SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
lượt xem 98
download
Ngoài chuyện xử lại án đụng trần, thời hạn kháng nghị án giám đốc thẩm thì việc VKS có tham gia phiên tòa dân sự hay không, tham gia đến mức nào vẫn đang là một đề tài tranh luận chưa có hồi kết khi lấy ý kiến sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
- SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ: VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ, KHÔNG CẦN THIẾT? Posted on 18/02/2011 by Civillawinfor THANH TÙNG Vụ việc dân sự cốt là ở hai bên đương sự tự định đoạt, nếu có VKS tham gia là vi phạm nguyên tắc lợi ích tư đang được tố tụng thế giới tôn trọng. Ngoài chuyện xử lại án đụng trần, thời hạn kháng nghị án giám đốc thẩm thì việc VKS có tham gia phiên tòa dân sự hay không, tham gia đến mức nào vẫn đang là một đề tài tranh luận chưa có hồi kết khi lấy ý kiến sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp (để trình Quốc hội thông qua), VKS phải có mặt tại tất cả các vụ án dân sự. Tham gia tất cả và phát biểu quan điểm Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định VKS chỉ tham gia phiên tòa dân sự nếu thấy cần thiết như hiện nay đã bộc lộ những hạn chế bất cập. Trước hết, nó tạo ra tình trạng khép kín trong quá trình thu thập chứng cứ, hòa giải, xét xử của thẩm phán, nhiều vụ việc dân sự được giải quyết thiếu khách quan nhưng VKS không kịp thời phát hiện để kháng nghị dù tỉ lệ án bị hủy, sửa do có sai sót hằng năm không giảm. Chưa kể, theo kết luận 79 ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về đề án đổi mới tổ chức hoạt động của tòa án, VKS, cơ quan điều tra và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp thì VKS tiếp tục là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong khi VKS còn thực hiện chức năng giám sát các hoạt động tư pháp thì phải tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ có hiệu quả cao bằng cách cho tham gia tất cả các phiên tòa dân sự. Về giới hạn phát biểu của VKS với từng cấp tòa, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải quy định khác nhau vì tính chất của mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau: Tại phiên sơ thẩm, đại diện VKS phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng. Đến phiên phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, ngoài nhiệm vụ trên, đại diện VKS còn được phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án của tòa, đồng thời bảo vệ kháng nghị nếu viện trưởng VKSND có kháng nghị.
- Nâng chất xét xử quan trọng hơn! Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16-2, Phó Chánh án TAND Tối cao Từ Văn Nhũ đã phản đối khá quyết liệt nhận định nếu không cho VKS tham gia đầy đủ các phiên tòa dân sự sẽ tạo ra tình trạng tòa xử án khép kín. Theo ông, nhận định này là thiếu khách quan. Ông Nhũ lý giải tình trạng vài năm gần đây, án bị kháng nghị theo trình tự tái thẩm, giám đốc thẩm nhiều hơn trước có phần do các cơ quan cung cấp tài liệu không kịp thời, đầy đủ; các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước ta thay đổi nhiều, thậm chí thay đổi liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng xét xử… Tại hội thảo góp ý do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức cũng ghi nhận nhiều ý kiến không đồng tình với việc VKS tham gia tất cả các phiên tòa dân sự. Theo TS Nguyễn Thị Hoài Phương (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM), vụ việc dân sự cốt là ở hai bên đương sự tự định đoạt, nếu có VKS tham gia là vi phạm nguyên tắc lợi ích tư đang được tố tụng thế giới tôn trọng. Bà Phương phân tích: Nếu cho VKS tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ để nhận định về tố tụng xem tòa xử đúng hay sai thì không có ý nghĩa. Bởi bản chất lời phát biểu đó là nói với chính người vi phạm để họ tự kiểm và kết luận mình có vi phạm hay không thì cũng chẳng để nhằm mục đích gì. Đồng tình, thẩm phán Đỗ Khắc Tuấn (TAND TP.HCM) cho rằng quy định trong luật về quyền của đương sự đã đầy đủ gồm quyền được yêu cầu luật sư, trợ giúp pháp lý, thay đổi người tiến hành tố tụng, kháng cáo, khiếu nại với bản án…, nên không cần VKS giám sát, hỗ trợ nữa. Hơn nữa, hiện việc giám sát tuân theo pháp luật của VKS đang được thực thi rất tốt dù không cần có mặt ở tất cả các phiên tòa. Chưa kể, nếu thực hiện như dự thảo thì biên chế của ngành kiểm sát phải tăng nhiều mà không cần thiết, làm cho các vụ án sẽ bị kéo dài nếu KSV vắng mặt. Một thẩm phán TAND quận 11 (TP.HCM) khẳng định: “Thực tế, chưa có số liệu nào chứng minh nếu không có sự tham gia của VKS thì lượng án bị hủy, sửa sẽ cao hơn bình thường”. Từ nhiều góp ý của các chuyên gia, có thể thấy việc VKS có tham gia hết các phiên tòa dân sự hay không, xét cho cùng không cấp thiết bằng việc tìm biện pháp nâng cao chất lượng xét xử của tòa án! Tòa phản đối, ngành kiểm sát ủng hộ Trong khi hầu hết giới luật sư và thẩm phán phản đối quy định theo dự thảo thì các kiểm sát viên lại ủng hộ. Tại một hội thảo tổ chức tại TP.HCM mới đây, một kiểm sát viên VKSND TP.HCM bộc bạch: “Thú thật chúng tôi cũng chẳng vui vẻ gì khi phải tham gia hết vì như vậy là phải tăng việc trong khi đang thiếu người nhưng là nhiệm vụ thì vẫn phải làm và tôi thấy tham gia hết cũng có lợi cho người dân”…
- Tăng thời gian kháng nghị cho VKS Dự thảo cho VKS cùng cấp kháng nghị bản án trong vòng 15 ngày, còn VKS cấp trên là 30 ngày là chưa hợp lý. Bởi lẽ luật cũng quy định sau phiên xử 10 ngày, tòa án mới cấp trích lục bản án cho VKS cùng cấp. Nếu tòa không thực hiện đúng thời hạn này hoặc gửi bản án bằng đường bưu điện thì VKS nhận được bản án sẽ rất trễ. Thực tế tình trạng vi phạm thời hạn 10 ngày của tòa là khá phổ biến. Trong khi đó, văn bản kháng nghị của VKS phải ghi rõ bản án nào, số mấy, ngày bao nhiêu và phải trích dẫn phần kháng nghị… Nếu chỉ cho 15 ngày để VKS cùng cấp kháng nghị là không đủ mà cần phải kéo dài thêm. Kiểm sát viên CAO HOÀNG THẮNG, VKSND TP.HCM Không nên giao quyền khởi tố, khởi kiện Quy định trong dự thảo cho VKS được quyền khởi kiện vụ việc dân sự tại tòa là không phù hợp với xu hướng phát triển chung. Lý do là rất khó xác định các trường hợp và điều kiện để khởi kiện bởi VKS không thể trực tiếp nắm bắt thông tin để chứng minh. Ngoài ra, cũng khó xác định nguyên đơn trong một vụ kiện của VKS bởi nếu có nguyên đơn thì VKS đã không phải làm thay. Không có nguyên đơn, làm sao VKS vừa đảm nhận vai trò nguyên đơn vừa tham gia kiểm sát hoạt động xét xử và giám sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng được trong một vụ án dân sự? Có đảm bảo công bằng với các bên đương sự khác? Do đó, chỉ nên quy định VKS được quyền khởi kiện trong trường hợp đặc biệt như quyền và lợi ích của Nhà nước bị xâm hại nhưng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra khởi kiện cả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu về Bộ luật Tố tụng Dân sự
127 p | 5126 | 890
-
Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam - Mạc Giáng Châu
0 p | 1357 | 361
-
Bộ luật Tố tụng dân sự
107 p | 626 | 249
-
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009
241 p | 745 | 193
-
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 p | 413 | 191
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 p | 105 | 170
-
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2011
102 p | 1005 | 139
-
Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11
70 p | 276 | 123
-
Bộ luật Tố tụng dấn sự năm 2004
127 p | 457 | 123
-
KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
7 p | 368 | 98
-
Luật thi hành án dân sự 2008
69 p | 371 | 67
-
Bộ Luật về Dân Sự
200 p | 158 | 54
-
Luật 65/2011/QH12 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
48 p | 121 | 34
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
0 p | 189 | 28
-
Luật số: 13/2012/QH13
26 p | 79 | 14
-
Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-VKSNDTCTANDTC
13 p | 118 | 10
-
Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTCTANDTC
14 p | 88 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn