intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sức Khỏe Mùa Hè

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

238
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa hè là thời gian người ta ra ngoài làm vườn, đi du lịch. Vì tiếp xúc với môi trường nhiều hơn nên cũng có một số vấn đề về sức khoẻ riêng xảy ra trong mùa hè. Những vấn đề thường gặp khi chúng ta hoạt động trong nhà, những bệnh do nước, những bệnh do nắng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sức Khỏe Mùa Hè

  1. Sức Khỏe Mùa Hè Bác sĩ Nguyễn văn Đích Mùa hè là thời gian người ta ra ngoài làm vườn, đi du lịch. Vì tiếp xúc với môi trường nhiều hơn nên cũng có một số vấn đề về sức khoẻ riêng xảy ra trong mùa hè. HOẠT ĐỘNG CHUNG QUANH NHÀ Làm vườn, cắt cỏ có thể gặp phải những vấn đề sau đây: 1. Dị ứng với poison ivy Poison ivy mọc ở chỗ ẩm ướt, có thể leo quanh các cây lớn. Nhựa của nó có thể gây dị ứng làm thành các vệt đỏ ngứa ở da, phồng thành mụn có nước. Poison ivy được nhận ra bởi lá kép gồm 3 lá đơn họp lại. Nhựa vốn trong nhưng khi tiếp xúc với không khí đổi thành màu đen nên lá có chấm đen là một dấu hiệu điển hình. Để phòng ngừa cần mặc quần dài áo dài tay, dùng bao tay bằng nhựa. Nếu bị tiếp xúc với poison ivy, cần rửa ngay bằng nước và xà bông. Nếu phải làm việc ỏ vùng có poison ivy, có thể ngừa bằng cách xức Ivy Block để phủ một lớp mỏng trên da Điều trị: trong trường hợp nhẹ, có các thuốc bán tự do làm giảm ngứa như calamine, ivy rest, ivy sooth, hydrocortisone, antihistamines; trong trường hợp nặng, trên 10% diện tích da bị phản ứng, cần dùng steroid có nồng độ mạnh hơn, và uống corticosteroids. 2. Ong đốt. Có nhiều loại ong khác nhau gây phản ứng khác nhau. Phản ứng nhẹ, chỉ đau ở chỗ bị chích, có một vùng tròn nhỏ đỏ và ngứa sẽ biến đi sau vài giờ, chỉ cần dùng thuốc xức để làm giảm bớt cảm giác đau và phản ứng viêm như hydrocortisone. Phản ứng tại chỗ mạnh, do nọc độc gây phản ứng mẫn cảm mà cao diểm xảy ra sau 48 giờ, kéo dài trong 1 tuần. Bác sĩ thường dùng thuốc giảm đau chống viêm như chống histamine và steroids. Phản ứng độc toàn thân giống như bị “sốc”, cần điều trị khẩn cấp bằng epinephrine, thuốc chống histamine và steroid loại chích.. Chỉ 10-30 phút sau khi bị ong đốt, bệnh nhân cảm thấy nặng ngực, khó thở, toát mồ hôi, nổi đỏ khắp người. Có nguời bị phù nề thanh quản, co thắt khí quản, bị trụy mạch, có thể chết. Những người đã bị phản ứng nặng, cần có sẵn epinephrine để tự chích khi bị ong đốt và cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên về dị ứng để điều trị miễn dịch. Điều trị: sau khi bị ong hoặc côn trùng đốt, cần lấy ngòi có nọc độc ra bằng cách dùng một nhíp nhỏ, kẹp vào ngòi độc và rút thẳng ra, dùng thuốc giảm đau bán tự do như benzocaine, lidocaine, pramoxine, hydrocortisone, hoặc giảm kích thích như menthol, methylsalicylate, camphor và capsicum. 3. Muỗi đốt. Khi đốt để hút máu, muỗi truyền nước bọt của nó cho người, nước bọt có thể mang siêu vi trùng như siêu vi West Nile. Những trường hợp nhẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, những trường hợp nặng cần nhập viện. Phòng ngừa: không ra vườn từ hoàng hôn đến tảng sáng là thời gian mà muỗi hoạt động mạnh nhất, mặc quần dài, áo dài tay, dùng thuốc trừ muỗi như DEET. 4. Nhện cắn. Các loại nhện đều có nọc độc tuy nhiên ít loại có thể chích đủ nọc độc để gây triệu chứng. Nhện nâu có chân dài, ở trong đống gỗ, hầm nhà. Nọc độc có thể phá
  2. hủy hồng huyết cầu và gây hoại tử da. Nhện đen cũng ở trong đống gỗ, dưới ghế để ngoài vườn, giày.. Nọc độc gây tổn thương tế bào thần kinh. Bệnh nhân bị rung cơ, yếu cơ, co thắt bắp thịt, sốt, ói mửa, 4% có thể tử vong. Khi bị nhện cắn, cần rửa sạch chỗ cắn, chườm lạnh họặc nước đá; nếu vùng bị cắn sưng đỏ cần đi khám bác sĩ, nếu có phản ứng tòan thân, cần đi cấp cứu. 5. Bọ nai (deer tick) có thể truyền bệnh Lyme. Bọ nai sống ở những vùng có bụi rậm và ẩm ướt. Triệu chứng xảy ra từ 3-30 ngày sau khi bị bọ đốt, gồm sốt nhẹ, nổi mảng đỏ ở da, đau khớp, có thể có triệu chứng thần kinh. Phòng ngừa: mặc quần dài, áo dài tay, bỏ trong quần, đi vớ, nhét quần trong vớ, xức thuốc trừ bọ như DEET mỗi 4-8 giờ. Tự khám để tìm bọ nai trên người và quần áo. Bọ nhỏ như hột mè có thể di chuyển. Cần khám lại sau 24 giờ vì lúc đó những con bọ còn sót lại, to hơn vì no máu. NHỮNG BỆNH DO NƯỚC Nước tại những nơi giải trí công cộng có thể gây nhiễm vì vệ sinh lỏng lẻo: 1. Nhiễm trùng đường ruột: bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, ói mửa. Phòng ngừa: tắm trước khi xuống hồ bơi, nếu bị tiêu chảy hoặc đau ốm, không đi bơi, không uống nước hồ bơi. Trẻ em nhỏ cần được cha mẹ cho đi vệ sinh trong giờ nghỉ. 2. Viêm tai. Ngưòi đi bơi hoặc lặn sâu có thể bị viêm ống tai do nước đọng trong ống tai gây nhiễm trùng. Cần lắc đầu, nghiêng đầu sau khi bơi cho nước chảy ra. NHỮNG BỆNH DO NẮNG Các tia tử ngọai có tác dụng bất lợi như: 1. Tạo thêm nếp nhăn, làm cho da chóng già. 2. Gây phản ứng nhậy cảm do ánh sáng ở những người đang dùng các loại thuốc như lợi tiểu, sulfa, tetracycline, doxycyclin, phenothiazine, retinoids, làm tăng hồng ban ở những người bị bệnh ban cánh bướm. 3. Giảm miễn dịch, tia tử ngoại UVA, vì thấm sâu vào trong da nên có thể làm giảm khả năng miễn dịch khiến cho da dễ bị nhiễm trùng 4. Ung thư da. Tỉ lệ ung thư da tăng hằng năm có lẽ do phong trào phơi nắng. Tia tử ngọai còn có thể gây ung thư tế bào biểu mô và melanoma. 5. Ô nhiễm không khí làm cho những người bị suyễn hoặc nghẹt phổi mãn tính trở nên nặng hơn và làm tăng tỉ lệ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch Phòng ngừa: tránh ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đội mũ rộng vành, đeo kính đen, mặc áo dài tay, quần dài, xức thuốc chống nắng có độ bảo vệ SPF cao. 6. Trúng nắng. Khi ở ngoài nắng lâu, ta đổ mồ hôi, bị mất nhiều nước và muối. Những người lớn tuổi, có bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc đang uống thuốc lợi tiểu hoặc dùng các thuốc cản trở sự tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao, bị trụy mạch, rối loạn thần kinh, co giật, hôn mê. Điều trị cháy nắng: dùng các thuốc giảm đau như benzocaine, pramoxine, thuốc bảo vệ
  3. da như calamin, sodium bicarbonate, zinc oxide, cacao butter. Cần bù nước và muối, trong các trường hợp nặng cần nhập viện, hạ thân nhiệt, điều chỉnh nuớc và chất điện giải Tóm lại, có một số vấn đề liên hệ đến sức khoẻ có thể xảy ra trong mùa hè, ta cần đề phòng để cho mùa hè được vui vẻ và an toàn Bs Nguyễn Văn Đích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2