intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc kiểm soát nội bộ và thực tiễn với hoạt động cho vay trong ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nguyên tắc kiểm soát nội bộ và thực tiễn với hoạt động cho vay trong ngân hàng Việt Nam" tập trung phân tích làm rõ các nguyên tắc theo thông lệ quốc tế về hoạt động kiểm soát nội bộ, đi sâu phân tích các nguyên tắc kiểm soát nội bộ của Ủy ban COSO, nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel. Từ những nguyên tắc đó, bài viết liên hệ với thực tiễn hoạt động cho vay trong ngân hàng Việt Nam hiện nay, đề xuất một số khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc kiểm soát nội bộ và thực tiễn với hoạt động cho vay trong ngân hàng Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ THỰC TIỄN VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG VIỆT NAM INTERNAL CONTROL PRINCIPLES AND PRACTICAL WITH LENDING IN VIETNAM BANKING ACTIVITIES Th.S. Nguyễn Quốc Phóng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Từ thực tiễn hoạt động ngân hàng trong những năm hội nhập sâu rộng quốc tế gần 15 năm gần đây, đặc biệt là nguyên nhân gây ra nợ xấu tăng cao, các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ngày càng nhận rõ việc tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong hoạt động kiểm soát nội bộ. Bài viết tập trung phân tích làm rõ các nguyên tắc theo thông lệ quốc tế về hoạt động kiểm soát nội bộ, đi sâu phân tích các nguyên tắc kiểm soát nội bộ của Ủy ban COSO, nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel. Từ những nguyên tắc đó, bài viết liên hệ với thực tiễn hoạt động cho vay trong ngân hàng Việt Nam hiện nay, đề xuất một số khuyến nghị. Từ khóa: Nguyên tắc, Kiểm soát nội bộ, Ngân hàng Việt Nam ABSTRACT From the reality of banking activities in the years of deep international integration in the recent 15 years, especially the cause of high bad debts, Vietnamese commercial banks have increasingly realized their compliance with the law. compliance with international principles in internal control activities. The article focuses on analyzing and clarifying principles according to international practices on internal control activities, in-depth analysis of the COSO Committee's internal control principles, and internal control principles in banking activities. of the Basel Committee. From those principles, the article relates to current Vietnamese banking practices and proposes some recommendations. Keywords: Principles, Internal control, Vietnamese banks 1. Đặt vấn đề Kiểm soát nội bộ là yêu cầu cấp thiết trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, nhờ đó giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Với ý nghĩa đó tác giả phân tích và làm rõ về nguyên tắc kiểm soát nội bộ của Ủy ban COSO, cũng như nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay của NHTM Việt Nam. Qua đó chỉ ra những điểm còn hạn chế và đề xuất kiến nghị phù hợp giúp hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động cho vay tại các ngân hàng Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài tham luận hội thảo khoa học, với giới hạn về khuôn khổ số chữ trong nội dung, tác giả 1434
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng tổng quan nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, phát phiếu điều tra, phân tích, giả thiết,…đưa ra giả thiết và câu hỏi nghiên cứu, xây dựng các hàm, các biến, đo lường các nhân tố ảnh hưởng. Bài viết dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học định tính truyền thống, phân tích các nền tảng lý luận, khung lý thuyết,…tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét dựa trên nguồn tư liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhà khoa học, đưa ra khuyến nghị theo mục tiêu của bài viết. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ Mỗi quốc gia trên thế giới có những quy định về kiểm soát nội bộ khác nhau dựa trên nhận thức và đặc điểm riêng của đất nước đó. Các khuôn khổ KSNB được ban hành và áp dụng vào thực tế cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu KSNB hữu hiệu như khuôn mẫu COSO được áp dụng phổ biến ở Pháp, Mỹ, Nhật Bản. Khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong các NH do Uỷ Ban Basel ban hành năm 1998 và áp dụng ở nhiều nước như Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ,... 3.1.1. Nguyên tắc KSNB của Ủy ban COSO Năm 1992, Ủy ban COSO phát hành báo cáo COSO, đây là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Sau nhiều năm, môi trường kinh doanh đã có sự thay đổi đáng kể. Đến năm 2013, Ủy ban COSO đã đưa ra báo cáo COSO với tựa đề “KSNB – khuôn mẫu hợp nhất” đã định nghĩa KSNB là “Một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị, các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý” cho việc đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Báo cáo COSO (2013), KSNB được cấu thành bởi 5 bộ phận cấu thành và bao gồm 17 nguyên tắc: + Về môi trường kiểm soát (4 nguyên tắc): Đơn vị chứng tỏ về tính chính trực và giá trị đạo đức; HĐQT chứng tỏ việc độc lập với ban quản lý và giám sát xây dựng, thực hiện biện pháp KSNB; Ban quản lý thiết lập cơ cấu, quy trình báo cáo và quyền hạn, trách nhiệm phù hợp trong khi theo đuổi mục tiêu dưới sự giám sát của HĐQT; Đơn vị chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu. + Về đánh giá rủi ro (4 nguyên tắc): Đơn vị xác định mục tiêu đủ rõ ràng để cho phép xác định, đánh giá rủi ro liên quan đến mục tiêu; Đơn vị xác định rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu trong đơn vị và phân tích rủi ro làm cơ sở để xác định cách quản lý rủi ro; Đơn vị xem xét khả năng xảy ra gian lận khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu; Đơn vị xác định và đánh giá thay đổi có thể tác động đến hệ thống KSNB. + Về hoạt động kiểm soát (3 nguyên tắc): Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát góp phần giảm nhẹ rủi ro đối với việc đạt được mục tiêu đến mức có thể chấp nhận được; Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung đổi mới công nghệ để hỗ trợ việc đạt được mục tiêu; Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua chính sách thiết lập những gì được kỳ vọng và trong các quy trình biến chính sách thành hành động. + Về thông tin và truyền thông (3 nguyên tắc): Đơn vị có được và tạo, sử dụng thông tin liên quan, có chất lượng để hỗ trợ các chức năng KSNB; Đơn vị truyền đạt thông tin nội bộ bao gồm cả mục tiêu và trách nhiệm KSNB, cần thiết để hỗ trợ chức năng KSNB; Đơn vị thông báo với các 1435
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đối tác bên ngoài về vấn đề ảnh hưởng đến chức năng KSNB. + Về hoạt động giám sát (2 nguyên tắc): Đơn vị lựa chọn, phát triển và thực hiện đánh giá liên tục hoặc đánh giá riêng để xác định thành phần KSNB có đang tồn tại và hoạt động hiệu quả hay không; Đơn vị đánh giá và thông báo thiếu sót trong KSNB một cách kịp thời cho các bên chịu trách nhiệm thực hiện hành động khắc phục bao gồm HĐQT và Ban lãnh đạo cấp cao khi phù hợp. 3.1.2. Nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong ngân hàng của Ủy ban Basel Ủy ban Basel về hoạt động giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) là một ủy ban gồm nhiều quan chức thanh tra ngân hàng do các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 10 quốc gia thành lập vào năm 1974. Ủy ban này gồm các đại diện cao cấp của các Cơ quan thanh tra ngân hàng và Ngân hàng Trung ương của Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ. Ủy ban thường tổ chức họp tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Basel, là nơi đặt trụ sở của Ban chấp hành. Vận dụng các lý luận của khuôn mẫu KSNB được COSO ban hành vào lĩnh vực Ngân hàng, Ủy ban Basel đã xây dựng các chuẩn mực giám sát NH. Đối với hoạt động KSNB trong ngân hàng, Ủy ban Basel đã ban hành khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong các NH vào ngày 22/9/1998 với tên gọi báo cáo Basel 1998. Uỷ ban Basel đã đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống kiểm tra KSNB ngân hàng. Về cơ bản các nguyên tắc này giống như các yếu tố cấu thành hệ thống KTKS nội bộ theo báo cáo của Hội đồng các nhà tài trợ của Uỷ ban Treadway (COSO). Cụ thể: + Về giám sát của ban lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp trong ngân hàng, có 3 nguyên tắc: HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan trọng của ngân hàng; nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với ngân hàng, đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối với các rủi ro này và đảm bảo ban Tổng giám đốc tiến hành các bước đi cần thiết để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro này; phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm bảo ban Tổng giám đốc theo dõi tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo một hệ thống KSNB thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì. Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược và chính sách được HĐQT phê duyệt, xây dựng các quy trình để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro, duy trì một cơ cấu tổ chức phân công rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền và các quan hệ báo cáo, đảm bảo các trách nhiệm được giao phó được thực hiện có hiệu quả, thiết lập các chính sách kiểm toán nội bộ hợp lý, và theo dõi sự phù hợp cũng như tính hiệu quả của hệ thống KSNB. HĐQT và Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hoá bên trong ngân hàng, trong đó cần nhấn mạnh và thể hiện tầm quan trọng của KSNB tới tất cả các cấp độ cán bộ. Tất cả các cán bộ ngân hàng cần hiểu về vai trò của họ trong quá trình KSNB và tham gia đầy đủ vào quá trình này. + Về nhận biết và đánh giá rủi ro, có 1 nguyên tắc: Hệ thống KSNB có hiệu quả đặt ra yêu cầu là các rủi ro chính có thể ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành các mục tiêu của ngân hàng được nhận biết và đánh giá liên tục; bao gồm tất cả rủi ro đối với ngân hàng và tổ hợp ngân hàng (đó là rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng). KSNB cần được điều chỉnh để có thể xử lý thỏa đáng các rủi ro mới phát sinh hoặc các rủi ro trước đó không kiểm soát được. 1436
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 + Về các hoạt động kiểm soát và phân công, phân nhiệm, có 2 nguyên tắc: Hoạt động kiểm soát phải là một phần không tách rời của hoạt động thường nhật của ngân hàng. Hệ thống KSNB có hiệu quả đòi hỏi một cơ cấu kiểm soát thích hợp được định ra, cùng với các hoạt động kiểm soát được xác định tại mỗi cấp độ kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm: đánh giá ở cấp độ cao nhất; các hoạt động kiểm soát thích hợp cho các phòng ban khác nhau; kiểm soát thực tế; kiểm tra tuân thủ đối với các hạn mức rủi ro và theo dõi xử lý sai phạm; có hệ thống phê duyệt và uỷ quyền; hệ thống xác minh và đối chiếu. Hệ thống KSNB có hiệu quả đòi hỏi phải phân nhiệm rõ ràng và mỗi cán bộ không được giao các trách nhiệm mâu thuẫn nhau. Các lĩnh vực có khả năng mâu thuẫn phải được nhận biết, giảm thiểu, được theo dõi độc lập và cẩn thận. + Về thông tin và trao đổi thông tin, có 3 nguyên tắc: Hệ thống KSNB có hiệu quả đòi hỏi phải có số liệu đầy đủ, toàn diện về tài chính, hoạt động của ngân hàng và sự tuân thủ các quy định pháp lý của ngân hàng, cũng như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra quyết định. Thông tin cần phải đáng tin cậy, kịp thời, dễ tiếp cận và được cung cấp ở một dạng thống nhất. Hệ thống KSNB có hiệu quả đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đáng tin cậy đối với tất cả các hoạt động quan trọng của ngân hàng. Các hệ thống này, bao gồm cả hệ thống lưu giữ và sử dụng số liệu ở dạng điện tử, phải an toàn, được giám sát một cách độc lập và được hỗ trợ bởi các phương án dự phòng. Hệ thống KSNB có hiệu quả đòi hỏi các kênh thông tin liên lạc hiệu quả để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên hiểu đầy đủ, tuân thủ các chính sách, quy trình đối với các nhiệm vụ và trách nhiệm của họ; và đảm bảo rằng các thông tin liên quan khác đến đúng người. + Về giám sát các hoạt động và sửa sai, có 3 nguyên tắc: Hiệu quả tổng thể của hoạt động KSNB cần được giám sát thường xuyên. Giám sát các rủi ro chính yếu là một phần trong các hoạt động thường ngày của ngân hàng cũng như việc đánh giá định kỳ của các phòng, ban nghiệp vụ và kiểm toán nội bộ. Cần phải có công tác kiểm toán hiệu quả và toàn diện đối với hệ thống KSNB; việc này phải được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản và hoạt động độc lập. Bộ phận kiểm toán nội bộ, với tư cách là một phần của việc giám sát hệ thống KSNB, phải báo cáo trực tiếp lên HĐQT hoặc ban kiểm toán trực thuộc HĐQT và tới ban Tổng giám đốc. Các sai sót trong kiểm toán nội bộ, dù được xác định trong hoạt động kinh doanh, trong kiểm toán nội bộ hay bởi các nhân viên kiểm soát khác, cần phải được báo cáo kịp thời lên cấp lãnh đạo và được xử lý ngay. Các sai sót KSNB lớn nên được báo cáo tới ban Tổng giám đốc và HĐQT. + Về đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng, có 1 nguyên tắc: Cán bộ thanh tra đòi hỏi rằng tất cả các ngân hàng, không kể độ lớn, cần có hệ thống KSNB hữu hiệu, phù hợp với bản chất, sự phức tạp, rủi ro vốn có hoạt động nội bảng và ngoại bảng tổng kết và thích nghi được với sự thay đổi môi trường, điều kiện của ngân hàng. Các cán bộ thanh tra sẽ xác định hệ thống KSNB ngân hàng có hiệu quả và đầy đủ cho danh mục rủi ro riêng biệt của ngân hàng đó hay không, khi đó họ sẽ đưa ra hành động thích hợp. 3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ với hoạt động cho vay trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 1437
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3.2.1. Phương thức kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay Tại các NHTM Việt Nam và các chi nhánh trong hệ thống NHTM đó, công tác kiểm soát hoạt động cho vay theo hai phương thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp. Tại các chi nhánh NHTM, công việc này được thực hiện bởi phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KT KSNB) thuộc Hội sở chi nhánh cấp 1: - Giám sát từ xa hoạt động cho vay: Việc giám sát từ xa được thực hiện hàng ngày trên cơ sở các chỉ tiêu giám sát thông qua các kênh thông tin như báo cáo thống kê theo chế độ thông tin báo cáo, các văn bản chỉ đạo nội bộ, qua khai thác thông tin trên hệ thống phần mềm của mỗi NHTM. - Kiểm tra trực tiếp (kiểm tra tại chỗ): được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra, xem xét, xác minh, đối chiếu. Cụ thể kiểm tra trực tiếp hồ sơ cho vay, đối chiếu với thông tin trên hệ thống IPCAS, tiếp xúc trực tiếp khách hàng để xác minh, đối chiếu; thu nhập thông tin và phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá nhằm phát hiện các tồn tại, sai sót, gian lận trong hoạt động cho vay của đơn vị được kiểm tra. Kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được tiến hành theo kế hoạch đã được xây dựng từ đầu năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. Các nội dung kiểm tra bao gồm kiểm tra công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng tại đơn vị; việc chấp hành các nguyên tắc trong thực hiện nghiệp vụ cho vay; kiểm tra hồ sơ cho vay; kiểm tra thông tin nhập liệu trên hệ thống phần mềm IPCAS; kiểm tra thực tế khách hàng. Qua đó đánh giá được việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy định nội bộ, các văn bản chỉ đạo công tác cho vay của Giám đốc chi nhánh. Phát hiện các sai sót, vi phạm có thể dẫn tới rủi ro, cảnh báo và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời góp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho vay tại chi nhánh. 3.2.2. Trình tự tiến hành công tác kiểm soát nội bộ với hoạt động cho vay Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của luật kế toán và kiểm toán Việt Nam, đồng thời cũng tuân thủ các quy định về kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nên mặc dù các ngân hàng thương mại có những quy định khác nhau về công tác kiểm soát nội bộ song đều tuân thủ theo các bước sau: Bước 1. Kiểm tra công tác tổ chức, điều hành hoạt động cho vay Kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu giao khoán cho từng bộ phận, phòng giao dịch trực thuộc, từng cán bộ tín dụng (CBTD), tức là cán bộ cho vay có phù hợp với quy định và tình hình thực tế tại đơn vị hay không? Các biện pháp, giải pháp triển khai để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tháng, quý, năm. Kiểm tra việc phân công, bố trí CBTD phụ trách địa bàn có phù hợp với quy định của các NHTM hay không? Có đáp ứng được các tiêu chí về trình độ chuyên môn, dư nợ bình quân trên một CBTD, số lượng khách hàng,… hay không? Việc tổ chức luân chuyển và đổi địa bàn phụ trách của CBTD có thường xuyên theo quy định hay không? Kiểm tra, đánh giá tổng quan về hoạt động cho vay của Chi nhánh NHTM thông qua các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh như giá như tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, cơ cấu danh mục khách hàng, ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay theo từng kỳ hạn, đánh giá chất lượng cho vay tại chi nhánh thông qua tỷ lệ phân nhóm nợ nhóm 2, nợ xấu, bán nợ từ đó đánh giá công tác thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro của chi nhánh. 1438
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bước 2. Kiểm tra chấp hành quy trình cho vay Cán bộ KTKSNB kiểm tra cụ thể hồ sơ vay vốn của khách hàng, việc tuân thủ các khâu trong quy trình cho vay, đối chiếu thông tin đăng ký trên hệ thống IPCAS và tình hình thực tế của khách hàng trên nguyên tắc chọn mẫu, các nội dung kiểm tra cụ thể như sau: - Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng: Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ cho vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay. + Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Cán bộ KTKSNB kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng có đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định hiện hành và đặc thù của từng loại hình khách hàng, quy mô khách hàng hay chưa? Một số loại hồ sơ pháp lý của khách hàng khi vay vốn tại Các NHTM: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, điều lệ Công ty, biên bản họp HĐTV/HĐQT, quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân của người vay, giấy ủy quyền vay vốn hộ gia đình,… + Kiểm tra hồ sơ kinh tế: Cán bộ KTKSNB kiểm tra hồ sơ tài chính khách hàng cung cấp có đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, trung thực hay không. Đối với khách hàng doanh nghiệp là các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh tài chính, chi tiết các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho,… các hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra,… đối với cá nhân là bản báo cáo tình hình thu nhập, giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập như xác nhận lương, sao kê tài khoản trả lương, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. + Kiểm tra hồ sơ cho vay: Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KTKSNB) kiểm tra bộ hồ sơ vay của khách hàng có đầy đủ theo đúng quy định hay không: hồ sơ do khách hàng cung cấp gồm giấy đề nghị vay vốn, phương án hoặc dự án vay vốn, bảng kê người có liên quan, Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị) HĐTV/ HĐQT của khách hàng về việc vay vốn ngân hàng, giấy phép xây dựng/ giấy phép thực hiện dự án,… về phía ngân hàng có lưu bản thông tin khai thác CIC đầy đủ hay không, thời gian khai thác CIC có phù hợp với thời điểm thẩm định cho vay hay không, nội dung truy vấn có đảm bảo các yêu cầu về thông tin cần thiết hay không? Cán bộ tín dụng có thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trên bảng thu thập thông tin và thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng trước khi cho vay và định kỳ quý, năm theo quy định hay không? Báo cáo đề xuất cho vay của người quan hệ khách hàng, người thẩm định có đảm bảo theo yêu cầu hay không, việc đề xuất và phê duyệt cấp tín dụng có phù hợp với các điều kiện quy định của Các NHTM hay không? + Kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay: Cán bộ KTKSNB kiểm tra bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay của khách hàng có đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý hay không? tài sản đảm bảo có đủ điều kiện để nhận thế chấp, cầm cố không?. Kiểm tra việc định giá tài sản, thành phần tham gia định giá, căn cứ định giá, mức cấp tín dụng tối đa so với quy định hiện hành, nghĩa vụ bảo đảm của tài sản. Kiểm tra việc thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm. Kiểm tra các tài sản có thuộc loại tài sản phải mua bảo hiểm không?. nếu thuộc loại tài sản phải mua thì đã mua chưa, số tiền bao nhiêu, thời hạn hiệu lực, bên được quyền thụ hưởng có phải là các NHTM hay không? Kiểm tra các hồ sơ tài sản bảo đảm có đầy đủ không bao gồm Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền đồng sở hữu tài sản (hộ khẩu, bản xác minh nhân khẩu thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, đăng ký kết hôn, …), biên bản định giá, hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, đơn đăng ký thế chấp/giao dịch bảo đảm, bảo hiểm tài sản, … 1439
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Kiểm tra tuân thủ quy trình cho vay, thu nợ, quản lý nợ và xử lý nợ có vấn đề: + Kiểm tra điều kiện vay vốn của KH: kiểm tra các điều kiện cho vay (về TSĐB, bảo hiểm, ký quỹ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, phương thức giải ngân,…) theo thông báo phê duyệt của các cấp đã được chi nhánh thực hiện đúng, đầy đủ trước và sau khi giải ngân tiền vay cho khách hàng? + Kiểm tra phương án, dự án vay vốn của KH: kiểm tra tính khả thi, trung thực của phương án vay vốn do khách hàng thực hiện để đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. + Kiểm tra quy trình, thủ tục giải ngân: kiểm tra bộ chứng từ giải ngân có đảm bảo đầy đủ hay không. Có đầy đủ báo cáo đề xuất giải ngân, giấy nhận nợ không, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn do khách hàng cung cấp có trung thực và đầy đủ không? lãi suất, phí, thời hạn cho vay, phương thức giải ngân có đúng theo quy định không? + Kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm tra, giám sát sau cho vay: Kiểm tra việc chi nhánh có kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng sau cho vay hay không, thời gian kiểm tra có kịp thời hay không, khi kiểm tra chi nhánh có lập biên bản kiểm tra sau cho vay không và biên bản kiểm tra có nêu đầy đủ các nội dung cơ bản mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình thanh toán nợ vay, tình trạng tài sản đảm bảo không? + Kiểm tra quản lý và lưu giữ hồ sơ cho vay: kiểm tra hồ cho vay tại chi nhánh có lưu trữ theo đúng quy định không, hồ sơ lưu trữ theo mã khách hàng trong từng cặp file, có dữ liệu file mềm để dễ dàng tìm kiếm và để bảo quản trong tủ sắt có khóa? + Kiểm tra việc xử lý nợ có vấn đề: kiểm tra việc thực hiện cơ cấu nợ, xử lý nợ của chi nhánh có theo đúng quy trình, tuân thủ đúng quy định không? CBTD có gửi thông báo nhắc nợ đến khách hàng tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ đồng thời gửi bản sao thông báo cho bộ phận kế toán để cùng theo dõi phối hợp thu hồi nợ hay không? CBTD có giám sát dòng tiền của khách hàng nhằm chủ động thu hồi nợ vay đến hạn. Hồ sơ liên quan đến cơ cấu nợ và xử lý nợ có đầy đủ không (thông báo phê duyệt của cấp có thẩm quyền về việc đồng ý cho cơ cấu, thông báo xử lý tài sản thu hồi nợ, biên bản làm việc với khách hàng, biên bản làm việc với bên thứ ba thế chấp tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng). - Kiểm tra thông tin đăng ký trên hệ thống IPCAS: kiểm tra thông tin hồ sơ giấy và hồ sơ máy do CBTD, cán bộ kế toán nhập vào hệ thống IPCAS liên quan đến việc đăng ký thông tin khách hàng, định giá tài sản, hạch toán thế chấp tài sản, hạch toán giải ngân, thu nợ, cơ cấu nợ, trích lập dự phòng có khớp đúng hay không? - Kiểm tra, đối chiếu trực tiếp KH: Cán bộ KTKSNB cùng với chi nhánh gặp trực tiếp khách hàng vay để xác nhận dư nợ, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của khách hàng, tình hình thanh toán nợ vay, tình hình thực hiện phương án/ dự án vay vốn,… kiểm tra thực trạng TSBĐ nợ vay (ai đang quản lý, sử dụng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại đối chiếu với hồ sơ bảo đảm, sánh giá trị của tài sản với giá trị trong hồ sơ bảo đảm tiền vay,…) và đưa ra kiến nghị nếu có sai sót. Bước 3. Thiết lập biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra và kiến nghị - Ghi nhận kết quả kiểm tra: + Đánh giá chung: Cán bộ kiểm tra đưa ra nhận xét chung về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh bao gồm: tài chính, nguồn vốn, dư nợ, số lượng khách hàng, tỷ lệ phân nhóm nợ, công tác tổ chức điều hành hoạt động cho vay tại chi nhánh,… 1440
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 + Đánh giá cụ thể: Cán bộ kiểm tra nêu cụ thể những sai phạm trọng yếu sau quá trình kiểm tra hồ sơ vay vốn và kiểm tra thực tế khách hàng, có giải trình của chi nhánh về những tồn tại, sai phạm có liên quan. Các nội dung tồn tại sai phạm chủ yếu được đề cập trong báo cáo của cán bộ kiểm tra liên quan đến tình trạng hồ sơ, mục đích sử dụng vốn vay, chất lượng công tác thẩm định, tái thẩm định, việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay, tài sản thế chấp, cầm cố, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, khả năng thu hồi nợ, đối chiếu thực tế khách hàng,… - Kiến nghị: Cán bộ kiểm tra đưa ra kiến nghị dựa trên những tồn tại trong hồ sơ vay vốn, thực hiện quy trình cho vay. Nêu cụ thể những tồn tại cần chỉnh sửa ngay và những tồn tại cần tìm biện pháp khắc phục trong đó quy định rõ thời gian khắc phục chỉnh sửa đối với từng đối tượng kiểm tra, kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với tới từng bộ phận, cá nhân gây ra tồn tại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 4. Kết luận và khuyến nghị Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại, tác giả đưa ra kết luận như sau: Về cơ bản bước đầu các NHTM áp dụng các nguyện tắc quốc tế vào hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ lĩnh vực cho vay nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự phát huy hiệu quả giảm thiểu hạn chế, bất cập trong thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau: Một là, cần đảm bảo tính độc lập, khách quan, độc lập của hoạt động KSNB trong toàn hệ thống mỗi NHTM, tại tất cả các chi nhánh, cần hình thành hệ thống tổ chức bộ máy chuyên môn KSNB theo chiều dọc từ hội sở xuống, độc lập với giám đốc chi nhánh NHTM. Hai là, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm nhiệm vụ KSNB của mỗi NHTM, kèm theo đó cần có chế được thu nhập đặc thù, khuyến khích đội ngũ này hoạt động khách quan trong hoạt động KSNB. Ba là, khẩn trương đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng hệ thống phần mềm hiện đại và thống nhất cho hoạt động KSNB từ hội sở chính NHTM đến các chi nhánh NHTM. Bốn là, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động KSNB do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành; đồng thời các NHTM cũng rà soát lại toàn bộ các quy định và quy trình KSNB do chính mình ban hành, phát hiện những điểm chồng chéo, còn bỏ trống. 1441
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011). Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [2] Hoàng Thị Huyền (2020): “Mô hình nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”; truy cập tại http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mo-hinh-nghien-cuu-tac-dong-cua-kiem-soat-noi-bo- den-hieu-qua-hoat-dong-va-rui-ro-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-73436.htm; ngày truy cập: 5/11/2021. [3] Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền (2014). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam theo mô hình COSO. Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 22-27. [4] Nguyễn Hoàng Phương Thanh (2017): ”Kiểm soát nội bộ theo COSO 2013”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 5/2017. [5] Stephen McNally, COSO (2013), The 2013 coso framework & sox compliance, One approach to an effective transition, The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (COSO). [6] Basel Committee on Banking Supervision (2012), Core Principles for Effective Banking Supervision. 1442
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2