Sự tham gia của kinh tế tư nhân trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết "Sự tham gia của kinh tế tư nhân trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam" đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm thúc đẩy sự tích cực tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự tham gia của kinh tế tư nhân trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
- 26 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM SỰ THAM GIA CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Diệu Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Tóm tắt: Kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ là nền tảng quan trọng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng. Sự tham gia của khu vực kinh tế này trong ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải có sự tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống; tuy nhiên cho đến nay đây vẫn là một khoảng trống về mặt lý thuyết và thực tiễn dành cho các nhà nghiên cứu và quản lý. Với lý do như vậy, bài viết này không những tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã nêu mà còn đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm thúc đẩy sự tích cực tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Từ khóa: doanh nghiệp; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); hộ gia đình; hợp tác xã, kinh tế tư nhân; kinh tế thị trường định hướng XHCN; nông nghiệp; thu hút đầu tư. PRIVATE-SECTOR ENAGAGEMENT IN THE VIETNAM’S AGRICULTURE DEVELOPMENT Abstract: The strong development of the private economic area creates an important foundation for the Vietnamese economy generally, and for the agricultural sector particularly. The the involvement of the private sector in agriculture, forestry and aquaculture is facing many difficulties and challenges, requiring systematic summation and evaluation; however, this is still a theoretical and practical gaps for researchers and governors. For this reason, the paper not only finds the answer to the stated problem but also provides practical solutions to promote the active participation of the private sector to the development of Vietnam’s market-orionted and hi-tech agriculture. Keywords: agriculture; cooperatives; investment attraction; farm households/ farmers; enterprises; Foreign Direct Investment (FDI); private-sector; socialism-oriented market economy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt N am là một nước có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên và con người cho phát triển sản xuất nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy, diêm nghiệp) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về an ninh lương thực và xuất khNu. Về quy mô đất đai, tổng diện tích đất nông nghiệp
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 27 hiện nay là 27,268 triệu ha, chiếm tới 82,3% tổng diện tích cả nước (trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 42,2%, đất lâm nghiệp chiếm 54,7%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,9%) [11]. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước, kết hợp với các điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn… hình thành nên các vùng sinh thái nông nghiệp với các sản phNm nông lâm sản mang tính đặc trưng vùng miền. Với quy mô dân số 96,2 triệu người (đứng thứ ba trong khu vực Đông N am Á - chỉ sau Indonesia và Philippines và đứng thứ 15 trên Thế giới), trong đó có tới 65,6% dân số cư trú ở khu vực nông thôn [2], Việt N am vừa là một thị trường tiêu thụ nông sản lớn, nhưng đồng thời cũng là một thị trường cung cấp lao động tiềm năng cho phát triển sản xuất nông nghiệp. N ông nghiệp ở Việt N am mặc dù tỷ trọng đóng góp trong GDP ngày càng giảm từ gần 40% (những năm 1990) xuống dưới 15% (tính đến hết năm 2018) nhưng là một ngành luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu từ Đảng, Chính phủ và toàn thể xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành nông nghiệp chưa thực sự tận dụng được hết các tiềm năng sẵn có, chưa nắm bắt có hiệu quả các thời cơ, vận hội mới từ hội nhập kinh tế quốc tế (WTO, FTA...), rất cần có những “cú huých” về thể chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khu vực tư nhân chính thức được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và của nền kinh tế nhiều thành phần kể từ khi ban hành chính sách Đổi Mới tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Sau hơn 30 năm thực hiện, để phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Qua hơn hai năm thực hiện, N ghị quyết 10-N Q/TW đã từng bước được thể chế hóa, đi vào thực hiện và bước đầu phát huy tác dụng thúc đNy kinh tế tư nhân phát triển nhanh hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, nhất là góp phần thúc đNy tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện an sinh xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN [1], [7]. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ là nền tảng quan trọng đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt N am nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng. Thời gian qua, môi trường kinh doanh trong nước đã có những cải thiện rõ rệt, cộng đồng doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều kết quả về cải cách thông qua việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Làn sóng khởi nghiệp hình thành đã huy động được nguồn vốn cho nền kinh tế (số DN thành lập mới năm 2016 - hơn 110 ngàn DN ; năm 2017 - 127 ngàn DN ; năm 2018 - 131 ngàn DN ), nếu tính chung cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm thì năm 2018 ước tính các doanh nghiệp bổ sung cho nền kinh tế gần 3,9 triệu tỷ đồng [6]. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù Đảng, N hà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách rất cụ thể nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhưng còn chậm trễ trong tổ chức thực hiện dẫn tới doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong đầu tư. Số lượng doanh nghiệp
- 28 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1,2%, trong tổng số hơn 500 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, cả nước hiện có tới gần 10 triệu hộ nông dân, đa số sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản chưa vững chắc. Vai trò hạt nhân của các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, bài viết này nhằm làm rõ hơn thực trạng tham gia của kinh tế tư nhân trong phát triển nông nghiệp ở Việt N am, những giải pháp tháo gỡ nhằm thu hút đầu tư và tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp. Cơ sở dữ liệu sử dụng bao gồm các số liệu thống kê; các báo cáo tổng kết đánh giá của cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông nghiệp; các bài báo khoa học; các báo cáo chuyên đề; sách chuyên khảo... trong nước và quốc tế liên quan đến chủ đề kinh tế tư nhân và lĩnh vực nông nghiệp. Thuật ngữ “ngành nông nghiệp” sử dụng trong bài viết này được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Khái niệm kinh tế tư nhân hiện nay vẫn chưa được thống nhất. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng, kinh tế tư nhân được sử dụng để phân biệt với kinh tế N hà nước. Theo đó, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm giữ trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên nền tảng sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Theo nghĩa hẹp hơn, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. N ghị quyết số 14-N Q/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX đã chỉ rõ: “Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân” [3]. Với khái niệm này kinh tế tư nhân bao gồm những nội dung sau: 1) Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Kinh tế tư nhân bao gồm những hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thương mại và dịch vụ du lịch trừ an ninh quốc phòng; 2) Về mô hình tổ chức: Kinh tế tư nhân gồm các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty TN HH, công ty cổ phần, công ty hợp danh). N goài ra gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài [9], [12].
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường (dựa trên nền tảng đa sở hữu với nhiều thành phần kinh tế) theo định hướng XHCN , nhất là từ khi thực hiện N ghị quyết Trung ương 5 khoá IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, thực tiễn đã bộc lộ những bất cập cơ bản, được Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII chỉ rõ như sau: 1) Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; 2) Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế; 3) Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến [4]. Chính vì vậy, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng đã thông qua N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, với mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. N ghị quyết 10-N Q/TW đặt ra mục tiêu phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp để đến năm 2030, cả nước sẽ có 2 triệu doanh nghiệp, chủ yếu là DN TN ; Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP chiếm khoảng 60-65% [4]. Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại N ghị quyết số 10-N Q/TW khóa XII, Chính phủ đã ban hành N ghị quyết số 98/N Q-CP ngày 03/10/2017 về chương trình hành động của Chính phủ nhằm nhanh chóng đưa N ghị quyết số 10-N Q/TW vào thực tiễn cuộc sống. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý và đòn bNy khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững. Cụ thể: - N ghị định số 98/2018/N Đ-CP ngày 05/07/2018 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phNm nông nghiệp. - N ghị định số 57/2018/N Đ-CP ngày 17/04/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 hướng dẫn thực hiện N ghị định số 57/2018/N Đ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - N ghị quyết số 53/N Q-CP ngày 17/07/2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đNy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.
- 30 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 3. SỰ THAM GIA CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA N gành nông nghiệp đã và đang thể hiện là một trong những trụ cột quan trọng, trở thành một động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế; không những đảm bảo an ninh lương thực cho quy mô dân số 96,2 triệu người, mà còn xuất khNu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của Tác giả từ Niên giám thống kê qua các năm 2009-2018 của Tổng cục Thống kê Hình 01. Đóng góp của ngành Nông nghiệp vào GDP cả nước giai đoạn 2009-2018 Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê và các bộ ngành, năm 2018 vừa qua, GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt giá trị 813,7 ngàn tỷ đồng cao nhất trong 10 năm trở lại đây (2009-2018) (Hình 01), tăng 5,9% so với năm 2017; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; kim ngạch xuất khNu đạt 40,02 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD; tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khNu hơn một tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch hơn 3 tỷ USD gồm: gỗ và sản phNm gỗ 8,86 tỷ USD; tôm 3,59 tỷ USD; rau quả 3,81 tỷ USD; cà phê 3,46 tỷ USD; hạt điều 3,43 tỷ USD. Việt N am đang khẳng định vị thế là cường quốc về xuất khNu nông sản trên thế giới (đứng thứ 15 và đã xuất khNu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ) [5], [11]. Mặc dù vậy, tỷ trọng đóng góp ngành nông lâm nghiệp, thủy sản vào GDP cả nước có xu hướng giảm dần, từ 19,17% năm 2009 xuống 14,68% năm 2018 (Hình 01), phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. N gành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng như trên nhờ sự tham gia trực tiếp của các nông hộ, các doanh nghiệp trong nước, các hợp tác xã, doanh nghiệp FDI... vào một hay một số công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản; tạo lập mạng lưới các chuỗi cung ứng và từng bước hình thành các chuỗi giá trị hàng hóa
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 31 nông lâm nghiệp và thủy sản. Trong những năm vừa qua, mặc dù sản xuất được cơ cấu lại theo hướng mở rộng quy mô với chính sách dồn điền đổi thửa, nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến. Số doanh nghiệp và hợp tác xã tăng và số hộ liên tục giảm (do chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ), nhưng đến nay hộ vẫn là đơn vị sản xuất cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn. a) Các hộ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp (farm households): Theo Tổng cục Thống kê [10], cả nước hiện nay có khoảng 8,6 triệu hộ sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 53,66% tổng số hộ nông thôn cả nước). Đa số các hộ tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ: có tới 49,6% số hộ có diện tích đất sản xuất dưới 0,5 ha, 31,9% số hộ có diện tích đất sản xuất từ 0,5 đến dưới 2 ha, 10,5% số hộ có diện tích đất sản xuất từ 2 đến dưới 5 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân hộ có sử dụng của cả nước chỉ đạt 5.805 m2/hộ, trong đó hộ trồng cây hằng năm 4.466 m2/hộ; hộ trồng lúa 3.468 m2/hộ; hộ trồng cây lâu năm 4.830 m2/hộ. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của Tác giả từ Bộ KH&ĐT [6] và Tổng cục Thống kê [11] Hình 02. Sự biến động số lượng doanh nghiệp NLN-TS giai đoạn 2016-2018 b) Các doanh nghiệp ngoài nhà nước (Non-State Enterprises): Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự tăng trưởng đáng kể qua 3 năm gần đây (2016-2018), nhưng cũng đầy biến động (Hình 02). N ăm 2018, cả nước có 1.847 doanh nghiệp N LN -TS thành lập mới (giảm nhẹ so với năm 2017 - 1.955 doanh nghiệp), chỉ chiếm 1,41% tổng số doanh nghiệp được thành lập trên cả nước. Số doanh nghiệp N LN -TS đang hoạt động là 10.766 doanh nghiệp, chiếm 1,51% trong tổng số doanh nghiệp cả nước đang hoạt động. Trong số đó, có khoảng 5.400 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm tạo công ăn việc làm cho khoảng 260 ngàn lao động với thu nhập bình quân 5,2 triệu đồng/người/tháng; thu hút lượng vốn bình quân ở mức khá thấp so với các ngành khác, chỉ khoảng 330 ngàn tỷ đồng cho lĩnh vực
- 32 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM nông lâm nghiệp và thủy sản. Khác với lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản có khả năng sinh lợi thấp, rủi ro cao do quá trình sản xuất phụ thuộc phần lớn vào các yếu tổ tự nhiên, chu kỳ sản xuất dài, sản xuất manh mún, phân bố trên địa bàn rộng lớn, khó dự báo thị trường... dẫn tới nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh có thời hạn (404 DN ), tạm dừng hoạt động kinh doanh không đăng ký hoặc chờ giải thể (1.187 DN ) hoặc giải thể (393 DN ) [6], [11]. Tỷ lệ doanh nghiệp nông lâm nghiệp và thủy sản phải ngưng hoạt động, phá sản khá cao cho thấy sự phát triển thiếu bền vững của các doanh nghiệp này. Mặc dù vậy, trong mấy năm trở lại đây, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao bắt đầu thu hút sự quan tâm đầu tư của các công ty/ tập đoàn tư nhân lớn trong nước như: Vingroup, TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai, PAN Group, Tập đoàn N utiFood, Hòa Phát, Trường Hải Auto, FPT, Công ty Elcom, Vinaseed, Thaco, Mía đường Lam Sơn, Công ty Lộc Trời... Bên cạnh các công ty/ tập đoàn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang hướng tới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là hướng tới N ông nghiệp 4.0. c) Các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp (Agricultural Cooperatives/ Groups): Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, mức độ cạnh tranh đối với các hàng hóa nông lâm thủy sản ngày càng gay gắt, người nông dân và những hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Các hợp tác xã (HTX) kiểu mới đã giúp họ giảm thiểu những rủi ro, thua thiệt trên thị trường, gia tăng lợi ích thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản, từ đó cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác của cộng đồng. Hiện nay, cả nước có 22.456 hợp tác xã (tăng 8% so với năm 2017), trong đó có 13.712 HTX nông nghiệp (chiếm tới 61,1% tổng số HTX của cả nước; tăng 14,6% so với năm 2017), tỷ lệ HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả gần 50% (năm 2017 là 33%); khoảng 30% HTX nông nghiệp cung ứng cả dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các thành viên; có khoảng 15% tổng số HTX nông nghiệp sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, cả nước có 69.520 tổ hợp tác nông nghiệp, tăng 9,67% so với năm 2017. Phần lớn HTX nông nghiệp có nhận thức và nhu cầu sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị để phát triển bền vững, nhiều HTX nông nghiệp đã huy động các nguồn lực, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khNu. Khu vực kinh tế hợp tác, HTX và các thành viên đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, qui mô và tỷ trọng có xu hướng tăng; cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho ổn định giá cả thị trường, là thành tố đóng góp tích cực cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; các HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp hình thành các chuỗi giá trị. Các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần nâng cao trình độ sản xuất, tạo việc làm và thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển hệ thống chính trị, củng cố an ninh quốc phòng [8]. d) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI Enterprises): Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là giúp đNy nhanh dòng lưu chuyển vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn FDI. Với lợi thế về nguồn vốn, về khoa học và công nghệ cũng như kinh nghiệm và trình độ quản lý, dòng vốn FDI được kỳ vọng giúp các nền kinh tế phát triển hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt N am, vốn FDI là bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 33 nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đNy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế (Hình 03). Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2018, vốn FDI thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017, chiếm 22% tổng vốn đầu tư xã hội. Về vốn đăng ký, tính đến ngày 20/12/2018, cả nước có 3.046 dự án mới với vốn đăng ký gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% năm 2017; có 1.169 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn 7,59 tỷ USD, bằng 90,3%; 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với 2017. Tổng vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% năm 2017. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ, đầu tư FDI vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản còn quá khiêm tốn. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2018, số dự án nông lâm nghiệp và thủy sản của cả nước là 491 dự án (chiếm 1,8% các dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,46 tỷ USD (chiếm 1,02% tổng vốn đầu tư FDI cả nước), vốn đầu tư bình quân chỉ đạt 7,03 triệu USD/ dự án nông nghiệp. Cơ cấu FDI vào lĩnh vực nông nghiệp theo ngành phân bổ không đều, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến gỗ, lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi, bước đầu có sự đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt (tập trung ở sản phNm rau, hoa), chế biến nông - lâm - thủy sản. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của Tác giả từ Niên giám thống kê qua các năm 2009-2018 của Tổng cục Thống kê Hình 03. Biến động vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp giai đoạn 2009-2018 Trong những năm gần đây, các dự án FDI công nghệ cao cho lĩnh vực nông nghiệp có mấy điểm hạn chế như sau: 1) Chỉ tập trung một số ngành như trồng hoa, rau, chế biến nông sản. Các ngành khác cũng rất cần nhưng chưa có nhiều dự án công nghệ cao, như các ngành nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, sản xuất thuốc thú y, sản xuất thuốc bảo vệ thực
- 34 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM vật hữu cơ; 2) Các dự án FDI cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chỉ mới tập trung ở một vài vùng miền có lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa kinh tế. Ví dụ, dẫn đầu là Lâm Đồng với nhiều doanh nghiệp và dự án nông nghiệp công nghệ cao. Lâm Đồng cũng là địa phương đứng đầu cả nước thu hút các nhà đầu tư N hật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hà N am là địa phương mới nổi ở phía Bắc về thu hút FDI cho nông nghiệp công nghệ cao với 11 nhà đầu tư, tổng số vốn trên 33 triệu USD Hà N ội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xuất hiện những dự án sản xuất nông nghiệp thông minh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 3) Số lượng nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao còn rất hạn chế, chủ yếu từ Châu Á. Hiện nay, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ N hật Bản, đây cũng là quốc gia có mức đầu tư lớn nhất và nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt N am, với khoảng 20 doanh nghiệp, trong đó có hơn 10 doanh nghiệp đầu tư ở tỉnh Lâm Đồng. N hiều doanh nghiệp N hật Bản đã tìm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp với các mô hình như: Trồng rau công nghệ cao tại Lâm Đồng; liên kết xuất khNu xoài Cát Chu ở Đồng Tháp sang N hật Bản; các dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Vĩnh Phúc; phát triển đánh bắt và chế biến cá ngừ ở Bình Định, hay phát triển các mặt hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long... 4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM a) Tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa: Đất sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản về cơ bản đã được giao cho các tổ chức và hộ gia đình quản lý, các địa phương hầu như không có quỹ đất để quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung. Để xây dựng trang trại và nhà máy, doanh nghiệp phải tự mua đất từ cá nhân với giá cao, diện tích ít nên hạn chế việc mở rộng quy mô và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài. Do đó, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ N ông nghiệp & PTN T cần có cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp tích tụ tập trung ruộng đất nhằm thúc đNy sản xuất (đặc biệt là cây lúa và cây ăn quả); tạo điều kiện pháp lý để liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân bền chặt hơn. b) Ưu tiên cho đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Cần nghiên cứu bổ sung một số chính sách khuyến khích các công ty/ tập đoàn trong nước đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn phù hợp với lợi thế từng địa phương. Xác định trọng tâm, kêu gọi đầu tư và ưu tiên thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, kèm theo chuyển giao công nghệ, từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như: Mỹ, các nước Tây Âu, Israel... c) Tiêu chuẩn hóa hàng hóa nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ cần thiết phải ban hành tiêu chuNn quốc gia về hàng nông sản để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Bộ N N &PTN T và chính quyền các địa phương cần phối hợp và có những chính sách hỗ trợ đào tạo nông dân và các HTX sâu rộng hơn về mặt tiêu chuNn chất lượng, các tiêu chuNn, quy chuNn sản xuất trong nước và quốc tế, và quản lý được chất lượng trên thực tế. Cùng với đó là chính sách
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 35 khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, tập huấn cho nông dân các kỹ năng mới trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ cần khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân triển khai áp dụng rộng rãi các tiêu chuNn VietGAP(1), Global GAP(2), với việc tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, trình tự, thủ tục tiến hành sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phNm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. d) Tăng cường kinh tế hợp tác, liên kết chặt chẽ xây dựng chuỗi giá trị nông sản: Đầu tư vào nông nghiệp thường bị đánh giá là rủi ro lớn, không chỉ ở đầu ra mà còn lo ngại nông dân bẻ kèo, phá vỡ hợp đồng trong xây dựng vùng nguyên liệu. Các doanh nghiệp bị “vỡ” hợp đồng với đối tác vì nguyên liệu từ các hộ dân chuyển về không đủ về số lượng và không đạt tiêu chuNn. Mặc dù các doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng bao tiêu dài hạn với những yêu cầu cụ thể về hàm lượng chất bảo vệ thực vật trong hoa quả, tuy nhiên, bài toán vùng nguyên liệu vẫn luôn là "nỗi lo" của doanh nghiệp. Để sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu, phát triển lên sản xuất lớn, Chính phủ cần hỗ trợ thành lập mô hình HTX kiểu mới, khuyến khích việc thành lập và phát triển các HTX nông nghiệp trở thành đầu mối tập hợp nông dân, có đủ sức liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị. e) Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản địa phương: Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa trong nước và quốc tế ngày càng biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, dễ đem đến rủi ro lớn; trong khi năng lực quản trị, công tác dự báo nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp trong nước còn bất cập… do đó N hà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các hội thảo, hội chợ nông sản quốc tế để tìm kiếm thị trường; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực tìm kiếm, phân tích và dự báo thị trường cho doanh nghiệp. Để nông dân chủ động hơn trong thời kỳ kinh tế thị trường, Chính phủ cần giúp họ sản xuất ra hàng hóa và xây dựng được thương hiệu. Chính phủ nghiên cứu thiết kế nhận dạng thương hiệu theo quy mô vùng sản xuất tận dụng lợi thế tự nhiên và năng lực kinh tế của người dân; hàng triệu héc ta đất có thể thâm canh nuôi thủy sản, trồng cà phê, hồ tiêu, chè… bền vững theo mô hình HTX kiểu mới do N hà nước dẫn dắt về chính sách và kỹ thuật, qua đó người dân tuân thủ theo chính sách và quy trình kỹ thuật để làm. f) Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế: Các doanh nghiệp xuất nhập khNu hàng nông sản phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) trước. Theo quy định, khoản thuế này sẽ được khấu trừ vào thuế xuất nhập khNu (1) VietGAP = Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt N am do Bộ N ông nghiệp và PTN T ban hành đối với từng sản phNm, nhóm sản phNm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. (2) Global GAP = Global Good Agricultural Practices: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Toàn cầu
- 36 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM các kỳ sau đó. N hưng thuế xuất nhập khNu nông sản đã về 0% nên khoản tiền thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp đóng trước đó không lấy lại được. N hiều doanh nghiệp bị giữ số tiền thuế giá trị gia tăng lên tới vài chục tỷ đồng, trong khi không có vốn để xoay vòng. Do đó, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, muốn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì N hà nước phải điều chỉnh chính sách thuế cho hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lưu thông nguồn vốn. Việc thực hiện chính sách khấu trừ thuế mà không hoàn thuế cho doanh nghiệp như hiện nay vẫn được nhiều doanh nghiệp cho là không có lợi cho các doanh nghiệp Việt N am. Đặc biệt, trong bối cảnh nhập khNu hàng hóa từ các nước ASEAN vào Việt N am ngày càng nhiều và được hưởng thuế suất ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do ATIGA thì điều này lại càng bất lợi. g) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Logistics cho ngành nông nghiệp: N ông nghiệp là một ngành chịu rủi ro lớn về thời tiết, biến đổi khí hậu và thị trường, những yếu kém về hạ tầng logistics, hạ tầng công nghệ, công nghiệp cơ khí và bảo hiểm…cũng là “rào cản” khi thu hút đầu tư vào ngành. Hoạt động xuất khNu nông sản đang gặp rất nhiều khó khăn ở khâu vận chuyển. Một số tuyến đường xung yếu thường xuyên trong tình trạng kẹt xe, cảng biển thì quá tải... trong khi đó nhiều loại nông sản như rau củ, trái cây, hoa... rất dễ hư hỏng. N ếu tình trạng vận chuyển liên tục gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản cũng như chi phí, thời gian của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt hạ tầng logistics làm tăng chi phí vận chuyển trái cây Việt N am sang các thị trường quốc tế, dẫn tới làm giảm khả năng cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, việc không làm chủ được công nghệ cũng khiến doanh nghiệp chịu nhiểu rủi ro trong kinh doanh. Do đó, giải quyết bài toán về cơ sở hạ tầng logistics, đảm bảo hàng hóa lưu thông nhanh chóng không chỉ giúp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mà còn thúc đNy các ngành sản xuất khác phát triển. 5. KẾT LUẬN Trong bài viết này chúng tôi đã tập trung làm sáng tỏ hơn về khái niệm dưới góc độ kinh tế học của thuật ngữ “kinh tế tư nhân”, cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp. Bài viết đã làm sáng tỏ thực trạng tham gia của khu vực kinh tế tư nhân (gồm các nông hộ, các doanh nghiệp tư nhân trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt N am trong những năm gần đây. Từ những phân tích về thành công cũng như hạn chế, bài viết cũng đã đề xuất 7 giải pháp thực tiễn nhằm thúc đNy sự tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển nông nghiệp Việt N am trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Kinh tế Trung ương (2019), Báo cáo 2 năm thực hiện N ghị quyết Trung ương 5 Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Ban Kinh tế Trung ương, Hà N ội.
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 37 2. BCĐ Tổng điều tra Dân số và N hà ở Trung ương (2019), Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019: Tổ chức thực hiện và Kết quả sơ bộ, N xb. Thống kê, Hà N ội. 3. BCH Trung ương Đảng CSVN (2002), N ghị quyết số 14-N Q/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Hà N ội. 4. BCH Trung ương Đảng CSVN (2017), N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , Hà N ội. 5. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, N xb. Công thương, Hà N ội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, N xb. Thống kê, Hà N ội. 7. Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và thịnh vượng, Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân Vùng Mekong (Mekong Business Initiative), Hà N ội. 8. Liên minh HTX Việt N am (2019), Báo cáo thường niên 2018, Liên minh Hợp tác xã Việt N am (VCA), Hà N ội. 9. Phạm Thị Thanh Bình (2017), Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Hà N ội, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/N ghiencuu- Traodoi/2017/48688/Kinh-te-tu-nhan-Dong-luc-quan-trong-trong-phat-trien-kinh.aspx, ngày truy cập May 15-2019. 10. Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 (Results of the 2016 Rural, Agricultural and Fishery Census), N xb. Thống kê, Hà N ội. 11. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018 (Statistical Yearbook of Vietnam 2018), N xb. Thống kê, Hà N ội. 12. Võ Văn Lợi (2019), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Hà N ội, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam-va-mot-so- van-de-dat-ra-302117.html, ngày truy cập 29 Jul.-2019.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam
34 p | 168 | 27
-
Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
4 p | 206 | 18
-
Các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã và vai trò của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới
24 p | 102 | 16
-
Bài giảng Quản lý đô thị với sự tham gia của cộng đồng
66 p | 32 | 15
-
Bài giảng Phân tích kinh tế dự án: Chương 5 - Xác định giá trị kinh tế
12 p | 155 | 13
-
Cộng đồng Kinh tế ASEAN và sự tham gia của Việt Nam
7 p | 96 | 6
-
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
373 p | 15 | 5
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Nguyễn Mai Thi
6 p | 9 | 4
-
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 1
64 p | 16 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 4 - PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn
21 p | 33 | 3
-
Hỏi - đáp về Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2
69 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 5 - ĐH Kinh tế
41 p | 52 | 3
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 4 - Nguyễn Mai Thi
67 p | 10 | 3
-
Bài giảng Kinh tế và chính sách phát triển vùng: Chương 7 - TS. Đào Duy Minh
19 p | 5 | 3
-
Bài giảng Hồi quy giả trong kinh tế lượng (Spurious Regression) - Đinh Công Khải
14 p | 72 | 2
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 3 - Nguyễn Mai Thi
29 p | 18 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
43 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn