intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy thận cấp (Kỳ 4)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

137
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị suy thận tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể được chuyển sang cho những bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được điều trị. Mục tiêu đầu tiên là xác định được chính xác nguyên nhân gây suy thận để định hướng điều trị. Sau đó, xác định mức độ ảnh hướng đến cơ thể của nước và chất cặn bị tích lũy lại để điều chỉnh quyết định điều trị trong lựa chọn thuốc và chỉ định thẩm phân. Tự chăm sóc tại nhà Khi bị suy thận cấp không nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy thận cấp (Kỳ 4)

  1. Suy thận cấp (Kỳ 4) ĐIỀU TRỊ Điều trị suy thận tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể được chuyển sang cho những bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được điều trị. Mục tiêu đầu tiên là xác định được chính xác nguyên nhân gây suy thận để định hướng điều trị. Sau đó, xác định mức độ ảnh hướng đến cơ thể của nước
  2. và chất cặn bị tích lũy lại để điều chỉnh quyết định điều trị trong lựa chọn thuốc và chỉ định thẩm phân. Tự chăm sóc tại nhà Khi bị suy thận cấp không nên ở lại nhà để tự điều trị vì đây có thể là một tình trạng bệnh rất nặng cần có sự chăm sóc của các bác sĩ.  Có thể thực hiện tại nhà một phần hoặc toàn bộ các biện pháp trị liệu. Trong một số trường hợp có thể điều trị tại nhà bởi một y tá gia đình dưới sự giám sát của bác sĩ.  Trong những trường hợp chức năng thận phục hồi không hoàn toàn, cần phải dùng thận nhân tạo để loại bỏ phần nước dư thừa và chất cặn bị tích tụ lại. Có thể làm điều này bằng cách thẩm phân, là một quá trình lọc các chất cặn và nước ra khỏi máu. Thẩm phân được thực hiện tại bệnh viện khi cần. Có thể thực hiện tại nhà trong những trường hợp suy thận vĩnh viễn và phải thẩm phân cho đến cuối đời. Điều trị Điều trị tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân gây suy thận.
  3. Cần phải kiểm tra lại những loại thuốc và những thứ mà bệnh nhân đã tiêu hóa. Bất kỳ chất nào có thể gây hại cho thận đều sẽ được loại trừ hoặc giảm liều thuốc. Những các điều trị khác sẽ được đề nghị với những mục tiêu sau:  Điều trị mất nước - truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch, kèm với chất điện giải nếu cần thiết.  Ngăn dịch - đối với những loại suy thận mà lượng dịch thừa không bị thận loại trừ một cách thích đáng.  Tăng lượng máu đến thận - thường bằng cách cải thiện chức năng tim hoặc tăng huyết áp.  Điều trị những bất thường về hóa học (các chất điện giải) để giúp những hệ cơ quan khác của cơ thể hoạt động được bình thường. Nếu thận của bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị và chức năng thận không được phục hồi một cách thích hợp, bệnh nhân cần phải được thẩm phân. Thẩm phân được thực hiện bằng con đường mạch máu (chạy thận nhân tạo) hay bằng con đường tiếp cận ổ bụng qua lớp màng bao quanh các tạng của ổ bụng (thẩm phân phúc mạc).
  4.  Đối với chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ được nối với máy qua một ống chạy bên trong ống dẫn được tạo ra bằng cách phẫu thuật giữa động mạch lớn và tĩnh mạch. Máu sẽ đi qua thận nhân tạo và sẽ được loại bỏ những chất độc và các chất cặn ra ngoài rồi sau đó quay ngược trở về cơ thể.  Hầu hết bệnh nhân cần phải chạy thận 3 lần mỗi tuần Đối với thẩm phân phúc mạc, chất cặn và nước thừa từ máu sẽ di chuyển vào ổ bụng (khoang phúc mạc) và sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua một catheter được đặt vào cơ thể qua phẫu thuật (xuyên qua da) để đi vào khoang phúc mạc. Nhiều bệnh nhân có thể cải thiện sức khỏe khi nguyên nhân gây suy thận được loại bỏ hoặc được điều trị và không cần phải thẩm phân. Chức năng thận thường sẽ được phục hồi về bình thường mặc dù có một số trường hợp những tổn thương còn lại làm thận chỉ có thể phục hồi lại được một phần chức năng bình thường của mình. Những bệnh nhân này có thể không cần phải thẩm phân nhưng cần sử dụng thuốc để hỗ trợ cho chức năng thận bị mất. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Theo dõi Bác sĩ sẽ sắp xếp những lần tái khám kế tiếp phù hợp với nguyên nhân gây suy thận và mức độ nặng của bệnh. Khi đó bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng
  5. bệnh gây suy thận của mình và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để đảm bảo chức năng thận đã được phục hồi. Những biện pháp dự phòng có thể sẽ cần thiết trong một số trường hợp để ngăn không cho bệnh tái diễn lại lần nữa. Phòng ngừa Kiểm tra sức khỏe hằng năm bao gồm xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu để theo dõi tình trạng của thận và đường tiểu. Uổng đủ nước để giúp thận làm việc được bình thường. Tránh sử dụng các chất hoặc thuốc có thể gây độc hoặc hủy hoại nhu mô thận. Hỏi ý kiến bác sĩ về những chất nên tránh. Những người có nguy cơ bị suy thận mạn tính cần phải kiểm tra thường xuyên hơn về chức năng thận và những vấn đề khác có thể gây suy giảm chức năng thận. Nếu bị tiểu khó hoặc tiểu máu, bạn nên đến khám bệnh ngay khi có thể. Tiên lượng Mức độ phục hồi của suy thận cấp tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh không xuất phát từ tổn thương chính nhu mô thận thì bệnh nhân có thể có khả năng hồi phục hoàn toàn. Chỉ có thể phục hồi một phần chức năng thận nếu như tổn thương không được điều trị khỏi hoàn toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2