Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này tập trung vào sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, bằng phương pháp phân tích cụm để tìm ra hai cụm trong tổng thể 365 mẫu nghiên cứu: một cụm được xem là phù hợp hơn và một cụm được xem là ít phù hợp hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam The alignment of accounting information systems in small and medium enterprises in Vietnam Ths. Nguyễn Thu Hiền* *Trường Đại học Hùng Vương PGS. TS Đinh Thế Hùng** **Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Tóm tắt Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có sự ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhưng chưa có nhiều nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Kết quả nghiên cứu này có khá nhiều ý nghĩa, khi mà tại Việt Nam tỷ lệ các DNNVV chiếm đến hơn 97%. Bên cạnh đó, đây lại là các DN thường có những hạn chế nhất định về nguồn lực, nên kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng để các DN đạt được sự phù hợp của HTTTKT là rất cần thiết. Nghiên cứu này tập trung vào sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT, bằng phương pháp phân tích cụm để tìm ra hai cụm trong tổng thể 365 mẫu nghiên cứu: một cụm được xem là phù hợp hơn và một cụm được xem là ít phù hợp hơn. Sau đó, bằng phương pháp phân tích hồi quy nhị phân để xem xét các yếu tố có liên quan đến mức độ phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV, bao gồm 7 yếu tố: sự am hiểu của chủ sỡ hữu và nhà quản lý; cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý; sự tham gia của nhân viên nội bộ; sự tinh vi của công nghệ thông tin; sự tư vấn của chuyên gia bên ngoài; văn hóa DN và quy mô của DN. Từ khóa: hệ thống thông tin kế toán, sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán, phân tích cụm, phân tích hồi quy nhị phân. Abstract The alignment of the Accounting Information System (AIS) has been documented in numerous studies that have a positive impact on the business performance of enterprises. However, there are few studies focused on exploring the factors that alignment of AIS in small and medium-sized companies (SMEs). The results of this study are significant because the percentage of small businesses in Vietnam is over 97%, moreover, these are organizations that often lack resources, so it is essential to study the influencing factors for businesses to achieve AIS alignment. This study focused on the compatibility between information requirement and the capacity of AIS to respond to the information request, using a cluster analysis method to classify the total number of study 1
- samples into two clusters: one more suitable and the other less suitable. Next, using binary regression analysis to look at the factors the alignment of AIS in small businesses consists of 7 factors. The study results show that all 7 factors in the study model influence the alignment of AIS to a decreasing degree: Owner's and manager's knowledge; The sophistication of information technology; Internal employee involvement; Commitment of owners and managers; External Expertise consultation; Organization culture and Size of the business. Keywords: accounting information system, alignment of AIS, cluster analysis, binary regression analysis. JEL Classifications: M40, M41, M42. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.01202407 1. Giới thiệu Theo Bagranoff và cộng sự (2010), HTTTKT được coi là một bộ phận của hệ thống thông tin (HTTT) trong DN. Do đó, HTTTKT chính là các hoạt động được thiết kế để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài DN, phục vụ việc ra quyết định. Như vậy, khi xem xét một HTTTKT hoạt động hiệu quả thì cần xem xét giữa nhu cầu thông tin của các đối tượng quan tâm và khả năng thu thập, xử lý thông tin của hệ thống đó. Điều này cũng được giải thích trong lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973), tác giả đã khẳng định, một HTTT cần đảm bảo được khả năng xử lý thông tin phải khớp với yêu cầu của thông tin cần xử lý, hay cần có sự phù hợp giữa khả năng, năng lực xử lý thông tin với yêu cầu xử lý thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức về vai trò của HTTTKT, cũng như sự phù hợp của HTTTKT, đặc biệt là trong bối cảnh các DNNVV. Bởi vì, đây là loại hình DN chiếm tỷ trọng đa số trong nền kinh tế của Việt Nam, nhưng việc sử dụng thông tin kế toán và ứng dụng CNTT để ra quyết định kinh doanh vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư HTTTKT quá phức tạp so với nhu cầu thông tin sẽ gây lãng phí nguồn lực, hoặc khi HTTTKT không thể đáp ứng được nhu cầu về thông tin cũng đều ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Vì thế, những nghiên cứu khám phá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT, sẽ cung cấp cơ sở khoa học giúp cho các tổ chức thiết kế một HTTTKT có hiệu quả và tạo ra các thông tin kế toán chất lượng. 2. Tổng quan nghiên cứu Nếu tiếp cận HTTTKT như một bộ phận của HTTT thì cần quan tâm đến cả HTTT đầu vào, hệ thống cơ sở dữ liệu, quá trình xử lý thông tin và HTTT đầu ra mà HTTTKT cung cấp. Theo lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) cho rằng, năng lực xử lý 2
- thông tin của một tổ chức phải phù hợp với yêu cầu thông tin của nó, nếu muốn năng lực xử lý thông tin có tác động đáng kể đến HQHĐ của DN. Điều này cũng được thể hiện trong một số kết quả nghiên cứu trước đây (Chan và cộng sự, 1997; Hussin và cộng sự, 2002), khi tiến hành đo lường sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược CNTT và xác định mối quan hệ giữa sự phù hợp này với HQHĐ của tổ chức. Nghiên cứu đã chỉ ra được một nhóm các DN đạt được sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược CNTT ở mức cao và nhóm DN này có HQHĐ kinh doanh tốt hơn so với nhóm DN đạt mức độ về sự phù hợp thấp. Áp dụng lý thuyết này trong việc tổ chức HTTTKT thì có thể thấy, HTTTKT đạt hiệu quả chỉ khi đạt được sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin của HTTTKT và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTTKT ở mức cao hơn. Công trình nghiên cứu của Ismail và King (2005) có thể nói, là sự nỗ lực đầu tiên nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV ở Malaysia và tác động của nó đến HQHĐ của DN. Kế thừa bộ công cụ đo lường của Chenhall và Morrris (1986), bao gồm 19 đặc điểm thông tin để đo lường sự phù hợp của HTTTKT sử dụng phân tích cụm, đã phân nhóm 250 DNNVV theo hai nhóm đạt được sự phù hợp trong HTTTKT cao hơn và đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức thấp hơn. Những phát hiện của nghiên cứu này đã cho thấy, sự ảnh hưởng tích cực của sự phù hợp trong HTTTKT đến HQHĐ của tổ chức và mở ra các hướng nghiên cứu thêm về sự phù hợp của HTTTKT trong các tổ chức. Với những kết quả rất có ý nghĩa về mặt khoa học, cũng như với hoạt động thực tiễn của các tổ chức, Ismail và King (2007) tiếp tục đi sâu nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp này trong 214 DNNVV ở Malaysia, để đưa ra những khuyến nghị cho các DN muốn thực hiện một HTTTKT có sự phù hợp ở mức cao. Vấn đề nghiên cứu đã được kiểm tra với 6 nhân tố được xác định là có thể có ảnh hưởng đến HTTTKT là: Sự tinh vi về CNTT (IT sophistication); Hiểu biết của nhà quản trị (Owner/manager knowledge); Cam kết của nhà quản trị (Owner/manager commitment); Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài (External experrtise); Sự tham gia của chuyên gia nội bộ (Internal experrtise) và Quy mô của tổ chức (Firm size). Kết quả kiểm định các giả thuyết đã đưa ra các kết luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các mẫu nghiên cứu, bao gồm 4 yếu tố: Sự tinh vi về CNTT; Hiểu biết kế toán (kiến thức) của chủ sở hữu/nhà quản lý; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài (tư vấn từ các cơ quan chính phủ và công ty dịch vụ kế toán); Sự tham gia của chuyên gia nội bộ (cán bộ CNTT nội bộ của DN). Kết quả kiểm định các giả thuyết cũng đưa ra kết luận là không có nhiều bằng chứng cho thấy có sự ảnh hưởng từ yếu tố “Cam kết của chủ sở hữu/nhà quản lý” đến sự phù hợp của HTTTKT. Yếu tố “Quy mô DN” được đo bằng số lượng nhân viên, cũng dường như có mối quan hệ không tích cực với sự phù hợp của HTTTKT. 3
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu của Ismail và King (2005, 2007) thì một nghiên cứu của Budiarto (2014) cũng thực hiện xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp trong HTTTKT và xác định mối quan hệ giữa sự phù hợp trong HTTTKT và HQHĐ của các DNNVV. Điểm mới của nghiên cứu này là xem xét HQHĐ của DN ở cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. Sau khi phân tích dữ liệu kết quả cho thấy, sự tinh vi của HTTTKT, cam kết của chủ sở hữu và chuyên gia CNTT bên ngoài có ảnh hưởng tích cực đến sự phù hợp trong HTTTKT và sự phù hợp trong HTTTKT có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ phi tài chính của các DNNVV. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hussin và cộng sự, (2002); Cragg và cộng sự, (2002); Ismail và King, (2007). Tuy nhiên, có một phần lại khác biệt với kết quả nghiên cứu của Ismail (2007), ở kết quả kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố “Cam kết của chủ sở hữu” ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV. Budiarto và Prabowo (2015) tiếp tục thực hiện một nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến triển khai HTTTKT thành công. Kết quả tổng hợp các nghiên cứu, khẳng định có mối liên hệ tích cực từ sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV đến HQHĐ của các DN đó. Đồng thời, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận, các nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV đặc biệt ở các nước đang phát triển vẫn là một chủ đề thú vị cần được nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu mở rộng phạm vi nghiên cứu để thực hiện một nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT với HQHĐ phi tài chính của các DNNVV ở Indonesia (Budiarto và cộng sự, 2018). Với 87 mẫu khảo sát thu về hợp lệ, nghiên cứu sử dụng 03 mô hình hồi quy: để kiểm tra sự ảnh hưởng của các nhân tố (sự tinh vi của HTTTKT, cam kết của chủ sở hữu, sự tham gia của chuyên gia CNTT bên ngoài) đến sự phù hợp của HTTTKT; mô hình hồi quy thứ hai kiểm tra sự ảnh hưởng của biến sự phù hợp của HTTTKT đến HQHĐ phi tài chính và mô hình hồi quy thứ ba kiểm tra sự ảnh hưởng của các nhân tố (sự tinh vi của HTTTKT, cam kết của chủ sở hữu, sự tham gia của chuyên gia CNTT bên ngoài) đến HQHĐ phi tài chính của tổ chức. Kết quả nghiên cứu có những kết luận tương đồng với nghiên cứu của Budiarto Dekeng Setyo (2014), khẳng định về sự tác động tích cực của nhân tố sự tinh vi của HTTTKT, cam kết của chủ sở hữu đến sự phù hợp của HTTTKT và có sự tác động tích cực của sự phù hợp của HTTTKT đến HQHĐ phi tài chính. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại bác bỏ giả thuyết sự tham gia của chuyên gia CNTT bên ngoài ảnh hưởng tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT. Bên cạnh đó, phát hiện mới khá quan trọng của nghiên cứu là chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của 2 nhân tố (sự tinh vi của HTTTKT, cam kết của chủ sở hữu) đến HQHĐ phi tài chính của DNNVV. Đồng thời, bác bỏ giả thuyết 4
- có sự ảnh hưởng tích cực của nhân tố sự tham gia của chuyên gia CNTT bên ngoài đến HQHĐ phi tài chính của DNNVV. Với những nghiên cứu trong nước gần đây, cũng đã có các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên (2015) đã áp dụng mô hình nghiên cứu của Ismail và King (2005), trong nghiên cứu về tác động của sự phù hợp trong HTTTKT đối với HQHĐ của tổ chức tại các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, để xem liệu kết quả có phù hợp với kết quả nghiên cứu đã được tiến hành tại Malaysia hay không? Nghiên cứu của tác giả Trần Thứ Ba (2017) cũng phát triển mô hình nghiên cứu của Ismail và King (2005), để đánh giá mối quan hệ giữa sự phù hợp trong HTTTKT và HQHĐ kinh doanh của các DN mà còn đo lường mức độ ảnh hượng của các nhân tố tạo ra sự phù hợp của HTTTKT với chính HTTTKT tại 398 DN ở khu vực phía Nam, bao gồm cả DNNVV và DN lớn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hai nhân tố là nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin có đóng góp và tác động tích cực trong việc tổ chức đạt được sự phù hợp của HTTTKT. Kết quả phân tích tiếp theo khẳng định về sự phù hợp trong HTTTKT, có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh của các DN. Với mục đích đưa ra một số gợi ý về định hướng xây dựng và phát triển HTTTKT đạt được được sự phù hợp, Trần Thanh Nhàn (2019) đã tiến hành một nghiên cứu với 132 mẫu DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT. Kết quả của nghiên cứu này không chỉ chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT như các nghiên cứu trước đây, mà còn đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố. Cụ thể, hai nhân tố quy mô DN và sự tham gia của nhà quản lý chưa có các bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết về sự ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc. 5 nhân tố còn lại có sự ảnh hưởng tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT, theo thứ tự giảm dần là: kiến thức của quản lý, sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, sự tham gia của nhân viên nội bộ, sự tinh vi của CNTT và cuối cùng là sự tinh vi của HTTT. Các nghiên cứu trên thế giới như: Ismail (2007); Budiarto và cộng sự (2014); Nazbizadeh (2014),… khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT, đã đưa ra những kết luận tương đồng với nhau ở một số nhân tố. Tuy nhiên, tác giả cũng có những kết luận trái ngược nhau về một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT. Nghiên cứu xem xét về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong bối cảnh DNNVV ở Việt Nam, có thể góp phần bổ sung dữ liệu khoa học về sự tác động của các nhân tố đến sự phù hợp trong HTTTKT trong những bối cảnh là những nền kinh tế khác nhau. Các nghiên cứu chủ yếu kế thừa mô hình nghiên cứu của Ismail & King (2007) để kiểm tra sự ảnh hưởng của các nhân tố đó với sự phù hợp của HTTTKT, trong những 5
- bối cảnh nghiên cứu khác nhau về phạm vi và quy mô. Trong khi đó, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT hay sự thành công của HTTTKT (văn hóa DN, kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức...). Mà như chúng ta đã thấy, các công trình nghiên cứu về sự phù hợp của HTTTKT cũng đã chỉ ra, HTTTKT của một đơn vị đạt được sự phù hợp là góp phần vào sự thành công của HTTTKT (Nguyễn Văn Dũng, 2021). Như vậy, một nghiên cứu khám phá thêm những nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điều này góp phần hỗ trợ cho các chủ sở hữu và các nhà quản lý DN xây dựng HTTTKT của DN mình ngày càng chất lượng, hoạt động có hiệu quả hơn. 3. Mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu Từ tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT và quá trình khảo sát về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV Việt Nam, các tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình nghiên cứu: 3.1. Sự tinh vi của CNTT (IT) HTTTKT được xây dựng, triển khai dựa trên nền tảng CNTT đang hoặc sẽ thực hiện tại DN. Thông thường, chủ sở hữu/người quản lý của công ty là người duy nhất hiểu được đầy đủ, toàn diện mục tiêu và hướng đi của công ty (Thong, 1999). Do đó, các chủ sở hữu/người quản lý nhận thức được các công nghệ hiện có và công nghệ mới sẽ có khả năng chọn phần mềm phù hợp cho các công ty của họ (Hussin và cộng sự, 2002). Trong bối cảnh của HTTTKT, những chủ sở hữu/người quản lý có cả kiến thức về CNTT lẫn kế toán sẽ ở vị trí tốt hơn những người không có kiến thức này, vì họ có thể hiểu các nhu cầu HTTTKT của công ty và sau đó sử dụng kiến thức CNTT của họ để xác định triển khai CNTT phù hợp với nhu cầu thông tin của công ty. Giả thuyết 1 (H1): Sự tinh vi của CNTT có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. 3.2. Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về CNTT và hệ thống kế toán (MK) Hussin và cộng sự (2002); Thong (1999); Thong (2001) đã khẳng định, kiến thức hay sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về CNTT và kế toán đóng vai trò quan trọng trong thành công của các dự án tin học hóa của DN, trong đó bao gồm cả những dự án tin học áp dụng trong kế toán. Với vai trò là người chủ đạo trong các quyết định kinh doanh, nên những hiểu biết của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin từ HTTTKT. Nghiên cứu của Alnajjar (2017) và Salehi và cộng sự (2010) đã kiểm tra tác động của yếu tố về sự am hiểu của chủ sở hữu/người quản lý ảnh hưởng đến HTTTKT; kết quả đã cho thấy, có mối quan hệ tích cực của yếu tố này đến HTTTKT; kết quả tương tự cũng cho thấy, sự ủng hộ cho giả thuyết kiến thức của chủ sở hữu/người quản lý ảnh 6
- hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các nghiên cứu của Ismail và King (2007); Tamoradi (2014); Nabizadeh và Omrani (2014). Giả thuyết 2 (H2): Sự am hiểu của chủ sở hữu/người quản lý có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. 3.3. Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý (MC) Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý được đo lường dựa trên mức độ tham gia của họ vào các dự án tin học hóa DN (Ismail và King, 2007). Mặc dù, trong nghiên cứu của Ismail và King (2007) ít có bằng chứng ủng hộ giả thuyết này, nhưng trong các nghiên cứu khác của Tamoradi (2014) và Alnajjar (2017) lại đưa ra kết luận về vai trò chủ đạo chủ sở hữu/của người quản lý trong việc triển khai HTTTKT trong DNNVV, cũng như ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả triển khai HTTTKT. Giả thuyết 3 (H3): Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. 3.4. Sử dụng chuyên gia bên ngoài (EX) Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà cung cấp, nhà tư vấn đối với các dự án tin học hóa trong các DNNVV. Các công ty kế toán cũng được xem là nguồn tư vấn tiềm năng cho các DN này, về việc sử dụng CNTT trong thiết kế HTTTKT. Kết luận trong nghiên cứu của Ismail và King (2007); Budiarto (2014); Nabizadeh và Omrani (2014) đã khẳng định, nhóm DN sử dụng sự tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài từ các công ty tư vấn kế toán, các công ty dịch vụ phần mềm đã đạt được sự phù hợp của HTTTKT cao hơn các DN ít sử dụng sự tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài. Như vậy có thể thấy, yếu tố về các chuyên gia bên ngoài về kế toán cũng như CNTT đều có ảnh hưởng đến sự phù hợp của một HTTTKT trong DN. Giả thuyết 4 (H4): Sử dụng sự tư vấn chuyên gia bên ngoài có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. 3.5. Sử dụng chuyên gia nội bộ (IN) Các nghiên cứu cũng đã được tiến hành, để tìm hiểu cách thức CNTT được áp dụng trong DN để hỗ trợ cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin trong DN như thế nào (Temtime và cộng sự (2003); Ismail và King (2005); Ismail và King (2007)). Kết quả cho thấy, việc áp dụng CNTT đã được phát triển rất mạnh trong các DNNVV. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Mitchell và cộng sự (2003) cho thấy, vì các DNNVV thiếu kinh nghiệm kế toán, thiếu chuyên môn và thiếu hỗ trợ CNTT, nên dẫn đến việc chưa đạt được sự phù hợp của CNTT. Như vậy có thể thấy, sự hiểu biết về chuyên môn kế toán không chỉ cần cho các nhà quản lý/các chủ sở hữu, việc sử dụng hỗ trợ từ các chuyên gia kế toán, CNTT nội bộ sẽ ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT được thiết kế trong DN. Giả thuyết 5 (H5): Sử dụng chuyên môn của chuyên gia nội bộ có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. 3.6. Văn hóa DN (OC) 7
- Huynh Quang Linh (2021) cho rằng, văn hóa DN được ghi nhận như một động lực của việc chấp nhận HTTTKT và chất lượng thông tin kế toán. Như vậy, văn hóa DN có thể có những tác động nhất định đến sự phù hợp của HTTTKT trong đơn vị. Nghiên cứu của Rapina (2014) cũng đo lường văn hóa DN, trong mối quan hệ với chất lượng HTTTKT thông qua các chuẩn mực và quy tắc ứng xử định hướng hành vi trong DN; các giá trị văn hóa thể hiện ở môi trường làm việc, các giá trị nằm ở sự đổi mới, sáng tạo, hạn chế rủi ro trong phân công, phân quyền công việc; và sự hỗ trợ, tương tác trong nội bộ DN và cũng như bên ngoài DN. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, văn hóa DN ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT, ảnh hưởng đến sự thành công của việc triển khai và thiết kế HTTTKT. Sự phù hợp của HTTTKT được hình thành trong quá trình triển khai và thiết kế HTTTKT. Giả thuyết 6 (H6): Văn hóa DN có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. 3.7. Quy mô của DN (FS) Trong nghiên cứu về triển khai xây dựng HTTT trong các DN nhỏ ở Singapore, Thong (2001) đã kết luận, các dự án tin học hóa cũng ít có khả năng thành công ở các DN nhỏ hơn khi so sánh với các DN lớn hơn, do nguồn lực hạn chế và sự thiếu chính thức hóa cấu trúc HTTT của các công ty nhỏ. Có thể thấy, quy mô DN có những ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai HTTT và do đó sẽ ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN đó. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây cũng có những kết luận trái ngược nhau. Trong khi, kết quả nghiên cứu của Tamoradi (2014) và Ismail và King (2007) không tìm thấy nhiều bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết quy mô của đơn vị ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT thì kết quả nghiên cứu của Nabizadeh và Omrani (2014) lại ủng hộ giả thuyết này. Giả thuyết 7 (H7): Quy mô DN có tác động tích cực đến sự phù hợp của HTTTKT trong DN. Hình1: Mô hình nghiên cứu Sự tinh vi của Sử dụng chuyên CNTT (IT) gia bên ngoài (EX) Sự phù Sự am hiểu của hợp của Sử dụng chuyên nhà quản lý (MK) HTTTKT gia trong DN (IN) (AL) Văn hóa DN Sự cam kết của (OC) chủ sở hữu và nhà quản lý (MC) Quy mô DN (FS) (Nguồn: nhóm tác giả đề xuất) 8
- Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, với phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và thu thập ý kiến từ các chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT. Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhóm tác giả đã hiệu chỉnh mô hình và thước đo để xây dựng bảng khảo sát nhằm tiến hành nghiên cứu định lượng. Bảng khảo sát được thiết kế với tất cả các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert gồm 5 mức độ, trong đó: - Sự phù hợp của HTTTKT là được hình thành từ sự tương tác giữa hai phép đo về nhu cầu thông tin đối với HTTTKT và khả năng đáp ứng những nhu cầu thông tin đó của HTTTKT, dựa trên cùng 19 đặc điểm về thông tin kế toán (Chenhall và Morris, 1986). Các biến quan sát sẽ được đánh giá dựa trên thang đo Likert từ 1-5, tương ứng với các mức độ quan trọng về nhu cầu và mức độ sẵn có về khả năng đáp ứng của HTTTKT tại DN. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong mô hình được kế thừa từ thang đo của Ismail và King (2007); Budiarto (2015); Trần Thị Thanh Nhàn (2018) và kết quả nghiên cứu định tính, cụ thể: Sự tinh vi của CNTT được đo lường bởi 7 biến quan sát; Sự am hiểu của nhà quản lý được đo lường bằng 4 biến quan sát; Sự cam kết của nhà quản lý được đo lường bằng 6 biến quan sát; Sử dụng chuyên gia bên ngoài được đo lường bằng 3 biến quan sát; Sử dụng chuyên gia bên trong đo lường bằng 4 biến quan sát; Văn hoá DN đo lường bằng 5 biến quan sát và Quy mô DN đo lường bằng 2 biến quan sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự phù hợp của HTTTKT tại các DNNVV ở Việt Nam. Tác giả thực hiện khảo sát, bằng cách: gửi email, gửi qua đường bưu điện và khảo sát trực tiếp các nhà quản trị DN, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, hoặc nhân viên CNTT đang làm việc tại các DNNVV Việt Nam. Sau nhiều lần gửi phiếu, tác giả thu về được 454 phiếu trả lời nhưng trong đó có 89 phiếu không hợp lệ, còn lại 365 phiếu hợp lệ và có thể sử dụng kết quả để thực hiện phân tích. Số liệu thu thập được xử lý và đưa vào công cụ phân tích SPSS 20, để thực hiện các bước sau: Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha; Phân tích EFA; Phân tích cụm và Phân tích hồi quy nhị phân, để phân tích kết quả nghiên cứu. 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Bảng câu hỏi chính thức bao gồm 50 câu hỏi đo lường bằng thang điểm Likert 5 điểm, không kể các câu hỏi liên quan đến thông tin nhân khẩu học của người trả lời và các câu hỏi về thông tin DN, để đo lường cho 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập trong 9
- mô hình nghiên cứu. Kết quả phản hồi sau khi được lọc thông tin còn lại 365 phiếu trả lời hợp lệ, bao gồm: Bảng 1: Phân tích thống kê Quan Tỷ Quy Cộng Lĩnh vực sát lệ % đổi Tỷ lệ % Thương mại và dịch 146 40,0% 40,0 40,0 vụ Công nghiệp 120 32,9% 32,9 72,9 Xây dựng 79 21,6% 21,6 94,5 Giá trị Nông nghiệp, Lâm 12 3,3% 3,3 97,8 nghiệp và Thuỷ sản Khác 8 2,2% 2,2 100,0 Tổng số 365 100,0% 100,0 (Nguồn: kết quả chạy SPSS) 4.1. Phân tích Thống kê mô tả 10
- Bảng 2: Phân tích thống kê mô tả các biến Độ lệch Độ lệch N Min Max GTTB N Min Max GTTB chuẩn chuẩn OC1 365 2,00 5,00 3,3562 ,74439 IR1 365 1,00 5,00 3,2877 ,84968 OC2 365 2,00 5,00 3,3452 ,71580 IR2 365 1,00 5,00 3,2877 ,97326 OC3 365 2,00 5,00 3,2548 ,68200 IR3 365 1,00 5,00 3,1425 1,08003 OC4 365 2,00 5,00 3,3644 ,70426 IR4 365 1,00 5,00 3,3397 ,98599 OC5 365 1,00 5,00 3,4904 ,96251 IR5 365 2,00 5,00 3,0904 ,93176 EX1 365 2,00 5,00 3,7205 ,47317 IR6 365 1,00 5,00 3,4959 ,82416 EX2 365 2,00 5,00 3,7123 ,49390 IR7 365 1,00 5,00 3,4932 ,89448 EX3 365 2,00 5,00 3,7260 ,47637 IR8 365 1,00 5,00 2,9589 1,06954 IT1 365 1,00 5,00 3,5425 ,82307 IR9 365 1,00 5,00 2,9288 1,07946 IT2 365 1,00 5,00 3,5123 ,83072 IR10 365 1,00 5,00 3,2137 ,93956 IT3 365 1,00 5,00 3,5178 ,79340 IR11 365 1,00 5,00 3,3616 ,84882 IT4 365 1,00 5,00 3,6164 ,81924 IR12 365 1,00 5,00 3,4055 ,80176 IT5 365 1,00 5,00 3,5863 ,73852 IR13 365 1,00 5,00 3,3068 ,86703 IT6 365 1,00 5,00 3,5205 ,92150 IR14 365 1,00 5,00 3,4356 ,83162 IT7 365 1,00 5,00 3,5507 ,85213 IR15 365 1,00 5,00 3,4740 ,72817 IN1 365 2,00 5,00 3,6219 ,71833 IR16 365 1,00 5,00 3,1699 1,00748 IN2 365 2,00 5,00 3,6630 ,68249 IR17 365 1,00 5,00 3,1973 ,95186 IN3 365 2,00 5,00 3,6438 ,61951 IR18 365 1,00 5,00 3,3589 ,75590 IN4 365 2,00 5,00 3,7753 ,61479 IR19 365 1,00 5,00 3,4137 ,77128 MC1 365 1,00 5,00 3,7534 ,72968 CR1 365 1,00 5,00 3,4575 ,78199 MC2 365 2,00 5,00 3,8356 ,70348 CR2 365 1,00 5,00 3,4849 ,77949 MC3 365 1,00 5,00 3,8575 ,72360 CR3 365 1,00 5,00 3,3151 ,96472 MC4 365 2,00 5,00 3,8466 ,73269 CR4 365 1,00 5,00 3,5014 ,77255 MC5 365 1,00 5,00 3,8082 ,71209 CR5 365 1,00 5,00 3,5041 ,76898 MC6 365 1,00 5,00 3,3233 ,99980 CR6 365 1,00 5,00 3,5699 ,70607 MK1 365 1,00 5,00 3,7863 ,73629 CR7 365 1,00 5,00 3,6027 ,73267 MK2 365 1,00 5,00 3,7808 ,71956 CR8 365 1,00 5,00 3,3918 1,00134 MK3 365 1,00 5,00 3,7562 ,82425 CR9 380 2,00 5,00 3,5605 365 MK4 365 1,00 5,00 3,7589 ,70083 CR10 380 2,00 5,00 3,5632 365 CR11 380 2,00 5,00 3,5816 365 CR12 380 2,00 5,00 3,6553 365 CR13 380 2,00 5,00 3,5921 365 CR14 380 2,00 5,00 3,6421 365 CR15 380 2,00 5,00 3,7105 365 CR16 380 2,00 5,00 3,6079 365 CR17 380 2,00 5,00 3,6000 365 CR18 380 2,00 5,00 3,6816 365 CR19 380 2,00 5,00 3,6368 365 (Nguồn: kết quả chạy SPSS) Từ Bảng 2 có thể nhận thấy, giá trị trung bình của các thang đo cho biến phụ thuộc và 7 biến độc lập đều đạt mức độ trung bình khá cao (từ 2,9288 đến 3,8575) trong thang đo likert 5 mức độ. Như vậy, có thể thấy, các ý kiến khảo sát đều khá tập trung và có sự đồng ý về các thang đo cho các biến khá cao. 4.2. Phân tích cụm 11
- Để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu, trước hết cần phải xác định xem có các cụm DN có sự khác biệt đáng kể về mức độ phù hợp của HTTTKT hay không? Kỹ thuật phân tích cụm thường được sử dụng để tạo các cụm hoặc các nhóm có các thực thể giống nhau cao, dựa trên một số biến đã được xác định. Phân tích cụm trong nghiên cứu thực hiện trên phần mềm SPSS 20, sử dụng công cụ K-means với cách tính khoảng cách Euclid bình phương. Kỹ thuật này được lựa chọn vì ưu điểm đơn giản, khối lượng tính toán ít và phổ biến cho các nghiên cứu có khối lượng dữ liệu lớn. Cũng theo nghiên cứu của Chan và cộng sự (1997), nhóm tác giả vận dụng mô hình Moderation nhằm kiểm tra sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV. Mười chín biến (19 đặc điểm thông tin thực hiện HTTT) đo lường hai khía cạnh, khía cạnh nhu cầu sử dụng HTTTKT (IR) và khía cạnh khả năng đáp ứng của HTTTKT (CR) đều được đo bằng thang đo Likert 5 điểm. Do vậy, điểm kiểm duyệt của mỗi thang đo khi tiến hành phân cụm có thang từ 1 đến 25 (IR*CR). Kỹ thuật này có lợi thế là xác định sự giống nhau mà không cần áp đặt một mô hình cụ thể Bảng 3. Phân tích Cluster Cluster 1 Cluster 2 Kích cỡ 118 247 Tỷ lệ % 32.3% 67.7% MK 3.24 4.02 MC 3.49 3.98 IT 3.03 3.80 IN 3.45 3.78 EX 3.64 3.76 OC 3.14 3.42 (Nguồn: kết quả chạy SPSS) Kết quả phân tích Cluster chia thành 02 nhóm, với nhóm 01 Có sự phù hợp thấp hoặc chưa đạt được sự phù hợp chiếm 32,3% và nhóm 2 là nhóm đạt được mức độ phù hợp cao chiếm 67,7%, tỉ lệ này thể hiện rõ ở biểu đồ 1. Quan sát sát các giá trị tương ứng với các nhân tố tại Bảng 3 và Biểu đồ 2, dự đoán mức ảnh hưởng thì mức ảnh hưởng của các nhân tố được sắp xếp thông qua phân tích Cluster theo mức độ giảm dần như sau: MK (Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý) > MC (Cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý) > IT (Sự tinh vi của CNTT) > INT (Sự tham gia của nhân viên nội bộ) > EX (Sự tư vấn của chuyên gia bên ngoài) > OC (Văn hóa DN). tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả dự báo. Vì vậy, muốn phân tích rõ ràng và chi tiết hơn cần đi sâu vào phân tích hồi quy. 12
- Hình 1: Biểu đồ Histogram Hình 2: Biểu đồ dự đoán mức độ ảnh hưởng (Nguồn: kết quả chạy SPSS) 4.3. Phân tích hồi quy nhị phân Mô hình nghiên cứu tổng quát của nghiên cứu được xây dựng gồm 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập, thể hiện qua hàm hồi quy: Tác giả thực hiện phân tích hồi quy nhị phân trên phần mềm SPSS 20 bằng sử dụng phương pháp Enter, thu được kết quả cụ thể: 4.3.1. Omnibus test Bảng 4: Omnibus Tests of Model Coefficients Chi- df Sig. square 13
- Ste 274,84 7 ,000 p 5 Ste Bl 274,84 7 ,000 p1 ock 5 M 274,84 7 ,000 odel 5 (Nguồn: kết quả chạy SPSS) Bảng 5: Hosmer and Lemeshow Test Ste Chi- Df Sig. p square 1 210,272 8 ,000 Kết quả tại Bảng 5 cho thấy, giá trị Chi bình phương bằng 274,845 với bậc tự do df = 7, có ý nghĩa thống kê với Sig = 0.000 < 0.05, nên bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy trong mô hình đều bằng 0. 4.3.2. Verify the predictive accuracy of the model Table 6. Classification Tablea Observed Predicted Y Percentage 0 1 Correct Step 0 105 13 89,0 1 1 9 238 96,4 Overall 94,0 Percentage (Source: Author) Kiểm định Hosmer và Lemeshow về mức độ phù hợp của mô hình với Chi bình phương bằng 402485,439, với mức ý nghĩa Sig = 0,00 < 0,05. Mức độ dự báo chính xác của mô hình đối với Sự không phù hợp của HTTTKT là 89%, đối với Sự phù hợp của HTTTKT là 96,4%. Mức độ dự báo đúng chung là 94%. 4.3.3. Kết quả hồi quy 14
- Bảng 7. Kết quả hồi quy B S.E. Wald df Sig. Exp( 95% C.I.for B) EXP(B) Lower Upper FS ,523 ,305 2,949 1 ,086 1,688 ,929 3,068 OC ,662 ,372 3,169 1 ,075 1,938 ,935 4,016 EX ,865 ,453 3,648 1 ,056 2,375 ,978 5,771 10,83 IT 2,382 ,396 36,152 1 ,000 4,982 23,548 a 1 Step 1 IN 2,194 ,435 25,429 1 ,000 8,969 3,823 21,040 MC 1,557 ,411 14,364 1 ,000 4,743 2,120 10,609 18,31 MK 2,908 ,475 37,443 1 ,000 7,217 46,483 5 Constant -38,658 4,540 72,509 1 ,000 ,000 a. Variable(s) entered on step 1: FS, OC, EX, IT, IN, MC, MK. (Nguồn: kết quả chạy SPSS) Kết quả xác định hệ số hồi quy được thể hiện trong Bảng 7 cho thấy, 7 biến độc lập thì tất cả đều có quan hệ với biến phụ thuộc với Sig trong kiểm định Wald đều < 0.1. Vậy, mô hình hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số B (cột B) đều mang dấu (+), chứng tỏ các biến này tác động tích cực đến Sự phù hợp của HTTTKT hệ số tại cột Exp(B) cho ta biết mức độ tác động tăng hay giảm tỷ suất giữa việc Sự phù hợp của HTTTKT. Như vậy, các kết quả phân tích đều cung cấp những bằng chứng ủng hộ cho các giả thuyết nghiên cứu đã xây dựng. Từ các kết quả kiểm định trên, ta có mô hình hồi quy là: AL= Ln(p/(1-p) = -38,658+ 0,523* FS + 0,662*OC + 0,865*EX + 1,557*MC + 2,194*IN 2,382*IT + 2,908*MK 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, có 7 nhân tố có ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV tại Việt Nam, với mức độ tác động theo thứ tự từ cao đến thấp, như sau: Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý; Sự tinh vi của CNTT; Sự tham gia của nhân viên nội bộ; Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý; Sự tư vấn của chuyên gia bên ngoài; Văn hóa DN; Quy mô DN. Do đó, nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV Việt Nam. Nâng cao kiến thức của chủ sở hữu/nhà quản lý DN Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý càng cao, chứng tỏ các khả năng điều hành, tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị càng được đảm bảo. Từ đó, đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệu quả cho các hoạt động của DN. T rước hết, nhà quản trị DN cần có kiến thức đầy đủ về kế toán, hiểu nhất về các hoạt động 15
- kinh doanh của đơn vị để phát triển, triển khai chiến lược CNTT và thúc đẩy công nghệ tạo ưu thế cạnh tranh cho DN. Thứ hai, nhà quản trị DN cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào quy trình quản lý sản xuất và vi tính hoá công tác kế toán cũng như công tác điều hành trên toàn DN thì mới có thể triển khai HTTTKT phù hợp với nhu cầu thông tin của DN, mang lại nhiều lợi ích cho DN. Tăng cường ứng dụng CNTT trong nhiều hoạt động của DN CNTT được ứng dụng trong DN là các hệ thống hỗ trợ văn phòng, hệ thống ra quyết định, hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm kế toán, ứng dụng hỗ trợ thiết kế, sản xuất máy tính hỗ trợ và hệ thống mạng viễn thông. Nhân tố Sự tinh vi của CNTT có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV. Do đó, DNNVV phải có những chính sách phát triển, đầu tư vào CNTT phù hợp với tầm nhìn và chiến lược kinh doanh trong DN. Tuy nhiên, với đặc điểm giới hạn nguồn lực, các DNNVV nên chủ yếu tập trung đầu tư các thành phần chức năng CNTT nhằm hướng vào khai thác những thông tin quan trọng hơn là việc lãng phí nguồn lực nhằm khai thác toàn bộ thông tin. Trong thời đại công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh, DN cũng nên nhận thức bắt kịp xu hướng chuyển dịch sang các phần mềm kế toán, ứng dụng hệ thống hiện đại như Hệ thống hoạch định tài nguyên trong DN (ERP), Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) hoặc Quản lý quan hệ khách hàng (CRM),… Khi xem xét những phần mềm này, DN cũng cần lưu ý một số điều kiện như: phần mềm có khả năng cung cấp các kết xuất đầu ra hỗ trợ tốt mong muốn sử dụng; phần mềm có khả năng kiểm soát tốt quá trình nhập liệu, linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của DN, chi phí vận hành phần mềm nên được xem xét cẩn thận đề phòng những rủi ro không đáng có. Tăng cường nâng cao năng lực và sự tham gia của nhân viên nội bộ Các nhà quản lý DN cần lưu ý khi phát triển xây dựng hoặc tái cấu trúc HTTTKT cần đảm bảo huấn luyện nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình phân tích, thiết kế và thực hiện hệ thống. Các DNNVV có đặc điểm hệ thống ít phức tạp hơn so với các DN quy mô lớn. Do vậy, việc khuyến khích nhân viên tham gia xây dựng hệ thống là hoàn toàn có cơ sở. Tận dụng nguồn lực sẵn có hiệu quả vừa có tác dụng giảm chi phí thực hiện, vừa đảm bảo nhân viên nội bộ hiểu rõ về HTTTKT, tăng cường tính hữu ích và tính dễ sử dụng của hệ thống, cũng như kiểm soát được tiến độ và sự phát triển của HTTTKT. Chủ sở hữu/nhà quản lý tạo dựng và duy trì cam kết đổi mới, sáng tạo Đối với các DNNVV, thì các nhà quản lý thường đóng vai trò quyết định trong các hoạt động quan trọng của đơn vị. Vì vậy, mà các cam kết mà nhà quản lý đưa ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoạt động các hệ thống trong DN, đặc biệt là trong việc phát triển HTTTKT. Bởi vậy, nhà quản trị cần phải đưa ra các cam kết, đảm bảo phù hợp nhằm tăng niềm tin cho người lao động, đối tác, thậm chí là các chuyên gia bên ngoài. 16
- Như vậy, nhà quản lý cần tạo dựng cam kết và động lực cho nhân viên thông qua một số hành động cụ thể như: nhà quản lý phải thiết lập được các chính sách khuyến khích cũng như sự hướng dẫn cụ thể trong việc tổ chức HTTTKT; các nhà quản lý phải xác định được nhu cầu của thông tin, các thông tin này phải đáp ứng được mục tiêu, chiến lược của tổ chức; thường xuyên lập kế hoạch triển khai HTTTKT trong tương lai phòng khi có những bất cập về thông tin như thông tin không đáp ứng đủ nhu cầu, thông tin không chính xác, kịp thời và thông tin không được bảo mật… Tăng cường các hoạt động kết nối và tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài DN Trong quá trình thực hiện HTTTKT cho DN, các chuyên gia là người phân tích, tìm hiểu hệ thống để đưa ra giải pháp phù hợp, gắn kết được giải pháp vào hoạt động của DN. Các DNNVV thường thuê các chuyên gia tư vấn bên ngoài, tuy nhiên, các chuyên gia thường chưa hiểu rõ về nội bộ bên trong của DN. Do đó, có thể phát sinh những quan điểm không thống nhất giữa nhà quản lý và chuyên gia bên ngoài. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tư vấn, DN cần cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, cũng như tình hình nội bộ của DN cho các chuyên gia, để họ có thể đánh giá đúng tình hình DN. Từ đó, họ có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với DN. Ngoài ra, DN nên lựa chọn một nhà cung cấp có uy tín, đủ năng lực tư vấn và hỗ trợ DN trong lâu dài. Điều này giúp giảm thời gian tư vấn, giảm chi phí thuê tư vấn bên ngoài. Đồng thời, đẩy nhanh việc thực hiện HTTTKT phù hợp do cùng một chuyên gia nên họ có những hiểu biết cơ bản về tình hình của DN. Xây dựng và bồi đắp các giá trị văn hóa DN Văn hóa DN là nét đặc trưng của mỗi DN có ảnh hưởng lớn tới hành vi người lao động. Tại Việt Nam, là một quốc gia mang đậm bản sắc dân tộc, văn hóa DN tại các DN Việt Nam cũng có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, các DN vẫn chưa thực sự chú trọng tới khía cạnh này của DN mình, đặc biệt là các DNNVV. Trong đó, việc thực hiện HTTTKT lại đòi hỏi sự phối hợp giữa các cá nhân. Vậy nên, để thực hiện thành công thì đòi hỏi DN phải có văn hóa DN tốt. DN cần xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của DN mình, thể hiện rõ cách thức kinh doanh phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa dân tộc và pháp luật của Việt Nam. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu, định hướng và giá trị cốt lõi, để xây dựng văn hóa DN. Đồng thời, truyền tải đến mỗi cá nhân nhằm nâng cao sự nhận thức của họ về văn hóa DN. Tài liệu tham khảo Alnajjar Mohd I M. (2017). “Impact of accounting information system on organizational performance: A study of SMEs in the UAE”, Global Review of Accounting and Finance, Số 8(2), Trang: 20-38 17
- Bagranoff Nancy A, Mark G Simkin và Carolyn Strand Norman. (2010). Core Concept Accounting Information Systems, NXB George Hoffman. Budiarto Dekeng Setyo (2014), ‘Accounting Information System (AIS) Alignment And Non-Financial Performance In Small Firms’, International Journal of Computer Networks (IJCN), Số 6(2), Trang: 15-25. Cragg Paul, Malcolm King và Husnayati Hussin. (2002). “IT alignment and firm performance in small manufacturing firms”, The Journal of Strategic Information Systems, Số 11(2), Trang: 109-132. Chan Yolande E, Sid L Huff, Donald W Barclay và Duncan G Copeland. (1997). “Business strategic orientation, information systems strategic orientation, and strategic alignment”, Information Systems Research, Số 8(2), Trang: 125-150. Galbraith. (1973). Designing complex Organizations, NXB Addison Wesley Publishing Company. Hussin H., M. King và P. Cragg. (2002). “IT alignment in small firms”, European Journal of Information Systems, Số 11(2), Trang: 108-127. Ismail Noor Azizi và Malcolm King. (2005). “Firm performance and AIS alignment in Malaysian SMEs”, International Journal of Accounting Information Systems, Số 6, Trang: 241-259. Nguyễn Thị Tố Quyên. (2015). Đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với HQHĐ kinh doanh của các DN tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tamoradi Fazel. (2014). “Factors influencing the alignment of accounting information systems of accepted manufacturing firms in Tehran Stock Exchange”, Management Science Letters, Số 4(3), Trang: 429-438. Trần Thứ Ba. (2017). “Sự phù hợp của AIS và HQHĐ kinh doanh của DN - Phân tích đa nhóm với mô hình SEM”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Số 4(33), Trang: 64 – 73. Thong. (1999). “An Integrated Model of Information Systems Adoption in Small Businesses”, Journal of Management Information Systems, Số 15(4), Trang: 187-214. Thong James YL. (2001). “Resource constraints and information systems implementation in Singaporean small businesses”, Omega, Số 29(2), Trang: 143-156. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 23- CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM
3 p | 856 | 245
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
14 p | 102 | 9
-
Mô hình đánh giá sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
11 p | 14 | 5
-
Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế
3 p | 96 | 4
-
Hệ thống báo cáo tài chính kế toán
23 p | 59 | 4
-
Điều tiết, giải điều tiết, tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách
6 p | 28 | 3
-
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng – giải pháp cải thiện tài chính hưu trí Việt Nam
9 p | 31 | 3
-
Đánh giá sự tác động các yếu tố tới nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam
21 p | 57 | 3
-
Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số: Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc
18 p | 33 | 3
-
Đánh giá sự phù hợp của hệ thống phân ngành GICS và TRBC: Nghiên cứu thực nghiệm tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 25 | 3
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 501: Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt
9 p | 98 | 3
-
Tác động của môi trường ERP đối với tổ chức kế toán quản trị của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
5 p | 37 | 2
-
Điều tiết, giải điều tiết và tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng – một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách
11 p | 35 | 2
-
Mô tả công việc Phó phòng Kiểm toán
2 p | 49 | 2
-
Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
7 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu tác động của sức mạnh thị trường tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
16 p | 5 | 2
-
Xây dựng mô hình nghiên cứu sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
15 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn