Sự tham gia của người dân nông thôn trong công tác an ninh trật tự, phòng chống tội phạm qua nghiên cứu trường hợp tại Lâm Đồng và Ninh Thuận
lượt xem 3
download
Bài viết Sự tham gia của người dân nông thôn trong công tác an ninh trật tự, phòng chống tội phạm qua nghiên cứu trường hợp tại Lâm Đồng và Ninh Thuận tập trung nhận diện, phân tích cách thức, mức độ sự tham gia của người dân nông thôn trong công tác giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự tham gia của người dân nông thôn trong công tác an ninh trật tự, phòng chống tội phạm qua nghiên cứu trường hợp tại Lâm Đồng và Ninh Thuận
- SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN NÔNG THÔN TRONG CÔNG TÁC AN NINH TRẬT TỰ, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG VÀ NINH THUẬN ThS. Ngô Văn Huấn Giảng viên Khoa Đại Cƣơng, Học Viện Cán bộ TPHCM ThS. Đỗ Văn Toản Giảng viên Khoa Công tác xã hội, trƣờng Đại học Đà Lạt Tóm tắt Bài viết này tập trung nhận diện, phân tích cách thức, mức độ sự tham gia của người dân nông thôn trong công tác giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính bền vũng và sức sống lâu dài của chính sách. Kết quả cho thấy mặc dù người dân được tham gia dưới nhiều cách thức khác nhau, nhưng mức độ tham gia vẫn chỉ dừng lại ở đ ng g p ý kiến mà chưa mang tính ra quyết quyết định. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ tham gia của người dân giữa những địa phương c “thâm niên” lâu hơn; điều đ cho thấy tác động lâu dài và tiềm năng của chính sách chính là tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi và nhận thức của người dân. Từ khóa: Sự tham gia; Đánh giá chính sách; Chƣơng trình xây dƣng Nông thôn mới; ĐẶT VẤN ĐỀ Mục đích quan trọng và lâu dài mà Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới hƣớng đến đó là phát triển toàn diện, tạo ra những diện mạo hiện đại trong vùng nông thôn từ đó thay đổi cuộc sống của ngƣời dân. Một trong những yêu cầu quan trọng là cần thay đổi tƣ duy, cách tiếp cận trong việc huy động sự tham gia của ngƣời dân cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò tham gia và tầm quan trọng của ngƣời dân trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình. Thể hiện bằng cách tăng năng lực cho ngƣời dân thông qua việc tạo cơ hội tham gia, tăng quyền và trao quyền, tạo ra quyền làm chủ của ngƣời dân trong tiến trình phát triển ở nông thôn hiện nay. Mục đích hƣớng đến là phát triển nông thôn một 313
- cách tự lực, ở đó ngƣời dân biết huy động tối đa những nguồn lực ở địa phƣơng trong việc triển khai thực hiện các hoạt động của cộng đồng. Đồng thời biết tạo ra sinh kế bền vững, hƣớng đến phát triển nông thôn một cách toàn diện. Để đạt đƣợc mục tiêu đó Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng bộ tiêu chí hƣớng đến một sự xác định về mặt định lƣợng để tạo ra một thƣớc đo nhằm phân loại xã hội nông thôn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích dữ liệu định lƣợng về sự tham gia của ngƣời dân nông thôn trong ―công tác an ninh trật tự phòng chống tội phạm‖, thông qua một cuộc khảo sát tại hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Trong bài viết này tập trung nhận diện phân tích ba nội dung cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất, cách thức ngƣời dân tham gia vào quá trình giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn. Thứ hai, vai trò ngƣời dân tham gia vào quá trình giữ vững an ninh trật trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn. Thứ ba, những khác biệt trong sự tham gia của ngƣời dân giữa Ninh Thuận và Lâm Đồng. Phương pháp và dữ liệu Số liệu đƣợc sử dụng để phân tích trong bài viết này là kết điều tra xã hội học tại hai đơn vị tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận của nhóm nghiên cứu Khoa Công tác xã hội, trƣờng Đại học Đà Lạt tiến hành tháng 4 năm 2016. Đơn vị điều tra tại tỉnh Lâm Đồng chọn xã Tân Hội, huyện Đức Trọng là một trong 11 xã đƣợc Trung ƣơng chọn làm thí điểm xây dựng nông thôn mới từ năm 2010. Đây là xã có ―thâm niên‖ lâu nhất và đƣợc tập trung nguồn lực lớn đại diện cho khu vực Tây Nguyên để làm thí điểm thế hệ đầu tiên trong Chƣơng trình mực tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Số lƣợng đơn vị mẫu 200, phỏng vấn bán cấu trúc đại diện hộ gia đình đƣợc chọn ngẫu nhiên hệ thống từ các đơn vị thôn/xóm của xã. Đơn vị điều tra tại tỉnh Ninh Thuận, chọn xã Phƣớc Thuận, huyện Ninh Phƣớc; địa phƣơng tiến hành xây dựng nông thôn mới sau khi Chƣơng trình này đƣợc phép thực hiện đại trà trên cả nƣớc. Số lƣợng đơn vị mẫu 370, phỏng vấn bán cấu trúc đại diện hộ gia đình đƣợc chọn ngẫu nhiên hệ thống từ các đơn vị thôn/xóm của xã. Việc lựa chọn hai đơn vị nghiên cứu khác nhau về đặc điểm kinh tế- xã hội và thời gian, ―thâm niên‖ thực thi chính sách để nhằm so sánh sự khác biệt về mức độ tham gia của ngƣời dân qua đó xem xét đƣợc những tác động lâu dài và tiềm năng của chính sách đến đối tƣợng thụ hƣởng. 314
- CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH Sự tham gia Theo Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ La tinh (1973) cho rằng, “Tham gia được xác định như một đ ng g p tự nguyện của người dân vào một hoặc nhiều chương trình công cộng nhằm phát triển quốc gia, nhưng người dân không được mong đợi là sẽ góp phần vào hình thành chương trình hoặc phê phán nội dung các chương trình”. Cohen và Uphoff (1977) định nghĩa: “Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này”. FAO (1982) có cái nhìn sâu hơn, theo đó “Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội, nó không chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà hơn nữa là tiến trình mà trong đ người dân nông thôn có khả năng tự tổ chức, thông qua tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia”. Bên cạnh đó, Paul (1987) lại có quan điểm nhìn nhận sự tham gia của ngƣời dân trong tiến trình phát triển cộng đồng “Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đ người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh hưởng đến định hướng và việc thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác mà họ mong ước”. (Lê, T.M.H, 2006, tr. 92 - 93). Mức độ tham gia Mức độ tham gia của ngƣời dân đƣợc thể hiện theo bậc thang sau: Hình 1. Bậc thang thể hiện mức độ tham gia của ngƣời dân Nguồn: SDRC (2007, tr 7). 315
- Nông thôn mới Có nhiều tên gọi khác nhau, nhƣng xây dựng và phát triển khu vực nông thôn theo hƣớng đổi mới luôn đƣợc coi trung tâm trong các chính sách công của nhiều quốc gia, nhất là những nƣớc có truyền thống nông nghiệp. Ở Việt Nam chủ trƣơng thực thi một chính sách toàn diện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7, ban Chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khóa X. Theo đó mục tiêu là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn h a dân tộc; dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Để cụ thể hóa Nghị quyết 26, ngày 01 tháng 06 năm 2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 800/QĐ-TTg phê duyệt ―Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020‖. Đây là một chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung bao phủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn đƣợc áp dụng trên cả nƣớc. Từ đó nông thôn mới trở thành một ―phong trào‖, chƣơng trình hành động góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Một trong những kết quả quan trọng đó là làm gia tăng nhận thức và hành vi tham gia của ngƣời dân vào chính sách. Đánh giá tổng kết 5 năm (2010- 2015) của Ban chỉ đạo Quốc gia Chƣơng trình Nông thôn mới đã nhận định ―Từ chỗ số đông còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tƣ của Nhà nƣớc đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới‖. Tuy nhiên, qua tổng kết một bài học quan trọng đƣợc đặt ra là cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham gia của ngƣời dân vào các hợp phần chính sách. Nhƣ vậy sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới là một quá trình mà Nhà nƣớc và ngƣời dân cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể trong việc phát triển nông thôn và tiến hành các hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngƣời dân. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi đo lƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong Chƣơng trình nông thôn mới bằng bảng thao tác khái niệm sau. Bảng 2. Thao tác khái niệm phân tích sự tham gia của ngƣời dân Sự tham gia của ngƣời dân Đánh giá tầm quan Cách thức tham gia Vai trò tham gia trọng Biết đến nội dung chƣơng Đóng góp ý kiến Quan trọng trình Bỏ công sức Ít quan trọng Tham gia họp bàn Đóng góp tiền Không quan trọng 316
- Tham gia ra quyết định bạc Tham gia giám sát Đóng góp vật Tham gia nghiệm thu chất Đóng góp khác KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.1. Cách thức tham gia của ngƣời dân vào công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn Các kênh người dân tiếp cận thông tin về Chương trình nông thôn mới Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, nguồn cung cấp các thông tin về Chƣơng trình nông thôn mới ở hai địa bàn nghiên cứu ở Lâm Đồng và Ninh Thuận cho ngƣời dân nông thôn rất đa dạng, trong đó có cả những thông tin chính thức và phi chính thức. Trong đó bốn nguồn thông tin phổ biến nhất đó là: các cán bộ cơ sở (xã/ thôn) thông báo trực tiếp đến ngƣời dân thông qua các cuộc hợp bàn; các thông tin, bản thông báo, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại địa bàn dân cƣ; thông qua các chƣơng trình phát thanh từ thôn/xã thực hiện; và nguồn thông tin từ những ngƣời xung quanh thông qua trao đổi, nói chuyện. Qua kết quả thống kê tại hình 2, chúng ta thấy chính quyền cơ sở vẫn là kênh thông tin quan trọng và chủ yếu về Chƣơng trình nông thôn mới nói chung và các công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn nói riêng (với tỉ lệ 92,5% ở Lâm Đồng và 76,9% ở Ninh Thuận). Bên cạnh đó, với đặc thù ở nông thôn để ngƣời dân tiếp cận nhiều hơn về Chƣơng trình nông thôn mới nói chung và về công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn thì vai trò của chƣơng trình phát thanh của thôn/xã là kênh thông tin quan trọng hơn (với tỉ lệ 69% ở Lâm Đồng và 88,6% ở Ninh Thuận) so với kênh thông tin thông tin từ mạng internet. Cụ thể tỉ lệ ở Lâm Đồng là 69% so với 23,5%, ở Ninh Thuận là 88,6% so với 19,6%. Đặc biệt hơn, tỉ lệ ngƣời dân trả lời họ biết đƣợc Chƣơng trình nông thôn mới cũng nhƣ công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn qua kênh trao đổi, nói chuyện với ngƣời khác có sự khác biệt rất lớn giữa hai địa bàn nghiên cứu với 88% ở Tân Hội (Lâm Đồng) so với 41,8% ở Phƣớc Thuận (Ninh Thuận). Điều này có thể lý giải đƣợc, Tân Hội là địa bàn điểm về chƣơng trình nông thôn mới với trình độ dân trí tƣơng đối phát triển, cộng đồng có nhiều hoạt động/ chƣơng trình thông qua các nhóm/tổ chức chính thức và phi chính thức, tạo ngƣời dân cơ hội tham gia nên sự tƣơng tác giữa ngƣời dân trong cộng đồng tƣơng đối thƣờng xuyên thông qua các tổ chức, nhóm tự nguyện họ tham gia. Còn Ninh Phƣớc là địa bàn còn khá nhiều khó khăn, ngƣời dân có ít cơ hội tham gia trong các tổ chức/ nhóm tự nguyện hơn so với Tân Hội, nên kênh thông tin quan trọng đối với họ chủ yếu là cán bộ và phát thanh của thôn/ xã. 317
- Hình 2. Các kênh thông tin của ngƣời dân về chƣơng trình nông thôn mới tại Lâm Đồng và Ninh Thuận (%) Các kênh khác 4.60 28.50 Qua trao đổi, nói chuyện với những ngƣời… 41.80 88.00 Qua các bảng thông báo, băng rôn khẩu hiệu ở … 64.40 76.50 Qua thông tin từ mạng internet 19.60 23.50 Thông qua kênh phát thanh truyền hình địa… 36.10 44.50 Thông qua kênh phát thanh/truyền hình quốc gia 33.70 37.00 Cán bộ xã/thông thông báo trực tiếp 76.90 92.50 Chƣơng trình phát thanh của thôn/xã 88.60 69.00 Ninh Thuận Lâm Đồng [Nguồn: kết quả khảo sát tại Lâm Đồng và Ninh Thuận, năm 2016]. Cách thức tham gia của người dân vào công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn Cách thức tham gia của ngƣời dân ở đây đƣợc hiểu là những hành động và việc làm cụ thể của ngƣời dân nông thôn vào các hợp phần của chƣơng trình nông thôn mới đƣợc thực hiện tại cơ sở. Trƣớc khi ngƣời dân thể hiện sự tham gia thì điều đầu tiên là xem xét sự tiếp cận với chƣơng trình này thể hiện ở tỉ lệ trả lời ―biết‖ về các nội dung của chƣơng trình trong đó có công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn. Kết quả thống kê tại hình 3 cho thấy kết quả tỉ lệ cao ngƣời dân biết về nội dung này, tại Ninh Thuận có 90,8% và Lâm Đồng là 82,9%. ―Biết‖ là mức độ thấp nhất thể hiện trong các mức độ tham gia của ngƣời dân, thể hiện sự tham gia thụ động, chƣa có sự tham gia thực sự. Đây cũng là một trong những nội dung mà ngƣời dân có ít thông tin và sự hiểu biết thấp nhất cùng với các tiêu chí nhƣ: ―Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông và Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn‖. Bàn luận sâu về cách thức tham gia, trong nghiên cứu này chúng tôi đo lƣờng trên các chỉ báo nhƣ: tham gia họp bàn, có đƣợc ra quyết định, tham gia thực hiện và tham gia giám sát. Kết quả tại hình 5 cho thấy cách thức tham gia nhiều nhất là ―họp bàn‖ và ―thực hiện‖ còn các khía cạnh nhƣ ―ra quyết định‖, ―giám sát‖ rất hạn chế. Theo số liệu thống kê chúng ta cũng thấy, giữa Lâm Đồng và Ninh Thuận có sự khác nhau về cách thức tham gia. Ở Ninh Thuận không có trƣờng hợp nào đƣợc ra quyết định và đƣợc giám sát, còn tỉ lệ này ở Lâm Đồng cũng rất thấp (ra quyết định là 6,2% và đƣợc giám sát là 8,3%). Điều thể hiện rõ 318
- nét nhất là có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ ngƣời dân trả lời ―tham gia thực hiện‖ ở hai địa bàn nghiên cứu Lâm Đồng và Ninh Thuận. Tỉ lệ ngƣời dân tham gia thực hiện vào Chƣơng trình nông thôn mới nói chung và công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nói riêng ở Tân Hội lớn gấp 10 lần so với Phƣớc Thuận (82,4% so với 7,9%). Ở một chiều phân tích khác, kết quả thống kê ở hình 5 cho thấy, tỉ lệ ngƣời dân tham gia ở việc ―biết‖ và ―họp bàn‖ ở Phƣớc Thuận (Ninh Thuận) luôn cao hơn so với ở Tân Hội (Lâm Đồng) (cụ thể ―biết‖ là 90,8% ở Phƣớc Thuận so với 82,9% ở Tân Hội; ―Họp bàn‖ là 29,5% ở Phƣớc Thuận so với 16,1% ở Tân Hội). Ngƣợc lại, tỉ lệ ngƣời dân tham gia ở việc ―gia quyết định‖, ―tham gia thực hiện‖ và ―tham gia giám sát‖ ở Tân Hội luôn cao hơn rất nhiều so với ở Phƣớc Thuận, thậm chí việc ―ra quyết định‖ và ―giám sát‖ ở Phƣớc Thuận không có ai tham gia (cụ thể ―ra quyết định‖ là 6,2% ở Tân Hội so với 0% ở Phƣớc Thuận; ―thực hiện‖ là 82,4% ở Tân Hội so với 7,9% ở Phƣớc Thuận; ―giám sát‖ là 8,3% ở Tân Hội so với 0% ở Phƣớc Thuận). Trong năm mức độ tham gia của ngƣời dân nhƣ ―biết, họp bàn, ra quyết định, thực hiện và giám sát‖ thì mức độ ―biết và họp bàn‖ thể hiện ở việc tham gia chƣa thực sự của ngƣời dân, còn mức độ ―ra quyết định, thực hiện và giám sát‖ thể hiện sự tham gia thực sự của ngƣời dân, đây là những mức độ cao của sự tham gia (Ủy ban dân tộc, 2008). Qua đó cũng cho thấy, phần lớn ngƣời dân ở Phƣớc Thuận (Ninh Thuận) tham gia vào chƣơng trình nông thôn mới nói chung và vào công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn là tham gia chƣa thực sự (biết, họp bàn). Ngƣợc lại, ngƣời dân ở Tân Hội (Lâm Đồng) có tỉ lệ tham gia thực sự nhiều hơn (ra quyết định, thực hiện và giám sát). Điều này có thể giải thích rằng Tân Hội (Lâm Đồng) là một trong những xã điểm về xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy ―sự chuẩn bị‖ và có ―thâm niên‖ cũng nhƣ công tác tổ chức tốt hơn Phƣớc Thuận (Ninh Thuận) nên hầu hết các nội chƣơng trình đã đi vào thực hiện và giám sát cũng nhƣ vai trò tham gia thực sự của ngƣời dân ở Tân Hội cũng cao hơn. 319
- Hình 3. Cách thức tham gia của ngƣời dân Lâm Đồng và Ninh Thuận vào công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn (%) 100.00% 90.80 90.00% 82.9 82.40 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 29.50 30.00% 20.00% 16.10 6.20 7.90 8.30 10.00% 0.00 0.00 0.00% Biết Họp bàn Ra quyết định Thực hiện Giám sát Lâm Đồng Ninh Thuận [Nguồn: kết quả khảo sát tại Lâm Đồng và Ninh Thuận, năm 2016]. 1.2. Vai trò tham gia của ngƣời dân vào công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn Vai trò tham gia ở đây hàm ý muốn nói đến vị trí, chỗ đứng gắn với đóng góp, nghĩa vụ mà ngƣời dân tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng. Hay nói cách khác ngƣời dân nông thôn đã có những dạng đóng góp gì để thể hiện vai trò của mình vào một chính sách do Nhà nƣớc ban hành. Cụ thể ở đây, là mức độ đóng góp ý kiến, công sức, tiền bạc, đất đai vật lực đối với công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm tại khu dân cƣ nông thôn. Kết quả khảo sát tại hai điểm nghiên cứu ở Lâm Đồng và Ninh Thuận cũng cho thấy vai trò của ngƣời dân, hay các kiểu đóng góp đối với các nội dung là rất khác nhau. Ví dụ nhƣ các tiêu chí cứng về xây dựng hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.v.v.. thì ngƣời dân thể hiện vai trò tham gia rất rõ nét và đậm đặc thông qua việc họ đóng góp từ ý kiến, công sức, tiền bạc, vật lực. Trong khi đó các tiêu chí ―mềm‖ nhƣ hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, an ninh trật tự thì việc tham gia của ngƣời dân mờ nhạt hơn. Kết quả thống kê tại hình 4 thể hiện rõ ba đóng góp chủ yếu cho công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm tại khu dân cƣ là ý kiến, tiền bạc và công sức. Cũng là do đặc thù từng loại nội dung khác nhau nên vấn đề an ninh trật tự thì ngƣời dân không có đóng góp về đất đai và vật lực. Giữa hai địa phƣơng Lâm Đồng và Ninh Thuận cũng có sự khác nhau về mức độ đóng góp. Kết quả cho thấy ngƣời dân tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đóng góp về công sức nhiều nhất, gấp gần 10 lần so với Ninh Thuận (73,9% so với 7,6%) đối với công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội 320
- phạm tại địa phƣơng. Trong khi đó ngƣời dân tại Ninh Thuận lại đóng góp tiền bạc nhiều nhất cho công tác này (61,9% so với Lâm Đồng là 38,1%). Phân tích này cũng cho thấy, nếu nhìn ở khía cạnh tham gia thực sự và thể hiện tinh thần trách nhiệm trong quá trình tham gia giữa hai vai trò tham gia là ―bỏ công sức‖ và ―đóng góp tiền bạc‖ thì có sự khác biệt lớn giữa ngƣời dân ở Tân Hội (Lâm Đồng) và ngƣời dân ở Phƣớc Thuận (Ninh Thuận). Ngƣời dân ở Tân Hội (Lâm Đồng) nêu cao tình thần, tham gia thực hiện trong chƣơng trình nhiều hơn, họ ý thức đƣợc vai trò của cá nhân trong các hoạt động của cộng đồng. Họ biết huy động đa dạng nguồn nội lực của cộng đồng trong quá trình tham gia, đặc biệt là nguồn nhân lực (sức đóng góp với kiến thức, kỹ năng và năng lực của ngƣời dân trong quá trình tham gia thực hiện). Ngƣợc lại, ngƣời dân ở Phƣớc Thuận (Ninh Thuận) có tỉ lệ đóng góp tiền bạc nhiều hơn. Điều quan trọng thể hiện ở đây là yếu tố mức độ tham gia và năng lực huy động đa dạng nguồn lực của ngƣời dân ở hai địa phƣơng có sự khác biệt. Ở Tân Hội, ngƣời dân biết huy động sức đóng góp (nguồn nhân lực sẵn có) trong quá trình tham gia và hạn chế phải đóng góp tiền bạc, biết tận dụng các nguồn lực tại địa phƣơng, biết huy động nguồn nhân lực sẵn có ở cộng đồng với kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện các hoạt động chƣơng trình thông qua họp bàn, thống nhất thay vì hạn chế huy động tham gia mà phải đóng góp tiền bạc nhiều hơn. Sự tham gia đóng góp công sức trong các hoạt động chƣơng trình của ngƣời dân ở cộng đồng cũng thể hiện năng lực cộng đồng địa phƣơng. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng không đủ dữ liệu để giải thích rõ ràng hơn về sự khác biệt này ở hai địa phƣơng. Tuy nhiên, giả thuyết có thể rằng, sự khác biệt về thời gian và vị trí của hai xã này trong chiến lược xây dựng nông thôn mới tại địa phương đã tạo nên sự khác biệt đó, nhất là Tân Hội là một trong những xã thí điểm Chƣơng trình này trên toàn quốc. Hình 4. Vai trò của ngƣời dân nông thôn Lâm Đồng và Ninh Thuận trong tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm nông thôn (%) 80.00% 73.90 70.00% 61.90 60.00% 47.20 50.00% 38.10 40.00% 33.50 30.00% 20.00% 13.60 7.60 10.00% 0.00 0.00 0.00 0.00% Đóng góp ý Bỏ công sức Đóng góp tiền Đóng góp đất Khác kiến bạc đai, vật lực Lâm Đồng Ninh Thuận [Nguồn: kết quả khảo sát tại Lâm Đồng và Ninh Thuận, năm 2016]. 321
- KẾT LUẬN Dựa vào dữ liệu định lƣợng từ hai cuộc khảo sát tại hai cộng đồng nông thôn có nhiều đặc trƣng khác nhau về kinh tế - xã hội, thời gian (thâm niên) thực hiện chƣơng trình nông thôn mới chúng tôi đi đến một số kết luận sau đây. Thứ nhất, với nội dung về các nguồn thông tin mà ngƣời dân tiếp cận với chƣơng trình nông thôn mới, kết quả khảo sát tại hai điểm cho thấy rằng chính quyền địa phƣơng, các kênh thông tin cấp cở sở vẫn là những nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng nhất. Thứ hai, kết quả phân tích dữ liệu đã cho thấy ở các tiêu chí xây dựng nông thôn mới khác nhau thì cách thức và mức độ tham gia của ngƣời dân khác nhau. Đối với công tác an ninh trật tự, phòng chống tội phạm tại địa bàn thì hình thức tham gia của ngƣời dân là họp bàn và thực hiện. Thứ ba, vai trò tham gia của ngƣời dân nông thôn trong công tác an ninh và phòng chống tội phạm tại khu dân cƣ thể hiện chủ yếu trên việc họ tham gia đóng góp là tiền bạc, công sức và ý kiến. Trong khi đó các tiêu chí cứng nhƣ xây dựng cơ sở hạn tầng, y tế giáo dục thì vai trò ngƣời dân đậm nét và lớn hơn. Thứ tƣ, về sự đánh giá chủ quan của ngƣời dân về tầm quạn trọng của việc họ tham gia vào công tác an ninh trật tự thì đa số đều nhận thức khá tích cực thể hiện ở tỉ lệ trả lời ―quan trọng‖ ở mức cao. Thứ năm, trong quá trình tham gia (thâm niên) thì cách thức tham gia của ngƣời dân ngày càng đa dạng hơn. Đặc biệt là sự tham gia thể hiện năng lực huy động đa dạng nguồn nội lực trong cộng đồng vào quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình nông thôn mới. Ngƣời dân càng ý thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia. Đây cũng có thể khẳng định, quá trình tham gia là quá trình phát triển năng lực của ngƣời dân trong cộng đồng. Thứ sáu, điều cơ bản đƣợc rút ra trong nghiên cứu này khi so sánh hai nguồn dữ liệu tại hai điểm nghiên cứu có nhiều đặc điểm khác nhau nhóm tác giả nhận thấy. Sự tham gia của ngƣời dân vào các hợp phần xây dựng nông thôn mới không chỉ phục thuộc vào cách thức thực hiện mà còn do thời gian (thâm niên). Điều đó giúp khẳng định rằng chƣơng trình nông thôn mới đã mang lại mục tiêu lâu dài là làm thay đổi hành vi và nhận thức của ngƣời dân./. 322
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2008). Nghị Hội nghị lần thứ Bảy ban Chấp hành Trung ương kh a X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2. Chính phủ (2010). Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. 3. UBND Xã Tân Hội, Đức Trọng (2016). Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM năm 2014. 4. Ủy ban dân tộc (2008). Chuyên đề Sự tham gia của người dân trong triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. 5. Lê, Thị Mỹ Hiền (2006). Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng. Đại học Mở bán công Tp Hồ Chí Minh. 6. SDRC (2007). Công cụ PRA phương pháp đánh giá nông thôn c người dân tham gia. 7. Trần, Minh Yến (2013). Xây dựng nông thôn mới – Khảo sát và đánh giá, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 8. Từ, Quang Hiển (2003). Xây dựng và Quản lý Dự án có sự cùng tham gia, Dự án hợp tác Việt Nam – Canada LPRV. Trung tâm Nghiên cứu Giảm nghèo – Đại học Thái Nguyên, NXB Khoa học Hà Nội. 323
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã có sự tham gia của người dân
73 p | 104 | 10
-
Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước và xã hội vì mục tiêu phát triển con người
10 p | 64 | 8
-
Báo cáo: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh nghiên cứu so sánh Quảng Nam và Phú Yên
30 p | 137 | 6
-
Bài giảng Theo dõi – đánh giá và chuẩn bị báo cáo về xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân
50 p | 71 | 6
-
Sổ tay Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất và giao đất cấp xã có người dân tham gia
31 p | 90 | 6
-
Vấn đề phát huy sự tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng nông thôn mới – Bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm Thụy Hương
0 p | 42 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với việc số hóa dịch vụ hành chính công trên địa bàn Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp ứng dụng định danh điện tử VNeID
10 p | 10 | 5
-
Sự tham gia của người dân trong quản lý công
8 p | 25 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhà nước: Sự tham gia của người dân
9 p | 69 | 4
-
Bài giảng Quản trị nhà nước - Bài 14: Tổng quan về sự tham gia của người dân
8 p | 89 | 4
-
Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách
8 p | 36 | 3
-
THAM LUẬN CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN PIM - TA – MWH
0 p | 67 | 3
-
Bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình ban hành quyết định hành chính
5 p | 52 | 2
-
Chính sách, pháp luật Việt Nam về sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân
6 p | 42 | 2
-
Chính quyền mở và sự tham gia của người dân vào quản lí nhà nước
9 p | 30 | 2
-
Sự tham gia của người dân vào hoạt động hành chính công
9 p | 64 | 2
-
Sự tham gia của người dân ở Đức và Việt Nam trong hoạt động quy hoạch
9 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn