intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam" chỉ ra các khuyến nghị nhằm áp dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Với 50 bảng câu hỏi gửi tới 5 doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam là Viettel, VinaPhone, Mobifone, S-Fone, Gmobile và thu được 40 bảng hỏi hợp lệ. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chưa sử dụng kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VIỆT NAM INTERNAL CONTROL IN VIETNAMESE TELECOM BUSINESSES TS. Lê Thị Thúy Thanh1, NCS. Đỗ Thị Lan Anh2 1 Trường Đại học Công Đoàn, 2Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid như hiện nay, kinh tế ngày càng khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Duy trì sự tồn tại là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và tăng trưởng bền vững. Kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế các rủi ro tiềm tàng, bảo vệ tài sản và thông tin doanh nghiệp. Trong bối cảnh cuộc cách mạng số bùng nổ như hiện nay, các quan niệm về kiểm soát nội bộ có những cách tiếp cận mới. Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã tiến hành khảo sát bằng hình thức điều tra thông qua bảng câu hỏi. Với 50 bảng câu hỏi gửi tới 5 doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam là Viettel, VinaPhone, Mobifone, S-Fone, Gmobile và thu được 40 bảng hỏi hợp lệ. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chưa sử dụng kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả. Bài viết cũng chỉ ra các khuyến nghị nhằm áp dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Từ khóa: Đánh giá rủi ro, Giám sát, Hoạt động kiểm soát, Môi trường kiểm soát, Thông tin và truyền thông. ABSTRACT With the complicated situation of the covid pandemic as it is, the economy is increasingly difficult, a series of businesses fall into bankruptcy. Maintaining survival is the primary goal of businesses to day. Building an effective and effective internal control system will help businesses survive, develop and grow sustainably. Internal control prevents potential risks, protect assets and corporate information. In the context of the current digital revolution, the concept of internal control takes new approaches. Research on internal control in Vietnamese telecommunications enterprises conducted s, urveys in the form of surveys through questionnaires. With 50 questionnaires sent to 5 leading telecommunications enterprises in Vietnam: Viettel, VinaPhone, Mobifone, S-Fone, Gmobile and obtained 40 valid questionnaires. The results showed that Vietnamese telecommunications enterprises have not used internal control effectively. The article also outlines recommendations to apply elements of internal control more appropriately and effectively. Keywords: Risk Assessment, Monitoring, Control Activities, Control Environment, Information and Communication. 1. Giới thiệu Các doanh nghiệp ngày càng phát triển, quy mô hoạt động mở rộng và tiến hành nhiều hoạt 1328
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 động phức tạp với mức độ rủi ro cao. Để đạt được mục tiêu thì đòi hỏi các nhà quản lý cần phải giám sát, kiểm soát và đánh giá hiệu quả công việc nhằm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động. Kiểm soát nội bộ luôn cần thiết, không thể thiếu được trong mọi quy trình quản lý, quản trị của mỗi doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trên thế giới, kiểm soát nội bộ đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn các doanh nghiệp từ những năm đầu của thập kỷ 90. Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về kiểm soát nội bộ, đặc biệt từ khi Báo cáo COSO được phát hành năm 1992. Kiểm soát nội bộ đã phát triển theo các hướng khác nhau, trong đó hướng thiết kế kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp khác nhau là một hướng trọng yếu của phiên bản báo cáo COSO. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay thì kiểm soát nội bộ vẫn đang còn là vấn đề khá mới mẻ trong thực tiễn các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp viễn thông hiện nay đang trên đà phát triển và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nắm bắt được doanh nghiệp mình đang đối măt với những rủi ro tiềm tàng gì để ra quyết định về các hoạt động kiểm soát nội bộ hiệu quả. Tuy nhiên, kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà lãnh đạo. Vì thế, việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ hiệu lực và hiệu quả trong các doanh nghiệp viễn thông là yêu cầu tất yếu. Muc tiêu nghiên cứu của bài báo là: - Hệ thống hóa lý thuyết về kiểm soát nội bộ. - Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam - Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. 2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ Tổng quan về kiểm soát nội bộ được chia thành 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền COSO (trước năm 1992) Lý luận đầu tiên về kiểm soát nội bộ được đưa ra năm 1929 bởi công bố của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FRB – Federal Reserve Bulletin), kiểm soát nội bộ là một công cụ để bảo vệ tiền và tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động; kiểm soát nội bộ là công cụ cơ sở để phục vụ việc lấy mẫu của kiểm toán viên. Lý luận này đã làm nổi bật được vai trò của kiểm soát nội bộ; được hiểu một cách đơn giản là công cụ bảo vệ tiền không bị sai sót, gian lận; không bị mất hay thất thoát tài sản; số liệu kế toán được phản ánh đáng tin cậy. Sau đó, khái niệm này dần được mở rộng: Kiểm soát nội bộ không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ tài sản (không chỉ có tiền) mà còn nhằm đảm bảo việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý. Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu kiểm soát nội bộ trong các cuộc kiểm toán. Vào năm 1985, sự đổ bể của các công ty cổ phần có niêm yết làm cho các nhà làm luật Hoa Kỳ quan tâm đến kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, nhiều văn bản hướng dẫn về kiểm soát nội bộ được ban hành bởi: - Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ năm 1988 - Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991 1329
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ năm 1998. Giai đoạn 2: Giai đoạn ra đời báo cáo COSO 1992 Sự phát triển của Hoa Kỳ về cả quy mô và tốc độ của nền kinh tế đã đem lại nhiều hệ lụy, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng. Lúc này có nhiều tranh luận trong giới học thuật cũng như thực tiễn hoạt động tại các đơn vị. Chính từ yêu cầu này, tới năm 1985, một uỷ ban có tên gọi là Uỷ ban quốc gia phòng chống gian lận trên báo cáo tài chính (National Commission on Fraudulent Financial Reporting) hay thường gọi là Uỷ ban Treadway (theo tên của người dẫn đầu là ông James C. Treadway – là luật sư và cũng là uỷ viên của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ) được thành lập trên cơ sở hợp tác của các tổ chức nghề nghiệp như Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA). Uỷ ban Treadway nhanh chóng đưa ra một báo cáo có ý nghĩa lịch sử vào năm 1987, trong đó bao gồm 50 kiến nghị nhằm mục đích giảm tỷ lệ gian lận trên báo cáo tài chính. Để thực thi các kiến nghị này, một uỷ ban khác có tên gọi là Uỷ ban của các tổ chức tài trợ (Committed of Sponsoring Organization), gọi tắt là COSO đã được thành lập. COSO đã nghiên cứu và tìm hiểu các gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và nhận thấy kiểm soát nội bộ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận. Vào tháng 9 năm 1992, COSO đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn cho kiểm soát nội bộ và đưa ra Báo cáo COSO 1992, đây là hệ thống lý luận khá đầy đủ về kiểm soát nội bộ, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong nhận thức về mặt lý luận của kiểm soát nội bộ với nội dung chủ yếu là giới thiệu một khái niệm hoàn chỉnh về kiểm soát nội bộ. Giai đoạn 3: Giai đoạn hậu COSO (sau năm 1992 trở về đây) Báo cáo COSO 1992 đã tạo cơ sở lý luận tương đối hoàn chỉnh về kiểm soát nội bộ, tạo tiền đề cho hàng loạt các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ ở nhiều lĩnh vực, Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, hoạt động và tuân thủ. Tuy nó chưa thật hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập được một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về kiểm soát nội bộ. Để phù hợp với tình hình hiện nay cần một báo cáo COSO cập nhật hơn được phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường. Do đó, tới năm 2013 thì báo cáo COSO 2013 đã thay thế cho báo cáo COSO 1992 có hiệu lực từ 15 tháng 12 năm 2014. Hiện nay, theo các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát nội bộ. Theo quan điểm của liên đoàn quốc tế IFAC, kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo độ tin cậy các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp luật và đảm bảo hiệu quả hoạt động. Còn theo quan điểm của AICPA, kiểm soát nội bộ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận, được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách. Luật kế toán năm 2015 (Điều 39) quy định: "1. KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. 2. Đơn vị kế toán phải thiết lập HTKSNB trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả; b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyển và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý". 1330
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 có đề cập về khái niệm kiểm soát nội bộ. Theo đó, kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Theo báo cáo COSO (1992 và 2013) kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động. - Sự tin cậy của báo cáo tài chính. - Sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng khái niệm kiểm soát nội bộ theo COSO là khái niệm được chấp nhận rộng rãi trong nước và trên thế giới. Như vậy, có thể khái quát một khái niệm chung nhất về kiểm soát nội bộ như sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ trong các tổ chức hoạt động. Qua các khái niệm trên, có thể thấy bản chất của kiểm soát nội bộ theo COSO được khái quát nội dung căn bản đó là: Quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. Cụ thể: Kiểm soát nội bộ là một quá trình: Tất cả các hoạt động của đơn vị đều phải thông qua một chuỗi các quá trình từ lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu mong muốn, các đơn vị phải kiểm soát được các hoạt động của mình. Hoạt động kiểm soát diễn ra hàng ngày và hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị, được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người (bao gồm hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên). Con người đặt ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành chúng để hướng tới các mục tiêu đã định. Do vậy để kiểm soát nội bộ có hiệu quả thì mọi thành viên trong tổ chức đều phải hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình, xác định được mối liên hệ, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức. Đảm bảo hợp lý: Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho ban giám đốc và nhà quản lý việc đạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối do những hạn chế tiềm tàng trong hệ thống kiểm soát nội bộ như: sai lầm của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập nên hệ thống kiểm soát nội bộ. Hơn nữa một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Các mục tiêu: Mỗi đơn vị đặt ra mục tiêu mà mình cần đạt tới (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị). Có thể chia các mục tiêu mà đơn vị thiết lập ra thành 3 nhóm: - Nhóm mục tiêu về hoạt động (sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần). - Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính (tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính). - Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ (tuân thủ các luật lệ và quy định). 1331
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Như vậy, thông qua báo cáo COSO 2013, khái niệm kiểm soát nội bộ được chuẩn hóa phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh, nêu được khái niệm nền tảng cho cách thức tổ chức, thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, cung cấp nền tảng lý luận cho các ứng dụng giữa các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực, các khu vực, các quốc gia khác nhau. Theo COSO, KSNB bao gồm 5 yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thống kê mô tả để rút ra thực trạng về Kiểm soát nội bộ. Theo cách này kiểm soát nội bộ có 5 yếu tố cơ bản: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: + Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học, internet, tài liệu nội bộ… + Thông tin từ Internet: Các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp, thông tin ngành… + Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu... - Dữ liệu sơ cấp: + Phỏng vấn sâu + Phương pháp sử dụng phiếu điều tra Đối tượng Là các kế toán trưởng, các nhân viên kế toán và các kiểm soát viên của 5 doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam là: Viettel, VinaPhone, Mobifone, S-Fone, Gmobile. Tác giả gửi 10 phiếu khảo sát cho mỗi doanh nghiệp viễn thông này. 4. Kết quả Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ để hạn chế rủi ro nhằm đạt được các mục tiêu của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam được khảo sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Chỉ có môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát của kiểm soát nội bộ được xây dựng phù hợp. Cụ thể: Về môi trường kiểm soát - Hầu hết các nhà quản lý đều xây dựng được phong cách điều hành rõ ràng, nêu cao tính chính trực và giá trị đạo đức trong cả lời nói và việc làm (80% cho rằng người quản lý chịu các sức ép về việc phải báo cáo những kết quả tài chính hợp lý, 90% kết luận ban giám đốc có thận trọng trong các quyết định kinh doanh, 95% nhà quản lý có điều chỉnh lại báo cáo khi phát hiện có sai sót trọng yếu, ...). - Tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp (88% nhận định doanh nghiệp có những biện pháp để hạn chế hoặc loại bỏ những sức ép, cơ hội để nhân 1332
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 viên thực hiện những hành vi trái đạo đức). - 100% các doanh nghiệp viễn thông đã ban hành các văn bản về phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận chức năng và phổ biến rộng rãi trong nội bộ doanh nghiệp. - Việc tuyển dụng được thực hiện công khai (95%) và có quy đinh rõ ràng (93%). - Các doanh nghiệp xây dựng chính sách khen thưởng và kỷ luật, tuy nhiên mức khen thưởng chưa tạo sự khác biệt (48% người được trả lời cho rằng quy chế khen thưởng và kỷ luật nhân viên là chưa hợp lý). Về đánh giá rủi ro - Việc xác định mục tiêu trên cơ sở kế hoạch đề ra và điều kiện thực tế của doanh nghiệp chưa cân xứng với nhau. Đa phần các nhà quản lý đều mong muốn hoàn thành mục tiêu đề ra nên chỉ đưa ra kế hoạch thực hiện ở mức trong khả năng đạt được của doanh nghiệp. Tuy 78% người trả lời cho rằng xác định được sứ mệnh và chiến lược mà doanh nghiệp đang áp dụng, nhưng có đến 45% nhận định chưa có tính nhất quán giữa kế hoạch kinh doanh, mục tiêu chiến lược kinh doanh và điều kiện thực tế của doanh nghiệp. - Đa phần (70%) các doanh nghiệp viễn thông chưa nhận diện các rủi ro tiềm tàng một cách có hệ thống và cụ thể. Đối với từng hoạt động, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ nhận diện các rủi ro đã xảy ra mà chưa xem xét các rủi ro có thể phát sinh (số lượng người các đồng ý là 30/40, tương đương 75%). - Việc đánh giá rủi ro chưa được đặt lên hàng đầu trong công tác quản trị rủi ro. Có đến 95% người được trả lời cho rằng doanh nghiệp chưa đề ra các biện pháp, kế hoạch, quy trình cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại rủi ro đến một giới hạn chấp nhận nào đó. - Việc đánh giá rủi ro chưa được thực hiện thường xuyên trên toàn hệ thống, dẫn đến hệ thống kiểm soát nội bộ chậm thay đổi, có thể xảy ra những tổn thất mà doanh nghiệp chưa phát hiện. Đến khi phát hiện doanh nghiệp mới đánh giá lại thì doanh nghiệp đã bị thiệt hại. - Các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu nhận diện rủi ro phát sinh mà chưa hướng đến rủi ro tiềm tàng. Mới chỉ nhận diện rủi ro và phân tích chúng qua các cuộc họp mà chưa có bộ phận chuyên biệt, chưa thực hiện bài bản (kết quả khảo sát chỉ ra 80% không thực hiện việc ước tính chi phí ngăn ngừa rủi ro và hiệu quả kiểm soát thu được). - Bên cạnh đó, các nhà quản lý ở các doanh nghiệp viễn thông đang thiếu kiến thức về quản trị rủi ro, thiếu công cụ để định lượng rủi ro. Có 88% số người trả lời có cùng quan điểm này. Vì vậy, cách đối phó với rủi ro rất cứng nhắc và vẫn mang yếu tố cảm tính. Khi đã đưa ra và lựa chọn phương án đối phó rủi ro, các nhà quản lý chưa tính đến các rủi ro khác có thể xảy ra khi lựa chọn phương án đó. Về các hoạt động kiểm soát - Chỉ có 63% nhận thấy các doanh nghiệp viễn thông có các báo cáo đánh giá rủi ro tại đơn vị nhưng chưa thực sự đầy đủ. - Người kiểm tra chưa thực sự độc lập với người thực hiện ở một số nghiệp vụ. - Vẫn còn tình trạng sử dụng chung quyền truy cập (85% người đồng ý rằng trong doanh nghiệp nhân viên có thể chỉnh sửa và xóa dữ liệu trên hệ thống máy tính) Về thông tin truyền thông - Bộ phận tiếp nhận và phân loại thông tin chưa thực sự hiệu quả. Vẫn còn tình trạng thông 1333
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tin cung cấp không hợp lý và không hữu ích (35% số người trả lời cho rằng các kênh thông tin hiện tại chưa đảm bảo thông tin cung cấp cho bên ngoài và thông tin đơn vị nhận về từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích cho các đối tượng sử dụng). - Do tình trạng sử dụng chung quyền truy cập nên dễ dẫn đến sự tiếp cận thông tin của những người không có thẩm quyền. Về giám sát Ở các doanh nghiệp viễn thông hiện nay, việc giám sát được thực hiện chủ yếu là giám sát thường xuyên thông qua sự giám sát lẫn nhau giữa các nhân viên và từ người quản lý. Các phát hiện đều được báo cáo lên cấp trên và có các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, theo kết luận của 65% phiếu trả lời, các hoạt động đánh giá định kỳ của các nhà quản lý chưa được thực hiện đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả từ hệ thống kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với các thời kỳ). 5. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm chung nhất về kiểm soát nội bộ và các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp theo COSO 2013. Nội dung bài viết cho thấy cách tiếp cận theo nội dung gồm 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ là phù hợp với hướng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố của kiểm soát nội bộ hiện nay tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ở mức chưa đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng thông tin. Chỉ có 2 trong 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ được xây dựng phù hợp đó là môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nên hoàn thiện kiểm soát nội bộ. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nên tăng cường thiết lập thêm nhiều cơ chế giám sát để có thể kiểm soát được thực thi quyền lực của cấp dưới hoặc người đại diện. Định kỳ, tiến hành họp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các phương án đối phó với rủi ro hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] COBIT. (2019). Cobit 2019 framework. Retrieved 2/2/2020, 2020. [2] COSO. (2013). The 2013 Coso framework and sox comphiance Retrieved 18/2/2020, 2020 [3] Doyle, J., Ge, W., &McVay, S. (2007a). Determinants of weaknesses in internal control over a. financial reporting, Journal of Accounting and Economics, 44, 193-223. Doi: b. 10.1016/j.jacceco.2016.10.003. [4] Doyle, J., Ge, W., &McVay, S. (2007b). Accrual quality and internal control over financial a. reporting. The Accounting Review, 82 (5), 1141-1170. Doi: b. 10.2308/accr.2007.82.5.1141. [5] Fernald, H. B. (1943). Internal auditing. The Accounting Review, 18 (3), 228-234. 1334
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2