Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức
lượt xem 1
download
Mục tiêu của bài viết này, là trình bày cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trong một tổ chức. Bài viết trình bày khái niệm hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức
- Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức The effectiveness of internal control system in organizations Th.S. Trần Thị Bích Duyên* *Trường Đại học Quy Nhơn PGS. TS Đường Nguyễn Hưng** **Đại học Kinh tế Đà Nẵng Tóm tắt Mục tiêu của bài viết này, là trình bày cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) trong một tổ chức. Bài viết trình bày khái niệm hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB và cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hiện nay. Từ đó, đề xuất một cách thức xây dựng thang đo hệ thống KSNB phù hợp. Theo đó, nhà quản lý và các nhà nghiên cứu có thể tiến hành đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo cách thức tối ưu nhất. Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Abstract The objective of this article is to present how to measure the effectiveness of internal control system in an organization. The article presents the concept of internal control system, the effectiveness of the internal control system, how to measure the effectiveness of current internal control system, thereby proposing a way to build scale appropriate internal control system. Accordingly, managers and researchers can measure the effectiveness of internal control system in the most optimal way. Keywords: internal control system, the effectiveness of internal control system, how to measure the effectiveness of internal control system. JEL Classification: M40, M49, M00. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202323 1. Tổng quan về hệ thống KSNB Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về KSNB, trong đó định nghĩa theo Khuôn khổ COSO (2013) được xem là đầy đủ và toàn diện nhất: “KSNB là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại
- một sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và sự tuân thủ với các luật và quy định liên quan”. Định nghĩa của COSO (2013) về KSNB được nhìn nhận, KSNB khá toàn diện, đây cũng là khái niệm được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và được IFAC (Liên đoàn Kế toán quốc tế) thừa nhận, bởi nó đáp ứng được yêu cầu minh bạch thông tin của các công ty. 2. Tổng quan về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Theo Từ điển Tiếng Việt, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả trái với vô hiệu (theo Từ điển Tiếng Việt, 2012). Hữu hiệu (Effectiveness) là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả (efficiency), được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra (theo Từ điển Tiếng Anh Thương mại Cambridge (Combley, (2011). Tính hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện, hay nói cách khác là đạt được kết quả thỏa đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức. Vì vậy, điều quan trọng trong việc đánh giá tính hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch so với kết quả thực tế qua các hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau với những hệ thống đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về sự hữu hiệu, nhưng điểm chung trong các quan điểm đó chính là việc hoàn thành mục tiêu đã đặt ra ban đầu. Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể của một tổ chức sẽ vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau, với những thời điểm khác nhau. Theo định nghĩa của COSO về hệ thống KSNB, thì một hệ thống KSNB hữu hiệu nếu hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được 03 mục tiêu, sau đây: mục tiêu hiệu quả và hữu hiệu trong hoạt động của tổ chức; mục tiêu các báo cáo được lập và trình bày một cách đáng tin cậy; mục tiêu pháp luật và các quy định hiện hành được tuân thủ. Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB lại là một trạng thái của quá trình đó, ở một thời điểm nhất định. Do đó, việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là mang tính xét đoán. Cách tiếp cận về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
- Với quy mô, đặc điểm, cách thức thiết kế và vận hành hệ thống KSNB khác nhau ở từng đơn vị, các tiêu chí, thang đo đánh giá tính hữu hiệu cũng sẽ khác nhau. Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhận thấy có 02 cách tiếp cận đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, là đo lường theo các yếu tố đầu vào và đo lường theo các yếu tố đầu ra. Đo lường theo các yếu tố đầu vào: là cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, dựa trên tính hữu hiệu của các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB. Nghĩa là, các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu thì hệ thống KSNB đó hữu hiệu. Lưu ý, với cách tiếp cận đo lường theo yếu tố đầu vào này thì sẽ không đưa các biến thuộc thành phần hệ thống KSNB thành các biến độc lập trong nghiên cứu, vì các biến này đã được dùng để đo lường cho biến phụ thuộc. Cách đo lường này đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, nó không khách quan vì chỉ xét đến các thành phần của hệ thống KSNB. Đặc biệt, cách đo lường này còn đòi hỏi người đánh giá phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm khi tiến hành đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Bảng 1: Tổng hợp cách thức và tiêu chí đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB CÁCH THỨC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG TÍNH HỮU TÁC GIẢ (NĂM) ĐO LƯỜNG HIỆU CỦA HỆ THỐNG KSNB - Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt Michael C. Jensen (1993); Đo lường theo động. Beeler (1999); các yếu tố - Độ tin cậy, sự hoàn chỉnh và kịp thời của Ittner và cộng sự (2003); đầu ra thông tin tài chính và quản lý. Fadzil và cộng sự (2005); - Tuân thủ các luật và quy định hiện hành. Kenyon và Tilton (2006); Jokipii (2006); Brown và cộng sự (2008); Mawanda (2008); Ndungu (2013); Arwinge (2014); Njoki (2015); Zaid (2016). Đo lường theo - Xem xét tính hữu hiệu của 5 thành phần Amudo và Inanga (2009); các yếu tố của hệ thống KSNB thông qua việc chấm Sultana và Haque (2011); đầu vào điểm, cho các khoản mục liên quan đến 5 Onumah và cộng sự (2012). thành phần hệ thống KSNB. (Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp) Đo lường theo yếu tố đầu ra: là cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, dựa trên việc tổ chức đạt được 03 mục tiêu: mục tiêu về hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; mục tiêu về báo cáo đáng tin cậy; mục tiêu về tuân thủ pháp luật và các quy định, đây là các
- kết quả đầu ra của tổ chức. Cách đo lường này được đánh giá đảm bảo công bằng và đầy đủ, vì các kết quả đầu ra đã được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể, khó có thể đánh giá sai lệch (chẳng hạn như về kết quả hoạt động kinh doanh,...). Chính vì những ưu điểm đó, nên nhóm tác giả khuyến khích các nhà nghiên cứu sử dụng cách thức đo lường theo yếu tố đầu ra trong nghiên cứu của mình. Bằng cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo các nghiên cứu trước đây, được tác giả tổng hợp thông qua Bảng 1. 3. Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, trước giờ được các nhà nghiên cứu đo lường theo thang đo Likert và được đo lường theo 03 mục tiêu của hệ thống KSNB. Một số thang đo được đo lường theo thang đo đơn hướng có những nghiên cứu khác đo lường theo thang đo đa hướng, tất cả các thang đo này đều được đo lường theo thang đo Likert theo 3,5, 7, 9 mức độ. Sau đây, bài viết xin giới thiệu thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của tác giả Jokipii. Đây là thang đo nằm trong một nghiên cứu gốc của ông vào năm 2006, có chỉ số trích dẫn khá cao. Đây là một thang đo ngược, khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Nó khắc phục nhược điểm của phương pháp phỏng vấn bằng điều tra bảng hỏi, là thường hướng người trả lời chọn các mức điểm cao để đánh giá cao cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của đơn vị mình, ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả khảo sát. Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo Jokipii (2006), được trình bày trong Bảng 2, dưới đây: Bảng 2: Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB theo Jokipii (2006) THANG ĐO TIẾNG THANG ĐO TIẾNG Ý NGHĨA KHI ĐO ANH VIỆT NGƯỢC Operations Objectives Mục tiêu hoạt động 1. With a reasonable 1. Nếu đơn vị nỗ lực Nếu đơn vị càng effort the efficiency of hợp lý thì mục tiêu hiệu quả đồng ý, chứng tỏ hiệu operations could have been hoạt động có thể đã được quả hoạt động đã không further improved. cải thiện hơn nữa. tốt trong quá khứ. 2. There are possibly in 2. Vẫn còn một số vấn Nếu đơn vị càng operations problems which, if đề còn tồn tại trong hoạt đồng ý nghĩa là khẳng
- removed, would have động, nếu được giải quyết, định có vấn đề trong resulted in a better input - hiệu quả hoạt động sẽ cao hoạt động, hiệu quả output ratio. hơn. không cao. 3. There are no stages in 3. Chắc chắc một giai Nếu đơn vị càng the processes of whose đoạn nào đó của quy trình đồng ý nghĩa là khẳng efficiency I have any doubts. hoạt động không hiệu quả. định có vấn đề trong hoạt động, hiệu quả không cao. 4. In some functions 4. Trong một số chức Nếu đơn vị càng resources might have been năng hoạt động, các nguồn đồng ý nghĩa là một số more efficiently deployed. lực có thể đã được triển chức năng đã không khai một cách hiệu quả hơn. được triển khai hiệu quả. Reporting Objectives Mục tiêu báo cáo 1. I did not completely 1. Tôi đã không hoàn Nếu đơn vị càng trust the reports by toàn tin tưởng các báo cáo đồng ý, nghĩa là các báo financial management and của bộ phận quản lý tài cáo đã không đáng tin sometimes had to check the chính và đôi khi phải kiểm cậy. information I received. tra thông tin tôi nhận được. 2. There were sometimes 2. Đôi khi có sai sót Nếu đơn vị càng errors in the reports which trong các báo cáo và đã đồng ý, nghĩa là báo cáo had to be corrected later được sửa sau khi thông tin đã được chỉnh sửa và when the information had đã được xác nhận. không đáng tin cậy. been confirmed. 3. We sometimes 3. Thỉnh thoảng chúng Nếu đơn vị càng received information about tôi nhận được thông tin về đồng ý, nghĩa là báo cáo error in reports sent out for một số sai sót trong các báo ra bên ngoài đã có external use. cáo cuối cùng gửi cho các những sai sót. đối tượng sử dụng bên ngoài đơn vị.
- 4. There have been 4. Đã có vấn đề với các Nếu đơn vị càng problems with the accounting chương trình kế toán được đồng ý, nghĩa là chương programs used by financial dùng bởi quản lý tài chính. trình kế toán tài chính đã management. có vấn đề. Compliance Objectives Mục tiêu tuân thủ 1. It was difficult in 1. Đơn vị rất khó áp Nếu đơn vị càng practice to apply the dụng các quy định, pháp đồng ý, chứng tỏ đơn vị regulations governing our luật của Nhà nước. gặp nhiều khó khăn company. trong tuân thủ pháp luật. 2. Changes in the 2. Những thay đổi về Nếu đơn vị càng legislation frequently came luật pháp thường gây bất đồng ý, chứng tỏ những as a surprise to the company. ngờ cho đơn vị. thay đổi về luật pháp đơn vị đã không lường trước. 3. I have observed that 3. Một số nhân viên của Nếu đơn vị càng the personnel had problems đơn vị gặp phải vấn đề rắc đồng ý, chứng tỏ nhân with the laws and regulations rối với các quy định và viên của đơn vị đã gặp in force. pháp luật hiện hành. rắc rối về pháp luật và quy định hiện hành nên mục tiêu tuân thủ không cao. 4. There is no individual 4. Đơn vị không có bộ Nếu đơn vị càng in our company whose area phận nào giám sát các thay đồng ý, chứng tỏ đơn vị of responsibility it is to đổi luật pháp sắp tới và các không có bộ phận giám monitor forthcoming quy định mới. sát luật pháp, quy định legislative changes and new làm mục tiêu tuân thủ regulations. khó đạt được. (Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp) Khi tiến hành dịch thuật sang thang đo Tiếng Việt, nhóm tác giả đã tiến hành kết hợp thang đo gốc với những nội dung của Khuôn khổ COSO (2013), để tạo nên thang đo cập
- nhật mới nhất các nội dung về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đồng thời, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để giúp dễ hiểu hơn cho người trả lời câu hỏi. 4. Kết luận Từ thực trạng các thang đo về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được xây dựng khá đa dạng và rời rạc như hiện nay, nhóm tác giả mong muốn cần có một sự thống nhất trong cách thức đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đặc biệt là, thang đo về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Từ đó, chúng ta mới có được cái nhìn tổng thể so sánh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các tổ chức một cách tối ưu nhất. Bài viết đề xuất một cách thức xây dựng thang đo về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB từ thang đo gốc của Jokipii (2006), kết hợp với Khuôn khổ COSO (2013), nhằm tạo ra một thang đo đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tối ưu nhất. Đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như các nhà quản lý của các tổ chức. Tài liệu tham khảo Amudo, A., & Inanga, E. L. (2009). Evaluation of internal control systems: A case study from uganda. International research journal of finance and economics. Arwinge, O. (2014). Internal control in the financial sector: A longitudinal case study of an insurance company. (Dissertation), Uppsala University. Beeler, D. L. (1999). Internal auditing: the big lies. Quality progress. Bougnol, M.-L., & Dulá, J. H. (2006). Validating DEA as a ranking tool: An application of DEA to assess performance in higher education. Annals of operations research. Brown, N. C., Pott, C., & Wömpener, A. (2008). The effect of internal control regulation on earnings quality: Evidence from germany. University of southern california, Los angeles, ca. Coso. (2013). Internal control - Integrated framework. the committee of sponsoring organizations of the treadway commission. Fadzil, F. H., Haron, H., & Jantan, M. (2005). Internal auditing practices and internal control system. Managerial auditing journal.
- Ittner, C. D., Larcker, D. F., & Randall, T. (2003). Performance implications of strategic performance measurement in financial services firms. Accounting, Organizations and society. Jensen, M. C. (1993). The modern industrial revolution, exit, and the failure of internal control systems. The journal of finance. Jokipii, A. (2006). The structure and effectiveness of internal control: A contingency approach. (Dissertation), University of Vaasa. Kenyon, W., & Tilton, P. D. (2006). Potential red flags and fraud detection techniques. A guide to forensic accounting investigation. Mawanda, S. (2008). Effects of internal control system on financial performance in Uganda’s institution of higher learning. Dissertation for award of MBA in Uganda martyrs university. Ndungu, H. (2013). The effect of internal controls on revenue generation: A case study of the university of nairobi enterprise and services limited. Retrieved on May. Njoki, n. z. (2015). The effect of internal controls on the financial performance of manufacturing firms in kenya. School of business, university of nairobi. Onumah, J. M., Kuipo, R., & Obeng, V. A. (2012). Effectiveness of internal control systems of listed firms in ghana: Emerald group publishing limited. Sultana, r., & Haque, M. E. (2011). Evaluation of internal control structure: Evidence from six listed banks in Bangladesh. ASA University review. Zaid, R. A. (2016). Internal control application: Empirical evidence from Sweden. In
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng thang bảng lương tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 p | 97 | 9
-
Tiền vào chứng khoán chưa có gì khởi sắc
3 p | 61 | 4
-
Báo cáo tài chính tổng hợp giữa niên độ 6 tháng đầu của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 - Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)
47 p | 42 | 4
-
Hướng dẫn làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
7 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn