước, đến Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra N ghị quyết Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Đây là một bước tiến đáng kể về tư duy lý luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể hiện tính nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đã tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật. Về mặt quản lý nhà nước, sự phát triển kinh tế tư nhân từng bước được thể chế hóa bằng các nghị định và một số bộ luật, trong đó phải kể đến Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực từ 1-1-2000, tồn tại song song với Luật Doanh nghiệp N hà nước, trong đó quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…, là các hình thức tổ chức doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau 5 năm thực hiện, hai bộ luật này đã được thống nhất chung vào Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 1-7-2006, cùng các bộ luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Đàu tư, Luật Thương mại… được sửa đổi, bổ sung theo hướng thống nhất hóa về mặt pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật đối với các thành phần kinh tế. N hờ sự khơi thông về mặt lý luận và mở đường về đường lối, cơ chế, chính sách mà kinh tế tư nhân nước ta vốn có sức sồng bền bỉ, năng động đã được phát triển với tốc độ khá cao, trở thành một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [8]. Văn kiện Hội nghị Trung ương 9 khóa IX cũng đánh giá một cách lạc quan: “Khu vực kinh tế tư nhân có những bước phát triển vượt bậc so với những năm trước đây, đóng góp nhiều cho việc tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động và cho ngân sách nhà nước” [8]. Tuy nhiên, không chỉ thấy mặt tích cực của kinh tế tư nhân mà không thấy mặt hạn chế, tiêu cực của nó, đó là năng lực kinh tế còn nhỏ bé, trình độ công nghệ và quản lý kinh doanh phần lớn còn yếu kém, sức cạnh tranh còn yếu, còn nhiều tiêu cực trong kinh doanh. Mặt khác, sự phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắt, lúng túng cả về tư duy lý luận, quan điểm, chính sách đến thực tiễn, như N ghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã nêu: “Quan điểm của Đảng trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để có sự thống nhất cao. Một số cơ chế, chính sách của N hà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa; quản lý có phần buông lỏng và có nhiều sơ hở, hạn chế việc thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng” [9].
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19 2.2. Nhận thức mới của Đảng về kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế Đại hội X tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội IX về kinh tế tư nhân, xác định: “Kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt” [9]. Trên cơ sở rút kinh nghiệm việc thực hiện nghị quyết Đại hội IX, nhất là N ghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), Đại hội X tiếp tục coi kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân và tiếp tục tinh thần bình đẳng cùng các thành phần kinh tế khác trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt, từ tổng kết thực tiễn, lần đầu tiên tại Đại hội X, Đảng có bước đột phá mới trong nhận thức về kinh tế tư nhân: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [10]. Đây là lần đầu tiên kinh tế tư nhân được xác định chính thức với tư cách là một thành phần kinh tế, được khuyến khích phát triển; đồng thời, chấp thuận cho đảng viên được làm kinh tế tư nhân, nhằm phát huy mọi tiềm năng con người của xã hội, tạo động lực thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển. Đại hội X tiếp tục khẳng định: “Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu” [10]. Cũng tại Đại hội X, Đảng ta đã đề ra một kế hoạch phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân: “Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin. Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm” [10]. N hư vậy, có thể nói tại Đại hội X, Đảng ta đã có bước phát triển vượt bậc lý luận về kinh tế tư nhân. Điều này thể hiện ở chỗ: Một là, khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân với tư cách là một trong những động lực của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Hai là, tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng của kinh tế tư nhân trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận cơ hội, nguồn lực kinh doanh. Ba là, cho phép kinh tế tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Chính những quan điểm lý luận này đã thúc đNy, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân phát huy sức mạnh nội tại và có cơ hội phát triển ở nước ta. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định các thành phần kinh tế ở nước ta đều bình đẳng trước pháp luật, đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, tồn tại lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế, “Khuyến khích phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân” [11]. Đại hội XI cũng đề ra nhiệm vụ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” [11]; “thúc đNy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [11]; “Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật” [11]. Có thể nói, Đại hội XI đã tiếp tục thực hiện và hiện thực hóa các luận điểm về kinh tế tư nhân mà Đại hội X đã đề ra.
- 20 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CN XH (bổ sung phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [12] Vị thế của KTTN không chỉ được khẳng định trong các văn bản của Đảng mà còn được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: 1. N ền kinh tế Việt N am là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật 3. N hà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” [13]. 2.3. Nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Đại hội XII tổng kết việc phát triển kinh tế tư nhân theo nghị quyết Đại hội XI, đã chỉ rõ hạn chế: “Hầu hết doanh nghiệp tư nhân quy mô còn nhỏ, thiếu liên kết, khả năng ứng phó với các rủi ro yếu, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động” [14]. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này theo Đại hội XII của Đảng là do “Chưa thật sự phát huy đầy đủ quyền tự do kinh doanh của người dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật” [14]. Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng đối với kinh tế tư nhân tại Đại hội XII (tháng 12/2016) đã chính thức xác nhận: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Điểm mới đáng quan tâm ở Đại hội XII so với các kỳ Đại hội trước là sự khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn quan điểm của Đảng khi coi “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” [15]. So với Đại hội X, XI, Đại hội XII đã bổ sung thêm tính từ “quan trọng” vào vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân. Để bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thực tế, Đại hội XII đòi hỏi “Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” [15]; “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [15]. Để hiện thực hóa chủ trương Đại hội XII về phát triển kinh tế tư nhân, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) đã ra nghị quyết số 10 (03-6-2017) về phát triển kinh tế tư nhân
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 21 trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu tổng quát: phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. N ghị quyết đề ra các mục tiêu cụ thể về chỉ số phát triển kinh tế tư nhân; đưa ra các nhóm giải pháp chủ yếu như: thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt N am, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân... N ghị quyết Trung ương 5 đã chỉ rõ, kinh tế tư nhân ở nước ta kể từ khi thực hiện N ghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 39-40% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, tuy nhiên phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta còn nhiều hạn chế. Từ tổng kết thực tiễn, N ghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) khẳng định: Một là, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan; là một biện pháp để giải phóng sức sản xuất, huy động, phân bổ nguồn lực phát triển. Hai là, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Ba là, phải xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Bốn là, kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, các lĩnh vực mà luật pháp không cấm. N ăm là, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hoặc N hà nước thoái vốn. Sáu là, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng phát triển, phát huy đội ngũ doanh nhân Việt N am trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh [16]. 2.4. Một số thành tựu trong nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới Thứ nhất, về tư tưởng và nhận thức, từ Đại hội VI, chủ trương của Đảng đã cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh để phát triển lực lượng sản xuất, mở ra điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phục hồi và phát triển. Quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân cho đến nay là nhất quán và liên tục phát triển, hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội. Sự đa dạng về thành phần kinh tế đã làm cho quan hệ sản xuất phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Đây là tiền đề quan trọng giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. N hững quan điểm này cần được kế thừa và phát triển trong các giai đoạn tiếp theo. Thứ hai, vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận dần dần qua từng giai đoạn, từ chỗ chỉ là thành phần kinh tế có thể được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp đến chỗ có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , được khuyến khích phát triển; từ chỗ là một trong
- 22 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM những động lực của nền kinh tế trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Qua các kỳ Đại hội Đảng, vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân dần được khẳng định và nhấn mạnh. Điển hình như: Văn kiện Đại hội X của Đảng năm 2006 với nhận định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”; N ghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 cho rằng: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”; N ghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 cũng chỉ rõ: “Hoàn thiện chế chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN ) nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Chủ trương không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức được thể chế hoá và được pháp luật bảo vệ. Phương thức quản lý của N hà nước đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được đNy mạnh; môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn. Dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được phát huy. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) đã ban hành N ghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phNm nội địa (GDP). N ghị quyết được đánh giá là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đNy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế. Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Thứ ba, những đóng góp ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế Việt N am trong thời kỳ đổi mới cũng được Đảng ghi nhận qua quá trình phát triển của khu vực kinh tế này. N ếu ban đầu chỉ hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực “có lợi cho quốc kế dân sinh”, góp phần tạo ra sản phNm cho ba chương trình kinh tế lớn của Đại hội VI, thì từ những năm 2000 trở đi, kinh tế tư nhân đã được Đảng đánh giá là lực lượng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 23 Số lượng DN của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đNy mạnh…Mức độ đóng góp vào tổng sản phNm trong nước của kinh tế tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm qua. Tính đến nay, cả nước có khoảng trên 500.000 DN tư nhân đang hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn DN được thành lập mới; Thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân…Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, với đầu tư khu vực tư nhân năm 2018 tăng 18,5% so với năm trước chiếm tới 43,3 % tổng đầu tư xã hội (tính theo giá hiện hành ước tính đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước và bằng 33,5% GDP). Tăng trưởng xuất khNu của khu vực trong nước đạt 17%, cao hơn mức 14% của khu vực FDI. N ăm 2018, ngoài khoảng gần 21,2 nghìn hợp tác xã và 61 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 13 nghìn hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hút 6,4 triệu thành viên tham gia, cả nước có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%. Thứ tư, để thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung vào hoàn thiện môi trường thể chế, chính sách, môi trường tâm lý xã hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN . Với nhận thức rõ ràng là: để kinh tế tư nhân phát triển thì điều quan trọng mấu chốt là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Đảng đã đề ra các định hướng cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN , trong đó nhấn mạnh về hoàn thiện thể chế sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất - kinh doanh, hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Thứ năm, về định hướng phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khẳng định kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , Đảng và N hà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, các tập đoàn kinh tế lớn, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, trở thành kinh tế tư bản nhà nước. Với các hộ cá thể, tiểu chủ, N hà nước tạo điều kiện, hỗ trợ để phát triển lên quy mô lớn hơn hoặc liên kết hình thành các tổ hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp. Định hướng này phù hợp với xu thế xã hội hóa lực lượng sản xuất và cũng cho thấy sự thống nhất trong quan điểm, nhận thức của Đảng về sự cần thiết tồn tại cũng như xu thế phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt N am. Thứ sáu, quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế tư nhân và khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân qua 30 năm đổi mới đã có sự phát triển, hoàn thiện trên nền tảng nhất quán coi trọng sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- 24 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 3. KẾT LUẬN N hư vậy, sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, tư duy mới của Đảng về KTTN là sự thừa nhận vị thế của KTTN ngày càng rõ hơn, chính xác hơn, xứng tầm hơn. Từ việc khẳng định nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ (Đại hội VI) song vẫn nhấn mạnh Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo (Đại hội VII) cho đến việc “cho phép” kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế (N ghị quyết Trung ương 2 khóa VII). Và, trước những đóng góp xứng đáng của KTTN , vị thế KTTN được khẳng định dứt khoát là quan trọng, lâu dài (Đại hội VIII). Từ chỗ coi kinh tế N hà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân (Đại hội X) đến việc xác định KTTN đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế (Đại hội XI) rồi nay đã “sánh” với các thành phần kinh tế khác: KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế (Đại hội XII). N ghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khóa XII) còn tiếp tục khẳng định: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là kết quả tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, học hỏi kinh nghiệm quốc tế của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am (2010): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, Phần I, tr.21, 20, 53, 41. 2. Đảng Cộng sản Việt N am (2013): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mớ và hội nhập, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.43, 43, 46, 53. 3. Đảng Cộng sản Việt N am (2013): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mớ và hội nhập, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 43, 197. 4. Đảng Cộng sản Việt N am (2013): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mớ và hội nhập, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 197. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (1993): Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.75. 6. Đảng Cộng sản Việt N am (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.65-66, 92. 96, 103-104, 114, 158, 164-169 7. Đảng Cộng sản Việt N am (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 31, 95-96, 8. Đảng Cộng sản Việt N am (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 320- 321. 9. Đảng Cộng sản Việt N am (2002): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 57-58, 23-24. 10. Đảng Cộng sản Việt N am (2002): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 56. 11. Đảng Cộng sản Việt N am (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.165, 83, 84, 86.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 25 12. Đảng Cộng sản Việt N am (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.36, 101, 110 -111, 209. 13. Đảng Cộng sản Việt N am (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.73. 14. Quốc Hội (2013): Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chương III, Điều 51. 15. Đảng Cộng sản Việt N am (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr.99, 101. 16. Đảng Cộng sản Việt N am (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 25 và 103, 105, 108. 17. Đảng Cộng sản Việt N am (2017): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Hà N ội, tr. 94-97.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự phát triển nhận thức của Đảng ta từ Cương lĩnh năm 1991 đến nay
17 p | 106 | 12
-
Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
46 p | 133 | 10
-
Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0: Thực trạng và giải pháp
16 p | 46 | 8
-
Đổi mới tư duy kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế - Sự phát triển nhận thức của Đảng về lãnh đạo quản lý kinh tế
5 p | 103 | 7
-
Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam: Báo cáo cuối cùng
125 p | 73 | 7
-
Nghiên cứu các yếu tố ngăn cản sự phát triển mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập nền kinh tế
4 p | 101 | 6
-
Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
7 p | 10 | 6
-
Giáo dục đào tạo - Động lực thúc đẩy sự phát triển của Xingapo
7 p | 69 | 5
-
Sự phát triển nhận thức về phát huy quyền làm chủ của nhân dân
7 p | 67 | 4
-
Phát triển bền vững ở Việt Nam - Quan điểm, thực trạng và giải pháp
8 p | 27 | 4
-
Sử dụng phương pháp Delphi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam
13 p | 33 | 3
-
Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của các khu kinh tế ở Việt Nam
11 p | 31 | 3
-
Tác động của tự do kinh tế đến sự phát triển con người: Nghiên cứu ở một số nước đang phát triển giai đoạn 2010-2019
20 p | 27 | 2
-
Đổi mới nhận thức của đảng về kinh tế tư nhân và sự vận dụng ở Hải Phòng
8 p | 35 | 2
-
Đóng góp của kinh tế tư nhân với sự phát triển kinh tế Hải Phòng trong những năm gần đây
6 p | 27 | 2
-
Sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Tây Nam Bộ: Một số vấn đề đặt ra dưới góc độ phát triển bền vững
10 p | 27 | 2
-
Nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
8 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn