intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sung thằn lằn

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

152
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn Ngô Nguyễn C. ở Long Xuyên viết: “Nghe nói ở vịnh Hạ Long có giới thiệu loại rượu đặc sản chế biến từ cây Sung thằn lằn, vậy xin báo giới thiệu cho biết dược tính và những tác dụng tốt của loại dược thảo này”. Bạn M. không mô tả rõ ràng triệu chứng bệnh sưng khớp của bạn và chị bạn thì làm sao trả lời dây Trâu cổ có trị được bệnh của bạn hay không. Sưng đau khớp đến nỗi đi không được thì có thể là thấp khớp cấp, hoặc do bệnh thống phong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sung thằn lằn

  1. Sung thằn lằn Bạn Ngô Nguyễn C. ở Long Xuyên viết: “Nghe nói ở vịnh Hạ Long có giới thiệu loại rượu đặc sản chế biến từ cây Sung thằn lằn, vậy xin báo giới thiệu cho biết dược tính và những tác dụng tốt của loại dược thảo này”. Bạn M. không mô tả rõ ràng triệu chứng bệnh sưng khớp của bạn và chị bạn thì làm sao trả lời dây Trâu cổ có trị được bệnh của bạn hay không. Sưng đau khớp đến nỗi đi không được thì có thể là thấp khớp cấp, hoặc do bệnh thống phong (gout) hoặc đau nhức khớp xương do thấp khớp... Dù sao với kinh nghiệm của chị và mẹ bạn thì bạn cứ dùng thử vậy. Sung thằn lằn, còn có tên là dây Thằn lằn (vì nó bò bám tường như con Thằn lằn), hoặc dây Trâu cổ (vì dùng thuốc bổ uống vào mạnh như Trâu đực), tên khoa học là Ficus pumila L., cùng họ Dâu tằm (Moraceae) với cây Sung. Là tiểu mộc, dây non bò sát tường, có mủ trắng. Lá dị dạng. Khi lên hết cuối bờ tường sẽ cho nhiều cành nhánh cứng, to, vươn cao và cho giả quả gọi là Sung, bên trong có rất nhiều quả nhỏ li ti như trong quả Sung.
  2. Thường được trồng cho bò lên tường làm cảnh. Trồng bằng hột hay giâm cành. Chỉ cần cắt một nhánh nhỏ, trồng sát tường hoặc trong chậu cho bò lên tường. Khi nào dây phủ đầy tường thì lấy chậu đi, rễ sẽ tự bám xuống đất để sống. Quả, thân, lá đều dùng làm thuốc. Cành, lá chứa rutin, mesoinositol, beta- sitosterol, beta-amirin acetat, taraxeryl acetat... Có tác dụng bổ, tăng sức đề kháng, ngừa và trị ung thư. Quả được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc bổ, chữa di mộng tinh, yếu sinh lý. Liều dùng 10 - 30 g sắc uống. Cành lá chữa phong thấp, đau nhức chân tay, mỏi mệt. Liều dùng 12 - 24 g khô sắc uống hoặc ngâm rượu. Nghiên cứu tại Ấn Độ, polysaccharid chiết từ quả Trâu cổ tiêm vào chuột nhắt, cho thấy có tác dụng ức chế các loại tế bào ung thư. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì dây Sung thằn lằn còn có tác dụng trị bệnh thống phong (gout) rất tốt. Dùng cành lá mang quả, chặt nhỏ, phơi khô để dành. Khi bị đau nhức, sưng chân do thống phong thì dùng 1 nắm (20 - 30 g khô) sắc uống mỗi ngày. Dùng trong 7 ngày. Mỗi năm có thể dùng hai đợt như vậy là có thể khống chế được bệnh (không sưng đau) nhưng vẫn không làm giảm được nồng độ acid uric trong máu. Quả Sung thằn lằn có thể cho món “rau mầm” rất ngon. Cắt giả quả làm đôi, lấy phần quả sợi bên trong (trông giống rau mầm), trộn dầu giấm sẽ có món “rau mầm” rất ngon.
  3. Bài thuốc chữa thấp khớp, đau nhức mình mẩy thường được dùng như sau: Cành lá Trâu cổ, Cỏ xước (hoặc Ngưu tất), Thổ phục linh, Thiên niên kiện, thân Lá lốt, cành Dâu tằm, mỗi thứ 20 g. Dược liệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ sắc uống ngày 1 thang, trong 5 - 10 ngày. Ngâm rượu thì mỗi thứ 200 g, xay nhuyễn, thêm Đương quy, Bạch chỉ, Tiểu hồi mỗi thứ 8 g. Đổ ngập rượu đế ngâm vài tuần rồi chiết ra để dành uống mỗi bữa cơm 1 chung nhỏ (3 muỗng canh), ngày 2 lần. DS. PHAN ĐỨC BÌNH
  4. Dược thảo và ung thư tuyến tiền liệt Thứ bảy, 24/04/2010, 18:43 GMT+7 Rosmarinus officinalis Một giáo sư Đại học Columbia - New York đã báo cáo ở Hội nghị ung thư tiết niệu Hoa Kỳ tại Viện quốc gia y tế Hoa Kỳ, một công thức dược thảo có khả năng làm chết tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong dĩa cấy. Sau 3 ngày, 78% tế bào chết. Nghiên cứu thêm cho thấy hợp chất này đã làm cho tế bào ung thư tự hủy diệt (apoptosis). Thuốc này do Công ty New Chapter ở Vermont sản xuất dưới tên biệt dược Zyflamend. Thuốc gồm một số cây trong y học cổ truyền Trung Quốc như củ Cốt khí (Polygonum cuspidatum), Hoàng liên (Coptis chinensis), Hoàng liên gai thường (Berberis vulgaris), Oregano (Origanum vulgaris) và Hoàng cầm
  5. (Scutellaria baicalensis). Ngoài ra, còn có những cây chống oxy hóa và ức chế COX-2 như cây Rosemary (Rosmarinus officinalis), Nghệ, Gừng, Húng quế và É tía (Ocimum sanctum) và Trà xanh. Cây Rosemary không có di thực trồng ở Đà Lạt. Củ Cốt khí có hoạt tính giống estrogen và có khả năng làm tế bào ung thư tự hủy diệt. Cây Hoàng cầm có nhiều nghiên cứu chứng minh tính chống ung thư. Cây Húng quế, É tía, chúng ta thường dùng làm rau thơm thêm vào canh, khi ăn phở, lại có nhiều dược tính như làm giảm đường trong máu, chữa loét dạ dày, chống viêm do đối kháng leikotrien, điều hòa chức năng tuyến giáp, bảo vệ chống tia phóng xạ, giúp cơ thể thích ứng với hoàn cảnh hay adaptogen giống như tác dụng của Sâm. Đại học bang Michigan Hoa Kỳ phân chất được các hợp chất sau đây: circilineol (1), circimaritin (2), isothymusin (3), isothymonin (4), apigenin (5), rosmarinic acid (6), và một lượng đáng kể eugenol. Eugenol và các hợp chất 1, 3, 4 và 6 có hoạt tính chống oxy hóa tốt ở nồng độ 10 microM. Hoạt tính chống viêm hay ức chế cyclo-oxygenase cũng được quan sát. Eugenol ức chế 97% hoạt động COX-1 ở nồng độ 1.000 microM. Hợp chất 1 ức chế 37%, hợp chất 2: 50%, hợp chất 4: 37%, hợp chất 5: 65% và hợp chất 6: 58% ở nồng độ 1.000 microM. Eugenol và các hợp chất 1, 2, 5 và 6 ức chế COX-2 ở mức độ hơi cao hơn với nồng độ 1.000 microM. Hoạt động của hợp chất 1 - 6 so sánh với ibuprofen, naproxen và aspirin ở nồng độ 10, 100 và 1.000 microM.
  6. Củ Nghệ với hoạt chất curcumin cũng được đại học dược tại Seoul Hàn Quốc chứng minh ức chế biểu lộ gen COX-2 gây ra bởi TPA (12-o-tetradeconoyl- Phorbol-13-acetate). Cơ chế được giải thích là curcumin không cho thoái hóa protein ức chế kappa-B-alpha. DS. LÊ VĂN NHÂN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2