Suy nghĩ và hành động của những doanh nhân thành đạt!.
lượt xem 52
download
Sự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. Vì thế, người chủ doanh nghiệp cần thiết phải có hoặc tạo cho mình tư tưởng và những tính cách đặc biệt, bởi rõ ràng là từng bước đường phát triển của doanh nghiệp đều mang dấu ấn rõ nét của chúng. Vậy điều đặc biệt ở đây là gì? Đó chính là khả năng nhìn xa trông...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy nghĩ và hành động của những doanh nhân thành đạt!.
- Suy nghĩ và hành động của những doanh nhân thành đạt!. Sự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. Vì thế, người chủ doanh nghiệp cần thiết phải có hoặc tạo cho mình tư tưởng và những tính cách đặc biệt, bởi rõ ràng là từng bước đường phát triển của doanh nghiệp đều mang dấu ấn rõ nét của chúng. Vậy điều đặc biệt ở đây là gì? Đó chính là khả năng nhìn xa trông rộng (ở đây bao gồm cả khả năng nắm bắt thời cơ và nhận rõ xu hướng phát triển); là thói quen và khả năng lên kế hoạch; đặt ra và bằng mọi cách thực hiện mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp. Đó còn là niềm đam mê đứa con tinh thần của mình; và tư tưởng hành động không chỉ vì mục đích lợi nhuận. Một nghiên cứu của McKinsey trong phạm vi các doanh nghiệp làm ăn khá còn cho rằng họ cần có đầu óc xây dựng và thiên hướng mạo hiểm, tất nhiên là có tính toán.
- Vậy bạn có muốn biết chính những doanh nhân nói gì về những phẩm chất họ cần phải có không? Trước hết họ nhắc đến khả năng mở rộng tầm nhìn; sẵn sàng học hỏi và đầu tư vào kỹ thuật hay phương pháp mới; và khả năng dễ thích nghi. Tiếp đến, một doanh nhân còn cần phải có thái độ, phong cách chuyên nghiệp; và hơn hết là yêu thích nghiệp kinh doanh, tìm thấy niềm vui trong kinh doanh và coi đó là một lối sống. Ngoài ra, một trong những điều làm đau đầu các chủ doanh nghiệp từ xưa đến nay là việc quản lý nhân sự. Nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng biết, khó nhất là tìm được và lôi kéo được người tài về với mình; uốn nắn cho họ cùng chí hướng với mình, giữ được họ và tạo hứng thú đối với công việc cho họ. Vậy, làm thế nào để đạt được tất cả những yếu tố nhắc đến trên đây? Chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá tư tưởng của những nhà doanh nghiệp thành công: KHÁM PHÁ TƯ TƯỞNG NHÀ DOANH NGHIỆP 1. Thái độ và tư tưởng: Óc sáng tạo và tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm, cũng như tính quyết đoán, không dễ dàng nhụt chí và dễ thích nghi của những nhà doanh nghiệp thành đạt không chỉ nằm yên trong tính cách của họ, mà phải được thể hiện ra bằng hành động. Và mặc dù những phẩm chất cốt yếu của những doanh nhân thành đạt như trí thông minh và nhiệt huyết kinh doanh cần phải là bẩm sinh, nhiều phẩm chất khác có thể do rèn luyện và học hỏi mà có. Quá trình tích cóp và rèn luyện đó đòi hỏi nỗ lực rất lớn, và lại còn phụ thuộc nhiều vào cá nhân từng người cũng như động lực thúc đẩy họ. Sự cố gắng không ngừng sẽ giúp họ đạt được 6 yếu tố quan trọng sau đây:
- A. Toàn tâm và quyết đoán: Đây là hai nhân tố quan trọng hàng đầu đối với các doanh nhân, vì hai yếu tố này giúp họ vượt qua những trở ngại vô cùng gian nan, đồng thời bù đắp vào những mặt hạn chế khác. Điều này tài năng hay thậm chí là cả sách vở hay trí thông minh bẩm sinh cũng chưa chắc đã làm được. Trong bất cứ một thương vụ nào, sự tập trung toàn tâm toàn ý cũng là một yêu cầu hàng đầu, và nhà doanh nghiệp luôn luôn phải chịu một sức ép nặng nề và liên tục. Họ phải làm sao để đưa công ty của họ vượt qua trở ngại ban đầu và tồn tại được; để nuôi sống bản thân và còn để cho họ tiến xa hơn trong tương lai. Các ông chủ phải dồn thời gian, tâm huyết và đầu óc của mình cho công việc, đó là lý do họ thường phải hy sinh cá nhân bản thân mình. Những doanh nhân thành đạt thường có tham vọng vượt qua được mọi khó khăn, tự mình giải quyết mọi vấn đề và hoàn thành tốt công việc. Họ sống có kỷ luật, có quyết tâm và phải làm bằng được những gì mình đã muốn. Khó khăn không là gì đối với họ, chẳng qua nó chỉ làm cho cái đích phải đến cao hơn một chút nữa thôi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại đồng tình rằng, việc kiên trì theo đuổi mục đích của họ không có nghĩa họ không nhận biết rõ cái gì nằm trong tầm tay của mình và cái gì là không thể đạt được; cũng như khi nào việc nhờ vả là thực sự cần thiết và quan trọng cho mục tiêu lâu dài. B. Vai trò người lãnh đạo: Người lãnh đạo trước hết cần phải kiên trì, có khả năng tạo ra những giá trị vô hình và định hướng cho mục tiêu lâu dài. Họ cần phải làm gương cho người khác nhưng đồng thời cũng phải luôn luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân, và cao hơn nữa, người lãnh đạo là người vừa đề ra tầm nhìn chiến lược, vừa thực thi chiến
- lược đó. Có điều, việc đạt được mục đích tạo lập được một doanh nghiệp có thể đóng góp những giá trị lớn lao và có ý nghĩa cho nhân loại mà vẫn đảm bảo lợi nhuận sẽ tốn một khoảng thời gian khá dài. Những doanh nhân thành đạt còn cần có kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và thị trường mà họ hoạt động. Ngoài ra họ cần kỹ năng quản lý và một vài "chiến công" nhất định. Họ thường phải bước những bước đầu tiên trên chính đôi chân mình và có khả năng kiểm soát bản thân rất cao. Một yêu cầu quan trọng khác đối với những doanh nhân thành đạt là tài điều khiển người khác theo ý mình mà không cần cưỡng ép. Họ có tài xử lý bất đồng vô cùng khéo léo, họ biết khi nào cương, khi nào nhu; khi nào đấu lý và khi nào phải thuyết phục bằng tình; khi nào tiến và khi nào lui. Bởi họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, như khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, con nợ, … và họ chỉ có thể thành công khi biến thân thành nhà thương thuyết, hay nhà hoà giải chứ không phải luôn là người ra lệnh. Nhà lãnh đạo chuyên nghiệp còn phải biết cách cổ vũ, động viên và đào tạo nhân viên chứ không phải là bóc lột họ. Một ông chủ tốt sẽ dễ dàng biến bất cứ một nhân viên bình thường nào thành một người phi thường, chỉ đơn giản bằng cách trao cho họ trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi người lãnh đạo kìm kẹp, gây áp lực và lạm dụng quyền lực của mình đối với nhân viên, thì có nghĩa doanh nghiệp đó đã sắp đi đến hồi kết! Khả năng khai thác tài năng của nhân viên đó là vô cùng ý nghĩa và thiết thực đối với một nhà lãnh đạo tài năng. Những ông chủ này, khác với nhiều người nghĩ, sẽ nghĩ cách chia thành quả hậu hĩnh hơn cho nhân viên của mình chứ không bo bo giữ cho bản thân. Và nhờ đó họ sẽ có thể xoá mờ đi khoảng cách, làm cho tất cả mọi người phải thật sự nhiệt tình với mục đích chung đã đặt ra cho cả tập thể.
- C. Nắm bắt thời cơ: Các doanh nhân thành đạt thường bị ám ảnh bởi ý nghĩ về thời cơ. Họ đã hạ quyết tâm quá lớn để đạt được mục đích, và cố tạo ra cơ hội để tích luỹ vốn, họ nhận ra rằng ý tưởng thời nay là vô vàn và chẳng có gì khó kiếm. . . Họ tìm hiểu cặn kẽ ngành nghề của mình, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng nỗi ám ảnh về cơ hội này lại hướng cho nhà kinh doanh cách giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng. D. Vượt qua rủi ro, sự hoang mang và mơ hồ: Các doanh nhân khi đã vào cuộc luôn chấp nhận rủi ro, không chỉ về tiền bạc mà còn nhiều hơn thế, đó là danh tiếng. Những nhà kinh doanh đã đạt được thành công hoàn toàn không phải bằng cách chen chân vào một canh bạc, mà đã chấp nhận mạo hiểm một cách có tính toán. Họ giảm thiểu rủi ro bằng cách thận trọng xác định và chiến lược hoá mục tiêu; kiểm soát và theo dõi từng bước đi; và hơn cả là điều chỉnh cả hai yếu tố mục tiêu và bước đi của mình để lái tương lai vào thế mà mình đã sắp đặt. Những nhà kinh doanh này còn rất vững vàng trước những thử thách về khả năng thành công của họ. Họ chẳng sợ gì bất đồng. Công ty sẽ liên tục có thay đổi khiến cho nhân viên hoang mang, các vị trí làm việc cũng không được rõ ràng, khách hàng thay đổi, cộng tác viên thay đổi, v.v. Những xáo động đó là tất yếu, và họ phải vững vàng bởi họ không có nhiều thời gian. E. Sức sáng tạo, tính độc lập và khả năng thích nghi: Những biến động không ngừng trong quá trình hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp
- phải có khả năng thích ứng nhanh nhạy, dễ dàng biến đổi cho phù hợp và hiệu quả với tình hình. Các doanh nhân thành đạt luôn tự tin, họ cho rằng thành công nằm trong tầm kiểm soát của họ, và kết cục sẽ phải theo ý họ. Từ trước đến nay, người ta vẫn kiêng nể các doanh nhân bởi tính độc lập của họ. Họ luôn sẵn sàng bước vào cuộc chiến đơn thương độc mã, tự chịu trách nhiệm về sự thành bại của mình, tất nhiên, họ muốn yếu tố nổi bật của cá nhân họ bộc lộ càng rõ càng tốt. Đó chính là biểu hiện của bản chất hành động chủ nghĩa của các doanh nhân. Đã bước vào công việc kinh doanh, bạn cần phải dễ thích nghi với những thay đổi, nhưng vẫn phải giữ vững lập trường và không được nản chí. Họ muốn biết được mình làm việc tốt đến mức nào, cũng là để tự hoàn thiện công việc của mình. Và để biết được thì họ phải tự tìm hiểu và dò hỏi, đó là cách họ học hỏi từ những sai lầm, và xây dựng thói quen phản xạ với những điều bất ngờ. Những lần vấp ngã đối với họ cũng giá trị không kém gì những lần thành công. F. Động lực để tiến tới sự hoàn hảo: Doanh nhân là những người khởi sự từ chính hai bàn tay mình, dường như họ có một niềm khao khát từ bên trong được thi thố với những chuẩn mực chính mình đặt ra, để đạt tới sự hoàn hảo, và theo đuổi những mục tiêu cao nhất, chông gai nhất. Thế nhưng, những người kinh doanh lại thường không màng đến địa vị xã hội hay quyền lực, mà tìm thấy động lực cho bản thân từ những thử thách và thành công của mình. Họ có được niềm vui từ việc điều hành và xây dựng công ty, khát khao lớn nhất của họ là những thành công trên thương trường. Người làm kinh doanh giỏi luôn nhận biết rõ được ưu nhược điểm của bản thân cũng như những người
- xung quanh, từ đó họ biết mình có thể đạt được gì và cái gì là không thể. Đó là 6 điều mà bất cứ ai muốn trở thành doanh nhân hay thành công trong kinh doanh cần phải có. Bên cạnh đó, mỗi doanh nhân cũng rất cần một cơ thể và một tâm hồn khoẻ; sự sáng tạo và đổi mới; trí thông minh và một hoài bão lớn. Trắc nghiệm. Hãy thành thật - Bạn có những đặc điểm sau đây không? • Luôn luôn phòng thủ • Tỏ rõ mình là đại trượng phu • Luôn chống lại sự độc đoán • Hơi có tính bốc đồng • Khó chế ngự • Có thiên hướng cầu toàn • Cái gì cũng biết • Khá phụ thuộc vào người khác Nếu bạn nói "có" quá bán với số đặc điểm trên, thì hãy cẩn thận đấy, và thành thật chia buồn, bạn chưa có tư tưởng và những dấu hiệu của một nhà doanh nghiệp đâu!!! KHÁM PHÁ TƯ TƯỞNG NHÀ DOANH NGHIỆP 1. Thái độ và tư tưởng: Óc sáng tạo và tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm, cũng như tính quyết đoán, không dễ dàng nhụt chí và dễ thích nghi của những nhà doanh nghiệp thành đạt không chỉ nằm yên trong tính cách của họ, mà phải được thể hiện ra bằng hành động. Và mặc dù những phẩm chất cốt yếu của những doanh nhân thành đạt như trí thông minh và nhiệt huyết kinh doanh cần phải là bẩm sinh, nhiều phẩm chất
- khác có thể do rèn luyện và học hỏi mà có. Quá trình tích cóp và rèn luyện đó đòi hỏi nỗ lực rất lớn, và lại còn phụ thuộc nhiều vào cá nhân từng người cũng như động lực thúc đẩy họ. Sự cố gắng không ngừng sẽ giúp họ đạt được 6 yếu tố quan trọng sau đây: A. Toàn tâm và quyết đoán: Đây là hai nhân tố quan trọng hàng đầu đối với các doanh nhân, vì hai yếu tố này giúp họ vượt qua những trở ngại vô cùng gian nan, đồng thời bù đắp vào những mặt hạn chế khác. Điều này tài năng hay thậm chí là cả sách vở hay trí thông minh bẩm sinh cũng chưa chắc đã làm được. Trong bất cứ một thương vụ nào, sự tập trung toàn tâm toàn ý cũng là một yêu cầu hàng đầu, và nhà doanh nghiệp luôn luôn phải chịu một sức ép nặng nề và liên tục. Họ phải làm sao để đưa công ty của họ vượt qua trở ngại ban đầu và tồn tại được; để nuôi sống bản thân và còn để cho họ tiến xa hơn trong tương lai. Các ông chủ phải dồn thời gian, tâm huyết và đầu óc của mình cho công việc, đó là lý do họ thường phải hy sinh cá nhân bản thân mình. Những doanh nhân thành đạt thường có tham vọng vượt qua được mọi khó khăn, tự mình giải quyết mọi vấn đề và hoàn thành tốt công việc. Họ sống có kỷ luật, có quyết tâm và phải làm bằng được những gì mình đã muốn. Khó khăn không là gì đối với họ, chẳng qua nó chỉ làm cho cái đích phải đến cao hơn một chút nữa thôi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại đồng tình rằng, việc kiên trì theo đuổi mục đích của họ không có nghĩa họ không nhận biết rõ cái gì nằm trong tầm tay của mình và cái gì là không thể đạt được; cũng như khi nào việc nhờ vả là thực sự cần thiết và quan trọng cho mục tiêu lâu dài. B. Vai trò người lãnh đạo:
- Người lãnh đạo trước hết cần phải kiên trì, có khả năng tạo ra những giá trị vô hình và định hướng cho mục tiêu lâu dài. Họ cần phải làm gương cho người khác nhưng đồng thời cũng phải luôn luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân, và cao hơn nữa, người lãnh đạo là người vừa đề ra tầm nhìn chiến lược, vừa thực thi chiến lược đó. Có điều, việc đạt được mục đích tạo lập được một doanh nghiệp có thể đóng góp những giá trị lớn lao và có ý nghĩa cho nhân loại mà vẫn đảm bảo lợi nhuận sẽ tốn một khoảng thời gian khá dài. Những doanh nhân thành đạt còn cần có kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và thị trường mà họ hoạt động. Ngoài ra họ cần kỹ năng quản lý và một vài "chiến công" nhất định. Họ thường phải bước những bước đầu tiên trên chính đôi chân mình và có khả năng kiểm soát bản thân rất cao. Một yêu cầu quan trọng khác đối với những doanh nhân thành đạt là tài điều khiển người khác theo ý mình mà không cần cưỡng ép. Họ có tài xử lý bất đồng vô cùng khéo léo, họ biết khi nào cương, khi nào nhu; khi nào đấu lý và khi nào phải thuyết phục bằng tình; khi nào tiến và khi nào lui. Bởi họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, như khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, con nợ, … và họ chỉ có thể thành công khi biến thân thành nhà thương thuyết, hay nhà hoà giải chứ không phải luôn là người ra lệnh. Nhà lãnh đạo chuyên nghiệp còn phải biết cách cổ vũ, động viên và đào tạo nhân viên chứ không phải là bóc lột họ. Một ông chủ tốt sẽ dễ dàng biến bất cứ một nhân viên bình thường nào thành một người phi thường, chỉ đơn giản bằng cách trao cho họ trách nhiệm và quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi người lãnh đạo kìm kẹp, gây áp lực và lạm dụng quyền lực của mình đối với nhân viên, thì có nghĩa doanh nghiệp đó đã sắp đi đến hồi kết!
- Khả năng khai thác tài năng của nhân viên đó là vô cùng ý nghĩa và thiết thực đối với một nhà lãnh đạo tài năng. Những ông chủ này, khác với nhiều người nghĩ, sẽ nghĩ cách chia thành quả hậu hĩnh hơn cho nhân viên của mình chứ không bo bo giữ cho bản thân. Và nhờ đó họ sẽ có thể xoá mờ đi khoảng cách, làm cho tất cả mọi người phải thật sự nhiệt tình với mục đích chung đã đặt ra cho cả tập thể. C. Nắm bắt thời cơ: Các doanh nhân thành đạt thường bị ám ảnh bởi ý nghĩ về thời cơ. Họ đã hạ quyết tâm quá lớn để đạt được mục đích, và cố tạo ra cơ hội để tích luỹ vốn, họ nhận ra rằng ý tưởng thời nay là vô vàn và chẳng có gì khó kiếm. . . Họ tìm hiểu cặn kẽ ngành nghề của mình, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng nỗi ám ảnh về cơ hội này lại hướng cho nhà kinh doanh cách giải quyết rất nhiều vấn đề quan trọng. D. Vượt qua rủi ro, sự hoang mang và mơ hồ: Các doanh nhân khi đã vào cuộc luôn chấp nhận rủi ro, không chỉ về tiền bạc mà còn nhiều hơn thế, đó là danh tiếng. Những nhà kinh doanh đã đạt được thành công hoàn toàn không phải bằng cách chen chân vào một canh bạc, mà đã chấp nhận mạo hiểm một cách có tính toán. Họ giảm thiểu rủi ro bằng cách thận trọng xác định và chiến lược hoá mục tiêu; kiểm soát và theo dõi từng bước đi; và hơn cả là điều chỉnh cả hai yếu tố mục tiêu và bước đi của mình để lái tương lai vào thế mà mình đã sắp đặt. Những nhà kinh doanh này còn rất vững vàng trước những thử thách về khả năng thành công của họ. Họ chẳng sợ gì bất đồng. Công ty sẽ liên tục có thay đổi khiến cho nhân viên hoang mang, các vị trí làm việc cũng không được rõ ràng, khách hàng thay đổi, cộng tác viên thay đổi, v.v. Những xáo động đó là tất yếu, và họ
- phải vững vàng bởi họ không có nhiều thời gian. E. Sức sáng tạo, tính độc lập và khả năng thích nghi: Những biến động không ngừng trong quá trình hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng nhanh nhạy, dễ dàng biến đổi cho phù hợp và hiệu quả với tình hình. Các doanh nhân thành đạt luôn tự tin, họ cho rằng thành công nằm trong tầm kiểm soát của họ, và kết cục sẽ phải theo ý họ. Từ trước đến nay, người ta vẫn kiêng nể các doanh nhân bởi tính độc lập của họ. Họ luôn sẵn sàng bước vào cuộc chiến đơn thương độc mã, tự chịu trách nhiệm về sự thành bại của mình, tất nhiên, họ muốn yếu tố nổi bật của cá nhân họ bộc lộ càng rõ càng tốt. Đó chính là biểu hiện của bản chất hành động chủ nghĩa của các doanh nhân. Đã bước vào công việc kinh doanh, bạn cần phải dễ thích nghi với những thay đổi, nhưng vẫn phải giữ vững lập trường và không được nản chí. Họ muốn biết được mình làm việc tốt đến mức nào, cũng là để tự hoàn thiện công việc của mình. Và để biết được thì họ phải tự tìm hiểu và dò hỏi, đó là cách họ học hỏi từ những sai lầm, và xây dựng thói quen phản xạ với những điều bất ngờ. Những lần vấp ngã đối với họ cũng giá trị không kém gì những lần thành công. F. Động lực để tiến tới sự hoàn hảo: Doanh nhân là những người khởi sự từ chính hai bàn tay mình, dường như họ có một niềm khao khát từ bên trong được thi thố với những chuẩn mực chính mình đặt ra, để đạt tới sự hoàn hảo, và theo đuổi những mục tiêu cao nhất, chông gai nhất.
- Thế nhưng, những người kinh doanh lại thường không màng đến địa vị xã hội hay quyền lực, mà tìm thấy động lực cho bản thân từ những thử thách và thành công của mình. Họ có được niềm vui từ việc điều hành và xây dựng công ty, khát khao lớn nhất của họ là những thành công trên thương trường. Người làm kinh doanh giỏi luôn nhận biết rõ được ưu nhược điểm của bản thân cũng như những người xung quanh, từ đó họ biết mình có thể đạt được gì và cái gì là không thể. Đó là 6 điều mà bất cứ ai muốn trở thành doanh nhân hay thành công trong kinh doanh cần phải có. Bên cạnh đó, mỗi doanh nhân cũng rất cần một cơ thể và một tâm hồn khoẻ; sự sáng tạo và đổi mới; trí thông minh và một hoài bão lớn. Trắc nghiệm. Hãy thành thật - Bạn có những đặc điểm sau đây không? • Luôn luôn phòng thủ • Tỏ rõ mình là đại trượng phu • Luôn chống lại sự độc đoán • Hơi có tính bốc đồng • Khó chế ngự • Có thiên hướng cầu toàn • Cái gì cũng biết • Khá phụ thuộc vào người khác Nếu bạn nói "có" quá bán với số đặc điểm trên, thì hãy cẩn thận đấy, và thành thật chia buồn, bạn chưa có tư tưởng và những dấu hiệu của một nhà doanh nghiệp đâu!!!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị hành vi tổ chức - Chương 2
27 p | 674 | 290
-
14 nguyên tắc thành công (Tiếp theo và hết)
7 p | 216 | 127
-
Suy nghĩ về đồng tiền
5 p | 300 | 117
-
Tổng quan hành vi tổ chức
33 p | 281 | 69
-
Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia
118 p | 191 | 63
-
Bí mật của sự giàu có
6 p | 177 | 58
-
Thế nào là suy nghĩ nghiêm túc?
6 p | 207 | 52
-
suy nghĩ về tư duy: phần 1 - phan dũng
84 p | 138 | 27
-
Nghệ thuật giao tiếp của người lãnh đạo
9 p | 136 | 25
-
Nghệ thuật lãnh đạo: Chương 4 - Tính cách và lãnh đạo
21 p | 118 | 22
-
Cẩm nang 6 chìa khóa tâm linh làm giàu cuộc sống - Gõ cửa thiên đường: Phần 1
99 p | 71 | 15
-
suy nghĩ và làm giàu
288 p | 92 | 12
-
Giám đốc công nghệ thông tin tài năng= lãnh đạo giỏi và am hiểu công nghệ
2 p | 77 | 9
-
10 suy nghĩ không bằng 1 hành động
251 p | 80 | 9
-
NGHĨ THEO LỐI MÒN VÀ HÀNH ĐỘNG THEO THÓI QUEN
3 p | 241 | 9
-
Hãy nghĩ theo cách khác
5 p | 77 | 8
-
6 sai lầm trong tình yêu của nữ giới
5 p | 65 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn